Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÀNH TRƯỚNG QUÁ SỨC: THÁCH THỨC THỰC SỰ CỦA TRUNG CỘNG
Webmaster

 

(The Real China Challenge: Imperial Overstretch)

By Gordon Chang

Trần Quang dịch

The National Interest, March - April 2018 issue

February 24, 2018

 

 

Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Trump đã xác định Trung Cộng là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Cộng tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.

 

May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Cộng nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Cộng đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Cộng đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Cộng. Người dân Trung Cộng đang bồn chồn.

 

Câu chuyện kể phổ biến về Trung Cộng ngày nay tương tự với câu chuyện của Liên Xô vào đầu những năm 1970. Khi đó, người Mỹ tin rằng họ phải điều chỉnh để thích ứng với Moskva. Tuy nhiên, trong vòng 2 thập kỷ, đế chế Xô Viết đã sụp đổ từ bên trong. Trump chắc chắn không phải là Ronald Reagan, nhưng vị tổng thống hiện thời, giống như người tiền nhiệm nổi tiếng của ông, có bản tính ngoan cố và sẵn sàng phá bỏ thông lệ. Hơn bất cứ lúc nào khác trong thập kỷ này, Mỹ đang ở vị thế có thể đòi hỏi Bắc Kinh phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn đã được thiết lập.

 

Thoạt nhìn, sự trỗi dậy phi thường trong 4 thập kỷ của Trung Cộng đem lại cho Bắc Kinh một lợi thế quyết định đối với Washington. Và hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng lợi thế đó sẽ chỉ nới rộng theo thời gian. Theo một báo cáo được Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh tại London công bố vào tháng 12/2017, kinh tế Trung Cộng sẽ vượt qua kinh tế Mỹ vào năm 2032.

 

Một số người cho rằng dự báo năm 2032 là quá thận trọng. Vào năm 2011, nhà phân tích Jim O’Neill của tập đoàn Goldman Sachs cho rằng kinh tế Trung Cộng sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027. Vào năm 2016, một nhà quan sát đã sử dụng dữ liệu của tổ chức Conference Board để dự báo rằng năm diễn ra sự thay đổi này trên thực tế sẽ là năm 2018.

 

Các nền kinh tế lớn chi phối các nền kinh tế nhỏ hơn, nhưng đừng trông đợi tổng bí thư Trung Cộng sẽ ra lệnh được cho tổng thống Mỹ vào bất cứ thời gian nào trước mắt. Trước hết, hầu như không có khả năng kinh tế Trung Cộng sẽ vượt qua kinh tế Mỹ vào năm 2032, chứ chưa nói tới năm 2018 hay 2027.

 

Trung Cộng đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ có hệ thống. Nước này đã tránh được một cuộc suy thoái vào năm 2008 chỉ bằng cách bắt tay thực hiện một trong những chiến dịch chi tiêu lớn nhất và dài nhất trong lịch sử, một nỗ lực gồm 2 phần. Trước tiên, đã có một kế hoạch kích thích kinh tế chính thức, một sáng kiến trị giá 586 tỷ USD và kéo dài trong 2 năm. Thứ hai, Bắc Kinh đã buộc các ngân hàng nhà nước phải mở rộng tín dụng, chủ yếu cho các thực thể nhà nước, trong một đợt chi tiêu chưa từng có. Tất cả các bộ phận của nhà nước đều được huy động tham gia chương trình đầy nhiệt huyết này. Lin Zuoming, khi đó là Tổng giám đốc của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Cộng, đã công khai than phiền vào đầu năm 2009 rằng các quan chức đã buộc doanh nghiệp nhà nước này vay tới 49,2 tỷ USD từ 12 ngân hàng Trung Cộng, tuyên bố rằng ông lo ngại về việc phải làm gì với số tiền đó.

 

Trong 5 năm kể từ năm 2009, các ngân hàng Trung Cộng đã mở rộng một lượng tín dụng gần tương đương với lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ, ngay cả khi vào cuối năm 2008, nền kinh tế Trung Cộng có quy mô chưa bằng 1/3 quy mô nền kinh tế Mỹ. Và chiến dịch cho vay tiêu dùng đã được tiếp tục kể từ cuối giai đoạn 5 năm đó.

 

Các nhà kỹ trị ở Bắc Kinh từ lâu đã sắp đặt các kết quả, và đó là những gì họ đã làm trong năm 2008. Khi họ chế ngự các lực lượng thị trường tại Trung Cộng, họ đã ngăn chặn sự điều chỉnh mà đã quét qua các nền kinh tế thị trường vào cuối thập kỷ vừa qua. Thế nhưng do các quan chức Trung Cộng quyết tâm tránh một cuộc suy thoái tại quê nhà, những sự mất cân bằng cơ bản trong nền kinh tế Trung Cộng đã trở nên lớn hơn.

 

Sự mất cân bằng nghiêm trọng nhất là tình trạng nợ nần của nước này. Trong năm 2008, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Cộng, một tham số tiêu chuẩn cho tính bền vững của nợ (khả năng chi trả nợ của một quốc gia mà không cần sự hỗ trợ) là 130%. Hiện nay, không có sự nhất trí nào về con số, nhưng nhiều người cho rằng nó có thể ở trên mức 300%, và một số người tin rằng con số này đã vượt qua ngưỡng 400% sang ngưỡng rất cao một khi cái được gọi là các khoản nợ “bị che giấu” được tính đến.

 

Giờ đây, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang tiếp tục tích lũy nợ để giữ mức tăng trưởng. Tuy nhiên, đất nước họ đang không tăng trưởng theo tốc độ 6,7% như Cơ quan thống kê quốc gia công bố năm 2016. Vào giữa năm 2017, Ngân hàng thế giới đã phát hành một biểu đồ tiết lộ nền kinh tế Trung Cộng trong năm 2016 đã tăng trưởng ở mức 1,2%. Con số đó, một mức thấp đáng kinh ngạc đối với một số người, lại nhất quán với chỉ báo đáng tin cậy nhất về hoạt động kinh tế Trung Cộng: tổng tiêu thụ năng lượng chính. Trong năm 2016, tham số đó đã tăng 1,4%.

 

Kể cả ở mức tăng trưởng 6,7% – hay 6,9% như được công bố cho năm 2017 – Trung Cộng đang mắc nợ nhanh gấp 3 lần so với tốc độ nước này sản xuất sản lượng kinh tế. Bắc Kinh có thể, ít nhất trong một thời gian, tiếp tục tích lũy nợ với tốc độ điên rồ như vậy, vì họ kiểm soát các bên cho vay và bên đi vay lớn, thị trường và tòa án.

 

Fraser Howie, đồng tác giả cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản đỏ: Nền tảng tài chính mong manh của sự trỗi dậy phi thường của Trung Cộng”, nói với tờ National Interest: “Có vẻ như Trung Cộng nghĩ rằng nước này có thể thoát khỏi các vấn đề nợ hiện nay của mình giống như cách họ đã làm trong những năm 2000. Nhưng nền kinh tế thế giới hiện rất khác, Trung Cộng khi đó đã hưởng lợi từ làn sóng tăng trưởng toàn cầu và việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều không còn có sẵn nữa”.

 

Tuy vậy, như Howie nhìn nhận, Bắc Kinh vẫn “ngập trong tín dụng”. Các nhà kỹ trị Trung Cộng tiếp tục nói về “thoái nợ” và đôi khi thực sự tìm cách làm chậm lại tăng trưởng tín dụng, nhưng họ không duy trì các nỗ lực của mình vì việc cắt giảm nợ liên tục sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Các sáng kiến mới nhất của Bắc Kinh cho thấy sự tuyệt vọng: giới thiệu các khoản vay đáng ngờ để bán cho người tiêu dùng và hạn chế việc bán căn hộ để ngăn chặn giá trị lao dốc.

 

Nhà nghiên cứu Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh nói với tờ Fortune vào cuối năm 2017 rằng kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có “ít nhất hơn 20 điều kỳ diệu tăng trưởng đầu tư kéo dài cả thập kỷ” tương tự như của Trung Cộng. Ông lưu ý rằng tất cả đều hứng chịu một “sự điều chỉnh khủng khiếp”, và trong số những tiền lệ trong lịch sử này, không tiền lệ nào có “những sự mất cân bằng ở mức sâu và nợ ở mức cao” như của Trung Cộng hiện giờ.

 

Tới một thời điểm nào đó, nền kinh tế Trung Cộng sẽ phải “điều chỉnh”, vì các nhà lãnh đạo Trung Cộng, bất chấp tất cả quyền lực của họ, vẫn chưa viết lại các quy tắc kinh tế. Và vì họ đã ngăn chặn những sự điều chỉnh trên thị trường trong một thời gian quá dài (Bắc Kinh tuyên bố năm 1976 là năm cuối cùng GDP của Trung Cộng suy giảm), sự suy thoái không thể tránh khỏi hẳn phải rất nghiêm trọng.

 

Sự suy thoái nghiêm trọng đó có thể xuất hiện dưới hình thức một sự sụp đổ – có lẽ là gay gắt nhất trên thế giới - hoặc nhiều thập kỷ suy thoái hoặc sự đình trệ giống như suy thoái. Cho dù nền kinh tế có điều chỉnh như thế nào, thì Trung Cộng cũng không có khả năng bắt kịp với nền kinh tế Mỹ lớn hơn và hiện đang hồi sinh vào bất cứ thời điểm nào trong nửa thế kỷ này.

 

Và sự điều chỉnh của Trung Cộng có thể đến sớm. Tại Đại hội toàn quốc thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Hoa, được tổ chức vào tháng 10/2017, Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Cộng Chu Tiểu Xuyên đã công khai suy ngẫm về việc Trung Cộng đang trải qua Thời điểm Minsky – thời điểm mà giá trị tài sản sụt giảm đột ngột, báo trước một sự sụp đổ của thị trường.

 

Những bình luận khác thường của lãnh đạo ngân hàng trung ương phản ánh mối quan ngại của người Trung Cộng, cả giới tinh hoa cũng như người dân bình thường. Mối quan tâm đó được thể hiện rõ trong dòng tiền mặt rời khỏi nước này. Theo Bloomberg, dòng vốn thực từ Trung Cộng đổ ra nước ngoài trong năm 2015 đã lên đến 1.000 tỷ USD. Trong năm 2016, có vẻ như dòng vốn ra nằm đâu đó trong khoảng 1.100 tỷ USD. Trong năm 2017, dòng vốn ra đã giảm mạnh, nhưng chỉ vì các nhà kỹ trị Trung Cộng đã áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn ngặt nghèo, mà nhiều trong số đó không được công bố chính thức.

 

Không chỉ tiền đang “chảy” khỏi Trung Cộng, mà còn cả chính người dân nước này. Các cuộc khảo sát – một số do các cơ quan nhà nước của Trung Cộng thực hiện – lần lượt cho thấy gần một nửa tầng lớp giàu có của quốc gia này có kế hoạch di cư trong khung thời gian 5 năm tới.

 

Làn sóng di cư mới này, được thể hiện trong sự xuất hiện ngày càng nhiều khuôn mặt Trung Cộng tại các thành phố lớn trên thế giới, phản ánh không chỉ nỗi lo lắng về thất bại sắp tới của nền kinh tế. Tập Cận Bình đang đưa Trung Cộng đi theo những phương hướng đặc biệt đáng lo ngại. Việc ông không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát đã làm rối loạn Đảng Cộng sản, đảo ngược các bước đi trong nhiều thập kỷ để thể chế hoá nền chính trị Trung Cộng. Trong suốt nhiệm kỳ của ông, đã có những tin đồn về những nỗ lực đảo chính bất thành, với tin đồn gần đây nhất xuất hiện vào tháng 12/2017.

 

Đồng thời, tham vọng của Tập Cận Bình – chúng ta có nên gọi nó là tham vọng ngông cuồng hay không? – đã dẫn đến việc Trung Cộng kéo căng quá mức ở nước ngoài – từ các khu vực biên giới tới các địa điểm xa xôi. Một chính sách đối ngoại ngày càng khiêu khích, được thể hiện bằng chủ trương khôi phục lãnh thổ, đang đẩy các nước khác vào liên minh để bảo vệ họ khỏi chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.

 

Nhóm quan trọng nhất như vậy là “Bộ tứ”, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã có thể phá hoại hợp tác chặt chẽ giữa 4 quốc gia này, nhưng sau nhiều năm Trung Cộng có hành động khiêu khích, những người bạn này đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Và họ đang thu hút các nước khác, đáng chú ý nhất là Việt Nam.

 

Bắc Kinh có thể chọc tức Hà Nội mà không phải hứng chịu hậu quả lâu dài, nhưng họ không thể mong đợi điều tương tự với New Delhi. Khi nhìn về hướng Đông, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ từng không nhìn xa hơn eo biển Malacca. Nhưng giờ đây họ tuyên bố rằng cả Biển Đông và biển Hoa Đông đều có vai trò thiết yếu đối với an ninh của Ấn Độ. Sự thay đổi đó, điều có nghĩa là Ấn Độ đang phát triển các mối liên kết với khu vực Đông Á, là phản ứng trực tiếp trước sự khiêu khích của Trung Cộng tại các vùng biển xung quanh bờ biển của Ấn Độ.

 

Mỹ và các nước bạn bè đang hình thành một sự kết hợp hùng mạnh. Chiến lược an ninh quốc gia của Trump tuyên bố: “Cùng với nhau, Mỹ và các đồng minh và đối tác của chúng ta đại diện cho hơn một nửa GDP toàn cầu. Không đối thủ nào của chúng ta có liên minh có thể so sánh được”. Chẳng hạn, Trung Cộng có một đồng minh chính thức: nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nước này chỉ có một người bạn lớn là Nga, nhưng Nga cũng yếu, và về một số khía cạnh nào đó là một gánh nặng đối với các nguồn lực đang bị kéo căng quá mức của Bắc Kinh. Vào một thời điểm khi Trung Cộng cần bạn bè, nhà lãnh đạo tối cao của nước này dường như quyết tâm lựa chọn các đối tác yếu ớt và khiến các nhà nước hùng mạnh xa lánh.

 

Cuối cùng, xã hội Trung Cộng đã bồn chồn, bất ổn, dễ thay đổi và tức giận trong một thời gian. Tập Cận Bình đã khiến tình hình trầm trọng hơn bằng cách khuyến khích cái mà sử gia Arthur Waldron thuộc Đại học Pennsylvania gọi là một “phản xạ chống phương Tây hung dữ”. Sự bài ngoại đó làm nền tảng cho mục tiêu của Tập Cận Bình là tạo ra “sự tự tin vào nền văn hóa của chúng ta”, một yếu tố trong sáng kiến “Bốn tự tin” của ông.

 

Như một phần của nỗ lực đó, truyền thông Trung Cộng đã cổ vũ việc phá hủy các biểu tượng được coi là của nước ngoài, chẳng hạn như ông già Noel trong thời gian gần đây. Nhắc tới Trung Cộng của Tập Cận Bình, Waldon nói với The National Interest: “Tất cả chúng ta đều biết rằng hận thù sắc tộc và sự bài ngoại là thuốc độc thuần túy, không bao giờ nên động tới, nhưng có những thời điểm khi những tình cảm hợp lý như vậy gây khó chịu cho một chính phủ quân phiệt. Khi đó chính phủ sẽ với tới tủ thuốc, lôi ra một chai thuốc thù hận sắc tộc có dán nhãn hình đầu lâu xương chéo trông rất đáng sợ, nghĩ rằng “một vài giọt này sẽ có hiệu quả”, khi họ tìm cách kích động số dân chúng bình tĩnh trở thành một đám đông chìm trong sự căm hận mang tính bản năng và sự phá hoại”.

 

Tóm lại, đây là những gì Mao Trạch Đông đã làm, ngoại trừ việc Mao sử dụng cụm từ “các lực lượng hữu khuynh”, Tập Cận Bình lại nhắm tới những người không phải là người Trung Cộng. Sự tôn kính của Tập Cận Bình dành cho nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được thể hiện rõ vào đầu nhiệm kỳ của ông hồi cuối năm 2012, cho thấy ông nghĩ rằng Trung Cộng nên nhìn về một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nước này để tìm kiếm nguồn cảm hứng.

 

Nói ngắn gọn, Trung Cộng đã đi qua điểm chuyển hướng. Nhà báo Douglas Bulloch viết trên tờ Forbes rằng “Điều thực sự bất thường về năm 2017 là câu chuyện Trung Cộng đã đảo ngược một cách đột ngột như thế nào”. Khi năm đó bắt đầu, Trung Cộng có vẻ như sẽ sở hữu cả thế kỷ. Giờ đây, nhiều người lo ngại rằng Trung Cộng đang thoái lui vào một thời kỳ nguy hiểm.

 

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người Trung Cộng hiện nay đang sinh sống – hoặc đang chuẩn bị sinh sống – ở bất cứ đâu ngoại trừ Trung Cộng.

 

Vậy Washington có khả năng làm gì? Mỹ có thể châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại Trung Cộng, nếu nước này lựa chọn làm vậy. Chính quyền Trump có thể thực hiện được điều đó bằng cách không làm gì khác ngoài thực thi luật pháp Mỹ. Các ngân hàng Trung Cộng đã rửa tiền cho Triều Tiên thông qua New York trong nhiều thập kỷ. Vào cuối tháng 6/2017, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã đưa ngân hàng Dandong vào diện “mối quan ngại rửa tiền chính” căn cứ theo Mục 311 của Đạo luật Yêu nước, theo đó áp đặt cái về cơ bản là một án tử hình đối với ngân hàng nhỏ này của Trung Cộng. Ngân hàng đó không còn có thể thực hiện các giao dịch bằng đồng USD, đồng tiền chủ đạo của thế giới.

 

Chính quyền Trump rõ ràng có ý định đưa ngân hàng Dandong vào diện trừng phạt nhằm phát đi tín hiệu đối với Trung Cộng rằng hãy ngừng rửa tiền cho Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh dường như đã hiểu được thông điệp này khi vào tháng 9/2017, Ngân hàng trung ương Trung Cộng đã ra lệnh cho các ngân hàng thương mại cắt đứt một số mối quan hệ với Triều Tiên, nhưng có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mệnh lệnh này đã bị phớt lờ.

 

Chuyên gia về các biện pháp trừng phạt Joshua Stanton nói với trang web The Hill vào tháng 12/2017: “Các khách hàng Trung Cộng vẫn đang vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc bằng cách mua than từ Triều Tiên. Họ gần như chắc chắn thanh toán cho Triều Tiên thông qua hệ thống tài chính của chúng ta, sử dụng một ngân hàng Trung Cộng. Các tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ đã ám chỉ các ngân hàng lớn của Trung Cộng có liên quan tới các thương vụ mua than từ Triều Tiên”. Và bằng chứng cho thấy các thực thể của Trung Cộng đã chuyển dầu cho Bình Nhưỡng kể từ tháng 10/2017, một lần nữa đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng Trung Cộng.

 

Stanton, người điều hành trang mạng One Free Korea, cho biết: “Nếu Chính quyền Obama sẵn sàng áp đặt các khoản phạt nặng đối với các ngân hàng lớn nhất của châu Âu vì đã vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran, thì Chính quyền Trump phải sẵn sàng buộc các ngân hàng Trung Cộng chịu trách nhiệm vì đã vi phạm luật pháp Mỹ và cả các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc”.

 

Khi xem xét tất cả các dấu hiệu, các ngân hàng lớn nhất của Trung Cộng sẽ là mục tiêu chính của việc áp đặt trừng phạt mới theo mục 311. Ngân hàng Trung Cộng, 1 trong 4 ngân hàng lớn của Trung Cộng, bị nêu tên trong một báo cáo của Liên Hợp quốc năm 2016 vì đã tiến hành hoạt động rửa tiền tại Singapore cho Bắc Triều Tiên. Rõ ràng ngân hàng này đã tham gia hoạt động phạm tội này tại các địa điểm khác, đặc biệt tại các thành phố của Trung Cộng giáp biên giới với Triều Tiên.

 

Ngoài ra, Ngân hàng Trung Cộng, vốn có hoạt động kinh doanh tại Mỹ, có lẽ không phải là ngân hàng lớn nhất của Trung Cộng tham gia rửa tiền cho Bình Nhưỡng. “Vinh dự” đó có lẽ được trao cho Ngân hàng Công thương Trung Cộng, ngân hàng lớn nhất Trung Cộng và là ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo lượng tài sản.

 

Tác động của việc bị đưa vào danh sách trừng phạt theo Đạo luật Yêu nước đối với một thể chế lớn của Trung Cộng có thể làm rung chuyển hệ thống ngân hàng của Trung Cộng, gây bất ổn cho thị trường Trung Cộng và cuối cùng gây mất lòng tin vào nền kinh tế Trung Cộng.

 

Nền kinh tế Trung Cộng cũng chịu áp lực khác của Mỹ. Tháng 8/2017, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã khởi động một cuộc điều tra về việc Trung Cộng liên tục ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, căn cứ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Các cuộc điều tra này cho phép áp đặt các biện pháp khắc phục đặc biệt, chẳng hạn như thuế quan toàn diện. Cũng có một cuộc điều tra về nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Cộng, căn cứ theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962. Tháng 11/2017, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi động các cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế nhập khẩu chống bán phá giá căn cứ theo Đạo luật Thuế quan năm 1930.

 

Trung Cộng đặc biệt dễ bị tổn thương trước hành động của Mỹ. Vào năm 2016, thâm hụt thương mại hàng hoá của Mỹ với Trung Cộng đã lên đến 347 tỷ USD, chiếm tới 68% thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Cộng, một con số gây kinh ngạc. Từ mọi thông tin đã có, sự phụ thuộc của Trung Cộng vào Mỹ đã nới rộng trong năm 2017 khi thặng dư của nước này với Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục, trong khi thặng dư chung của nước này lại giảm xuống.

 

Sự phụ thuộc của Trung Cộng vào Mỹ làm suy yếu câu chuyện kể thường xuyên được nghe rằng Bắc Kinh có thể làm tổn hại đến nền kinh tế Mỹ bằng các biện pháp trả đũa. Đúng là 2 nước “ngày càng gắn chặt với nhau”, như tờ China Daily nói với chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ nên ngại ngần trước việc sử dụng sức mạnh của mình. Thứ nhất, các quốc gia có thâm hụt thương mại hầu như không có gì để mất từ các cuộc chiến thương mại. Vì vậy các quốc gia có thặng dư thương mại, chẳng hạn như Trung Cộng, thường do dự trước việc duy trì xích mích thương mại.

 

Hơn nữa, có những lý do khác để Bắc Kinh chùn bước trước một cuộc chiến với Washington. Mỹ không có một nền kinh tế hướng đến việc bán hàng cho Trung Cộng. Tuy nhiên, Trung Cộng lại có nền kinh tế hướng tới việc bán hàng hóa cho Mỹ.

 

Cuối cùng, GDP của nền kinh tế Mỹ trong năm 2016 đã đạt mức 18.620 tỷ USD. Trung Quốc tuyên bố GDP năm 2016 của nước này là 10.830 tỷ USD. Các bên tham chiến lớn hơn có những lợi thế mang tính quyết định trong các cuộc chiến thương mại, đặc biệt là khi khoảng cách lại lớn đến như vậy.

 

Đương nhiên là Bắc Kinh có các quân bài của riêng mình. Chẳng hạn, Trung Cộng có thể sử dụng khoản nợ của Mỹ mà nước này nắm giữ – khoảng 1.190 tỷ USD – để gây ảnh hưởng đến Washington. Kể từ giữa năm 2007, truyền thông nhà nước Trung Cộng đã nói về việc sử dụng “lựa chọn cực đoan”: bán nợ của Mỹ để trừng phạt Washington. Vào tháng 1, các quan chức Trung Cộng rõ ràng đã xì xào với Bloomberg rằng họ có thể ngừng mua nợ của Mỹ.

 

Cục quản lý ngoại hối quốc gia của Trung Cộng đã bác bỏ thông tin này, và Trung Cộng chưa bao giờ sử dụng lựa chọn cực đoan vì lý do chính đáng. Thứ nhất, Ngân hàng trung ương Trung Cộng đã và đang bán các nghĩa vụ nợ của Bộ Tài chính Mỹ kể từ năm 2014 để bảo vệ đồng nhân dân tệ của mình, như một chiến thuật nhằm giảm dòng vốn ra. Kể từ đó, dự trữ ngoại hối của Trung Cộng đã giảm tới gần 900 tỷ USD theo các báo cáo chính thức, và còn nhiều hơn nữa theo các tính toán không chính thức. Vì vậy, Bắc Kinh, vì những lý do của riêng mình, đã bán nợ bằng đồng USD trong thời gian đó, trong khi Mỹ vẫn không bị ảnh hưởng.

 

Ngoài ra, bán nợ không hẳn là một vũ khí hiệu quả. Các thương vụ bán nợ bằng đồng USD – tất cả các nghĩa vụ nợ quốc gia của Mỹ đều được định giá bằng đồng tiền của chính nước này – sẽ giúp Trung Cộng có được đồng USD. Nếu Bắc Kinh định bán nợ để nhắm tới Washington, họ sẽ phải chuyển đổi tiền USD thu được thành các tài sản được định giá bằng các đồng tiền khác. Điều này có nghĩa là giá trị của các đồng tiền này sẽ tăng vọt, do áp lực được tạo ra từ các thương vụ mua của Trung Cộng. Và điều này cũng có nghĩa là ngân hàng trung ương của các nước đó sẽ phải mua đồng USD để đưa đồng tiền của nước họ trở lại mức trước khi các thương vụ của Bắc Kinh diễn ra. Tóm lại, các hành động của Trung Cộng hầu như không có tác động trong dài hạn đối với giá trị của đồng USD. Tuy nhiên, các thương vụ mua liên tục của Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với việc nợ của Mỹ sẽ được các bạn bè của Mỹ nắm giữ, thay vì Trung Cộng.

 

Bắc Kinh quả thực có ảnh hưởng đòn bẩy đáng kể đối với các công ty Mỹ làm ăn tại Trung Cộng – các doanh nghiệp này luôn gần giống với các con tin – nhưng quyền lực của Trung Cộng không đáng kể như vẻ bề ngoài. Trong thời kỳ Tập Cận Bình nắm quyền, Bắc Kinh đã tấn công các doanh nghiệp nước ngoài theo những cách thức đặc biệt mang tính cướp bóc, nên họ đã phải chịu nhiều thiệt hại. Bắc Kinh có thể làm nhiều hơn để gây thiệt hại cho họ, nhưng dù thế nào thì họ rất có khả năng sẽ làm như vậy khi Tập Cận Bình tìm cách đóng lại các cơ hội thị trường cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

 

Trong bất kỳ trường hợp nào, Chính quyền Trump không hề bất lực. Họ luôn có thể tiến hành trả đũa nhằm vào các doanh nghiệp Trung Cộng làm ăn tại Mỹ, và trong trường hợp Trung Cộng chính thức tịch thu tài sản, họ có thể đóng băng các nghĩa vụ nợ của Mỹ mà Trung Cộng tích trữ. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng luôn có thể đưa ra những lời đe dọa vô nghĩa – và họ sẽ làm như vậy – nhưng họ đang không nắm trong tay lá bài tẩy.

 

Các nhà lãnh đạo Trung Cộng có một lợi thế quan trọng, nhưng đó là một lợi thế mà chính người Mỹ đã trao cho Bắc Kinh. Và đó là một lợi thế mà người Mỹ có thể lấy lại bất cứ khi nào họ chọn.

 

Trung Cộng có một vị trí đặc biệt trong trí tưởng tượng của các nhà hoạch định chính sách Washington, mà điều này trên thực tế đem lại cho Bắc Kinh quyền lực. Kể từ thời Nixon, người Mỹ đã tin rằng việc đưa Trung Cộng vào hệ thống quốc tế – trật tự thế giới tự do – là một trong số các mục tiêu quan trọng nhất của họ. Qua thời gian, họ cũng dần tin rằng Mỹ có lợi ích trong việc duy trì sự cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Cộng.

 

Nhận thức đó đang thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, hầu như không còn ai tin vào cái mà nhà báo James Mann tại Washington đã đặt tên là “Câu chuyện tưởng tượng Trung Cộng”, một cái tên phù hợp. Giờ đây, Bắc Kinh đã gây thất vọng cho những người từng chấp nhận ý niệm – và những người đã đặt chính sách của Mỹ dựa trên ý niệm đó – rằng sự phát triển kinh tế liên tục cuối cùng sẽ dẫn tới một Trung Cộng đóng vai trò là một “cổ đông có trách nhiệm”, một khái niệm nổi tiếng được Robert Zoellick đặt ra năm 2005.

 

Chính trong bối cảnh này, Chiến lược an ninh quốc gia của Trump đem lại một mối đe dọa đối với một Trung Cộng ngày càng xáo động và bất ổn. Tổng thống Mỹ nhìn nhận thế giới đang ở trong trạng thái “cạnh tranh không ngừng”, thay vì hợp tác. Cách tiếp cận của Chiến lược an ninh quốc gia là tin xấu đối với một Trung Cộng vẫn phụ thuộc vào một nước Mỹ tiếp tục duy trì các chính sách hào phóng từ nhiều thập kỷ trước.

 

Khi ngày càng nhiều người tại Washington nhận ra điều đó, Trung Cộng sẽ đánh mất sự ủng hộ then chốt của Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia viết: “Một cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các tầm nhìn tự do và đàn áp về trật tự thế giới đang diễn ra tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

 

Khi quan điểm về Trung Cộng thay đổi, những nhận thức của người Mỹ về chính đất nước họ cũng sẽ thay đổi. Waldron nhận định: “Sự suy thoái và sa sút của Mỹ là một chủ đề thường trực, không chỉ trong giới báo chí nước ngoài hay thù địch, mà còn cả trong giới báo chí Mỹ. Bernard Baruch luôn nói rằng “Đừng bao giờ đánh giá thấp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Khi tôi nghiên cứu triển vọng, tôi không thấy sự suy thoái của Mỹ. Đó là một ảo tưởng luôn tái diễn trong giới trí thức chính sách đối ngoại”.

 

Một luận điểm cuối: Quan điểm thường được chấp nhận rằng Trump đang rút khỏi thế giới lại mâu thuẫn với Chiến lược an ninh quốc gia của ông. Ngay cả khi Mỹ muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo trên toàn cầu, ý niệm rằng Mỹ đang đánh mất khả năng gây ảnh hưởng đối với Trung Cộng là sai lầm. Nghịch lý là sự rút lui của Mỹ có thể sẽ tăng cường ảnh hưởng đòn bẩy của nước này.

 

Mỹ đang ở trong thời kỳ hồi phục, điều hiển nhiên từ nền kinh tế đang hồi sinh của nước này. Đồng thời Bắc Kinh, hăm hở muốn có được ảnh hưởng toàn cầu, đang vội vã lấp đầy cái nước này coi là một khoảng trống. Theo Evan Osnos của tờ The New Yorker, Thiếu tướng Jin Yinan thuộc Đại học Quốc phòng Trung Cộng được cho là đã nói rằng: “Khi Mỹ rút lui trên toàn cầu, Trung Cộng sẽ xuất hiện”. Như chúng ta có thể thấy từ bình luận hân hoan của Thiếu tướng Jin Yinan, Trung Cộng đang dàn trải nguồn lực quá mức.

 

Người Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể tiến tới sân khấu trung tâm, như Tập Cận Bình mạnh bạo tuyên bố trong báo cáo dài 3 tiếng 23 phút của ông tại phiên khai mạc Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Hoa vào tháng 10/2017. Sân khấu trung tâm ư? Tới một thời điểm nào đó, Bắc Kinh sẽ không thể thực hiện đầy đủ các cam kết và do đó khiến cho bản thân trở nên dễ bị tổn thương. Sử gia Paul Kennedy thuộc Đại học Yale đã gọi đó là “Sự dàn trải quá mức của đế quốc”, và Bắc Kinh hiện đang ở trong tình trạng này, nhưng ở mức độ xấu hơn nhiều.

 

Gordon Chang

Trần Quang dịch.

 

Gordon Chang

Trần Quang dịch

 

Gordon G. Chang là tác giả cuốn The Coming Collapse of China.

 

The Real China Challenge: Imperial Overstretch

By Gordon Chang

Trần Quang dịch

The National Interest - March - April 2018 issue

February 24, 2018

 

At some point soon, Beijing will be unable to fulfill commitments and therefore make itself vulnerable.

 

 

IN INTRODUCING its new National Security Strategy, President Trump’s White House identified China as a “revisionist” power, a “rival” and “competitor.” Throughout its sixty-eight pages, the document catalogues Beijing’s hostile behavior and suggests that Chinese influence in America and elsewhere is “malign.” It is right to do so.

 

Fortunately for America and contrary to Washington conventional wisdom, the mighty-looking Chinese state is, in reality, particularly vulnerable at this moment. For one thing, its slowing economy is on the verge of a debt crisis. At the same time, Beijing, largely because of the expansive vision of its ruler, Xi Jinping, is overstretched. China’s provocative acts are alienating other states, strengthening a growing coalition against Beijing. Xi’s relentless pursuit of absolute control at home has weakened Chinese institutions. The Chinese people are restless.

 

The popular narrative about China today resembles that of the Soviet Union in the early 1970s. Then, Americans believed they had to accommodate Moscow. Within two decades, however, the Soviet empire imploded. Trump is by no means Ronald Reagan, but the current president, like his illustrious predecessor, is willful and disposed to breaking convention. More than at any other time in this decade, the United States is in a position to demand that Beijing adhere to established rules and norms.

 

AT FIRST glance, the extraordinary four-decade rise of China gives Beijing a definitive edge over Washington. And most observers believe that advantage will only widen over time. China’s economy will overtake America’s by 2032, according to a report released in December by the Centre for Economics and Business Research, in London.

 

Some think the 2032 prediction is far too conservative. The Chinese economy will be the world’s largest by 2027, the Goldman Sachs analyst Jim O’Neill contended in 2011. In 2016, one observer, using Conference Board data, predicted the crossover year would in fact be 2018.

 

Big economies push smaller ones around, but don’t expect Chinese general secretaries to be bossing American presidents anytime soon. As an initial matter, it is extremely unlikely that China’s economy will surpass America’s by 2032, much less 2018 or 2027.

 

China is on the edge of a systemic debt crisis. The country avoided a downturn in 2008 only by embarking on one of history’s largest and longest spending campaigns, a two-part effort. First, there was a formal stimulus plan, a $586 billion, two-year initiative. Second, Beijing forced state banks to extend credit, primarily to state entities, in an unparalleled spree. All parts of the state were mobilized in this zealous program. Lin Zuoming, then the general manager of the Aviation Industry Corporation of China, publicly complained in early 2009 that officials made his state enterprise borrow the equivalent of $49.2 billion from twelve Chinese banks, declaring that he was concerned about what to do with all that cash.

 

In the five years after 2009, Chinese banks extended an amount of credit that was roughly equal to that in the entire U.S. banking system, even though at the end of 2008 the Chinese economy was less than one-third the size of America’s. And the lend-a-thon/spend-a-thon has continued since the end of that half decade.

 

Beijing technocrats had long dictated outcomes, so that is what they did in 2008. As they overpowered market forces in China, they prevented the correction that swept market economies late last decade. Yet because Chinese officials were determined to avoid a downturn at home, the underlying imbalances in China’s economy became larger.

 

The most important imbalance is the country’s indebtedness. In 2008, China’s debt-to-GDP ratio, a standard metric for debt sustainability, was 130 percent. Today, there is no agreement on the number, but many put it north of 300 percent, and some believe the figure, once so-called “hidden” liabilities are counted, has crossed the 400 percent threshold into stratospheric territory.

 

Now, Chinese leaders are continuing to pile on the debt in order to keep up growth rates. Their country, however, is not growing at the 6.7 percent pace announced by the official National Bureau of Statistics for 2016. In the middle of 2017, the World Bank issued a chart that revealed the Chinese economy in the previous year had grown 1.2 percent. That figure, shockingly low to some, is consistent with the most reliable indicator of Chinese economic activity: total primary energy consumption. In 2016, that metric was up 1.4 percent.

 

Even at 6.7 percent growth—or the 6.9 percent announced for 2017—China is incurring debt about three times faster than it is producing economic output. Beijing can, at least for some time, continue debt accumulation at this frantic pace, because it controls the large lenders, the large borrowers, the markets and the courts.

 

“It would appear that China thinks it can grow its way out of its current debt problems in the same way it did in the ’00s,” Fraser Howie, the coauthor of Red Capitalism: The Fragile Financial Foundation of China’s Extraordinary Rise, told the National Interest. “But the world economy is now very different, China then rode a wave of global growth and World Trade Organization entry, which is no longer available to it.”

 

Nonetheless, as Howie puts it, Beijing remains “drunk on credit.” Chinese technocrats continually talk about “deleveraging” and actually try to slow credit growth from time to time, but they do not sustain their efforts because a continual reduction in debt would result in a severe downturn. Beijing’s newest initiatives show desperation: packaging dubious loans for sale to consumers and restricting sales of apartments to prevent values from cascading down.

 

Peking University’s Michael Pettis told Fortune at the end of last year that since World War II there have been “at least two dozen decade-long investment growth miracles” similar to China’s. All suffered a “terrible adjustment,” he noted, and in none of these historical precedents were “imbalances at such deep levels and debt at such high levels” as China’s are now.

 

At some point, China’s economy will have to “adjust,” because Chinese leaders, despite all their powers, have yet to rewrite the laws of economics. And because they have prevented market corrections for so long (Beijing claims 1976 was the last year in which Chinese GDP declined) the inevitable downturn must be severe.

 

That severe downturn can take the form of a crash—perhaps the world’s sharpest—or decades of recession or recession-like stagnation. No matter how the economy adjusts, China is unlikely to catch up with the now-resurgent, and larger, American economy anytime this half century.

 

And China’s adjustment could be coming soon. At the Communist Party’s Nineteenth National Congress, held in October, Zhou Xiaochuan, the governor of the People’s Bank of China, publicly mused about China suffering a Minsky Moment—the point where asset values collapse, foreshadowing a market crash.

 

The extraordinary comments of the head of the central bank mirror concerns among the Chinese, elites and commoners alike. That concern is evident in the flow of cash leaving the country. In 2015, net capital outflow from China amounted to $1 trillion, according to Bloomberg. In 2016, it appears outflow was somewhere in the vicinity of $1.1 trillion. In 2017, outflow declined sharply, but only because Chinese technocrats imposed draconian capital controls, many of them not formally announced.

 

NOT ONLY is money fleeing China; so are the Chinese themselves. Survey after survey—some conducted by Chinese state entities—shows that almost half the country’s wealthy plan to emigrate in a half-decade time frame.

 

The new wave of emigration, evident in the increase of Chinese faces in the world’s major cities, is a reflection of more than just anxiety about an impending failure of the economy. Xi Jinping is taking China in particularly troubling directions. His relentless pursuit of control has roiled the Communist Party, reversing decades-long moves to institutionalize Chinese politics. There have been, throughout the tenure of his rule, rumors of attempted coups, with one surfacing as recently as December.

 

At the same time, Xi’s ambition—should we call it hubris?—has led to China overextending itself abroad, from border areas to far-flung locations. An increasingly provocative foreign policy, marked by irredentism, is pushing other states into coalition to protect themselves from Beijing’s expansionism.

 

The most significant such grouping is the “Quad,” consisting of the United States, Japan, Australia and India. Last decade, Beijing was able to derail close cooperation among the four democratic states, but after years of Chinese provocation, these friends are now working closely. And they are drawing in others, most notably Vietnam.

 

Beijing may be able to irritate Hanoi without lasting consequence, but it can’t expect the same with New Delhi. Once, Indian policymakers could see no farther east than the Strait of Malacca. But now they state that both the South China Sea and East China Sea are integral to Indian security. That change, which means India is developing links with East Asia, is in direct response to Chinese provocation in the waters surrounding India’s shores.

 

America and its friends form a powerful combination. “Together, the United States and our allies and partners represent well over half of the global GDP,” Trump’s National Security Strategy states. “None of our adversaries have comparable coalitions.” China, for example, has one formal ally: the Democratic People’s Republic of Korea. It has only one large friend—Russia—but the Russians are also weak, and in some ways another drain on Beijing’s overextended resources. At a time when China needs friends, its paramount leader appears determined to pick up weak partners and alienate strong states.

 

Finally, Chinese society for some time has been restless, unsettled, volatile and angry. Xi has aggravated the situation by encouraging what Arthur Waldron, the University of Pennsylvania historian, calls a “feral anti-Western reflex.” That xenophobia underpins Xi’s goal of creating “confidence in our culture,” an element of his “Four Confidences” initiative.

 

As part of that effort, the Chinese media has been cheering the destruction of symbols considered foreign—such as, most recently, Santa Claus. “We all know that race hatred and xenophobia are pure poison, never to be touched, but there are times when such reasonable sentiments frustrate a militaristic government,” Waldron told the National Interest, referring to Xi’s China. He continued:

 

“Then it will reach deep into its medicine chest, pull out the small bottle of race hatred labeled with the sinister skull and cross bones, thinking ‘a few drops of this will do the trick’ as they seek to whip a calm population into a mob consumed by primitive hatred and destructiveness.”

 

That is, in broad outline, what Mao Zedong did, except that where Mao used “rightist forces,” Xi targets those who are not Chinese. Xi’s veneration of the first leader of the People’s Republic, evident from the start of his rule in late 2012, shows he thinks the country should look back to one of the darkest times in its history for inspiration.

 

In sum, China has passed an inflection point. “The really extraordinary thing about 2017 is how abruptly the China story has reversed,” wrote Douglas Bulloch for Forbes. When that year began, the country appeared to own the century. Now, many are worried that China is regressing into a dangerous era.

 

No wonder many Chinese these days are living—or are preparing to live—anywhere but China.

 

SO WHAT is Washington capable of? It can, should it so choose, trigger economic and financial crises in China. The Trump administration can accomplish that by doing nothing more than enforcing American law. Chinese banks have been laundering North Korean money through New York for decades. At the end of June, Treasury Secretary Steven Mnuchin designated Bank of Dandong a “primary money laundering concern” pursuant to Section 311 of the Patriot Act, thereby imposing what is essentially a death sentence on the small Chinese bank. That bank can no longer clear transactions in dollars, the world’s dominant currency.

 

The Trump administration obviously intended the designation to be a signal to the Chinese to stop cleaning up cash for the Kim regime. Beijing seemed to get the message when, in September, the Chinese central bank ordered commercial banks to sever some ties with North Koreans, but there are clear indications that the order has been ignored.

 

“Chinese customers are still violating U.N. sanctions by buying coal from North Korea,” sanctions expert Joshua Stanton told the Hill in December. “They’re almost certainly paying North Korea through our financial system, using a Chinese bank. Justice Department documents have implicated large Chinese banks in coal purchases from North Korea.” And evidence suggests that Chinese entities since October have been transferring oil to Pyongyang, again requiring the assistance of China’s banks.

 

“If the Obama administration was willing to impose heavy fines on Europe’s biggest banks for violating Iran sanctions, the Trump administration must be willing to hold Chinese banks accountable for breaking our laws and U.N. sanctions, too,” says Stanton, who runs the One Free Korea site.

 

China’s largest banks, from all indications, would be principal targets of new Section 311 designations. Bank of China, one of China’s Big Four banks, was named in a 2016 UN report for operating a laundering scheme in Singapore for the regime of Kim Jong-un. From all appearances, the bank has been engaging in this criminality in other locations, especially Chinese cities bordering the North.

 

Moreover, Bank of China, which does business in the United States, is probably not the biggest Chinese bank participating in cash cleaning for Pyongyang. That honor may go to China’s largest bank—and the world’s largest bank as measured by assets—the Industrial and Commercial Bank of China.

 

The effect of a Patriot Act designation on a large Chinese institution would rock the Chinese banking system, destabilize Chinese markets and perhaps trigger the final loss of confidence in the Chinese economy.

 

THAT ECONOMY is also subject to other American pressure. In August, Robert Lighthizer, the U.S. trade representative, initiated, pursuant to Section 301 of the Trade Act of 1974, an investigation of China’s persistent theft of American intellectual property. These investigations permit the imposition of extraordinary remedies, such as across-the-board tariffs. There is also an investigation pursuant to Section 232 of the Trade Expansion Act of 1962 into Chinese steel and aluminum imports. In November, the Commerce Department initiated antidumping and countervailing-duty investigations pursuant to the Tariff Act of 1930.

 

China is particularly vulnerable to American action. In 2016, the U.S. merchandise trade deficit with China amounted to $347.0 billion, which constituted a staggering 68.0 percent of China’s merchandise trade surplus. And from all accounts, China’s dependence on the United States widened in 2017 as its surplus against America surged to a record while its overall surplus declined.

 

China’s dependence on the United States undercuts the oft-heard narrative that Beijing could hurt the U.S. economy through retaliation. Yes, the two countries are, as the official China Daily tells us, “increasingly interwoven,” but that does not mean America should be afraid of using its power. For one thing, trade-deficit countries have relatively little to lose from trade wars. Therefore trade-surplus countries, like China, are usually hesitant in sustaining trade friction.

 

Moreover, there are other reasons for Beijing to shrink from a fight with Washington. The United States does not have an economy geared toward selling to China. China, however, does have an economy geared toward selling things to America.

 

Finally, the American economy in 2016 produced $18.62 trillion of gross domestic product. China claimed its 2016 GDP was $10.83 trillion. Bigger combatants have decisive edges in trade wars, especially when the gaps are this large.

 

Beijing, of course, has cards of its own to play. It could, for instance, use the American debt it holds—about $1.19 trillion of it—to influence Washington. Chinese state media has, since mid-2007, talked about employing the “nuclear option”: selling American debt to punish Washington. In January, Chinese officials evidently whispered to Bloomberg that they might stop purchasing American debt.

 

Beijing’s foreign exchange regulator refuted the report, and China has never employed the nuclear option, for good reason. For one thing, China’s central bank has already been selling Treasury obligations since 2014 to defend its currency, the renminbi, as a tactic to reduce capital outflow. Since then, China’s foreign currency reserves have fallen by almost $900 billion according to official reports, and more according to unofficial tallies. So Beijing has, for its own reasons, already been unloading dollars during the period, while America has remained unaffected.

 

Moreover, selling debt is not much of a weapon. Sales of dollar debt—all of America’s sovereign obligations are denominated in its own currency—would net China greenbacks. If Beijing were selling debt to target Washington, it would have to convert its dollar proceeds into assets denominated in other currencies. That means those currencies would, due to the pressure generated by China’s purchases, soar in value. And that means the central banks of those countries would have to buy dollars to bring their money back to the levels that prevailed before Beijing’s purchases. In short, China’s actions would have little long-term effect on the dollar’s value. Sustained Chinese sales would mean, however, that American debt would be held by Washington’s friends, rather than by the Chinese.

 

Beijing does have considerable leverage over American companies doing business in China—these businesses have always been akin to hostages—but Chinese power is less significant than first appears. Beijing has, during Xi Jinping’s rule, attacked foreign businesses in especially predatory ways, so they have already suffered much. Beijing could do more to injure them, but it will, in all probability, do more anyway as Xi seeks to close off market opportunities to foreign competitors.

 

IN ANY event, the Trump administration is not helpless. It can always retaliate against Chinese businesses operating in the United States and, in the case of a formal expropriation by China, freeze Beijing’s hoard of U.S. obligations. Chinese leaders can always huff and puff—and they will—but they are not holding the aces in the deck.

 

China’s leaders have one important advantage, but it is one that Americans, on their own, have conferred on Beijing. And it is an advantage Americans can take back anytime they choose.

 

China holds a special place in the imagination of Washington policymakers, and that gives Beijing, as a practical matter, power. Since Nixon, Americans have believed the integration of China into the international system—the liberal world order—was one of their most important goals. Over time, they also came to believe the United States had a stake in the maintenance of Communist Party rule.

 

That perception is changing fast. Now, virtually no one believes in what Washington-based journalist James Mann aptly termed “The China Fantasy.” Beijing by now has disappointed those who had accepted—and who had based American policy on—the notion that sustained economic development would ultimately lead to a democratic China, or at least a China playing the role of a “responsible stakeholder,” as Robert Zoellick famously termed it in 2005.

 

It is in this context that Trump’s National Security Strategy poses a threat to an increasingly turbulent and unstable China. The president perceives the world to be in a state of “continuous competition” instead of cooperation. The approach of the National Security Strategy is bad news for a China that still relies on an

America that maintains generous, decades-old policies.

 

As more in Washington come to that realization, China will lose crucial American support. “A geopolitical competition between free and repressive visions of world order is taking place in the Indo-Pacific region,” the National Security Strategy states. The document also makes this not-so-veiled threat: “We are under no obligation to offer the benefits of our free and prosperous community to repressive regimes and human rights abusers.”

 

As views on China change, Americans’ perceptions of their own country will change as well. “The decline and decay of America is an old standby, not only in the foreign or hostile press, but the American press as well,” Waldron observes. “Bernard Baruch always said, ‘Never sell short the United States of America.’ As I survey the horizon I see no American decline. It is a recurrent delusion among foreign policy intellectuals.”

 

ONE FINAL point. The commonly accepted view that Trump is withdrawing from the world is at odds with his National Security Strategy. Yet even if America were abandoning global leadership, the notion that the United States is losing the ability to influence China is wrong. Paradoxically, American withdrawal would probably enhance its leverage.

 

The United States is in a period of renewal, something evident from its resurgent economy. At the same time, Beijing, eager for global influence, is rushing to fill what it perceives to be a vacuum. “As the U.S. retreats globally, China shows up,” said Maj. Gen. Jin Yinan of China’s National Defense University, as reported by Evan Osnos in the New Yorker. China, as we can see from General Jin’s gleeful comment, is stretching itself thin.

 

The Chinese think they can move to center stage, as Xi Jinping boldly announced in his three-hour, twenty-three-minute Work Report, delivered at the opening session of the Communist Party’s Nineteenth Congress in October. Center stage? At some point soon, Beijing will be unable to fulfill commitments and therefore make itself vulnerable. Yale’s Paul Kennedy called that “imperial overstretch,” and Beijing now has a bad case of it.

 

By Gordon Chang

 

Gordon G. Chang is the author of The Coming Collapse of China.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề:  click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read more on English topic: please click here 
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh