Mở speakers ON, click vào tam giác bên trái để nghe âm-thanh.
Muốn nghe bài khác, click vào hai gạch đứng song song (góc trái)
để OFF file audio đó rồi click vào tam giác để nghe bài khác.
Lời giới thiệu: Đây là một trang đặc biệt không nằm trong chủ đề nào của "cột mục lục", với mục đích gởi đến độc giả vài chủ đề nhỏ, có thể là: một bài tiểu luận, một tin thời sự nóng, một bài điểm sách, một bức hình, một chuyện vui, một bài phiếm luận, một chuyện lạ hay một giai thoại (chính trị, văn chương), v.v... mà nội dung có khác với các bài trong các chủ đề chính. Phần viết trên trang nầy cũng ngắn hơn các bài trong các tiểu mục chính bên trái. Chúng tôi cũng mong đón nhận tài liệu ngắn cho tiểu mục nầy từ quý vị độc giả. Trân trọng. Webmaster.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.12.2018 đến ngày 29.12.2018.
VIỄN CẢNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ DƯỚI THỜI ĐẢNG DÂN CHỦ (Ngô Di Lân)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 16.12.2018 đến ngày 22.12.2018.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 09.12.2018 đến ngày 15.12.2018.
“BẪY NỢ”: CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA TÀU CỘNG (Nguyễn Vĩnh Long Hồ)
2. Chuyện Phiếm: Ô ĐI XA! (3T)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 02.12.2018 đến ngày 08.12.2018.
2. Kiến thức phổ thông:
ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ
(Trích)
3. Tiền giấy:
Tất cả loại bạc giấy Mỹ (USD) đang lưu-hành tại Mỹ và ngoại quốc được Bureau of Engraving and Printing (BEP, cơ-quan khắc dấu và in ấn) dân Mỹ gọi nôm-na là sở in tiền (The Money Factory) trực-thuộc Bộ Tài-Chánh Hoa-Kỳ in và phát-hành cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914 đến nay. Các loại tiền giấy (bill) đô la Mỹ có chung dạng trang trí, chung mầu sắc (đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích thước (156 x 66mm) cho dù chúng có giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh giá, mang hình một tổng thống Mỹ theo đúng quy định.
Giấy $1 mặt trước có in hình Tổng-thống Washington mặt sau có in dấu ấn Hoa Kỳ, giấy $2 có hình Tổng-thống Jefferson, phía sau có in hình Tuyên ngôn độc lập; giấy $5 có hình Tổng-thống Abraham Lincoln, phía sau có in hình Tượng đài Lincoln; giấy $10 có hình Tổng-thống Alexander Hamilton, phía sau có in hình Toà ngân khố; giấy $20 có hình Tổng-thống Andrew Jackson, phía sau có in hình Tòa Bạch Cung; giấy $50 có hình Tổng-thống Ulysses S. Grant, phía sau có in hình Toà Quốc hội; giấy bạc $100 có hình ông Benjamin Franklin, người có chữ ký trong bản Tuyên Ngôn Độc lập năm 1776, phía sau có in hình Toà Độc lập (Independence Hall); giấy $500 có hình Tổng-thống William McKinley, giấy $1,000 có hình Tổng-thống Grover Cleveland, giấy $5,000 có hình Tổng-thống James Madison và giấy $10,000 có hình Ông Salmon P. Chase, Bộ trưởng Ngân-khố đầu tiên của Hoa-kỳ. Tờ giấy bạc có mệnh giá $100,000 có hình tổng thống Woodrow Wilson. Chúng chỉ được in trong khoảng thời gian từ tháng 12/1934 đến tháng 1/1935. Được lưu hành chỉ trong 60 ngày.
Hiện nay dân chúng Hoa-Kỳ xử-dụng tờ giấy bạc giấy (dollar bill) lớn nhất là tờ $100. Trước năm 1964, dân chúng Hoa-Kỳ đã có dịp xử-dụng các tờ giấy bạc lớn như $500, $1,000, $5,000 và $10,000. Năm 1934 có tờ giấy bạc lớn nhất là $100,000. Những tờ giấy bạc lớn nầy không được in thêm kể từ năm 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành từ năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau. Vì sự tiện lợi trong việc di chuyển, lưu hành, chi trả… nên các thành phần tội phạm có tổ chức, như bọn rửa tiền, bọn buôn lậu, các tổ chức “xã hội đen” thích những đồng bạc có mệnh giá lớn nầy. Cũng vì lý do đó mà tổng thống Richard Nixon ban lệnh ngừng lưu hành. Sau năm 1964, những tờ giấy bạc lớn kể trên không còn lưu-hành trong dân chúng mà chỉ được xử-dụng trong các ngân-hàng và dùng để trao đổi trong các thương-vụ mà thôi. Tuy vậy, nếu muốn có những tờ bạc “đặc biệt”, ta vẫn “mua” được ở các nhà sưu-tầm tiền hay những tay buôn tiền. Dĩ nhiên là số tiền muốn mua phải cao hơn giá trị của chính tờ bạc đó, và những tờ bạc đó vẫn có giá-trị đối với luật pháp Mỹ. Ví dụ, vào năm 2007, tờ bạc $1 in vào năm 1862, phải đấu giá (bid) với giá ban đầu (start price) là $300 USD, sau 5 lần đấu, giá cuối cùng đã đấu lên đến $600 USD vào lúc 2:11PM giờ CT ngày 21-5-2007, còn cộng thêm tiền thuế, premiums, fees & shipping. Riêng khoảng shipping, có khi lên đến $40, $50 USD.
Chân-dung Tổng-thống Washington trên tờ $1 do họa-sĩ H. Bourg vẽ ra. Bên cạnh chân-dung của Tổng-thống còn có hình một con đại-bàng, kim-tự-tháp với một con mắt ở trên đỉnh tháp. Chim đại-bàng đầu trắng (Bald Eagles) là biểu-tượng của nước Mỹ, trên đầu chim có 13 ngôi sao sáng. Ở ngực đại-bàng là một lá chắn có 13 sọc. Chân phải chim cắp cành ô-liu, biểu-tượng của hòa-bình, chân trái cắp 13 mũi tên, biểu tượng của chiến-tranh, đầu mũi tên hướng về cành ô-liu. Tất cả những đồng bạc giấy và bạc cắc được in nơi cơ-sở ban đầu ở Baronton, Massachussetts; sau đó có cơ-sở in tiền ở Washington. Hai nơi đây làm việc suốt ngày đêm, trung-bình in ra 22,500 tờ giấy bạc các loại mỗi ngày. Cơ-sở mới nhất được thành-lập vào tại Fort Worth, Texas vào ngày 26 tháng 4 năm 1991.
Cứ sau 18 tháng, tiền giấy bạc $1.00 và $5.00 được đổi lại vì cũ, bị mờ đi hay bị rách. Vậy cứ mỗi năm, chính-phủ in $3 tỷ rưỡi tiền $1.00 và $1.1 tỷ tiền $5.00. Trong năm 1993, chính-phủ Mỹ in thêm 641 Triệu loại tiền $10.00; 2,2 tỷ loại $20.00; 259 triệu loại $50.00 và 323 triệu loại $100.00. Chỉ có 5% số tiền mới này được in thêm để “bơm thêm vào thị-trường”, 95% còn lại là để thay thế các tờ bạc cũ bị phá hủy. Dân chúng có thể đem tiền cũ đến bất cứ ngân-hàng nào để đổi lấy tiền mới. Các ngân-hàng sẽ gởi trả về Ngân-hàng Liên-bang Trung-ương (Federal Reserve Bank) để đổi bạc mới. Ngân-hàng này giữ sổ sách đầy đủ và sẽ báo-cáo cho Nha Khắc dấu, In và Ấn-Loát (Bureau of Engraving and Printing) cần in thêm bao nhiêu tiền mới.
Cơ-Quan điều-tra về tiền giả không phải là Cục An-Ninh Quốc-Gia (National Security Agency, NSA) còn gọi là Central Security Service (CSS), là Cục Điều tra Liên bang (Federal Bureau of Investigation, FBI) hay là Cơ quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency, CIA) mà là United States Secret Service (USSS). USSS còn có nhiệm-vụ quan-trọng khác là bảo-vệ an-ninh cho các vị Tổng-thống Mỹ (tại vị hay đã nghỉ việc) cùng gia-đình, các yếu-nhân chính-trị Hoa-Kỳ, các ứng cử viên những chức vụ quan trọng (như TT & PTT Mỹ) cũng như quan-khách ngoại-quốc đang công-du tại Hoa-kỳ. Số điện-thoại của họ nằm trong mục “US Government” trong các cuốn Yellow Book.
Văn-phòng Tiêu-chuẩn Tiền-tệ (OCS) tại BEP (Cục Khắc dấu và In ấn) của Hoa-kỳ còn đảm-nhiệm một nhiệm-vụ khá thú-vị: duy-trì phẩm chất tiền mặt đang lưu-hành ở Hoa-kỳ. Vào tay họ là những tờ bạc không thể xử dụng được nữa: được bắn ra từ nòng súng, nhàu-nát trong máy giặt, méo mó trong máy xay sinh-tố, bị xé rách, bị cháy xém, bị mối ăn, bị mục nát v.v... Sau khi làm việc, họ sẽ cho biết “chính xác” là có bao nhiêu tờ bạc bị hư cùng giá-trị của nó để có thể đổi được bao nhiêu tiền mới khác tương-ứng. Điển hình, cơ-quan này từng đảm-nhiệm công việc khôi-phục $2.5 triệu USD trong đống xe bọc thép bẹp-dúm sau một vụ nổ. Ly kỳ hơn, là vụ một nông-dân giết một con bò đã “ăn” cái ví của ông ta: sau khi ăn thịt con bò, ông này đã gởi cái bao-tử con bò đến cho OCS. Ở đó, họ đã “vá” lại được $473 thay vì $600 như nông-dân nọ đã khai với nhân-viên OCS. Từ ngữ “vá” chỉ là nói khôi hài, thật ra, họ “biết” chính xác số tiền con bò đã nuốt vào bao tử để trả lại cho khổ chủ.
Bất cứ chuyện gì cũng gặp những chỉ trích. Các người chỉ trích tờ bạc giấy đô la cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại và kỹ thuật tân kỳ liên quan đến computer, đến ngành in ấn. Theo thống-kê, cứ 500,000 người dân Mỹ thì có một người có ý định làm bạc giả, vì thế kỹ-thuật in tiền của Mỹ ngày càng phức-tạp hơn để tránh tệ-trạng làm tiền giả, nhất là bọn in bạc giả chuyên nghiệp, trên lãnh-thổ Hoa-Kỳ hay ở ngoại-quốc. Các chuyên gia về ngành tiền tệ đưa ra nhiều biện pháp nhằm chống lại việc in tiền giả, như thêm màu, tạo hình mờ v.v… Họ đề nghị FED nên áp dụng kỹ thuật ảnh toàn ký (holography) như đã có trong Đô la Canada, đồng quan Thụy Sĩ, đồng Euro hay tiền giấy bằng polymer, khó giả mạo hơn.
Tuy nhiên, tiền giấy USD không quá dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói vì theo FED, hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tờ USD là giấy và mực. Kỹ thuật chế tạo ra giấy và cách chế biến mực để in tiền USD được họ giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực nầy tạo ra một lớp màu đặc biệt, nếu khi tiền được qua tay nhiều người thì càng được rõ nét hơn. Các đặc điểm này làm cho bọn làm bạc giả khó làm được nếu không có đủ thiết bị, vật dụng. Những người chỉ trích còn cho rằng tiền giấy Mỹ khó phân biệt: các hoa văn trên giấy bạc rất giống nhau, được in bằng cùng màu, cùng cỡ. Những người hỗ trợ người khiếm thị lại muốn chúng in với khổ giấy khác nhau, có chữ Braille cho những người khiếm thị sờ vì họ không nhìn được mà không cần phải dùng máy đọc tiền.
Những người chống đối thường chê bai đồng USD khi họ so sánh với các loại tiền giấy của các nước khác và đề nghị chính phủ thay thế nhưng nếu thay thế thì có nhiều trở ngại. Một trong các trở ngại là việc thay thế các máy móc liên quan đến đồng tiền như: máy bán hàng tự động (selling machines), các máy đổi tiền (changing machines), các máy đếm tiền (counting machines) v.v… mà chi phí cho việc chế tạo các loại máy nầy rất lớn vì tại Mỹ loại máy nầy nhiều không kể xiết. Hơn nữa, việc làm USD giả là điều mà bọn làm bạc giả thích nhất vì đồng đô la thông dụng hầu như trên toàn cầu nhưng thực chất có bao nhiêu đô la giả được lưu hành để người xử dụng có thể nhầm lẫn được? Kỹ thuật của bọn làm bạc giả dù tinh vi đến đâu cũng dễ dàng bị nhận diện ngay từ những người thường, đó là chưa kể đến chuyên viên giảo nghiệm hay máy móc.
Đáng lý ra nếu làm bạc giả, bọn gian cần phải làm đồng bạc có mệnh giá lớn ($50, $100 USD) nhưng chúng không làm được vì khó qua mắt được mọi người, ngay cả người thường mắt trần vì đồng bạc càng lớn chừng nào, người xử dụng (người nhận vào từ kẻ khác) càng thận trọng hơn mà chỉ cần xem qua vài chi tiết đơn giản và phổ thông nhất, ai cũng biết được ngay. Theo thống kê, tờ bạc giấy $20 USD là tờ bạc bọn làm bạc giả thích nhất vì giá trị của tờ bạc ($20) không lớn nên mọi người lơ-là, không xem kỹ khi nhận vào hơn là tờ bạc lớn hơn. (Hết trích)
Xem toàn bài, click vào đây:
3. Hình đặc biệt:
Ráng buổi chiều
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 25.11.2018 đến ngày 01.12.2018.
2. Kiến thức phổ thông: Học thuyết “Quyền lực trên biển”:
Hoa Kỳ là một trong các cường quốc về quân sự, vì thế, trong vài chục năm trở lại đây, Bộ Quốc Phòng (BQP) phối hợp cùng các chuyên gia & các học giả quân sự, các nhà hoạch định kế hoạch quốc phòng v.v…của Mỹ đã đề ra nhiều học thuyết, chiến lược quân sự. Dưới đây là Học thuyết “Quyền lực trên biển”:
Vào cuối thế kỷ 19, người ta đã biết đến học-thuyết “Quyền lực trên biển” (Sea Power Doctrine) của Mỹ, đã giúp Hải quân Mỹ kiểm soát được biển cả hầu như vòng quanh địa cầu. Học thuyết này do Đô-Đốc Alfred Thayer Mahan (1), người mà Sir. John Desmond Patrick Keegan (2) gọi là "Chiến lược gia quan trọng nhất của người Mỹ trong thế kỷ XIX" (the most important American strategist of the nineteenth century) đưa ra. Vào thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20, Anh quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy,… là những nước có đội tàu hùng hậu nhưng sức mạnh thật sự của Hải quân chưa đủ sức khống chế mọi địch thủ (nếu đối đầu) trên mọi đại dương nếu so với sức mạnh của hải quân Mỹ sau khi họ áp dụng học thuyết nầy. Được mệnh danh là “Chiến lược gia Clausewitz trên biển cả” (3), Đô Đốc (ĐĐ) Alfred Mahan là người đã dày công với Hải quân Mỹ, đưa ra nhiều chiến lược cho Hải quân Hoa Kỳ; đã có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển Hải quân Anh Quốc, Đức Quốc và Nhật. Cuốn “The Influence of Sea Power Upon History, 1660–1783” xuất bản vào năm 1890 đến nay, vẫn được xếp vào “10 cuốn sách hàng đầu” (Top ten) có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Giới quân sự Mỹ đồng ý với quan điểm của vị Đô Đốc nầy khi ý thức rằng “Ai kiểm soát được đại dương sẽ chiếm thế thượng phong về mặt quân sự, từ đó hỗ trợ cho kinh tế, chính trị, thương mãi v.v…”.
Một trong các chiến thuật chính của Đô-Đốc Alfred T. Mahan là “Tập trung vào trận đánh của hạm đội chủ lực”: dốc toàn lực của hạm đội chủ lực đánh vào một hạm đội của quân địch. Khi hạm đội của địch bị thua trước sức tấn công vũ bão của ta, xem như ta đã “đánh tan hoàn toàn ý chí chiến đấu của quân địch”. Đô-Đốc Chester William Nimitz đã áp dụng chiến thuật nầy trong trận Midway vào ngày 7-6-1942, quân Nhật thua trận nầy, tinh thần chiến đấu của quân Nhật tan rã, xóa bỏ huyền thoại quân-đội Nhật là “đoàn quân bách chiến”, gióng lên tiếng chuông “báo tử” trên chiến-trường vùng TBD-AĐD của quân Nhật, dẫn đến các thất bại sau đó để rồi phải ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Đ.Đ. Alfred Mahan cho rằng “Các quốc gia sống bằng xuất cảng hàng hóa cần phải giành và giữ lấy quyền kiểm soát biển cả, nhất là kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch, liên quan tới lợi ích và ngoại thương của nước mình. Sức mạnh biển là yếu tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Muốn như thế, phải có lực lượng hải quân hùng mạnh, vũ khí đầy đủ cùng một mạng lưới nhiều “căn cứ” trên các đại dương để hỗ trợ, bảo vệ cho những đội thương thuyền”. Học thuyết nầy đã giúp Hải quân Mỹ diệu võ dương oai trên khắp các đại dương mãi đến ngày nay, góp phần tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh về mọi mặt. Để đáp ứng cho nhu cầu của học thuyết nầy, Hải quân Mỹ đã dốc tâm nghiên cứu và chế tạo không biết bao phương tiện để phục vụ cho hải quân, đưa Hải quân Mỹ đến bất cứ nơi nào họ cần đến, thu được nhiều thành quả mỹ mãn và hỗ trợ, phối hợp… với mọi quân binh chủng trong quân lực Mỹ và đồng minh. Hải quân Mỹ đã xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều loại tàu chiến, số lượng mỗi loại tàu tương ứng với nhu cầu, theo từng chiến lược, từng khu vực.
Hiện nay, ngoài vô số kiểu tàu chiến nhỏ, Mỹ có đến 11 chiếc hàng không mẫu hạm (HKMH) đang hoạt động mà mỗi chiếc có thể xem tương đương hay lớn hơn lực lượng hải quân của một quốc gia. Xin sơ lược vài so sánh. Ngay cả các quốc gia giàu mạnh là Pháp, Anh, Nga, Ấn Độ mà cũng chỉ có đủ tiền để trang trải cho chiếc HKMH độc nhất hoạt động. Các nước Đức, Gia Nã Đại, Ba Tây, Úc Đại Lợi, Nhật, Hòa Lan, Tây Ban Nha tuy giàu mạnh, lãnh thổ bao bọc bởi đại dương, họ cũng muốn trang bị một chiếc HKMH nhưng chắc không đủ tiền cung ứng để nó hoạt động và bảo trì, đủ cho thấy tầm quan trọng của chiếc HKMH như thế nào. Riêng “chú Chệch đỏ”, với chiếc “Thi Lang…thang” nguyên là “đồ phế thải” và 1 chiếc đang đóng, chưa ai biết nó sẽ hoạt động ra sao, không đáng kể.
Tóm lại, với học thuyết Quyền lực trên biển, Hải quân Mỹ đã và đang làm bá chủ đại dương, được trang bị vô vàn phương tiện để phát huy sức mạnh của quân lực Mỹ, hiện diện khắp các đại dương để hỗ trợ cho chính trị, thương mãi,… không những cho chính nước Mỹ mà cho các quốc gia đồng minh, góp phần gìn giữ hòa bình cho nhân loại.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 18.11.2018 đến ngày 24.11.2018.
VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU TÁC ĐỘNG RA SAO ĐẾN TÚI TIỀN NGƯỜI DÂN MỸ? (Eric Tran)
2. Kiến thức phổ thông: XE ACURA.
Là tên một loại xe, do chữ La-tinh Accurare có nghĩa là chính-xác (accurate) mà ra. Đây là một kiểu xe-hơi hạng sang-trọng và đắt tiền do hãng Honda của Nhật-Bản chế-tạo.
Xe Acura xuất-hiện trên thị-trường Hoa-Kỳ vào năm 1986 với model Acura Integra rồi sau đó là Acura Legend. Tuy thế, thời-gian đầu, các loại xe Acura chưa chiếm-lĩnh được thị-trường Hoa-kỳ như hãng Honda mong muốn mặc dù kiểu Acura Legend được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, hãng Honda đã nghiên-cứu toàn diện nên đã tung ra kiểu xe Acura 3.2 TL vào mùa Thu năm 1998 và họ đã thành-công. Số xe bán ra tăng 77% và 2 tháng đầu năm 2000 tăng lên 50%.
Chiếc Acura 3.2 TL đã trở thành loại “xe Accord của hãng Acura” vì số bán đã vượt hẵn các loại xe Volvo S70, Lexus ES 300, Mercedes-Benz C-Class, Audi A-4, Infiniti I-30. Các khách hàng chơi xe sang-trọng nhận thấy rằng hiệu-suất của xe Acura cao, trang-bị đầy-đủ mà giá-cả thì phải-chăng. Với loại xe Acura model TL này, hãng Honda đã lấy lại ưu-thế trên thị-trường sau khi để mất trong thời-gian qua vào tay các loại xe Âu Châu và Lexus. Acura thực sự đối-đầu trực-tiếp với các hãng xe khác trên thương trường trong thời-gian hiện tại.
Sau khi các kiểu Integra, Legend rồi đến 3.2 TL được đưa ra thị-trường, hãng lại tung ra kiểu Acura 3.2 CL và 3.2 CL/S với giàn máy mạnh hơn, lòng xe rộng-rãi, tiện-nghi hơn mà giá lại hạ hơn các loại xe châu Âu. Hãng Acura còn đưa ra thị-trường kiểu SUV tên gọi là MD-X hay SLX, một loại xe vừa như một chiếc xe truck vừa là một chiếc Sedan. Loại xe Acura kiểu CL với 6 máy, trang-bị hệ-thống ABS, traction control, đèn Xenon, túi hơi an-toàn, ghế da, power sunroof, hệ-thống âm-thanh 6 loa Bose. Các kiểu xe model S với 260 mã-lực, giá cao hơn các loại xe Honda Accord, Toyota nhưng nhẹ hơn BMW 3-Series, Mercedes-Benz CLK và Volvo C 70. Xe SUV của Acura được hãng Honda tung ra thị-trường vào tháng 8 năm 2000.
Hai hãng xe Nhật-Bản khác là Lexus (của Toyota) và Infiniti (của Nissan) đưa sản-phẩm của họ vào thị-trường nhắm vào giới chơi xe có nhiều tiền nên họ cung-cấp cho khách-hàng những chiếc xe tuyệt-hảo về phẩm cũng như về lượng. Riêng Acura lại nhắm vào khách-hàng là đại-chúng, khác với quan-điểm của hai hãng trên. Điển-hình là loại xe Acura Integra, nhắm vào giới trẻ tuổi và được lắp tại Hoa-Kỳ nên giá thành thấp hơn và lòng xe rộng-rãi, tiện-nghi hơn trong khi loại xe của 2 hãng kia lắp ráp tại Nhật-Bản. Mục-tiêu của hãng Acura là làm sao cho:
-“Hình-ảnh chiếc Acura vươn lên từ sự hữu-dụng, hiệu-suất cùng giá-trị cao, tiết-kiệm xăng, được giới trẻ ưa chuộng, kỹ-thuật hiện-đại, sự an-toàn và mỹ-thuật mà giá cả vừa phải cho số đông người mua”.
Do đó, các loại xe Acura được đa số khách hàng thuộc mọi giới ưa chuộng.
3. Hình đặc biệt:
Bên giếng rửa chén
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 11.11.2018 đến ngày 17.11.2018.
TẠI SAO CHÚNG TA HỐT LẠI NHỮNG THỨ MÀ DÂN TỘC KHÁC ĐỔ ĐI? (Nguyễn Ngọc Chu)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Chiều Thu
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 04.11.2018 đến ngày 10.11.2018.
GIẢI THÍCH: VỀ VIỆC T.T TRUMP MUỐN BÃI BỎ QUYỀN HƯỞNG QUỐC TỊCH MỸ THEO NƠI SINH
2. Kiến thức phổ thông: MỘT VỤ ÁN Y KHOA: CON KHÔNG CÓ DNA CỦA MẸ
Trong các thử nghiệm DNA xác định con ruột của bố mẹ, các nhà khoa học đã phát hiện trường hợp đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ, mà chúng mang một DNA khác. Người mẹ trẻ ở tiểu bang Washington, Mỹ đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau, vì theo xét nghiệm nó không phải là con ruột cô.
"Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?"
Lydia Fairchild, 26 tuổi, sinh nở ba lần. Sau khi sinh đứa thứ ba, cô bị thất nghiệp. Do không đủ điều kiện kinh tế nuôi ba con một mình, Lydia phải viết đơn xin trợ cấp hàng tháng của chính phủ tại địa phương cư trú, tiểu bang Washington. Mọi người trong gia đình cô đều được triệu tập tới Sở Dịch vụ xã hội để chứng minh một số thông tin có liên quan.
Ban đầu, Fairchild nghĩ đó đơn giản là một cuộc triệu tập như thường lệ với một nhân viên xã hội. Nhưng cô không ngờ bị thẩm vấn nghiêm khắc giống như một nghi can tội phạm. Cô chết điếng khi toà tuyên bố bạn trai cô là bố bọn trẻ. Còn cô, người đã sinh ra chúng lại không phải là mẹ, vì DNA của cô không trùng hợp với chúng.
Lydia Fairchild sẽ còn nhớ mãi cái ngày hôm ấy. Nhân viên tòa án gọi cô đến hỏi một cách đầy ngờ vực: “Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?” Ngạc nhiên, Lydia trả lời,: "chúng là con tôi mà, sao lại có chuyện âm mưu gì ở đây?”. Người đó đáp lại lạnh lùng: “Chúng không phải là con cô. Chúng tôi đã xét nghiệm DNA. DNA của cô và bọn trẻ không giống nhau”.
Từ tòa án trở về, Lydia tưởng như sắp phát điên. Rõ ràng cô là mẹ của ba đứa trẻ. Cô đã mang thai và sinh nở bình thường. Tất cả những người thân trong gia đình, hàng xóm và bác sĩ ở nhà hộ sinh đều biết. Thậm chí, mẫu DNA bố của bọn trẻ cũng phù hợp với DNA của cả ba đứa. Nhưng tất cả những cái đó đều vô nghĩa trước tòa. Lý thuyết y học đã khẳng định DNA của mẹ và con phải tương đồng. 100% trường hợp đều như vậy. Ngược lại chỉ có thể là giả mạo.
Nghi ngờ xét nghiệm của tòa có sai sót, Lydia xin thực hiện lại xét nghiệm ở một số phòng thí nghiệm độc lập do chính cô lựa chọn. Kết quả vẫn y nguyên, không có chút sai sót nào. Cô, người sinh ra chúng lại không phải là mẹ. Mặc dù, cả ba đứa trẻ đều khăng khăng khẳng định mẹ chúng chính là Lydia Fairchild - người đang đứng trước mặt chúng.
Xem tiếp, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=7252
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 28.10.2018 đến ngày 03.11.2018.
HOA KỲ VÀ THẾ TRẬN CỜ VÂY ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG (BBC Tiếng Việt)
2. Nhạc Thu: MẤY ĐỘ THU VỀ
Sáng tác: Minh Kỳ & Hoài Linh - Ca sĩ: Lê Uyên
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 21.10.2018 đến ngày 27.10.2018.
LIỆU TRUNG CỘNG CÓ DÁM BÁN THÁO TRÁI PHIẾU MỸ KHÔNG?
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Biểu đồ theo cái chai rượu của bợm nhậu
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 14.10.2018 đến ngày 20.10.2018.
BÌNH LUẬN XÃ HỘI: MỘT SỐ NGƯỜI Ở HOA KỲ MUỐN ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG NHƯ LIÊN XÔ (Hoàn Cầu thời báo, Global Times)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 07.10.2018 đến ngày 13.10.2018.
BƯỚC TIẾN VƯỢT BẬC: TRUNG CỘNG THEO ĐUỔI ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 30.9.2018 đến ngày 06.10.2018.
TỔNG THỐNG TRUMP ĐÁNG CƯỜI HAY ĐÁNG KHEN? (Mỹ Khánh)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.9.2018 đến ngày 29.9.2018.
ĐƯỢC VIẾT NHẰM BÊU XẤU ÔNG TRUMP, NHƯNG QUYỂN SÁCH CỦA WOODWARD CHO THẤY ĐIỀU NGƯỢC LẠI (Mỹ Khánh)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 16.9.2018 đến ngày 22.9.2018.
TÀI PHIỆT DO THÁI Ở MỸ (Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 09.9.2018 đến ngày 15.9.2018.
LỜI AI ĐIẾU CHO MÔ HÌNH TRUNG CỘNG?
2. Kiến thức phổ thông: HỆ THỐNG PHÓNG PHI CƠ TRÊN H.K.M.H. BẰNG ÁP SUẤT HƠI NƯỚC: (trích)
Nguyên lý hoạt động: Máy phóng giúp việc tăng tốc độ chiếc phi cơ từ 0 lên 270 km/h chỉ trong hai giây. Mỗi HKMH thuộc lớp Nimitz (Nimitz class) của Mỹ được trang bị 4 máy phóng hơi nước, mỗi máy phóng sử dụng hai cụm piston đặt trong xi lanh dài 109 m, nằm ngay bên dưới boong tàu để cung cấp sức đẩy cho hệ thống phóng. Chúng kết nối với máy bay thông qua một "thoi đẩy" nằm trên sàn đáp. Hệ thống này gồm một đường trượt nằm trên đường cất cánh, máy bay được liên kết với một thiết bị tương tự con thoi dệt vải chạy trên đường trượt này. Để chuẩn bị cho phi cơ cất cánh, kỹ thuật viên trên boong hướng dẫn máy bay vào vị trí, một thanh giằng sẽ giữ hệ thống phóng đứng yên, sau đó nối thanh kéo trên càng trước của máy bay với thoi đẩy của máy phóng. Một thanh neo phía sau càng được lắp vào máy phóng để giữ chặt phi cơ, không cho nó tự lao đi. Một tấm đổi hướng luồng khí xả phía sau máy bay được nâng lên, nhằm bảo vệ người và thiết bị xung quanh khỏi bị tổn thương, hư hại trước luồng khí phản lực rất nóng của hơi nước. Sau khi kiểm soát kỹ thuật mọi việc hoàn tất, sĩ quan điều khiển máy phóng sẽ nạp hơi nước từ lò phản ứng hạt nhân vào xi lanh. Các piston được khóa cố định để gia tăng áp suất, sẵn sàng xả hơi đi khi có lệnh. Áp suất hơi nước xả ra phải được tính toán kỹ riêng cho từng loại máy bay, bởi nếu áp suất nhỏ thì lực phóng ra không đủ để tăng tốc độ cất cánh, phi cơ có thể rơi xuống biển nhưng nếu quá lớn có thể khiến càng phi cơ bị gãy.
Khi áp suất hơi nước trong xi lanh vừa đúng mức, phi công sẽ bật cần tăng lực của máy bay và chờ cho tới khi động cơ đạt lực đẩy tối đa. Vào ban ngày, phi công ra hiệu sẵn sàng cất cánh cho toán hỗ trợ bằng động tác chào điều lệnh bằng tay. Theo tài liệu huấn luyện của hải quân Mỹ, phi công đặt tay phải lên vị trí cố định mà không được nắm cần lái cho tới khi máy bay rời boong tàu. Sở dĩ có lệnh nầy bởi việc tăng tốc đột ngột bằng máy phóng sẽ tạo cảm giác sai lệch khiến phi công đẩy cần lái tới phía trước theo bản năng, làm sẽ máy bay đâm xuống biển. Khi nhận hiệu lệnh sẵn sàng từ phi công và các kỹ thuật viên, sĩ quan điều khiển máy phóng mở khóa piston, áp lực hơi nước đẩy cụm piston và máy bay chạy dọc theo khe rảnh của đường băng đã được thiết kế cho máy phóng chạy tới. Trong vòng từ 2 đến 4 giây trên đường chạy, với vận tốc do hệ thống phóng cung cấp tạo gia tốc rất lớn cùng với công năng do động cơ máy bay hoạt động tối đa tiếp sức, máy bay cất cánh khỏi tàu. Trên HKMH của Nga, gia tốc cất cánh được tạo ra một phần nhờ động năng do động cơ máy bay tạo ra và lực nâng tại dốc phóng (ở mũi phi đạo, vì vậy ta thấy HKMH của Nga có “mũi lõ” là vậy). Nếu bất hạnh gặp trở ngại hoặc không đủ lực đẩy, phi công phải lập tức ấn nút cho ghế bay ra để rời máy bay, thoát hiểm. Nếu phi cơ không có ghế phóng (như E-2 Hawkeye hoặc C-2 Greyhound…), phi công phải điều khiển máy bay đáp xuống mặt biển rồi mới thoát ra ngoài. Tưởng cũng cần biết sơ về biên niên sử của máy phóng phi cơ trên HKMH. Tháng 7-1912, Theodore Gordon Ellyson là phi công đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ cất cánh bằng hệ thống phóng máy bay hoạt động bằng khí nén tại căn cứ Santee, tiểu bang Maryland. Dù cuộc cất cánh không thành công, máy bay rời khỏi mặt đất và bị gió đẩy lật rơi xuống nước nhưng hải quân Mỹ không bỏ cuộc. Đến tháng 11 cùng năm, chính Ellyson lại thực hiện thành công vụ phóng máy bay đầu tiên trong lịch sử, từ một xà lan chở than đứng yên. Đến năm 1915, phi công H. C. Mustin thực hiện thành công cuộc cất cánh từ một chiếc tàu đang di chuyển. (Hết trích)
Xem toàn bài, click vào đây:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 02.9.2018 đến ngày 08.9.2018.
NHÀ CLINTON THAO TÚNG SỞ MẬT VỤ, ĐƯA TƯỚNG LÃNH TRUNG CỘNG VÀO BẠCH CUNG. (Mỹ Khánh)
2. Kiến thức phổ thông: PHI CƠ HẠ CÁNH XUỐNG HÀNG KHÔNG MẪU HẠM
Nếu so với cất cánh, việc hạ cánh xuống HKMH khó khăn và nguy hiểm gấp bội. Đây là một trong những hành động phức tạp, nguy hiểm và căng thẳng tinh thần đối với phi công, nhất là hạ cánh vào ban đêm trong thời tiết mưa gió vì HKMH là một thực thể chuyển động và có không gian hẹp hơn. Trên biển, việc xác định khoảng cách và vị trí hạ cánh trên HKMH rất khó khăn, không chính xác. Ngoài ra, mặt boong tàu luôn dao động do tác động của sóng biển nên phi công rất khó xác định vị trí đáp và khi đáp, máy bay dễ bị trượt xuống biển. Để giảm tốc độ của máy bay, phi cơ phải dùng kỹ thuật bắt cáp (arrested landing). Phía dưới thân hoặc đuôi của phi cơ được trang bị một cái móc hãm. Trên đường băng đáp được thiết kế nhiều dây cáp đặt song song nhau, nằm ngang với phi đạo, được giữ bằng 2 cái móc ở 2 đầu. Khi bánh phi cơ chạm boong tàu và chạy một quãng ngắn, cái móc hãm trên phi cơ sẽ móc vào dây để giữ máy bay lại tức thì. Các dây cáp này sẽ triệt tiêu gần như ngay lập tức tốc độ của máy bay để chúng đậu lại trên boong. Khi hạ cánh trên đất liền, máy bay sẽ giảm tốc bằng cách triệt tiêu công năng của động cơ và nhờ vào sức cản của gió ở cánh động cơ, còn trên HKMH nhờ vào các móc hãm.
Mục tiêu của phi công khi hạ cánh là làm sao để móc hãm "bắt" được 1 trong các cáp hãm đà ở đường băng. Mỗi sợi cáp được làm từ các bó thép cứng, bền, hai đầu được nối với xi lanh thủy lực bên dưới boong tàu. Khi móc hãm của máy bay bắt trúng sợi dây, hệ thống thủy lực sẽ được kích hoạt để hấp thụ năng lượng từ máy bay một cách từ từ, tránh việc khựng quá gấp làm hư hại khung phi cơ. Mỗi sợi cáp có thể hãm một phi cơ nặng 24,5 tấn từ 240 xuống 0 km/h trong quãng đường 96m. Phi công thường nhắm vào sợi dây thứ ba, vì đây được coi là sợi cáp có hiệu quả và mức độ an toàn cao nhất khi hạ cánh. Họ tránh dây cáp hãm đà đầu tiên do nó quá gần với mép đường băng, dẫn tới nguy cơ đâm vào đuôi tàu khi hạ cánh. Nếu móc trúng sợi cáp thứ 2 và thứ 4 thì cũng tốt, nhưng nếu phi công muốn thăng tiến, họ phải cố gắng móc trúng sợi cáp thứ ba một cách đều đặn. Để làm được vậy, phi công phải điều khiển máy bay xuống “tiếp” boong tàu ở góc độ chính xác. Phi cơ bay quanh HKMH để chờ tới lượt hạ cánh theo lệnh của pháo tháp chỉ huy, tương tự như trạm không lưu trên bộ. Thứ tự đáp xuống được quyết định bởi tình trạng kỹ thuật của phi cơ, như: lượng nhiên liệu còn lại, tình trạng sức khỏe của phi hành đoàn, mức độ hư hại trong chiến đấu v.v... Khi lướt đến HKMH, phi công đang bay vào một trong những môi trường phức tạp nhất, với vùng điện từ trường gây nguy cơ thiệt mạng cao nhất; diện tích hạ cánh hẹp; bãi đáp đang chuyển động, với đầy chướng ngại vật, gió biển lại quật liên tục. Sau khi phi công báo hạ cánh, hệ thống không lưu HKMH sẽ cho biết có thể hạ hay tiếp tục bay chờ. Các dữ liệu về thời tiết và điều kiện trên boong được cung cấp cho phi công. Khi chuẩn bị hạ cánh, phi công còn phải dựa vào “sĩ quan tín hiệu hạ cánh” (landing signal officer-LSO). Trong cùng thời gian, giám sát trưởng (air boss) ngồi trên tháp không lưu (Pri-Fly) cũng theo dõi mọi diễn biến. Tiến trình hạ cánh như vậy (được gọi là recovery) phải được tuân thủ nghiêm ngặt và gần như không thay đổi.
Khi phi cơ được lệnh đáp, LSO sẽ dẫn đường cho máy bay thông qua liên lạc vô tuyến. LSO là một phi công hải quân được huấn luyện đặc biệt để giúp cho "sự phục hồi an toàn và nhanh chóng" của máy bay trên HKMH. Ngày trước, LSO sử dụng các tín hiệu bằng tay, từ khi giới thiệu các hệ thống hạ cánh quang học vào những năm 1950, LSO hỗ trợ phi công bằng cách cung cấp thông tin qua thiết bị cầm tay vô tuyến. Nếu phi cơ lệch hướng, LSO sẽ ra lệnh hiệu chỉnh đường bay hoặc yêu cầu hủy hạ cánh. Ngoài LSO, phi công có thể dựa vào “Hệ thống Hỗ trợ Hạ cánh bằng Ống kính Fresnel” (Fresnel Lens Optical Landing System, FLOLS). Hệ thống FLOLS gồm một loạt đèn hiệu và ống kính đặt trên nền cố định bằng con quay hồi chuyển, sẽ tạo những chùm sáng hẹp với màu sắc khác nhau, được chĩa về đuôi tàu ở các góc độ riêng biệt, nhằm giúp phi công xác-định vị trí và góc tương-đối với HKMH. Nếu phi cơ tiến đến phi trình đúng hướng, phi công sẽ thấy một đèn màu vàng nằm cùng với dãy đèn xanh. Nếu đèn vàng nằm trên dãy đèn xanh, góc tiến đến HKMH là quá cao. Trường hợp chỉ thấy đèn đỏ, máy bay đang tiến đến HKMH ở góc quá thấp và có nguy cơ đâm vào đuôi HKMH. Khi nhận được các tín hiệu nầy, phi công sẽ biết mình đang bay với góc độ nào để điều chỉnh lại hay giữ hướng bay đã đúng để chuẩn bị đáp.
Sự khác biệt lớn nhất khi hạ cánh, đó là khi hạ cánh trên đất liền, phi công sẽ giảm tốc máy bay cho đến khi nó ngừng hẳn, còn trên HKMH, ngay khi máy bay chạm sàn đáp, phi công phải tăng lực đẩy động cơ đến mức tối đa để đề phòng trường hợp nếu dây cáp hãm máy bay bị đứt hoặc móc hãm không móc được vào dây cáp, phi cơ vẫn đủ gia tốc để tiếp tục cất cánh lập tức trở lại và sẽ hạ cánh lần tiếp theo. Đường hạ cánh thường được đặt lệch 14 độ so với chiều dọc thân tàu nhằm chuẩn bị sẵn cho trường hợp này. Chính vì việc hạ cánh trên HKMH rất khó trong đêm tối, các phi công phải có khả năng thực sự, kinh nghiệm “đầy mình” nên họ được đặt cho biệt danh “cú vọ” (owl). Một bản báo cáo đăng trên tờ Los Angeles Times năm 1991, viết rằng “nhiệm vụ hạ cánh trên tàu sân bay vào ban đêm khiến các phi công lo sợ hơn cả khi chiến đấu”. Cho đến ngày nay, mặc dù công nghệ đã phát triển và các phi công đã có nhiều cơ hội cọ xát, thực hành hơn nhưng nguy hiểm vẫn luôn tiềm tàng. Khi bất trắc xảy ra, phi công chỉ còn biết tin tưởng vào chiếc ghế phóng và sự may mắn. Tuy gian nguy như thế nhưng có không biết bao nhiêu chàng trai ước mơ được "làm chủ" con chim sắt để được tung mây lướt gió. Và nếu có cơ hội, được "níu áo Hằng Nga, ngồi bên dãi Ngân hà, giờ sống giữa lưng trời, đôi khi nhớ chuyện đời mỉm cười thôi" để nhớ về "Giai nhân hỡi khóe mắt em u hoài, theo tìm trong chuyến bay" mà hai nhạc sĩ Song Ngọc và Hoài Linh đã dùng lời ca tiếng nhạc để chuyển gởi tâm tình của những chàng trai không quân của Quân Lực Cộng Hòa đến "nhân thế" thì trên đời còn gì thú vị hơn! Và sau khi hoàn thành mỗi phi vụ, ngoài niềm vui còn là niềm tự hào vô biên của người phi công vậy! (Những chữ in nghiêng là lời của bài ca "Một chuyến bay đêm" của Song Ngọc & Hoài Linh)
Trở lại đề tài, nếu như khi cất cánh, các máy bay được “động cơ thủy lực” hay “Hệ thống phóng điện từ” đẩy vọt lên trời, thì lúc hạ, việc dừng nó lại phải dựa vào các dây cáp hãm đón bắt. Khi hạ cánh, phi công phải điều khiển để móc vào 1 trong 4 sợi dây theo căng ngang, cách nhau hơn 6m. Mỗi máy bay khi hạ cánh có tốc độ 241 km/h và dừng hẳn trong khoảng cách 97,5 m. Ngày nay, Hải quân Mỹ đã thiết trí trên HKMH của họ nhiều khí tài tân tiến. Đô đốc Phil Davidson cho biết: “Ngày hôm nay, HKMH USS Gerald Ford đã đi vào lịch sử khi tiếp nhận thành công các chiến đấu cơ cánh cứng cất và hạ cánh xuống tàu này sử dụng hệ thống EMALS và AAG”. EMALS là hệ thống phóng phi cơ lên đã nói ở trên. Còn AAG (Advanced Arresting Gear, thiết bị bắt giữ nâng cao) là một loại thiết bị bắt giữ hiện được sáng chế bởi hãng General Atomics cho các HKMH lớp Gerald R. Ford (USS Gerald Ford class). Nó sẽ thay thế thiết bị bắt thủy lực (hydraulic arresting gear) MK 7 đang được sử dụng trên 10 HKMH lớp Nimitz hiện tại. AAG được thiết kế cho một loạt các máy bay, bao gồm cả UAV, giảm nhân lực và bảo trì (reducing manpower and maintenance). Động cơ quay sử dụng turbine nước hấp thụ năng lượng đơn giản (hoặc dây nối, twisters) cùng với động cơ cảm ứng lớn, cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn các lực bắt giữ. Hệ thống bánh răng tân tiến, là một hệ thống tích hợp (integrated system), modular gồm các thiết bị hấp thụ năng lượng (energy absorbers), thiết bị điều khiển công suất (power conditioning equipment) và điều khiển kỹ thuật số, được thiết kế như thiết bị bắt giữ (the follow-on) theo Mark-7. Hải quân hiện đang sử dụng thiết kế Mk-7 Mod 3 và Mk-7 Mod 4 trên tất cả các HKMH lớp Nimitz. Hệ thống AAG được sử dụng để giúp chiến đấu cơ hạ tốc nhanh chóng khi hạ cánh.
(Hết trích)
Xem toàn bài, click vào đây.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 26.8.2018 đến ngày 01.9.2018.
PHẢI CHĂNG GIỜ LÀ LÚC MỸ CẦN CHỐNG LẠI SỰ NỔI DẬY CỦA TRUNG CỘNG TẠI BIỂN ĐÔNG.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 19.8.2018 đến ngày 25.8.2018.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 12.8.2018 đến ngày 18.8.2018.
NHẬN ĐỊNH CỦA TS CAO THIỆN VĂN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - HOA
2. Kiến thức phổ thông: CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Trích)
Dưới đây là bài dịch bản báo cáo (report) của RAND Coprporation, là một tài liệu tư vấn cho chính phủ Mỹ và các giới chức liên quan đến các vấn đề về chiến tranh, quốc phòng v.v... đề cập đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Cộng. Dĩ nhiên đây chỉ là một văn bản mở (open), chắc chắn đã có các báo cáo kín, mật, tối quan trọng, v.v... khác không phổ biến liên quan đến cùng chủ đề nầy, dành riêng cho các cơ quan liên đới trách nhiệm trong chính phủ Mỹ. Trong báo cáo nầy, các vấn đề đưa ra có thể phía Tàu Cộng thu thập được một cách dễ dàng vì RAND cho là không cần thiết dấu kín nhưng chừng đó tin tức cũng đủ cho thấy tầm mức quan trọng nếu một cuộc chiến thực sự diễn ra với bao tình tiết mà tổ chức nầy xét đến, rất đáng cho chúng ta xem qua cho biết.
(Trích)
4 trường hợp phân tích
Con đường chiến tranh có thể được xác định chủ yếu bởi 2 biến số: cường độ (từ nhẹ đến ác liệt) và thời lượng (từ vài ngày đến một năm trở lên). Do vậy, chúng tôi sẽ phân tích 4 trường hợp: ngắn và ác liệt, dài và ác liệt, ngắn và cường độ nhẹ, dài và cường độ nhẹ. Yếu tố chính quyết định cường độ là liệu có hay không, ngay từ đầu, việc các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ và Trung Cộng cho phép hay không cho phép quân đội của mình thực hiện kế hoạch tấn công các lực lượng đối phương một cách không do dự. Yếu tố chính quyết định thời lượng, do cả hai cường quốc đều có đủ điều kiện vật chất để chiến đấu lâu dài, là liệu có hay không và khi nào thì ít nhất một bên sẽ không còn ý chí chiến đấu hay sẽ cho rằng việc duy trì cuộc chiến sẽ là phản tác dụng.
Các tác giả phân loại các ảnh hưởng của từng trường hợp ra thành ảnh hưởng quân sự, ảnh hưởng kinh tế, ảnh hưởng chính trị trong nước và ảnh hưởng quốc tế. Các thiệt hại quân sự bao gồm thiệt hại về máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, thiết bị phóng hỏa tiễn và các phụ kiện đi kèm, và các hệ thống C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám), những thứ ngày càng dễ bị ảnh hưởng trong chiến tranh mạng và chiến tranh chống vệ tinh (ASAT). Các phí tổn kinh tế bao gồm sự cắt giảm hoạt động thương mại, tiêu dùng và thu nhập từ đầu tư nước ngoài. (Sự gián đoạn các nguồn cung cấp năng lượng xảy ra do ảnh hưởng của sự cắt giảm hoạt động thương mại). Nếu chiến tranh mạng leo thang từ lĩnh vực quân đội sang lĩnh vực dân sự và lan sang cơ sở hạ tầng thông tin then chốt thì hoạt động kinh tế có thể bị gián đoạn hơn nữa. Các ảnh hưởng chính trị trong nước có thể bao gồm từ việc cản trở chính sách chiến tranh đến việc gây nguy hại cho sự ổn định trong nước. Các phản ứng quốc tế có thể mang tính chất hỗ trợ, chống đối hoặc gây bất ổn.
Tốc độ hiện thời của các tiến bộ trong công nghệ quân sự, đặc biệt là ở năng lực A2/AD của Trung Cộng và năng lực chiến tranh mạng và ASAT của cả hai bên hàm ý một triển vọng thay đổi lớn trong thập niên tới, điều khiến cho việc xem xét các trường hợp năm 2025 khác với các trường hợp năm 2015. Các điều kiện kinh tế cũng thay đổi từ nay đến năm 2025 – với nền kinh tế Trung Cộng có khả năng vượt nền kinh tế Mỹ, đầu tư nước ngoài của Trung Cộng gia tăng và nền kinh tế hai nước phụ thuộc vào sự kết nối máy tính nhiều hơn bao giờ hết – cho dù không đủ để thay đổi về chất ảnh hưởng kinh tế của một cuộc chiến tranh. Việc cố gắng xác định những ảnh hưởng chính trị trong nước và ảnh hưởng quốc tế của chiến tranh trong vòng một thập kỷ kể từ nay trở đi sẽ mang tính suy đoán hơn nhiều. Vì vậy, năm 2025 được phân tích một cách khác biệt so với năm 2015 chỉ trong lĩnh vực quân sự.
Bốn trường hợp và những phát hiện mang tính chỉ báo về những thiệt hại, chi phí và các ảnh hưởng khác được trình bày dưới đây:
+ Ngắn, ác liệt: Nếu các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ hoặc Trung Cộng cho phép các chỉ huy quân đội của mình tiến hành các kế hoạch tấn công dữ dội vào các lực lượng đối phương thì một cuộc chiến vô cùng ác liệt sẽ bùng nổ. Kể từ năm 2015, những thiệt hại của Mỹ về lực lượng không quân và hải quân trên biển, bao gồm các tàu sân bay và căn cứ không quân trong khu vực bị vô hiệu hóa, có thể là đáng kể, nhưng những thiệt hại của Trung Cộng, bao gồm thiệt hại về các hệ thống A2/AD có căn cứ trong nước, còn lớn hơn nhiều. Trong vòng vài ngày, điều hiển nhiên đối với cả hai bên là sự cách biệt về thiệt hại có lợi cho Mỹ sẽ gia tăng nếu chiến tranh tiếp diễn. Tuy nhiên, đến năm 2025, thiệt hại của Mỹ sẽ tăng lên do năng lực A2/AD của Trung Cộng gia tăng. Kết quả là, điều này có thể hạn chế thiệt hại của Trung Cộng, mặc dù thiệt hại của Trung Cộng vẫn lớn hơn thiệt hại của Mỹ. Khi đó không rõ việc tiếp tục cuộc chiến liệu có đem lại chiến thắng cho một trong hai bên hay không. Xét về mặt kinh tế, ngay cả một cuộc chiến tranh ngắn, ác liệt cũng sẽ tạo nên một cú sốc đối với hoạt động thương mại toàn cầu của Trung Cộng, mà phần lớn sẽ phải quá cảnh ở vùng chiến Tây Thái Bình Dương, trong khi thiệt hại về kinh tế của Mỹ đa phần sẽ giới hạn ở các hoạt động thương mại song phương với Trung Cộng. Phản ứng quốc tế và chính trị trong nước có ảnh hưởng rất nhỏ.
+ Dài, ác liệt: Kể từ năm 2015, chiến tranh ác liệt càng kéo dài, kết quả và triển vọng đối với Trung Cộng càng tồi tệ. Tuy nhiên, đến năm 2025, các kết quả không mang tính quyết định từ đầu cuộc chiến có thể thúc đẩy hai bên chiến tranh bất chấp thiệt hại nặng nề phải gánh chịu và vẫn còn có thể xảy ra. Mặc dù triển vọng chiến thắng của quân đội Mỹ khi đó sẽ xấu hơn bây giờ, nhưng điều này không nhất thiết hàm ý Trung Cộng chiến thắng. Khi chiến tranh tiếp diễn, phần lớn khu vực Tây Thái Bình Dương, từ biển Hoàng Hải đến biển Nam Trung Hoa, có thể trở nên nguy hiểm đối với giao thông thương mại bằng đường biển và đường hàng không. Hoạt động thương mại bị giảm đột ngột, bao gồm các nguồn cung cấp năng lượng, có thể gây tổn hại đến nền kinh tế Trung Cộng một cách trầm trọng và không tương ứng. Xung đột càng kéo dài và gay gắt, khả năng lôi kéo sự tham gia của các nước khác, đặc biệt là các đồng minh của Mỹ trong khu vực – quan trọng nhất là Nhật Bản, càng cao.
+ Ngắn, cường độ nhẹ: Do triển vọng giành thắng lợi quân sự một cách nhanh chóng là không chắc chắn, nguy cơ mất quyền kiểm soát và bóng ma thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo của cả Trung Cộng và Mỹ – vì điều này sẽ đòi hỏi cả hai bên – có thể từ chối cho phép tiến hành các cuộc tấn công dốc sức toàn lực vào lực lượng đối phương. Điều có thể xảy ra sau đó là giao chiến được hạn chế một cách chặt chẽ, ở cấp thấp, không thường xuyên và không mang lại kết quả rõ ràng, với thiệt hại quân sự tối thiểu. Giả dụ các nhà lãnh đạo của cả hai nước có ý sẵn sàng và có đủ quyền chính trị để thỏa hiệp, một cuộc xung đột như vậy có thể được chấm dứt trước khi nó gây ra tổn thất kinh tế hay những chấn động chính trị trong nước và quốc tế nghiêm trọng.
+ Dài, cường độ nhẹ: Với tình trạng giao chiến được hạn chế và thiệt hại ở mức có thể chịu được, hai bên có thể cố gắng tránh các phí tốn chính trị của sự thỏa hiệp bằng cách duy trì một cuộc xung đột cấp độ thấp. Vì không bên nào chiếm ưu thế về mặt quân sự nên tình trạng này có thể tiếp diễn trong một khoảng thời gian. Trong khi đó, ngay cả với tình trạng giao chiến được hạn chế, các thiệt hại kinh tế sẽ gia tăng, đặc biệt là đối với Trung Cộng. Theo thời gian, các phản ứng chính trị trong nước và quốc tế sẽ mạnh lên, mặc dù theo hệ quả ít mạnh hơn so với trường hợp chiến tranh kéo dài, ác liệt.
Những trường hợp này cho thấy năng lực đối kháng quân sự thông thường tiên tiến của cả Mỹ và Trung Cộng có thể gây ra những thiệt hại quân sự nghiêm trọng ngay từ đầu và trong suốt những hành động thù địch không bị kiềm chế (dù là phi hạt nhân). Một khi quân đội của một trong hai nước được phép mở màn các cuộc tấn công, khả năng cả hai bên kiểm soát xung đột sẽ giảm một cách đáng kể. Mỗi bên có thể coi việc tấn công phủ đầu vào lực lượng đối phương là cách để giành lợi thế lớn ngay từ đầu và bền vững nhằm tránh thiệt hại và vì thế mà có khả năng thắng thế; điều này nhấn mạnh tính chất không ổn định gắn liền với năng lực đối kháng nhau thông thường và quan niệm về tiến hành chiến tranh.
Đến năm 2025, các hệ thống A2/AD của Trung Cộng được tăng cường sẽ rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thiệt hại quân sự giữa Trung Cộng và Mỹ: thiệt hại của Trung Cộng vẫn sẽ rất nặng nề; thiệt hại của Mỹ dù ít hơn của Trung Cộng, có thể nặng nề hơn là trong một cuộc chiến vào năm 2015. Cho dù khả năng quân đội Mỹ giành chiến thắng là ít đi nhưng khả năng Trung Cộng giành chiến thắng vẫn còn khó nắm bắt. Vì hai bên có thể tiếp tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề, nên có khả năng không bên nào sẵn sàng chấp nhận thất bại. Trong lịch sử chưa có trường hợp nào cho thấy chiến sự gây tàn phá nhưng bế tắc lại khiến các bên tham chiến phải chấp nhận dừng lại. Một cuộc chiến không mang lại kết quả rõ ràng về mặt quân sự, kéo dài và ác liệt sẽ làm suy yếu và khiến cả hai cường quốc dễ gặp nguy hiểm trước những mối đe dọa khác. (Hết trích)
(Xem thêm toàn bản báo cáo nầy, click vào đây)
3. Hình đặc biệt:
Dẫn đầu
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 05.8.2018 đến ngày 11.8.2018.
TẠI SAO NGƯỜI MỸ DA ĐEN ĐANG TỪ BỎ ĐẢNG DÂN CHỦ? (Việt Anh)
2. Kiến thức phổ thông: NHỮNG THIÊN KIẾN TỒI TỆ CỦA TRUYỀN THÔNG MỸ. (Lê Chánh Thiêm).
Sau cuộc tuyển cử vào cuối năm 2016, hầu hết các hãng truyền thông Mỹ thực thì "đệ tứ quyền" của họ bằng những hành động sai lầm to lớn, gây nguy hại không những cho chính quyền Mỹ mà tạo nên một nước Mỹ chia rẽ ngày càng tồi tệ. Họ đã dùng những phương tiện của mình để khích động chia rẽ, gây hần thù, gây bạo động, làm cho người dân không biết đâu là sự thật. Ta hãy điểm sơ qua vài chi tiết liên quan đến việc làm sai trái của truyền thông Mỹ.
- CNN (Cable News Network, Mạng tin tức giây cáp), là một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất của Mỹ, là công cụ truyền thông của đảng Dân Chủ Mỹ, cùng với đám "truyền thông thổ tả", sau thất bại trong cuộc đầu phiếu năm 2016, bây giờ trở thành nhóm "loạn thần kinh thiên tả thua cuộc" (The Hysteria of The Liberal Loser), chuyên tung những tin tức sai lạc, vì thế uy tín bị sau giảm tột cùng. Ba chữ CNN bị gọi là "Chicken Noodle Network" (Mạng tin mì gà), mà là "con gà nuốt giây thun"! Sau mấy tháng "thấm đòn" của thảm bại trong cuộc tuyển cử 2016, CNN trở nên điên loạn, họ càng tung tin "2 T's" (thất thiệt) nhiều hơn, ra lệnh cho nhân viên phổ biến toàn tin sai lạc, không cần kiểm chứng.
Mới đây, với cung cách làm đưa tin cẩu thả đó, khi bị "dư luận" phản đối, CNN bèn sa thải 3 nhân viên, đem họ ra làm những "con dê tế thần" để xoa dịu phẫn nộ của dư luận. Vì thế, CNN bây giờ lại biến thành FNN (Fake News Network: Mạng tin tức giả mạo). Đáng đời! Gần đây, theo ông Vũ Linh trong một bài viết đăng trên Việt Báo, một người Pháp gọi "xách mé" 3 chữ CNN là "Canard News Network” (Mạng tin vịt, canard: con vịt, tiếng Pháp). Chúng ta biết người Pháp ghét Mỹ vào hạng nhất trong các nước “đồng minh” của Mỹ, nhất là sau khi T.T. Trump rút ra khỏi Hiệp ước Paris về khí hậu, nhưng họ không ưa cái thói làm ăn bất lương của CNN nên họ gọi như vậy.
Tháng 5-2017 vừa qua, nhân sự kiện tròn 100 ngày đầu tiên của ông Trump trong cương vị tổng thống mới nhậm chức, một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy báo chí Mỹ đưa tin rất thiên kiến về nhà lãnh đạo nước Mỹ cho dù đã được dân Mỹ tín nhiệm dồn phiếu là một tổng thống hợp pháp. Nghiên cứu này do Trung tâm Shorenstein chuyên về "Truyền thông, Chính trị và Chính sách công" thuộc Harvard, một trong những đại học danh tiếng vào hạng nhất của Mỹ thực hiện, dựa vào phân tích các tin tức đã phổ biến trên các phương tiện truyền thông tại Mỹ: các báo New York Times, Wall Street Journal, Washington Post,... và các kênh truyền hình lớn như CBS, CNN, Fox và NBC,... Kết quả cho thấy lượng thông tin tiêu cực về ông Trump chiếm tỷ lệ lên đến 80%, con số cao hơn hẳn so với vài cựu tổng thống tiền nhiệm: Barack Obama (41%), George W. Bush (57%) và Bill Clinton (60%).
Thời Obama ít bị họ tung tin sai lạc vì họ được Obama và đảng Dân Chủ "mớm cho những miếng mồi béo bở". Cựu T.T. Bush con, một tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa nên bị thù ghét, thiên kiến… là chuyện phải xảy ra, chẳng có gì đáng nói. Riêng về Bill Clinton, tỷ lệ cao nhất bởi ông ta có quá nhiều bê bối: lạm dụng chức vụ, cản trở công lý, sách nhiễu tình dục, bê bối ngoại tình, lấy Bạch Cung làm "nơi để o mèo", bị nhiều phụ nữ thưa kiện, v.v... Ông ta là tổng thống bị nhiều tai tiếng đến độ bị đưa ra quốc hội luận tội, có nhiều vụ bê bối (scandal) nhất nên đứng đầu là điều không khó hiểu.
“Hoàng đế hảo ngọt” Bill Clinton có công lao to lớn trong việc đóng góp nhiều cái “gate” cho kho tàng chữ nghĩa. Từ ngữ “gate” được tách ra từ chữ Watergate, ra đời sau vụ bê bối chính trị trong thập niên 1970 tại văn phòng của Đảng Dân Chủ Mỹ tại Khách sạn Watergate (ở Washington D.C.) vào ngày 17-6-1972. Gate đặt sau một từ ngữ nào đó, là một hậu tố (tiếp vĩ ngữ, tiếng Anh là postfix hay suffix) tuy rằng nó chưa phải chính thức là một chữ “hình vị” (morpheme: đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa) nếu xét về mặt hình thái học (morphology). Từ ngữ nào có chữ gate sau cùng mang âm hưởng một vụ bê bối, thường là bê bối về chính trị, mang nghĩa xấu. Xin nêu ra vài cái “gate” của Bill Clinton mà thiên hạ thường nhắc đến:
- Nannygate [nanny: người giữ trẻ, vú em]. Nannygate ra đời sau khi Clinton đề cử bà luật sư Zoë Eliot Baird vào chức vụ Tổng Chưởng lý tuy rằng ông ta biết bà ấy và chồng đã vi phạm luật lao động khi thuê hai người định cư bất hợp pháp gốc Peru làm vú em và tài xế cho đứa trẻ. Sau khi bị phản đối, một tháng sau đó (2-1993) Clinton đề cử bà luật sư Kimba Maureen Wood vào chức vụ nầy và lại bị phản đối vì bà nầy cũng đã thuê một người nhập cư không có giấy tờ để trông nom đứa con của mình. Cuối cùng, Clinton chọn công tố viên Janet Wood Reno cho chức vụ Tổng Chưởng lý trong chính phủ của mình. Qua việc nầy cho thấy tính “hảo ngọt" của ông ta, Bill chỉ thích "chị em ta” hơn đàn ông, cho đù là người tài giỏi.
- Scalpgate [scalp: da đầu]. Clinton đã hứng bất tử xài sang công quỹ, trả tiền hậu hĩnh cho việc cắt một kiểu tóc mới, đáng lý không thể dùng tiền thuế của dân để làm đẹp cá nhân như vậy.
- Filegate, Travelgate: Vì muốn “đền ơn đáp nghĩa” cho những người đã ủng hộ mình trong cuộc bầu cử, trong năm 1993 và 1994, Clinton đã chỉ thị cho nhân viên Tòa Bạch Ốc đã sử dụng 700 hồ sơ mật của FBI để làm cơ sở để sa thải một số nhân viên thuộc Travel Office của Bạch Cung hầu đem “người ơn” của mình trám vào các ghế trống nầy. Việc nầy vi phạm luật bảo vệ tính riêng tư, bị dư luận phản đối nên sau đó Clinton đã công nhận mình sai và xin lỗi về chuyện này, đã được gọi là filegate hoặc travelgate. (trích: Hundreds of FBI background files on officials in previous Republican presidential administrations were improperly given in 1993 and 1994 to Craig Livingstone, the director of White House security who was a Hillary Clinton favorite. No illegal activity was ever proven, and Livingstone ultimately resigned...Removing files from Vince Foster's office: Vince Foster was President Clinton's deputy White House counsel and long-time friend of Hillary Clinton. He committed suicide in 1993, and his body was found in a park just across the Potomac River from the White House. Files were also allegedly removed from his White House office before investigators were able to secure it as part of the official probe into his death).
Sau khi mãn nhiệm, vợ chồng Bill & Hillary Clinton dọn ra nhà riêng ở Chappaqua, đã chỉ thị nhân viên khuân các đồ dùng của Tòa Bạch Ốc, từ đồ quý giá đến cả vật dụng ít tiền như sofa, tủ, bàn ghế, đèn…; đưa lên xe vận tải chở về làm của riêng. Bị dư luận phản đối kịch liệt, Hillary “đền” một số tí tiền còm để xoa dịu dư luận sau khi chỉ thị thuộc cấp mang trả lại 19 món đồ rẻ tiền. Cũng cần biết thêm, sau khi Clinton rời Tòa Bạch Ốc, tất cả các máy computer trong Bạch Cung đã bị gỡ chữ W trên các bàn phím (keyboard) để không xử dụng được nếu muốn type tên tổng thống George W. Bush. Nếu không có "lệnh" thượng cấp, không ai dám làm việc nầy vì trong Bạch Cung, đâu đâu cũng có máy ghi hình (camera) giám sát mọi hành động. Quả là hành động đê tiện của Bill Clinton và nhân viên đảng Dân Chủ.
- Whitewatergate: Công ty địa ốc Whitewater đã có rất nhiều hành động phi pháp, vi phạm luật lệ tại Arkansas, nơi Clinton là Thống Đốc, là tổ chức có quan hệ mật thiết về tiền bạc với vợ chồng Clinton. Sau khi vụ nầy ra tới pháp luật, được gọi là Whitewatergate. Điều đáng nói là đám nhân viên thi hành theo lệnh của Bill, Hillary Clinton trong các hoạt động của công ty nầy thì vào… khám lớn, thân bại danh liệt,… nhưng 2 người chủ chốt thì vào… Tòa Bạch Ốc an toàn.
- Monicagate, zippergate, sexgate, sasophonegate, chỉ các bê bối tình dục của Bill Clinton. Dư luận Mỹ và thế giới tốn không biết bao nhiêu thì giờ bàn về những bê bối tình dục của Clinton: ông ta bị hết người đàn bà nầy thưa ra tòa đến người kia kiện tụng, khi ông ta dùng quyền lực để sách nhiễu tình dục với họ. Báo chí dùng những chữ, từ “đơn giản” như sexgate hay “tượng hình” (như zippergate, zipper: dây kéo), hoặc “tượng thanh” như “saxophonegate” cho các bê bối của ông ta. Bill Clinton thích thổi kèn đồng saxophone thì ai cũng biết, tiếng kèn ông ta vang ra từ sân cỏ của Bạch Cung thì ít ai nghe, nhưng khi ông ta đưa “cây kèn” của mình buộc Monica Lewinsky thổi thì thiên hạ khắp thế giới đều biết. Nổi tiếng đến độ chữ Monicagate đã được đưa vào từ điển Encarta World English Dictionary. Không tin ư? Hãy mở ra xem để tin.
Ngoài ra, còn nhiều cái "gate" khác mà không thể nói hết chi tiết, như: Chinagate, PuertoRicogate, pardongate, foundationgate (số tiền công bố sơ sơ của quỹ “vô vụ lợi” (sic) nầy là $455.7 million USD, 2015), cattlegate, Fostergate. Fostergate, đề cập đến việc ông Vincent W. Foster, nhân vật cao cấp trong Bạch Cung, được tìm thấy đã chết ở Công viên Fort Marcy, bên ngoài Washington, DC vào ngày 20-7-1993. Foster, người "bạn" lâu năm của bà Hillary từ thời còn ở "cố hương" Arkansas, tâm đầu ý hợp trên 2 phương diện tình cảm và công việc, được bà Hillary mang theo đến White House, người mà bờ vai của ông ta là nơi bà Hillary tựa vào thổn thức trong đám tang thân phụ bà ta chứ không phải bờ vai của chồng, Bill Clinton. Foster, người biết nhiều bí mật cũng như nắm giữ nhiều tài liệu về cặp vợ chồng nầy, kể cả chuyện “tình cảm” sâu kín, người đã chết một cách khó hiểu cho dù dư luận và pháp luật muốn biết sự thật, qua 6 cuộc điều tra chính thức, đi đến kết luận là tự sát nhưng sự thật chỉ là Lý thuyết Âm mưu (conspiracy theories). Chính phủ Clinton, đảng Dân Chủ, cũng như đám truyền thông thiên tả cố tình ém nhẹm bê bối nầy trước công luận. (Xem lại phần Anh ngữ trong đoạn trích ghi trên đây). Sau ngày bầu cử vào cuối năm 2016, lại có thêm DNCgate nữa (Democratic National Committee, Ủy ban Quốc gia của Dảng Dân Chủ). Sao lắm gate thế!
Không chỉ được dùng ở Mỹ mà "gate" còn “xuất ngoại” nữa. Sau vụ cuốn băng ghi âm Thái tử Charles của Anh quốc và người tình là bà Camilla Parker-Bowles bị rò rỉ, từ ngữ “Camillagate” ra đời. Cựu thủ tướng Anh John Major, trong lần trả lời với John Snow, phóng viên đài truyền hình ITN, nói rằng trong nội các của ông có những “awkward bastard” (những tên đê tiện), thế là chữ “bastardgate” được khai sinh. Khi cựu Bộ trưởng Giáo dục Anh, trong một lần lỡ miệng, đã gọi Giám đốc Sở Giáo dục thành phố Birmingham - người được nhiều người kính trọng - là một “nutter” (thằng điên, ngu), thế là chữ “nuttergate” có mặt trên báo chí. Vì tính phổ quát nầy, tuy có lời kêu gọi chớ nên “lạm dụng” từ ngữ nầy nhưng cánh phóng viên vẫn thích dùng, và vì thế hiện tượng này được ông Michael Quinion, biên tập viên của từ điển Oxford (Anh) gọi đùa là “newspapergate”.
Trở lại vấn đề bản nghiên cứu của trường Đại học Harvard, nếu tính riêng rẻ về từng cơ quan truyền thông một, thì con số chi tiết như sau: 93% tỉ lệ thông tin trên đài CNN về Tổng thống Trump mang tính tiêu cực, ngang với đài NBC (National Broadcasting Company). Đây là 2 hệ thống truyền thông căm thù Donald Trump "thâm căn cố đế", bên "8 lạng" kẻ "nửa cân". Tiếp sau là tờ báo New York Times, con số 87% là những tin thất thiệt. Còn tờ báo Washington Post, con số 83% cho thấy chủ trương của tờ báo nầy, và tờ Wall Street Journal với 70% tin nói về Trump và các hoạt động của chính phủ ông ta đều là những tin thất thiệt. Các cơ quan truyền thông nầy kích động hận thù, tung hỏa mù để hạ uy tín tổng thống và chính quyền của ông ta trước dư luận trong và ngoài nước Mỹ.
Các kết quả được nghiên cứu trên công bố cho thấy "họ cùng một giuộc" với nhau, đánh phá chính quyền dân cử với những tin sai lạc một cách bỉ ổi, nham hiểm. Họ không cần "kiểm chứng" nguồn tin trước khi phổ biến, khác hẳn với nguyên tắc xưa nay: sau khi nhận được bất cứ tin tức nào, nếu muốn phổ biến tin đó, cơ quan truyền thông có trách nhiệm phải kiểm chứng và chỉ phổ biến khi tin đó chính xác.
Ngày nay, cánh "truyền thông thiên tả", còn gọi là "Truyền thông Dân Chủ" (vì phục vụ cho đảng Dân chủ Mỹ), hay "truyền thông thổ tả" (vì tung những tin tức sai lệch thuộc loại "thổ tả"), hay "truyền thông thua cuộc" (vì họ dốc toàn lực để cố đánh bại Donald Trump trong cuộc tuyển cử 2016 nhưng đã thảm bại), hoặc đám "Loạn thần kinh Thiên tả thua cuộc" (The Hysteria of The Liberal Loser), sau khi chính quyền Trump "lấy lại" Tòa Bạch Ốc thì bọn họ đã điên cuồng đánh phá chính phủ mới. Họ cho rằng họ "có quyền" tung bất cứ tin gì, bất kể đúng sai; nếu chính quyền Trump muốn thanh minh đó là tin sai, chính phủ "phải tự đi tìm chi tiết để chứng minh tin tức đó là sai". Đây là lý luận ngược đời, chỉ có đảng Dân Chủ Mỹ và đám nô bộc của họ mới suy diễn tồi tệ như vậy. Đây giống như lý luận của những đảng viên đảng Cộng Việt: khi họ nêu ra dẫn chứng, lý luận gì sai trái ngược đời, nếu ai hỏi họ căn cứ vào đâu, họ sẽ đáp: "đảng nói vậy!".
Với những cung cách làm việc như vậy, chắc chắn sớm muộn gì CNN, NBC (và đám TTDC) cũng sẽ "hui nhị tì". Khi đã bị thính giả, độc giả quay lưng lại với họ, cộng với các phương thức truyền thông hiện đại ngày nay (facebook, twitter, instagram,...), một ngày nào đó họ sẽ bị phá sản, không có cách nào khác hơn phải "bán" các cơ sở đó vì những sai lầm của mình. Tin tôi đi! Thời gian không xa lắm đâu!
Lê Chánh Thiêm.
Tháng 8-2017
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 29.7.2018 đến ngày 04.8.2018.
THƯỢNG ĐỈNH TRUMP - PUTIN: LỊCH SỬ CÓ BAO GIỜ LẶP LẠI? (Ngô Di Lân & Sơ Nguyên)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Maui, Hawaii
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 22.7.2018 đến ngày 28.7.2018.
ÔNG TRUMP CẢNH BÁO ĐÁNH THUẾ NẶNG HÀNG TÀU, KINH TẾ TRUNG CỘNG RA SAO? (Dương Minh)
2. Kiến thức phổ thông: 24/07/1959: “Tranh luận nhà bếp” giữa Nixon và Khrushchev
(Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”).
By History.com
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Mạc Tư Khoa, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.
Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Mạc Tư Khoa vào tháng 07. Ngày 24/07, trước khi triển lãm chính thức mở cửa cho công chúng Mạc Tư Khoa, Phó Tổng thống Nixon đã đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên cho chuyến thăm của Khrushchev. Khi Nixon dẫn Khrushchev đi thăm triển lãm, tính khí nóng nảy nổi tiếng của nhà lãnh đạo Liên Xô bắt đầu bùng phát. Trong khi Nixon nói về những chiếc ti vi màu mới của Mỹ, Khrushchev lại tấn công vào Nghị quyết về Các Dân tộc bị Giam cầm (Captive Nations Resolution) vừa được Quốc hội Mỹ thông qua vài ngày trước đó. Nghị quyết này lên án sự kiểm soát của Liên Xô đối với các dân tộc “bị giam giữ” ở Đông Âu, và yêu cầu tất cả người Mỹ cầu nguyện để họ sớm được giải thoát. Sau khi bác bỏ nghị quyết, Khrushchev lên tiếng chế giễu các công nghệ của Mỹ đang được trưng bày, tuyên bố rằng Liên Xô cũng sẽ có cùng một loại tiện ích và thiết bị chỉ trong vòng vài năm tới. Chưa từng là người sợ hãi hay né tránh việc tranh luận, Nixon khiêu khích Khrushchev bằng cách nói rằng nhà lãnh đạo Liên Xô “đừng sợ các ý tưởng. [Bởi] Rốt cuộc thì, ông chẳng biết hết được mọi thứ đâu.” Khrushchev phản pháo: “Ông cũng chẳng biết gì về chủ nghĩa cộng sản – chỉ trừ nỗi sợ cộng sản mà thôi.”
Với một nhóm nhỏ phóng viên và nhiếp ảnh gia đi cùng, Nixon và Khrushchev tiếp tục tranh luận trong căn bếp của một ngôi nhà mẫu được dựng tại triển lãm. Hai người bắt đầu lớn tiếng và chỉ tay vào nhau. Nixon cho rằng việc Khrushchev liên tục đe dọa sử dụng hỏa tiễn hạt nhân có thể dẫn đến chiến tranh, và thậm chí còn mắng nhà lãnh đạo Liên Xô vì liên tục ngắt lời khi ông đang nói. Cho rằng những lời đó là những lời đe dọa, Khrushchev liền cảnh báo về “những hậu quả rất xấu.” Nhưng có lẽ ông cũng cảm thấy rằng cả hai đã đi quá xa, nhà lãnh đạo Liên Xô sau đó lưu ý rằng ông chỉ đơn giản mong muốn “hòa bình với tất cả các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ”. Còn Nixon khá ngượng ngùng nói rằng mình đã không “là một hướng dẫn viên tốt.”
“Tranh luận nhà bếp” trở thành tin tức sốt dẻo trên trang nhất của các tờ báo Mỹ ngay ngày hôm sau. Vậy là trong một căn bếp “hiện đại”, lớp áo ngoại giao đã bị lột bỏ khi Mỹ và Liên Xô thực sự tranh cãi về việc hệ thống nào vượt trội hơn – chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, cũng như những lần đối đầu khác trong Chiến tranh Lạnh, không có người chiến thắng rõ ràng – ngoại trừ, có lẽ là giới truyền thông Mỹ, những người đã gặp may khi chứng kiến cuộc đối đầu đầy kịch tính.
Cold War
1959
Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”
By History.com
During the grand opening ceremony of the American National Exhibition in Moscow, Vice President Richard Nixon and Soviet leader Nikita Khrushchev engage in a heated debate about capitalism and communism in the middle of a model kitchen set up for the fair. The so-called “kitchen debate” became one of the most famous episodes of the Cold War.
In late 1958, the Soviet Union and the United States agreed to set up national exhibitions in each other’s nation as part of their new emphasis on cultural exchanges. The Soviet exhibition opened in New York City in June 1959; the U.S. exhibition opened in Sokolniki Park in Moscow in July. On July 24, before the Moscow exhibition was officially opened to the public, Vice President Nixon served as a host for a visit by Soviet leader Khrushchev. As Nixon led Khrushchev through the American exhibition, the Soviet leader’s famous temper began to flare. When Nixon demonstrated some new American color television sets, Khrushchev launched into an attack on the so-called “Captive Nations Resolution” passed by the U.S. Congress just days before. The resolution condemned the Soviet control of the “captive” peoples of Eastern Europe and asked all Americans to pray for their deliverance. After denouncing the resolution, Khrushchev then sneered at the U.S. technology on display, proclaiming that the Soviet Union would have the same sort of gadgets and appliances within a few years. Nixon, never one to shy away from a debate, goaded Khrushchev by stating that the Russian leader should “not be afraid of ideas. After all, you don’t know everything.” The Soviet leader snapped at Nixon, “You don’t know anything about communism–except fear of it.”
With a small army of reporters and photographers following them, Nixon and Khrushchev continued their argument in the kitchen of a model home built in the exhibition. With their voices rising and fingers pointing, the two men went at each other. Nixon suggested that Khrushchev’s constant threats of using nuclear missiles could lead to war, and he chided the Soviet for constantly interrupting him while he was speaking. Taking these words as a threat, Khrushchev warned of “very bad consequences.” Perhaps feeling that the exchange had gone too far, the Soviet leader then noted that he simply wanted “peace with all other nations, especially America.” Nixon rather sheepishly stated that he had not “been a very good host.”
The “kitchen debate” was front-page news in the United States the next day. For a few moments, in the confines of a “modern” kitchen, the diplomatic gloves had come off and America and the Soviet Union had verbally jousted over which system was superior–communism or capitalism. As with so many Cold War battles, however, there was no clear winner–except perhaps for the U.S. media, which had a field day with the dramatic encounter.
3. Hình đặc biệt:
Trợ chiến hạm (LSSL) Nguyễn Đức Bổng HQ 231
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 15.7.2018 đến ngày 21.7.2018.
QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG CỘNG, ĐƯỜNG CÙNG CỦA NHÂN DÂN (M. Kim)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Trợ chiến hạm (LSSL) Lê Văn Bình HQ 227
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 08.7.2018 đến ngày 14.7.2018.
ĐỒNG TIỀN TRUNG CỘNG ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG (Bài 2)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Đường ngoằn ngoèo
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 01.7.2018 đến ngày 07.7.2018.
LUẬT AN NINH MẠNG: LUẬT DIỆT CHỦNG (Nguyễn Minh Tâm)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Cầu Golden Gate và sóng biển
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 24.6.2018 đến ngày 30.6.2018.
KẾ HOẠCH TỔNG THỂ CỦA TRUNG CỘNG: MỐI ĐE DỌA QUÂN SỰ TOÀN CẦU
2. Kiến thức phổ thông: 45 năm trước, Kissinger đã tiên đoán vụ “xoay trục” về phía Nga. Trump có thực hiện hay không?
(Trích) Ngày 14 tháng 2 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia, Henry Kissinger, gặp nhau để thảo luận về chuyến đi sắp tới của Nixon tới Trung Quốc. Kissinger - đã từng bí mật tới Trung Quốc trước chuyến đi lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh – nói rằng so với Nga, người Trung Quốc “nguy hiểm không kém. Trên thực tế, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, họ còn nguy hiểm hơn”.
Lúc đó, Kissinger còn nói rằng “sau 20 năm nữa, người kế nhiệm ông, nếu đấy là người sáng suốt như ông thì ông ta sẽ ngả về phía Nga để chống lại Trung Quốc”. Ông khẳng định rằng Mỹ, vì đang tìm cách lợi dụng sự thù địch giữa Mạc Tư Khoa (Moscow) và Bắc Kinh, nên “cần phải nhảy vào trò chơi cân bằng quyền lực này, mà không được có một tí xúc động nào. Lúc này, chúng ta cần Trung Quốc để uốn nắn người Nga và đưa người Nga vào kỷ luật”. Nhưng trong tương lai, tình hình có thể xoay sang hướng ngược lại.
Có thể xảy ra sự kiện là, gần 45 năm sau vụ đột phá trong quan hệ với Trung Quốc của Nixon, Tổng thống thứ 45 của Mỹ sẽ thực hiện lời khuyên của Kissinger? Tổng thống Obama đã cố gắng làm cho việc “xoay trục” sang châu Á trở thành hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của mình. Donald Trump có làm cho việc “xoay trục” về phía Mạc Tư Khoa và quay lưng với Bắc Kinh là hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của mình hay không?
Bằng một loạt nhận xét trên tweetter, các cuộc điện đàm, phỏng vấn và tuyên bố của các trợ lý, Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra tín hiệu về chính sách mới, cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đoạn tuyết với tiền lệ kéo dài nhiều thập kỷ, ông đã nói chuyện trực tiếp với Tổng thống của Đài Loan, ngày 02 tháng 12 năm 2016 bà này đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông. Hai ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Fox News Sunday”, Trump tỏ ra nghi ngờ chính sách một Trung Quốc - Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc đã giữ được hòa bình ở châu Á sau chuyến đi của Nixon trong khuôn khổ chính sách đó. Ông cáo buộc Trung Quốc về thao túng tiền tệ, gian lận thương mại trong giao thương với Mỹ và thất bại trong việc giúp đỡ Mỹ trong quá trình đàm phán chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Carly Fiorina, người được coi là sẽ trở thành giám đốc cơ quan tình báo quốc gia của Trump, hôm thứ hai vừa rồi đã gặp Tổng thống mới đắc cử, sau cuộc gặp đã thông báo rằng hai người đã thảo luận về Trung Quốc, nước này “có khả năng sẽ trở thành đối thủ quan trọng nhất và là đối thủ đang lên của chúng ta”. (Hết trích)
[Trích từ website www.nuiansongtra.com. Xem tiếp, click vào đây]
3. Hình đặc biệt:
Lá cờ của VN trong tương lai
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 17.6.2018 đến ngày 23.6.2018.
NGŨ GIÁC ĐÀI VÀ KẾ HOẠCH CHO “CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ” CHỐNG TRUNG CỘNG VÀ NGA
2. Biên Khảo: NGHĨ VỀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI (Đào Đức Nhuận)
(Trích).
Tìm ra bản chất riêng của dân chúng trong một địa phương, chẳng hạn bản chất riêng của người Quảng Ngãi, quả là một việc làm thiên nan vạn nan. Tuy vậy cũng đã có một số tác giả có những nhận xét riêng về người Quảng Ngãi.
Chẳng hạn:
* Các sử thần triều Nguyễn là Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng và Trần Xán đã nhận xét về người Quảng Ngãi như sau trong Đại Nam Nhất Thống Chí:
-“Quảng Ngãi đất xấu, dân nghèo, tính tình kiệm ước. Địa thế tuy hẹp mà khí mạch rất hậu nên đời nào cũng sản xuất hạng danh thần, nhiều người trường thọ, nhiều sĩ phu dĩnh ngộ, tuấn tú.” (1)
* Tác giả Chân Như trong bài viết Đường Đi Ven Biển đưa ra cái nhìn của ông trong cuộc du hành từ Bình Thuận ra Quảng Nam với nhận xét:
-“Người Bình Định khéo, người Phan Thiết thực, người Nha Trang nhã, nhưng người Quảng Ngãi thì lại đảm hơn tất cả.” (2)
* Nhà biên khảo địa phương chí Phạm Trung Việt là con dân của miền núi Ấn sông Trà, trong tác phẩm Non Nước Xứ Quảng đã viết:
-“Người địa phương có cá tính riêng, cứng cỏi, co cượng “Quảng Ngãi hay co” (co cượng, lý sự, ưa tìm sự thật, cần biết sự lý) mẫu người lý tưởng phần lớn đều có tinh thần quốc gia cực đoan. Người dân thường thì ưa tranh tụng “Làm đơn Quảng Ngãi”. Phần đông sống cần kiệm, đảm đang nhẫn nại ; trong cuộc sống hằng ngày họ ưa giữ khí tiết nhưng không kém phần khoáng đạt (nhất là giới có học thức) một khi đã chọn lý tưởng” (3)
Trong phần dưới đây, chúng tôi chỉ nêu lên một số sự kiện lịch sử hay nhân vật tiêu biểu cho từng vấn đề để từ đó chúng ta có thể nhận diện được phần nào tính cách của người Quảng Ngãi.
Trong nông nghiệp, nước là một nhu cầu khẩn thiết bậc nhất đối với các loại cây trồng (nước-phân-cần-giống). Để đáp ứng với nhu cầu khẩn thiết nầy, người Quảng Ngãi đã sáng chế ra hệ thống guồng xe nước 10 bánh, 12 bánh.
Có thể đây không phải là phát minh đầu tiên của người Quảng Ngãi. Có thể là đã có nhiều nơi dùng guồng xe nước như một số tỉnh vùng thượng du Bắc bộ. Nhưng dân vùng cao ở đây chỉ dùng guồng xe một bánh, chu vi guồng xe nhỏ. Trong lúc đó, người Quảng Ngãi đã phát minh ra những guồng xe nước có chu vi rộng, và số bánh xe có khi lên đến 10 hay 12 bánh đem nước sông đổ vào những kênh mương lớn, nhỏ tạo nên một hệ thống dẫn thủy nhập điền rất quy mô và hữu hiệu cung cấp nước cho ruộng đồng các quận miền trung du luôn luôn xanh tốt. Đây chẳng phải là một phát minh vĩ đại của con người Quảng Ngãi đó sao? (Hết trích)
Xem tiếp, click vào đây.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 10.6.2018 đến ngày 16.6.2018.
CÔNG THỨC THÀNH CÔNG CHO THƯỢNG ĐỈNH TRUMP – KIM
2. Kiến thức phổ thông: CHIẾC XE HƠI CỦA JAMES DEAN.
(Trích từ website www.nuiansongtra.com)
Chúng ta biết James Dean là một diễn viên điện ảnh Hoa-Kỳ, không những nổi tiếng ở Mỹ mà còn cả thế-giới. Nhắc tới điện ảnh, người ta không thể quên những tài tử lừng danh một thời như Marilyn Monroe, Richard Burton, Elizabeth Taylor, John Wayne, Marlon Brando, Clint Eastwood,... và James Dean là một trong số đó, những nhân vật đi vào huyền thoại của Hollywood.
James Dean có nhiều tiền lại mê xe hơi nên mua một chiếc xe thể-thao đắt tiền, loại nhỏ nhưng máy rất mạnh, ông ta đặt tên là “Gã con hoang nhỏ xíu”. James Dean rất thích và rất yêu chiếc xe nầy. Khi biết James có chiếc xe đó, Sir. Alec Guiness - một người quen của James - cảnh cáo ông ta: “nó sẽ giết chết anh” nhưng James không tin điều nầy. James là một tay lái cừ khôi, đầy kinh-nghiệm về cách điều-khiển xe cộ và từng lái nhiều kiểu xe hơi, ông tự tin nơi mình nên coi thường lời nói của Sir. Guiness.
James Dean bên cạnh "Gã con hoang nhỏ xíu"
Không lâu sau đó, sự thật đã xảy ra, James đã chết khi đang lái chiếc xe nầy: chính nó đã gây ra cái chết cho người chủ đầu tiên của nó. Sau nầy, nhiều người khác cũng bị liên lụy. “Gã con hoang nhỏ xíu” là một chiếc xe gây ra nhiều tai-họa cho người dùng nó hay ở gần nó, trở thành huyền thoại: chiếc xe hơi “có huông”.
Tai nạn đầu tiên gây cho chủ đầu tiên của nó chính là diễn viên điện ảnh tài danh nổi tiếng, được nhiều người mến mộ. Trên đường dự định đến Salinas, một thành-phố ven biển của miền Bắc California, một mình James Dean lái chiếc xe nầy, đã bị một tai nạn thảm-khốc và ông ta đã tử thương. Trong một cú va chạm ở đầu xe khi ông đang lái với vận-tốc 80 Mile per hour/ (MPH), ông chết ngay bên trong chiếc xe của mình. Các nhà điều tra và các người quen biết James Dean đều ngạc-nhiên và có nhiều nghi-vấn trong tai nạn: tại sao James Dean đã không làm gì để điều-khiển chiếc xe nên mới gây ra tai-nạn mặc dù James là tay lái lão luyện, có nhiều kinh-nghiệm về lái xe và thường có những ứng-biến nhanh nhẹn trong mọi tình huống. Người ta không tìm ra nguyên-nhân tai-nạn vì không có một dấu vết, chi-tiết nào liên-quan đến tai-nạn để lại nơi hiện trường hay trên chiếc xe. Các người điều tra đành phải cho là “tai nạn xảy ra không tìm ra lý do”, để mặc nhiên nói lên tính “huyền-bí” của tai-nạn.
Nét phong trần trên gương mặt James Dean
Sau tai họa này, chiếc xe còn tiếp tục gieo rắc nhiều tai họa khác, nhiều lúc có những tai hoa mang tính mơ-hồ, không có chút căn-cứ khoa-học nào. Một số người hâm mộ James Dean và bạn bè của ông ta muốn có một chút gì làm kỷ-niệm, họ tìm cách gở một món gì đó trong chiếc xe để mang về nhà nhưng tất cả đều bị chấn thương, không trừ một ai, với những nguyên do “không xác định”. Nhiều người tin là có điều bí hiểm nào đó, có người không tin vì họ cho là không có bằng chứng, không có cơ-sở khoa-học, cũng có lắm kẻ hoại nghi. Dù tin hay không tin, những việc xảy ra liên-quan đến chiếc xe nói trên đã là những sự thật.
Chiếc xe được Cảnh-sát California giao cho thân-nhân người quá vãng. Một người bạn của James đứng ra nhận trách-nhiệm đem nó về và ông ta bán nó cho một garage. Tại đây, chiếc xe vô cớ ngã đổ và đè lên một người thợ máy đang làm việc cạnh đó và làm cho anh thợ này gãy chân.
Người ta quyết-định tháo rời ra vì nghĩ rằng nó là một chiếc xe tốt, thuộc loại đắt tiền nên các cơ-phận còn có thể dùng được. Có hai vị bác-sĩ mua hai bộ-phận để gắn trong chiếc xe đua của họ: sau đó một người chết và người kia bị thương nặng, cũng trong trường-hợp được ghi “không biết rõ nguyên nhân”.
Hai chiếc vỏ xe duy nhất không hư hại được một người mua lại, đem về thay vào xe của ông ta. Một hôm, hai chiếc vỏ xe nầy bị nổ cùng một lúc một cách kỳ lạ và gây thương vong cho người nầy, ông ta được đưa vào bệnh-viện với thương-thế trầm trọng. Một cuộc điều-tra xảy ra sau đó giữa chính-quyền, nhà sản-xuất vỏ xe, các chuyên-viên xe hơi và các thân nhân, bạn hữu hầu để tìm ra nguyên-do nhưng không một ai biết được nguyên nhân hai chiếc vỏ xe nổ. Họ cũng không tìm ra bất cứ một khiếm khuyết nào của chiếc vỏ xe để đến nỗi nó gây ra tai-nạn. Điều đặc-biệt là hai chiếc vỏ xe cùng phát nổ một lúc mà không do một tác-động nào bên ngoài gây nên, nhất là tai-nạn gây ra khi có mặt chủ xe tại đó.
Sau các biến-cố nầy, nhiều người cho là chiếc xe có một điều gì đó bí-ẩn đặc-biệt, nên đem ra trưng bày cho nhiều người xem. Họ đề nghị với Đơn-vị Tuần-tra Xa-lộ California (California Highway Patrol) nên lập kế-hoạch để trưng bày các tàn tích chiếc xe trong cuộc triển-lãm xe hơi vào kỳ trưng-bày kế đó.
Mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi cho ngày khai-mạc. Tất cả các chiếc xe tham-dự cuộc triển-lãm được mang tới khu triển-lãm trước đó, ngay cả phần còn lại của chiếc xe nhiều tai tiếng của James Dean. Trong đêm trước ngày khai mạc triển-lãm, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi mọi chiếc xe khác, ngoại trừ chiếc xe của James: điều kỳ lạ là nó không bị một vết xém nào cả.
(Hết trích. Xem tiếp, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=155)
3. Hình đặc biệt:
Bắn bi
* * * * *
1. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 03.6.2018 đến ngày 09.6.2018.
BÀNH TRƯỚNG QUÁ SỨC: THÁCH THỨC THỰC SỰ CỦA TRUNG CỘNG
2. Tùy bút: Thương về quê vợ (Bs Hồ Văn Châm)
Xem bài nầy, click vào đây
3. Hình đặc biệt:
Carmel sunset, California.
* * *
Xem trang Hình ảnh, Sinh hoạt, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net