(How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific?)
By J. Berkshire Miller
Trần Quang dịch
Foreign Affairs
Nov 15-2017.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Ấn Narendra Modi
Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.
Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh.
Lý do khiến 2 quốc gia này đến với nhau là nỗi lo âu chiến lược chung về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là các tham vọng chính sách đối ngoại của nước này ở châu Á. Đối với 2 nước này, sự quyết đoán trên biển của Bắc Kinh ở các biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như ở khu vực Ấn Độ Dương, và việc nước này thúc đẩy mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị của mình vượt ra ngoài khu vực Đông Á thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là đặc biệt đáng báo động. Để đáp lại, Ấn và Nhật có cùng cảm giác về mục đích của việc thúc đẩy trật tự hiện tại trong khu vực, vốn được dựa trên các thể chế minh bạch, sự quản trị tốt và luật pháp quốc tế, và làm lợi cho 2 nước này bằng việc đảm bảo các chuỗi cung ứng an toàn và quyền tiếp cận công bằng tới nguồn lực.
Ngoài các mối quan ngại chung của 2 quốc gia về sự trỗi dậy của Trung Quốc, còn có mối lo âu rằng uy tín của Mỹ đang suy yếu. Bất chấp các nỗ lực “tái cân bằng” sang châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Barack Obama, Washington đã không thể làm dịu đi các mối quan ngại của khu vực rằng ảnh hưởng của nước này đang giảm sút. Tình cảm như vậy đã tồn tại từ trước khi Trump đắc cử tổng thống, nhưng đã được khuếch đại bởi chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên” của Nhà Trắng dưới thời Trump, chính sách dựa trên chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa giao dịch thay vì một cách tiếp cận toàn diện hơn tới khu vực. Việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – mà phần lớn đã được 11 nước còn lại trong thỏa thuận nhất trí về mặt nguyên tắc gần đây – đã làm gia tăng hơn nữa sự không chắc chắn trong số các đối tác và đồng minh của Mỹ.
Mặc dù Mỹ vẫn can dự vào khu vực thông qua một loạt khuôn khổ song phương và 3 bên, nhưng New Delhi và Tokyo nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ ngoại giao mang tính bổ trợ mà phần lớn liên kết với Washington nhưng không do Mỹ dẫn dắt. Hai nước này đã thiết lập đối thoại 3 bên Nhật Bản-Ấn Độ-Úc, vốn tồn tại một cách độc lập với các khuôn khổ bao gồm cả Mỹ. Cơ chế này hoạt động ở cấp bộ máy chính quyền, cho phép Canberra, New Delhi và Tokyo xem xét các quan điểm chung về an ninh khu vực và việc hiệp lực trong các vấn đề như xây dựng năng lực và hợp tác trong giúp đỡ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Và vào tháng 9, trong một tuyên bố chung, 2 bên đã nhất trí liên kết 2 chiến lược khu vực của họ: chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Nhật Bản và chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ.
Cách tiếp cận của Tokyo tập trung vào việc liên kết tư thế an ninh và quốc phòng đang tiến triển của họ, mà họ gọi là “sự đóng góp chủ động vào hòa bình”, với tầm nhìn rộng mở hơn về các chuỗi cung ứng then chốt của khu vực, vốn trải dài từ Đông Phi tới Hawaii. Việc Nhật Bản tiếp nhận “sự hội tụ của 2 vùng biển” – như được ông Abe vạch ra lần đầu tiên cách đây hơn 1 thập kỷ – bổ sung cho cách tiếp cận khu vực của Ấn Độ, được gọi là Hành động hướng Đông. Chính sách này là một kiểu tiến triển từ chính sách cũ Hướng Đông của Ấn Độ và nhắm tới việc củng cố chiến lược của Ấn Độ ở Đông Á thông qua các liên kết mạnh mẽ hơn với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (đặc biệt là Myanmar, Singapore, Việt Nam) và đương nhiên là với Nhật Bản. Sự trỗi dậy nhanh chóng và sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực đã tạo ra mối quan ngại ở New Delhi và thúc đẩy sự cần thiết phải có một cách tiếp cận khu vực mạnh mẽ hơn.
Tương tự, khía cạnh an ninh và quốc phòng cũng có nhiều động lực. Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiếp tục tăng cường hợp tác với quân đội Ấn Độ, đặc biệt là trong các vấn đề an ninh biển. Tokyo và New Delhi đã ký kết các thỏa thuận về việc chia sẻ thông tin quân sự và trao đổi công nghệ phòng thủ. Cũng đã có tiến bộ trong việc hoàn tất các kế hoạch bị trì hoãn từ lâu của Ấn Độ mua máy bay đổ bộ US-2 của Nhật Bản, một động thái mà sẽ đặt nền tảng cho sự hợp tác quốc phòng hơn nữa trong những năm tới, nhưng đã bị trì hoãn trong nhiều năm do mong muốn của Ấn Độ hạ thấp chi phí cho mỗi đơn vị cũng như các câu hỏi về tính thích hợp của việc chuyển giao công nghệ phòng thủ. Dường như thỏa thuận này có thể sớm được thông qua – như được thể hiện qua sự lạc quan ngày càng gia tăng về vấn đề này trong các cuộc gặp gỡ cấp cao kế tiếp nhau giữa Abe và Modi – và sẽ thể hiện một bước đi then chốt tiếp theo trong mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Nhật Bản.
Ở một chừng mực nào đó, tình hữu nghị giữa Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang củng cố các mối quan hệ của họ với Mỹ. Năm 2016, New Delhi và Washington đã ký kết một bản Thỏa thuận ghi nhớ trao đổi về logistics được mong đợi từ lâu, cho phép mỗi nước sử dụng các cơ sở của nước kia cho việc tiếp nhiên liệu, sửa chữa và các vấn đề hậu cần khác. Trong khi đó, Tokyo đã phối hợp ăn ý các nỗ lực cải thiện phòng thủ của mình cùng với New Delhi với những sự tăng cường trong quan hệ Mỹ-Ấn. Và cách đây vài tháng, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đã hoạt động tác chiến cùng với hải quân Mỹ và Ấn Độ trong cuộc tập trận hải quân Malabar thường niên. Sau khi tham gia với tư cách là một thành viên đặc biệt trong nhiều năm, năm 2015 Nhật Bản đã trở thành thành viên thường trực trong các cuộc tập trận này. Cuộc tập trận Malabar năm nay ở vịnh Bengal đã tập hợp hơn 20 tàu, trong đó có tàu hải quân lớn nhất của Nhật Bản là chiếc JS Izumo, và gần 100 máy bay từ cả 3 nước. Quả thực, Malabar đã trở thành chất xúc tác cho hợp tác an ninh ngày càng tăng giữa Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, và được bổ trợ bởi một loạt cuộc gặp ngoại giao cấp cao, bao gồm một cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao của họ vào tháng 9 ở New York bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Đổi lại, hợp tác an ninh 3 bên đã dẫn tới sự hội tụ ngày càng tăng giữa Washington và New Delhi về các vấn đề an ninh, bao gồm cả vấn đề về Afghanistan lẫn an ninh biển. Tháng 9/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tới thăm New Delhi và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác 3 bên trong khu vực, với Nhật Bản là đối tác quan trọng nhất. Thật vậy, bất chấp sự gắn bó lâu dài với phong trào không liên kết, Ấn Độ dưới thời Modi ngày càng được khuyến khích đảm nhận một vai trò mạnh mẽ hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Về mặt ngoại giao, New Delhi không biện hộ cho những nghi ngại của họ đối với BRI của Trung Quốc và từ chối cử bất kỳ đại diện nào tới lễ khai mạc diễn đàn BRI lớn của Bắc Kinh hồi đầu năm nay. Về mặt an ninh, New Delhi đã tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản và cũng từ chối rút quân trong một cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc vào tháng 9 vừa qua về vùng lãnh thổ bị tranh chấp ở nước Bhutan lân cận. Hơn nữa, New Delhi đã công khai phát đi tín hiệu cho thấy những quan ngại của mình về sự quyết đoán trên biển ngày càng tăng của Bắc Kinh bằng cách nhất trí khôi phục các cuộc hội đàm 4 bên với Úc, Nhật Bản và Mỹ sau 10 năm tạm dừng – một động thái mà Bắc Kinh chắc chắn sẽ coi là khiêu khích.
Vẫn còn nhiều không gian cho hợp tác lớn hơn nữa giữa New Delhi và Tokyo, đặc biệt trong khi cả hai vẫn còn thận trọng với Trung Quốc. New Delhi nhận thấy Tokyo là một đối tác tự nhiên, với các khả năng phòng thủ ngày càng tăng, đã phát triển và nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ chủ chốt trong khu vực. Và Tokyo nhìn nhận New Delhi như là một nước tạo thế cân bằng địa chính trị quan trọng, bất chấp sự khác biệt nào đó trong tư duy chiến lược, đang ngày càng sẵn sàng tăng cường và đóng góp cho an ninh khu vực vượt ngoài cuộc xung đột khó giải quyết với Pakistan.
Mặc dù Ấn Độ và Nhật Bản chia sẻ các mối quan ngại chung, nhưng vẫn chưa rõ các chiến lược của họ sẽ hội tụ như thế nào trong thực tế. Từ góc độ an ninh biển, điều dễ hiểu là Nhật Bản chủ yếu vẫn lo ngại về các tuyến đường biển và kiềm chế hành vi hung hăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Trong khi đó, Ấn Độ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc đã mở rộng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào Bangladesh, Maldives, Pakistan và Sri Lanka.
Nhưng những ưu tiên khu vực khác nhau này không nhất thiết phải là điểm gây tranh cãi. Quả thực, cả hai bên cần thừa nhận rằng lợi ích của họ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở rộng đều bổ trợ lẫn nhau – 2 nước hợp tác trên nhiều vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải mà không cần nhân đôi nỗ lực. Chẳng hạn, cả hai bên cần đều đặn chia sẻ các khả năng tác chiến của họ, ví dụ như trong việc phòng vệ và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển, và thông qua huấn luyện và các chiến lược xây dựng năng lực ở Nam Á và Đông Nam Á. Việc chia sẻ như vậy có thể được chính thức hoá cùng với các đối tác có chung tư tưởng khác, đặc biệt là Mỹ và Úc, và nằm trong khuôn khổ các cuộc tham vấn 4 bên được tổ chức trở lại.
Nhật Bản và Ấn Độ cũng phải hoàn tất các cuộc đàm phán về việc New Delhi mua máy bay US-2. Việc mua sắm này sẽ là một cột mốc quan trọng trong việc cải thiện mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng, công nghiệp và mua sắm trong khi vẫn đem lại cho Ấn Độ khả năng tuần tra lãnh hải rộng lớn của mình, bao gồm quần đảo Andaman và Nicobar. Cuối cùng, Tokyo và New Delhi cần làm việc để mở rộng phạm vi hợp tác của 2 nước ngoài các vấn đề hàng hải bằng cách mở rộng các cuộc trao đổi và đối thoại về các vấn đề như chống khủng bố, an ninh mạng và bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu.
Hợp tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Nhật Bản có tiềm năng thúc đẩy tính minh bạch, các tuyến đường biển mở và việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong khu vực. Nhưng nếu họ thất bại, các quốc gia trong khu vực này chắc chắn sẽ thu hẹp các lợi ích quốc gia của họ và thu nhỏ các khối trong khu vực – một kịch bản có lợi cho cách tiếp cận của Bắc Kinh nhằm làm xói mòn việc tập hợp các nhóm “tiểu đa phương” mà họ coi là đối chọi với các lợi ích của họ.
J. Berkshire Miller
Trần Quang dịch
Berkshire Miller là nhà nghiên cứu liên kết cấp cao Học viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Nhật, Tokyo. (From Foreign Affairs).
How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific?
By J. Berkshire Miller
Foreign Affairs
Nov 15-2017.
Asia's Most Strategic Friendship
Japanese Prime Minister Shinzo Abe (left) and Indian
Prime Minister Narendra Modi. AP Photo/Ajit Solanki
If the United States wants a “free and open Indo-Pacific,” as Secretary of State Rex Tillerson has urged and U.S. President Donald Trump and Japanese Prime Minister Shinzo Abe discussed at their recent meeting in Tokyo, no two powers will be as important as India and Japan.
The two countries are among the most concerned about security in the region and are also increasingly ready to work with each other on it. The relationship between the two countries - historically strategically distant - has grown increasingly robust under the stewardship of Indian Prime Minister Narendra Modi and Abe, with regular high-level summitry (Abe traveled to Delhi to visit Modi last month) combined with increasingly frequent and deepening exchanges at the diplomatic, defense, and business levels.
One reason the two countries are coming together is a common strategic anxiety about China’s rise, particularly its foreign policy ambitions in Asia. For them, Beijing’s maritime assertiveness in the East and South China Seas, as well as the Indian Ocean region, and its push to expand its geopolitical influence beyond East Asia through its Belt and Road Initiative (BRI) and Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) are particularly alarming. India and Japan, in response, have come to share a sense of purpose in promoting the current order in the region, which is based on transparent institutions, good governance, and international law and benefits them by ensuring secure supply chains and fair access to resources.
In addition to the two countries’ shared concerns about the rise of China, there is also anxiety that U.S. credibility is weakening. Despite the efforts of the Barack Obama’s administration’s “rebalance” to the Asia-Pacific, Washington has been unable to mitigate regional concerns that its influence is diminishing. Such sentiment existed before Trump’s election as president, but it has been magnified by the Trump White House’s “America First” foreign policy that relies on protectionism and transactionalism rather than a more comprehensive approach to the region. The withdrawal from the Trans-Pacific Partnership (TPP) - which has recently been largely agreed to in principle by the 11 remaining states in the deal - has further fueled uncertainty among U.S. partners and allies.
Shinzo Abe, his wife Akie (left), and Modi at Gandi Ashram
in Ahmedabad, September 2017. AMIT DAVE/ REUTERS
Although the United States remains engaged in the region through a host of bilateral and trilateral frameworks, Delhi and Tokyo see the importance of building complementary diplomatic relationships that largely align with Washington but are not led by the United States. The two have created the Japan-India-Australia trilateral dialogue, which exists independently from frameworks inclusive of the United States. This mechanism, which works at the bureaucratic level, allows Canberra, Delhi, and Tokyo to look at shared perspectives on regional security and synergies on issues such as capacity building and cooperation on humanitarian assistance and disaster relief. And in September, both sides agreed in a joint statement to align their two regional strategies: Japan’s Free and Open Indo-Pacific Strategy and India’s Act East Policy.
Tokyo’s approach focuses on aligning its evolving security and defense posture, which it dubs “proactive contribution to peace,” with a more expansive vision of the region’s key supply chains, stretching from East Africa to Hawaii. Japan’s embrace of the “convergence of two seas” - as first outlined by Abe more than a decade ago - complements India’s regional approach, called Act East. This policy is an evolution of sorts from India’s former policy of Look East and aims to enhance India’s strategy in East Asia through stronger links to countries in the Association of Southeast Asian Nations (especially Myanmar, Singapore, Vietnam, and of course Japan). China’s rapid rise and growing might in the area has created concern in Delhi and prompted the need for a stronger regional approach.
On the security and defense side, there has likewise been much momentum. Japan’s Self-Defense Forces continue to increase cooperation with the Indian military, especially on maritime security issues. Tokyo and Delhi have inked deals on the sharing of military information and the exchange of defense technology. There has also been progress on finalizing India’s long-delayed plans to purchase Japan’s US-2 amphibious plane, a move that would be a building block for more defense cooperation in the coming years but has been held up for years due to India’s desire to drive down the price per unit as well as questions on the advisability of transferring defense technology. It appears that this deal may soon come through - as indicated by increasing optimism on the issue in successive Abe-Modi summits - and would represent a key next step in the strategic relationship between India and Japan.
In some ways, Japan and India’s friendship is strengthening their ties with the United States as well. In 2016, Delhi and Washington concluded a long-anticipated Logistics of Exchange Memorandum Agreement, which allows each country to use the others’ facilities for refueling, repairs, and other logistical matters. Meanwhile, Tokyo has been dovetailing its efforts to improve defense with Delhi with enhancements in the U.S.-India relationship. And a few months ago, Japan’s Maritime Self-Defense Forces operated alongside the U.S. and Indian navies in the annual Malabar naval exercises. After participating as an ad hoc member for several years, Japan became a permanent member of the exercises in 2015. This year’s Malabar exercise in the Bay of Bengal brought together more than 20 ships, including Japan’s largest naval vessel, the JS Izumo, and nearly 100 aircraft from the three countries. Indeed, Malabar has been a catalyst for growing security cooperation between the United States, India, and Japan and has been complemented by a series of high-level diplomatic engagements, including a meeting of their foreign ministers in September in New York on the sidelines of the U.N. General Assembly.
In turn, trilateral security cooperation has led to growing convergence between Washington and Delhi on security matters, including on Afghanistan and maritime security. In September, U.S. Secretary of Defense James Mattis visited Delhi and stressed the importance of trilateral partnerships in the region, with Japan being the most important. Indeed, despite its longstanding attachment to nonalignment, India has been increasingly emboldened under Modi to take a more forceful role in the Indo-Pacific. On the diplomatic side, Delhi has been unapologetic about its reservations about China’s BRI and refused to send any representatives to Beijing’s large inaugural BRI forum earlier this year. On the security side, Delhi has ramped up ties with the United States and Japan and also refused to back down militarily during a tense dispute with China this past September over disputed territory in neighboring Bhutan. Moreover, Delhi unambiguously signaled its concerns with Beijing’s increasing maritime assertiveness by agreeing this week to resume quadrilateral discussions with the Australia, Japan, and the United States - a move Beijing is sure to see as provocative - after a ten-year pause.
Abe and Modi at a banquet at the prime minister's
residence in Tokyo, November 2016. REUTERS
There is still plenty of room for even greater cooperation between Delhi and Tokyo, particularly while both remain wary of China. Delhi sees Tokyo as a natural partner, with growing defense capabilities, that has developed and nurtured a number of key relationships in the region. And Tokyo sees Delhi as a crucial geopolitical balancer that, despite some difference in strategic thinking, is increasingly willing to step up and contribute to regional security beyond its intractable conflict with Pakistan.
Although India and Japan share common concerns, there is less clarity on how their strategies will converge in practice. From a maritime security perspective, Japan understandably remains predominantly concerned with open sea-lanes and checking China’s assertive behavior in the East and South China Seas. India, meanwhile, remains focused on the Indian Ocean region, where China has expanded infrastructure and investment in Bangladesh, the Maldives, Pakistan, and Sri Lanka.
But these differing regional priorities need not be a point of contention. Indeed, both sides should recognize that their interests in the expansive Indo-Pacific are complementary - that they cooperate on many issues related to maritime security without duplicating efforts. For example, both sides should routinely share their operational capabilities, for example, in defense and coast guard equipment and through training and strategies for building capacity in South and Southeast Asia. Such sharing could be formalized with other like-minded partners, especially the United States and Australia, and housed within the reemerging quadrilateral consultations.
Japan and India must also finalize negotiations on Delhi’s procurement of the US-2 planes. This purchase would be a major milestone in improving their defense, industrial, and acquisition partnership while providing India with the ability to patrol its vast maritime territory, including the Andaman and Nicobar Islands. Finally, Tokyo and Delhi should work on expanding the scope of their cooperation beyond maritime issues by expanding exchanges and dialogues on such issues as counterterrorism, cybersecurity, and the protection of critical infrastructure.
Robust cooperation and between India and Japan has the potential to promote transparency, open sea lines, and adherence to international law in the region. But if they fail, states there will inevitably retrench to their narrower national interests and smaller regional blocs - a scenario that will favor Beijing’s approach to erode mini-lateral groupings its sees as antithetical to its interests.
J. Berkshire Miller
J. Berkshire Miller has nearly ten years of work experience on Asia and has held a variety of positions in the private and public sector. He also currently holds a fellowship with the Centre for Strategic and International Studies Pacific Forum. He is a regular contributor to several journals, magazines and newspapers on Asia-Pacific security issues. (From The Diplomat).
Jonathan Berkshire Miller is an international affairs professional with expertise on security, defense and intelligence issues in Northeast Asia. He has held a variety of positions in the private and public sector. Currently, he is a senior visiting fellow with the Japan Institute of International Affairs (JIIA) based in Tokyo, Japan. Additionally, he is the Director and co-founder of the Ottawa-based Council on International Policy. Miller is also a Distinguished Fellow with the Asia-Pacific Foundation of Canada and a Senior Fellow on East Asia for the Tokyo-based Asian Forum Japan.
Previously, he was an international affairs fellow with the Council on Foreign Relations, based in Tokyo. Jonathan also held a senior fellowship (2014-2017) with the EastWest Institute and a fellowship on Japan with the Pacific Forum CSIS from 2013-16. At the Pacific Forum CSIS, he chaired a ten-member group focussed on Japan-Korea relations, in the context of the US “rebalance” to Asia. He regularly attends track 1.5 and track 2 dialogues across the Asia-Pacific region on security and intelligence issues. Miller has also held a number of visiting fellowships on Asian security matters, including at JIIA and the National Institute of Defense Studies (Ministry of Defense - Japan). In addition, Miller previously spent nearly a decade in the public sector working on geopolitical and security issues pertaining to the Asia-Pacific.
Jonathan is a regular contributor to several academic journals, magazines and newspapers on Asia-Pacific security issues including The Economist Intelligence Unit, Foreign Affairs, Forbes and Newsweek Japan. He has also published widely in other outlets including Foreign Policy, the World Affairs Journal, the Nikkei Asian Review, the Japan Times, the Mainichi Shimbun, the ASAN Forum, Jane’s Intelligence Review and Global Asia. Miller has been interviewed and quoted on Japanese security issues across a wide range of media including the New York Times, the Washington Post, Reuters, CNN, CNBC, the Wall Street Journal, Le Monde, the Japan Times, Asahi Shimbun, the Voice of America and ABC news. (From https://www.jberkshiremiller.com/about.html)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net