(The other North Korea question: How important is the Korean Peninsula to the US?)
by Sam Roggeveen
Mar 28-2018 at 11:00 PM
Updated Mar 28-2018 at 11:00 PM
North Korea's nuclear-armed ballistic missiles could be the trigger that unravels America's strategic leadership of Asia. AP
Vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương được thiết lập từ đống tro tàn của Hiroshima và Nagasaki, và dựa trên vị thế của Mỹ là cường quốc nguyên tử đầu tiên. Sau đó vũ khí hạt nhân đã định hình rõ địa chính trị châu Á. Ngày nay, trên bán đảo Triều Tiên, công nghệ hạt nhân một lần nữa được cho là điểm đặc trưng của một sự chuyển dịch mạnh mẽ trên cán cân quyền lực của châu Á. Một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể diễn ra trong tương lai, các sử gia tương lai đi đến nhìn nhận tên lửa đạn đạo được trang bị hạt nhân của Triều Tiên là ngòi nổ mà sẽ phá bỏ vai trò lãnh đạo chiến lược của Mỹ ở châu Á.
Để giải thích tại sao, chúng ta cần kết nối chặt chẽ 2 phần của câu chuyện về châu Á hiện đại. Thứ nhất là sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nhất là thực tế rằng nếu Bình Nhưỡng chưa triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa, hay ICBM, thì nước này cũng đã đến ngưỡng làm vậy. ICBM của Triều Tiên là một vấn đề vô cùng khó đối với Mỹ bởi nó có tiềm năng chia rẽ Mỹ với các đồng minh của nước này. Phần thứ hai của câu chuyện này là Trung Cộng và việc nước này vươn lên vị thế siêu cường khu vực. Trung Cộng là thủy quái trong câu chuyện này và là lý do cốt lõi đằng sau vị trí ngày càng hiểm nghèo của Mỹ ở châu Á. ICBM của Triều Tiên chỉ làm trầm trọng thêm sự thay đổi này và đe dọa khởi xướng một sự sụp đổ vị trí của Mỹ.
Triều Tiên và ICBM của nước này
Các chuyên gia vẫn bất đồng về việc liệu Bình Nhưỡng hiện có thể phóng được một tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có tầm bắn tới các thành phố ở lục địa Mỹ hay không. Triều Tiên mới chỉ tiến hành 3 vụ thử ICBM, và chúng ta không thể chắc chắn rằng nước này có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cho vừa với phần mũi nhọn của một tên lửa như vậy, hoặc đầu đạn này có thể quay trở lại bầu khí quyển hay không. Nhưng Triều Tiên đang gần đạt được điều đó, nó không còn là vấn đề đối với họ. Vấn đề duy nhất là khả năng của ICBM của Triều Tiên giờ đây lớn đến mức Mỹ phải hành xử như thể đó là một thực tế mà ai cũng biết. Và Mỹ đang đáp trả. ICBM là vũ khí đã khiến Tổng thống Trump phải đe dọa Triều Tiên bằng vũ lực và hiện buộc ông phải chấp nhận đề nghị tham gia một cuộc gặp thượng đỉnh.
Chính quyền Trump nói họ chưa sẵn sàng để chấp nhận rằng Triều Tiên có khả năng tấn công Washington, New York hay Los Angeles bằng vũ khí hạt nhân. Mỹ lo sợ rằng lãnh đạo Triều Tiên “mất trí” đến mức ông ta có thể lựa chọn tấn công Mỹ bất cứ lúc nào. Nhưng đương nhiên điều đó sẽ gây ra một sự đáp trả hủy diệt từ Mỹ và có nhiều bằng chứng cho thấy Kim Jong-un đủ sáng suốt để tránh làm bất kỳ điều gì dẫn đến sự diệt vong chắc chắn xảy ra với mình.
Ý nghĩa thực sự của ICBM của Triều Tiên là nó tạo ra một hiện tượng giữa các đồng minh châu Á của Mỹ mà các nhà chiến lược gọi là “sự chia tách”. Khi việc Triều Tiên đe dọa giết hàng trăm triệu người Mỹ ngay tức khắc trở nên đáng tin, thì các đồng minh của Mỹ bắt đầu lo lắng rằng việc Mỹ cam đoan bảo vệ họ trong trường hợp Triều Tiên gây hấn đột nhiên có vẻ ít đáng tin hơn. Đó chính là lý do đặt các lực lượng vũ trang của Mỹ trong tình trạng nguy hiểm bằng việc đặt căn cứ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và những nơi khác nằm trong phạm vi của các vũ khí có tầm bắn ngắn hơn của Triều Tiên. Nhưng liệu Mỹ có thật sự sẵn lòng đặt Los Angeles vào tình trạng nguy hiểm để cứu Seoul?
Đúng là Mỹ đã phải đối mặt với vấn đề chia tách trước đây và đã vượt qua nó. Vào những năm 1960, sau khi Liên Xô có được phương tiện để tấn công các thành phố của Mỹ, Washington đã phải thuyết phục các đồng minh NATO của mình rằng họ vẫn cam kết bảo vệ châu Âu. Washington đã giải quyết nỗi sợ hãi này bằng việc đặt các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn trên đất của châu Âu và đưa các thành viên NATO vào trong cấu trúc chỉ huy đối với các lực lượng hạt nhân, do vậy liên kết các đồng minh lại gần nhau hơn.
Mỹ có làm được điều tương tự vào thời điểm này hay không? Các rào cản thực tế đối với việc Mỹ đưa vũ khí hạt nhân trở lại bán đảo Triều Tiên là khó vượt qua, nhưng có thể thực hiện. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề thực tiễn, mà là chính trị. Triều Tiên không phải là Liên Xô. Triều Tiên không phải là mối đe dọa sống còn mang tính toàn cầu đối với lợi ích và các giá trị của Mỹ. Chẳng những không phải là lãnh đạo của một phong trào ý thức hệ với các tham vọng toàn cầu mang tính thù địch với những lý tưởng chính trị của Mỹ, Triều Tiên còn là nhà nước ẩn dật và đẩy lùi đi xa, một dấu tích của Chiến tranh Lạnh bị lịch sử bỏ lại phía sau. Triều Tiên có một nền kinh tế với quy mô xấp xỉ Lào, và khả năng quân sự thông thường của Triều Tiên – đó là các lực lượng hải quân, bộ binh và không quân phi hạt nhân – chỉ xếp hạng hai.
Không có Chiến tranh Lạnh để đem lại cho Triều Tiên một bối cảnh lớn hơn, Bình Nhưỡng, bằng tất cả những thước đo khách quan, lại chẳng quá quan trọng, và các đồng minh châu Á của Mỹ – chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như Australia – đều biết điều đó. Đó là lý do giải thích tại sao ICBM của Triều Tiên lại là một diễn biến quan trọng đến vậy: nó cho thấy thực tế rằng lợi ích của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên không quan trọng như những gì các đồng min có thể đã hy vọng, và nó không còn gắn kết Mỹ với khu vực như trước nữa.
Hiện nay, đòi hỏi dựa vào hiểu biết khá hẹp về lợi ích của Mỹ, hẹp hơn nhiều so với những gì các tổng thống Mỹ gần đây có, và trong các tuyên bố chính sách mà khẳng định rằng Mỹ có lợi ích sống còn ở châu Á – Thái Bình Dương và nước này phải duy trì được vị thế chiến lược ưu việt của mình. Người ta nói rằng vai trò lãnh đạo của Mỹ khiến cho khu vực trở nên an toàn hơn và hùng mạnh hơn. Mạng lưới liên minh châu Á của Mỹ là một nền tảng của vai trò lãnh đạo đó, vì vậy việc làm suy yếu một trong các liên minh này vì có sự nhúng ta của Triều Tiên sẽ là một đòn đánh vào Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên quy tác mà Mỹ bảo vệ.
Nhưng đòn đánh đó lớn cỡ nào?
Sự trỗi dậy của Trung Cộng
Trong Chiến tranh Lạnh, câu hỏi này dễ trả lời hơn vì Mỹ tham gia cuộc đấu tranh toàn cầu nhằm đánh bại chủ nghĩa cộng sản. Đây là mục tiêu thôi thúc đằng sau mạng lưới liên minh và các căn cứ quân sự toàn cầu của Mỹ bao gồm các liên minh và căn cứ quân sự ở châu Á. Sau đó chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu sụp đổ, và Mỹ chỉ tìm thấy một mục tiêu mang tính thôi thúc mới trên trường quốc tế sau cuộc tấn công vào ngày 11/9. Nhưng cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo chưa bao giờ là một động lực mạnh mẽ đằng sau những cam kết liên minh của Mỹ ở châu Á. Thay vào đó, cấu trúc liên minh này đã tồn tại sau Chiến tranh Lạnh phần lớn là bởi chẳng có gì thách thức nó.
Nhưng hiện Mỹ đang đối mặt với một đối thủ ngang hàng thực sự ở châu Á. Theo Sách Trắng về chính sách đối ngoại của Australia năm 2017, đến năm 2030 nền kinh tế Trung Cộng có thể đạt 42.400 tỷ USD so với 24.000 tỷ USD của nền kinh tế Mỹ. Và Trung Cộng sẽ muốn nâng vị thế chiến lược của mình cho tương xứng với vị thế kinh tế. Trung Cộng dường như trước mắt không có tham vọng thách thức vị thế quân sự toàn cầu ưu việt của Mỹ, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông coi Trung Cộng là một mô hình quản trị và phát triển toàn cầu để cạnh tranh với mô hình của Mỹ. Ít nhất, thì điều thận trọng là giả định rằng Trung Cộng sẽ không còn chấp nhận ở vị trí số 2 sau Mỹ trong chính khu vực của mình nữa. Cũng như Washington đã từ chối cho phép các cường quốc nước ngoài thống trị môi trường ngay sát sườn mình khi nước này đã vươn lên vị thế nước lớn, Trung Cộng sẽ muốn điều tương tự ở châu Á – Thái Bình Dương.
Vì vậy giờ đây, khi Mỹ đang tự hỏi bản thân rằng nước này đánh giá vị trí của mình ở châu Á nhiều như thế nào, thì vấn đề không còn trừu tượng nữa. Giờ đây họ đặt ra câu hỏi: “Nếu chúng ta đánh giá cao vị trí này, thì chúng ta sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu để bảo vệ nó?”, Không giống như giai đoạn đầu sau khi Liên Xô sụp đổ, cái giá có thể là rất cao, vì Mỹ hiện cần bảo vệ vị thế của mình chống lại nền kinh tế lớn nhất thế giới, một quốc gia đang trên lộ trình xây dựng một hạm đội hải quân ngang tầm Mỹ cho tới năm 2030 với “lợi thế sân nhà” hơn là tiến hành các hoạt động tác chiến từ các căn cứ ở nước ngoài và có động lực cao để thay thế Mỹ với tư cách là một cường quốc khu vực hàng đầu.
Khi câu hỏi được đặt trong những điều kiện này, thì câu trả lời cho việc liệu Mỹ có thu lợi từ việc duy trì vị trí lãnh đạo ở châu Á hay không đột nhiên mở ra nhiều nghi ngờ hơn. Và điều hoàn toàn không rõ ràng là Mỹ đang sẵn sàng trả giá cho vai trò lãnh đạo mà sẽ đòi hỏi một nỗ lực liên tục kéo dài nhiều thập kỷ, ít nhất là với cường độ cao và phạm vi rộng như cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản Xô viết. Nhưng không như Liên Xô, Trung Cộng không đặt ra mối đe dọa toàn cầu đối với các lợi ích và giá trị của Mỹ; đúng vậy, một sự tàn phá kinh tế với các tham vọng lãnh đạo khu vực, nhưng không có một động cơ rõ ràng nào để “chôn vùi” nước Mỹ như Khrushchev từng đe dọa trước đây. Trung Cộng cũng bị kéo vào nền kinh tế toàn cầu theo cách khiến cho nước này không thể cách ly, hay ít nhất là không phải với cái giá có thể chấp nhận được.
Vì vậy, trong suy nghĩ về tương lai của mình ở châu Á, Mỹ đang đối mặt với 2 vấn đề được đặt cạnh nhau: một mặt, nếu không có việc Chiến tranh Lạnh đem lại một sự biện minh lớn hơn cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên, thì Triều Tiên thật sự nhỏ đến mức không thể là một mối quan ngại an ninh cốt lõi đối với Mỹ; nhưng mặt khác, Trung Cộng to lớn và quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, và mơ hồ về mặt ý thức hệ đối với Mỹ đến mức không thể thách thức nước này theo cách tương tự mà Mỹ đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô lãnh đạo.
Hai vấn đề này đặc biệt như nhau, chúng chỉ ra giải pháp giống nhau: Mỹ phải ra khỏi Hàn Quốc. Để hiểu lý do tại sao, chúng ta cần xem xét cách mà vấn đề lớn của Mỹ (Trung Cộng) được liên kết với vấn đề nhỏ của nước này (Triều Tiên). Tất nhiên, một vài nhà bình luận Mỹ ủng hộ ý tưởng rằng Mỹ nên đưa quân đội nước này ra ngoài, một số người thậm chí lại chủ trương rằng chẳng những không rút lui mà Mỹ còn cần phải tăng cường vị thế của mình bằng việc ứng phó với Bình Nhưỡng bằng quân sự – Cố vấn an ninh quốc gia mới của Trump, ông John Bolton, có thể nằm trong số đó. Nhưng trên thực tế, những hậu quả của hành động quân sự cho thấy lý do giải thích tại sao Mỹ nên lùi lại.
Các cuộc tấn công phòng ngừa: Mỹ thua ngay cả khi nước này giành chiến thắng
Có nhiều lý do giải thích tại sao hành động quân sự nhằm tước đi khả năng hạt nhân của Triều Tiên là một ý tưởng tồi, lý do rõ ràng nhất là nó có thể nhanh chóng đạt đến mức chi phí tài chính và quy mô phá hủy lớn hơn nhiều so với cuộc xâm lược Iraq. Mỹ có thể bắt đầu một chiến dịch như vậy với ý định duy nhất là phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhưng nếu Triều Tiên trả đũa bằng việc bắn vào Seoul, phóng tên lửa vào Tokyo hay bay qua biên giới Hàn Quốc, sẽ chẳng ai nói được hành động leo thang sẽ chấm dứt tại đâu. Một bản báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đánh giá rằng ngay cả khi vũ khí hạt nhân không được sử dụng, thì một cuộc xung đột như vậy sẽ cướp đi mạng sống của 30.000 cho tới 300.000 người.
Tất nhiên, những ước tính như vậy chẳng khác gì sự phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm, và có thể Mỹ có các kế hoạch tình báo và quân sự chi tiết và các hệ thống vũ khí để hạ gục khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng với ước tính có lẽ chỉ bằng một nửa so với ước tính của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội. Vì vậy giả sử 15.000 người thiệt mạng ở Triều Tiên, Hàn Quốc và có thể cả ở Nhật Bản trong một chiến dịch như vậy, lớn gấp 5 lần so với số người thiệt mạng vào ngày 11/9 nhưng trong một dân số nhỏ hơn. Tuy nhiên, cuối cùng, Triều Tiên sẽ giải trừ khả năng hạt nhân của mình. Liệu Mỹ có mong đợi Hàn Quốc cảm thấy biết ơn về một kết quả như vậy không?
Và còn những người bạn và đồng minh khác của Mỹ thì sao? Họ chắc chắn sẽ cảm thấy yên lòng khi mối đe dọa được loại bỏ, nhưng bài học mà họ rút ra được là gì? Mỹ đã nhất quán nói rằng chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là không thể chấp nhận được, và Mỹ đã làm việc không mệt mỏi thông qua các kênh ngoại giao và kinh tế để thuyết phục Bình Nhưỡng thay đổi đường hướng. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này Mỹ chưa bao giờ lập luận rằng khả năng hạt nhân của Triều Tiên là không thể chấp nhận được đến mức đáng để tiến hành một cuộc chiến tranh nhằm ngăn chặn nó. Nếu Mỹ có ý định thay đổi lập trường dựa trên thực tế là Bình Nhưỡng sắp có khả năng triển khai một ICBM, thì Mỹ sẽ đặt cuộc sống của hàng trăm nghìn người Hàn Quốc và Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm để giảm bớt mối đe dọa đến nước Mỹ. Điều này sẽ là sự tôn sùng “Nước Mỹ trước tiên” và một đòn triệt hạ danh tiếng của Washington trước các đồng minh của nước này.
Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp không có khả năng xảy ra là Mỹ có thể giải trừ hạt nhân của Triều Tiên “chỉ” với một vài nghìn thương vong ở chính phe của mình, thì việc giải quyết “vấn đề nhỏ” cũng chẳng làm được gì để giải quyết vấn đề lớn: Trung Cộng. Vị thế lớn hơn của Mỹ ở khu vực đang chịu áp lực không ngừng từ sự trỗi dậy của Trung Cộng và việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên bằng đòn tấn công quân sự sẽ không giúp Mỹ thoát khỏi thách thức đó. Trên thực tế, cái giá phải trả về tài chính và con người đối với một chiến dịch như vậy sẽ làm gia tăng vị thế của Trung Cộng so với Mỹ, như một cuộc chiến tranh ở Iraq đã cho thấy. Trung Cộng cũng sẽ được lợi từ sự thất vọng mà hành động như vậy gây ra cho các nước đồng minh của Mỹ. Một cuộc tấn công phòng ngừa thậm chí có thể đẩy Bình Nhưỡng vào vòng tay bảo vệ của Bắc Kinh, theo đó “giải thoát” Trung Cộng khỏi vấn đề dai dẳng và đem lại cho nước này tầm ảnh hưởng hơn nữa trên bán đảo Triều Tiên.
Lối thoát lịch thiệp và khôn khéo
Điểm cuối cùng này rất quan trọng cho việc hiểu được cách Mỹ có thể thương lượng về lối thoát khỏi Hàn Quốc với những điều kiện thuận lợi. Vào thời điểm hiện tại, Trung Cộng hưởng lợi vô cùng lớn từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Chương trình ICBM của Triều Tiên làm xói mòn liên minh của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản bởi sự “chia rẽ” là điều Bắc Kinh muốn.
Nếu Mỹ quyết định chọn mối quan hệ xa cách hơn với Hàn Quốc, thì vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ không còn là ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của Washington nhưng nó vẫn là vấn đề hàng đầu đối với Trung Cộng. Có một xu thế ở phương Tây khi nhìn vấn đề Triều Tiên theo một cách riêng thông qua lăng kính của Mỹ. Nhưng Mỹ ở lại châu Á vì họ lựa chọn, trong khi Trung Cộng là láng giềng lâu dài của Triều Tiên. Nếu Trung Cộng trở thành cường quốc chiến lược ưu việt ở châu Á, thì Triều Tiên được trang bị hạt nhân có thể sẽ là một điều gây khó chịu nghiêm trọng và lâu dài đối với Bắc Kinh. Trên thực tế, nếu sự trỗi dậy của Trung Cộng diễn ra trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, thì những lựa chọn của Mỹ hiện nay thậm chí còn ít chấp nhận được hơn.
Một chương trình nghị sự đối với cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trump và Kim
Khi phát biểu tại một sự kiện gây quỹ ở Missouri gần đây, Tổng thống Trum đã bóng gió rằng ông sẵn sàng ngừng sự hiện diện của binh lính Mỹ tại Hàn Quốc: “Chúng ta có một khoản thâm hụt thương mại rất lớn với họ và chúng ta bảo vệ họ… Chúng ta mất tiền bạc trong lĩnh vực thương mại và chúng ta cũng mất tiền bạc trong lĩnh vực quân sự. Chúng ta hiện có 32.000 binh sĩ ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra”. Trump trước sau đều thể hiện thái độ căm ghét các thỏa thuận liên minh trên khắp thế giới của Mỹ, ông cho rằng Mỹ bị các đồng minh của mình lợi dụng.
Dù bản tính của Trump vốn khác thường, nhưng chúng lại phù hợp trong những thời điểm này, vì Mỹ đang phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Liệu Mỹ muốn Triều Tiên từ bỏ khả năng đe dọa các thành phố của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân hay Mỹ muốn duy trì sự hiện diện quân sự của mình ở Hàn Quốc? Mỹ không thể có cả hai và nếu Mỹ không thương lượng được với Bình Nhưỡng, thì cuối cùng Mỹ có thể đi đến chẳng có gì, bởi sự kết hợp “chết người” giữa sự “chia tách” và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ từng bước làm xói mòn uy tín của việc Mỹ hiện diện ở Hàn Quốc dù cho thế nào đi nữa.
Vì vậy, nếu cuộc gặp thượng đỉnh Trum – Kim diễn ra, Tổng thống Mỹ nên đưa ra đề xuất thương mại: đổi lấy việc Triều Tiên từ bỏ tham vọng ICBM của mình, Mỹ sẽ rút quân vĩnh viễn khỏi Hàn Quốc. Thậm chí 2 bên có thể nhất trí bắt đầu các cuộc thương lượng về một Hiệp ước hòa bình lâu dài. Rõ ràng, yêu cầu của Mỹ chỉ nên là Bình Nhưỡng từ bỏ ICBM, chứ không phải toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ đồng ý giải trừ hạt nhân hoàn toàn bởi chương trình hạt nhân của họ được nhằm rất nhiều vào các nước hàng xóm, không chỉ mỗi Mỹ. Giải trừ hoàn toàn hạt nhân Triều Tiên thậm chí còn không nằm trong các lợi ích của Mỹ: nó sẽ loại bỏ một vấn đề gai góc đối với Bắc Kinh, và dù hành động Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên sẽ là tin tốt cho Trung Quốc, nhưng Washington không cần thiết phải làm thêm bất kỳ điều gì có lợi cho Bắc Kinh nữa.
Đúng là Triều Tiên có lịch sử phá vỡ các cam kết kiểm soát vũ khí, và một số người sẽ nói rằng gần như không thể xác thực một thỏa thuận như vậy. Điều đó là đúng, nhưng Bình Nhưỡng hầu như không có động cơ để gian lận. Buộc Mỹ rút khỏi Hàn Quốc có lẽ là lý do giải thích tại sao Triều Tiên phát triển ICBM trước tiên. Tại sao lại đe dọa việc đạt được mục tiêu đó bằng một chương trình bí mật? Dù sao, thì sau khi đạt được một giải pháp với Mỹ, Bình Nhưỡng sẽ không cần một tên lửa tầm xa. Tất cả những đối thủ còn lại của Triều Tiên sẽ ở gần họ.
Tương lai châu Á sau khi Mỹ rút quân?
Đây chỉ là một cuộc gặp thượng đỉnh và những mong đợi hoàn toàn ở mức độ thấp, cuộc gặp thậm chí có thể còn không diễn ra. Nhưng đáng để gợi nhớ lại cuộc gặp thượng đỉnh Reykjavik vào năm 1986 giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev, được cho là chẳng khác gì một sự kiện trù bị cho một cuộc họp ở Washington vào năm sau đó. Trong khoảng thời gian hai ngày, hai nhà lãnh đạo đã gần đạt được một hiệp ước mà sẽ cấm tất cả các vũ khí hạt nhân. Mặc dù không đạt được mục tiêu đó, nhưng Reykjavik vẫn là thời điểm mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Lạnh, làm đảo ngược cuộc đấu tranh quyền lực Mỹ – Liên Xô.
Với tư cách là các nhà lãnh đạo, dù là Kim hay Trump thì cũng đều không đạt được vị thế như Reagan hay Gorbachev. Trump và Kim chẳng là gì, nếu không nói là có tính bốc đồng, vì vậy chúng ta không nên loại bỏ khả năng có một thỏa thuận rất lớn, dù là tại cuộc gặp thượng đỉnh hay sau đấy. Thực tế, các đồng minh của Mỹ nên khuyến khích điều đó.
Nhiều điều đang được bàn đến. Một thỏa thuận dẫn đến việc binh lính Mỹ rút khỏi Hàn Quốc đã đủ để mang tính lịch sử, nhưng nó có lẽ chỉ là bước đầu tiên trong hoạt động rút quân rộng lớn hơn của Mỹ khỏi khu vực. Các đồng minh sẽ nhận được một tín hiệu rõ ràng từ một thỏa thuận như vậy, rằng Mỹ tin rằng không đáng để chiến đấu giành lấy châu Á nữa. Niềm tin của khu vực vào Mỹ sẽ giảm, và theo thời gian, động lực phát triển khả năng hạt nhân của Hàn Quốc, Nhật Bản và cuối cùng thậm chí là Australia sẽ gia tăng.
Nhưng nhờ có sự trỗi dậy của Trung Quốc và ICBM của Triều Tiên, vị thế của Mỹ đang bị xói mòn dù cho thế nào đi nữa, vì vậy Mỹ cần tìm một nền tảng vững chắc hơn. Do đó, nhiệm vụ là đàm phán các điều khoản thuận lợi nhất để Mỹ rút quân. Mỹ sẽ không biến mất hoàn toàn khỏi khu vực, và chúng ta cũng không nên mong muốn điều đó. Nhưng vai trò lãnh đạo của khu vực chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, và việc Mỹ đàm phán sự thay đổi này từ một vị thế sức mạnh sẽ có lợi cho những người bạn và đồng minh của Mỹ ở châu Á.
The other North Korea question: How important is the Korean Peninsula to the U.S.?
by Sam Roggeveen
Mar 28 2018 at 11:00 PM
Updated Mar 28 2018 at 11:00 PM
North Korea's nuclear-armed ballistic missiles could be the trigger that unravels America's strategic leadership of Asia. AP
America's leadership in the Asia Pacific was founded in the ashes of Hiroshima and Nagasaki, and on its status as the first atomic power. Nuclear weapons thereafter defined Asian geopolitics. Today, on the Korean Peninsula, nuclear technology is again set to feature in a dramatic shift in Asia's power balance. With a summit meeting between President Trump and North Korean leader Kim Jong Un now in prospect, future historians may come to see North Korea's nuclear-armed ballistic missiles as the trigger that unravels America's strategic leadership of Asia.
To explain why, we need to tie together two parts of the story of modern Asia. The first is North Korea's development of nuclear weapons, in particular the fact that Pyongyang is on the cusp of deploying an intercontinental ballistic missile, or ICBM, if it hasn't already. North Korea's ICBM is a devilishly difficult problem for America because it has the potential to split the US from its allies. The second part of this story is China and its rise to regional superpower status. China is the leviathan in this story, and the core reason behind America's increasingly perilous place in Asia. North Korea's ICBM merely exacerbates this change, and threatens to initiate a collapse in America's position.
North Korea and its ICBM
Experts still disagree about whether Pyongyang can now reliably fire a nuclear-tipped missile with the range to hit cities in the continental US. North Korea has staged just three ICBM tests, and we can't be sure it is capable of miniaturising a nuclear warhead to fit in the nose cone of such a missile, or that the warhead could survive re-entry. But North Korea is close enough that it may not matter. All that matters is that the possibility of a North Korean ICBM is now so great that America must behave as if it is a known fact. And America is responding. The ICBM is the weapon that led President Trump to threaten North Korea with force, and which has now led him to accept an offer of a summit.
North Korea's ICBM is a devilishly difficult problem for America
because it has the potential to split the US from its allies.
JACQUELYN MARTIN
The Trump administration says it is not prepared to accept that North Korea can have the ability to strike Washington, New York or Los Angeles with a nuclear weapon. It claims to fear that North Korea's leader is so unbalanced that he might choose to strike the US at any moment. But of course that would trigger a devastating response from the US and there is ample evidence that Kim Jong Un is rational enough to avoid doing anything that would lead to his certain demise.
The true significance of the North Korean ICBM is that it leads to a phenomenon among America's Asian allies that strategists call "decoupling". When North Korea can credibly threaten to kill hundreds of thousands of Americans in an instant, America's allies start to worry that US guarantees to defend them in the event of North Korean aggression suddenly appear less credible. It is one thing to put America's armed forces in harm's way by basing them in Japan, South Korea and elsewhere within range of North Korea's shorter-range weapons. But would the US really be prepared to risk Los Angeles to save Seoul?
It is true that America has faced the decoupling problem before, and overcome it. In the 1960s, after the Soviets had acquired the means to strike American cities, Washington had to convince its NATO allies that it was still committed to Europe's defense. Washington addressed this fear by basing smaller nuclear weapons on European soil and integrating NATO members into the command structure for these nuclear forces, thus knitting the allies closer together.
Could the US do the same this time? The practical barriers to re-introducing US nuclear weapons to the Korean Peninsula are formidable, but it could be done. However, the problem is not practical, it is political. North Korea is not the Soviet Union. North Korea is not a global, existential threat to American interests and values. Far from being the leader of an ideological movement with global ambitions that is hostile to US political ideals, North Korea is an isolated and insular throwback, a vestige of the Cold War left behind by history. It has an economy roughly the size of that of Laos, and its conventional military capabilities – that is, its non-nuclear air, ground and naval forces – are second-rate.
Without the Cold War to give the North Korea problem a larger context, Pyongyang is by all objective measures not very important, and America's Asian allies – primarily South Korea and Japan but Australia too – all know it. That's why North Korea's ICBM is such a crucial development: it exposes the fact that America's interests on the Korean Peninsula are not as significant as these allies may have hoped, and it no longer anchors the US to the region as it used to.
The true significance of the North Korean ICBM is that it leads
to a phenomenon among America's Asian allies that
strategists call "decoupling". AP
Now, this claim relies on quite a narrow reading of American interests, much narrower than that taken by recent US presidents, and in policy statements which insist that the United States has vital stake in the Asia Pacific and that it must maintain its pre-eminent strategic status. American leadership, it is said, makes the region safer and stronger, and thereby makes America safer and stronger. America's network of Asian alliances is a cornerstone of that leadership, so weakening one of those alliances at the hands of North Korea would be a blow to the US and the rules-based international order it champions.
But how big a blow?
China's rise
During the Cold War, this question was easier to answer because America was engaged in a global struggle to defeat communism. This was the animating purpose behind America's global network of alliances and military bases, including those in Asia. Then European communism collapsed, and America only found a new animating purpose on the world stage after the 9/11 attacks. But the fight against Islamist terrorism was never a strong motivating force behind America's alliance commitments in Asia. Instead, this alliance structure persisted after the Cold War largely because there was nothing to challenge it.
The Liaoning, China's sole operating aircraft carrier, sails
into Hong Kong. America now needs to defend its status
against the largest economy in the world. AP
But in China, America now faces a true peer competitor in Asia. According to Australia's 2017 Foreign Policy White Paper, by 2030 China's economy could be worth $US42.4 trillion versus $US24 trillion for the American economy. And China will want to elevate its strategic status to match its economic status. China seems to have no immediate ambition to challenge America's pre-eminent global military standing, but President Xi Jinping has made it clear that he sees China as a global model of governance and development to rival that of the US. At the very least, it is safe to assume that China will no longer accept being second to the United States in its own region. Just as Washington refused to allow foreign powers to dominate its immediate environment when it rose to great-power status, China will want the same in the Asia Pacific.
So when America now asks itself how much it values its position in Asia, the issue is no longer abstract. It must now ask, 'If we value this position highly, what costs would we be prepared to pay to defend it?'. Unlike the early post-Soviet period, the costs could be very high, because America now needs to defend its status against the largest economy in the world, a nation which is on track to building a navy on a par with the US fleet by 2030, which has "home ground advantage" rather than operating from bases on foreign soil, and which is highly motivated to displace the US as the leading regional power.
When the question is put in those terms, the answer to whether the US benefits from maintaining its leadership position in Asia is suddenly open to more doubt. And it is far from clear that America is willing to pay the price of that leadership, which would require a sustained, multi-decade effort as least as intensive and wide-ranging as the struggle against Soviet communism. Yet unlike the Soviet Union, China presents no global threat to American interests and values; yes, it is an economic juggernaut with regional leadership ambitions, but it has no evident motivation to "bury" the US, as Khrushchev once threatened. It is also enmeshed in the global economy in a way that makes it impossible to isolate – or at least, not at an acceptable cost.
So in thinking about its future in Asia, the US faces two juxtaposed problems: on the one hand, without the Cold War to give its military presence on the Korean Peninsula a larger justification, North Korea is really too small to be a core security concern for America; but on the other hand, China is too large, too important to the global economy, and too ideologically nebulous for America to challenge it in the same way it faced down Soviet-led communism.
The Trump administration says it is not prepared to accept that
North Korea can have the ability to strike Washington,
New York or Los Angeles with a nuclear weapon. David Rowe
As distinctive as these two problems are, they point to the same solution: the United States should get out of South Korea. To understand why, we need to examine how America's big problem (China) is connected to its little problem (North Korea). Of course, few serious American commentators support the idea that the US should pull its troops out, and some even advocate that, far from retreating, the US needs to reinforce its position by dealing with Pyongyang militarily – Trump's new National Security Adviser, John Bolton, may be among them. But the consequences of military action in fact illustrate why the US should back away.
Preventive strikes: America loses even if it wins
There are a host of reasons why military action to deprive North Korea of its nuclear capabilities would be a bad idea, the most obvious being that it could quickly reach a financial cost and scale of destruction that would dwarf the Iraq invasion. The US may begin such a campaign with the sole intention of destroying Pyongyang's nuclear infrastructure, but if North Korea retaliates by firing at Seoul, launching missiles at Tokyo or moving across the South Korean border, there is no telling where the escalation might end. A US Congressional Research Service report estimates that even if nuclear weapons were not used, such a conflict could cost the lives of 30,000 to 300,000 people.
Of course such estimates are little more than educated guess-work, and maybe the US has the detailed intelligence, military plans and weapons systems to knock out Pyongyang's nuclear capacity at perhaps half of the Congressional Research Service's low-end estimate. So let's assume 15,000 people perish in North Korea, South Korea and perhaps Japan during such a campaign, five times as many as died on 9/11 but among a smaller population. At the end, however, North Korea will have been disarmed of its nuclear capabilities. Would the US expect South Korea to be grateful for such an outcome?
And what of America's other friends and allies? They will no doubt be relieved that the threat has been diminished, but what other lesson would they draw? The US has consistently said that North Korea's nuclear weapons program is unacceptable, and it has worked tirelessly through diplomatic and economic channels to persuade Pyongyang to change course. However, the United States has up to this point never argued that North Korea's nuclear capability was so unacceptable that it was worth launching a war to prevent it. Were the US to change that position based on the fact that Pyongyang is close to deploying an ICBM, it would have placed hundreds of thousands of South Korean and Japanese lives at risk in order to reduce the threat to the US homeland. It would be the apotheosis of "America First", and a crushing blow to Washington's reputation among its allies.
Moreover, even in the unlikely event that the US could disarm North Korea with "just" a few thousand casualties on its own side, solving this "little problem" does nothing to address the big one: China. America's broader position in the region is under unrelenting pressure from China's rise, and disarming North Korea by military strike would not save America from that challenge. In fact, the financial and human cost of such a campaign would raise China's position relative to the US, just as the Iraq war did. China would also benefit from the dismay such action would cause America's allies. A preventive strike might even drive Pyongyang into the protective arms of Beijing, thus relieving China of a stubborn problem and giving it more influence on the Korean Peninsula.
Exiting gracefully, and cleverly
This last point is critical for understanding how the US can negotiate its exit from South Korea on favourable terms. At the present moment, China benefits enormously from North Korea's nuclear program. Because of "decoupling", North Korea's ICBM program erodes America's alliances with South Korea and Japan, which is just what Beijing wants.
Were America to decide on a more distant relationship with South Korea, North Korea's nuclear weapons would cease to be a first-order national-security priority for Washington, yet it would remain a first-order problem for China. There is a tendency in the West to view the North Korea problem exclusively through an American prism. But the US is in Asia by choice, whereas China is North Korea's permanent neighbour. If China became the pre-eminent strategic power in Asia, a nuclear-armed North Korea could be a serious and permanent irritant for Beijing. In fact, had China's rise occurred in a world without North Korean nuclear weapons, America's options would now be even less palatable.
An agenda for the Trump-Kim summit
Speaking at a fundraising rally in Missouri recently, President Trump hinted that he was prepared to trade away America's troop presence in South Korea: "We have a very big trade deficit with them, and we protect them ... We lose money on trade, and we lose money on the military. We have right now 32,000 soldiers on the border between North and South Korea. Let's see what happens." Trump has also been consistently hostile to America's worldwide alliance arrangements, arguing that America is exploited by its allies.
As unconventional as Trump's instincts are, they could be just right for these times, because America faces a stark choice: does it want North Korea to give up its capability to threaten American cities with nuclear weapons, or does it want to maintain its military presence in South Korea? It cannot have both, and unless it negotiates with Pyongyang, it may end up with neither, because the deadly combination of 'decoupling' and China's rise is gradually eroding the credibility of America's presence in South Korea anyway.
So if the Trump-Kim summit goes ahead, the US President should offer a trade: in exchange for North Korea giving up its ICBM ambitions, the US will permanently withdraw its troops from South Korea. The two sides could even agree to begin negotiations on a permanent peace treaty. To be clear, the US demand should be for Pyongyang to give up its ICBMs only, not its entire nuclear arsenal. Pyongyang would never agree to complete disarmament because its nuclear program is directed very much at its neighbours, not just the US. Total North Korean nuclear disarmament might not even be in American interests: it would remove a thorny problem for Beijing, and although an American retreat from the Korean Peninsula would be good news for China, there is no need for Washington to do Beijing any additional favours.
It is true that North Korea has a history of breaking its arms control commitments, and some will say that it would be almost impossible to truly verify an agreement like this. That's true, but there would be little incentive for Pyongyang to cheat. Getting the US to withdraw from South Korea is probably why North Korea developed an ICBM in the first place. Why jeopardise the attainment of that goal with a clandestine program? Anyway, having reached a settlement with the US, Pyongyang wouldn't need a long-range missile. All its remaining enemies would be close to home.
Asia's post-American future?
This is just one summit and expectations are rightly low; the meeting may not even go ahead. But it is worth recalling the Reykjavik summit in 1986 between US President Ronald Reagan and Soviet General Secretary Mikhail Gorbachev, which was supposed to be no more than a preparatory event for a conference in Washington the following year. In the space of two days, the two leaders came within a whisker of a treaty that would have banned all nuclear weapons. Although that goal eluded them, Reykjavik still stands as a watershed moment in the Cold War, turning the US-Soviet power struggle on its head.
As leaders, neither Kim nor Trump rise to the status of Reagan or Gorbachev. Yet Trump and Kim are nothing if not mercurial, so we shouldn't dismiss the possibility of a grand bargain, whether at this summit or later. In fact, America's allies should encourage one.
Much is at stake. An agreement that leads to the removal of US troops from South Korea would be historic enough, but it would probably be just the first step in a broader US retreat from the region. Allies would get a clear signal from such a deal that America believes Asia is not worth fighting for. Regional confidence in the US would decline, and over time, the incentive for South Korea, Japan and eventually perhaps even Australia to develop their own nuclear capacity would grow.
But thanks to China's rise and North Korea's ICBM, America's position is eroding anyway, so the US needs to find more solid ground. The task, then, is to negotiate the most favourable terms for America's retreat. America won't disappear from the region entirely, and nor should we want in to. But the leadership of our region is in transition, and it is in the interest of America's friends and allies in Asia that the US negotiates this shift from a position of strength.
Sam Roggeveen
Sam Roggeveen is a Senior Fellow at the Lowy Institute, Sydney. He is the founding editor of the Institute's digital magazine, The Interpreter, and was previously a senior analyst with Australia's peak intelligence agency, the Office of National Assessments. AFR Contributor.
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read more on English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net