(A North Korean Opportunity for America and China)
by Richard N. Haass
Phan Nguyên dịch
Project Syndicate
June 01/2018.
Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.
Mối quan hệ Hoa - Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”
Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992.
Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ - Trung đã cho thấy khả năng bền vững đáng kinh ngạc khi nó tìm ra một lý do mới cho sự tồn tại của mình: sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Người Mỹ vui vẻ mua một số lượng lớn hàng hóa tương đối rẻ của Trung Cộng, và nhu cầu này cung cấp việc làm cho hàng chục triệu người Trung Cộng chuyển từ các vùng nông thôn nghèo sang các thành phố mới hoặc những khu đô thị đang nhanh chóng mở rộng.
Về phần mình, Hoa Kỳ bị mê hoặc bởi tiềm năng xuất khẩu sang thị trường rộng lớn của Trung Cộng, vốn đang khát những sản phẩm cao cấp hơn mà họ muốn nhưng không thể sản xuất được. Nhiều người ở Mỹ cũng tin rằng thương mại sẽ giúp Trung Cộng tăng lợi ích tự thân trong việc bảo vệ trật tự quốc tế hiện tại, làm tăng khả năng sự trỗi dậy của Trung Cộng như một cường quốc chủ chốt sẽ mang tính chất hòa bình. Một hy vọng liên quan là cải cách chính trị sẽ theo sau tăng trưởng kinh tế. Các tính toán như vậy đã dẫn đến việc Hoa Kỳ quyết định ủng hộ Trung Cộng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
Giờ đây, sau nhiều năm, mối quan hệ kinh tế vốn là nền tảng của mối quan hệ Trung - Mỹ ngày càng trở thành một nguồn mâu thuẫn đe dọa quan hệ song phương. Trung Cộng xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn là nhập khẩu, góp phần vào sự biến mất của hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ, và nước này cũng không mở cửa thị trường như mong đợi hay tiến hành những cải cách mà họ đã hứa hẹn. Hơn nữa, chính phủ Trung Cộng tiếp tục trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và đánh cắp tài sản sỡ hữu trí tuệ hoặc yêu cầu chuyển giao các tài sản này cho các đối tác Trung Cộng như là một điều kiện để các công ty nước ngoài được tiếp cận thị trường nội địa Trung Cộng.
Sự chỉ trích này đối với Trung Cộng được chấp nhận rộng rãi bởi các thành viên đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, ngay cả khi họ không đồng ý với nhiều biện pháp khắc phục được chính quyền Trump đề xuất. Và những lời chỉ trích không chỉ giới hạn trong các vấn đề kinh tế. Xuất hiện mối quan ngại ngày càng tăng ở Mỹ về sự quyết đoán ngày càng lớn của Trung Cộng vượt ra ngoài biên giới của nước này. Sáng kiến Vành đai và Con đường dường như không hẳn là một chương trình phát triển mà là một công cụ địa kinh tế nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Cộng. Các yêu sách quá đà của Trung Cộng đối với Biển Đông và sự hình thành các căn cứ quân sự của nước này ở đó bị các nước trong khu vực coi là một sự khiêu khích.
Tiến triển chính trị trong nước của Trung Cộng cũng khiến các nhà quan sát thất vọng. Việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước và sự tập trung quyền lực vào tay Chủ tịch Tập Cận Bình là một bất ngờ không đáng mong đợi đối với nhiều người. Cũng có những lo ngại về sự đàn áp giới bất đồng chính kiến (thường được che giấu dưới vỏ bọc chống tham nhũng của Tập), sự đè nén xã hội dân sự, và sự đàn áp những người thiểu số Uighur và Tây Tạng tại các tỉnh miền Tây Trung Cộng. Kết quả là giờ đây các tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ thường so sánh Trung Cộng với Nga và gọi nước này là một đối thủ cạnh tranh chiến lược.
Tất cả những điều đó đưa chúng ta trở lại vấn đề Triều Tiên, nước sở hữu những vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa bị Trung Cộng xem là một mối đe dọa thực sự – không phải đối với chính nó, mà là với các lợi ích của nước này ở khu vực. Trung Cộng không muốn một cuộc xung đột làm gián đoạn thương mại khu vực và dẫn đến hàng triệu người tỵ nạn tràn qua biên giới của mình. Bắc Kinh lo sợ rằng một cuộc chiến như vậy sẽ dẫn tới một nước Triều Tiên thống nhất nằm vững chắc trong quỹ đạo chiến lược của Mỹ. Họ cũng không muốn Nhật Bản và các nước láng giềng khác cân nhắc lại sự miễn cưỡng lâu nay trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng. Chính phủ Trung Cộng cũng phản đối hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Hàn Quốc (vốn được mua lại từ Hoa Kỳ để đối phó với việc bố trí hỏa tiễn của Triều Tiên), điều Trung Cộng coi là mối đe dọa đối với khả năng răn đe hạt nhân của chính mình.
Do đó, Trung Cộng và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc bảo đảm hoạt động ngoại giao sẽ hiệu quả và rằng bất cứ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nào cũng sẽ thành công. Câu hỏi đặt ra cho Trung Cộng là liệu nước này có sẵn sàng gây đủ áp lực lên Triều Tiên để Bình Nhưỡng chấp nhận các ràng buộc có ý nghĩa đối với các chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của nước này hay không. Câu hỏi đặt ra cho Hoa Kỳ là liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một kết quả ngoại giao nhằm ổn định tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhưng không nhất quyết giải quyết được vấn đề đó trong tương lai gần?
Một hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng vốn không có lợi cho cả Mỹ và Trung Cộng sẽ nhắc nhở cả hai nước về giá trị của sự hợp tác Trung - Mỹ. Và tiền lệ từ việc hai cường quốc lớn trên thế giới hợp tác cùng nhau nhằm giải quyết một vấn đề có tác động tới khu vực và toàn cầu có thể cung cấp nền tảng cho một kỷ nguyên hợp tác mới trong quan hệ song phương, điều mà hơn bất kỳ điều gì khác sẽ định hình nền chính trị quốc tế trong thế kỷ này.
Richard N. Haass
Phan Nguyên dịch
Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc Hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2001-2003), đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush tại Bắc Ireland và điều phối viên chương trình Vì tương lai Afganistan. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order. Cuốn sách mới nhất của ông có nhan đề Foreign Policy Begins at Home: The Case for Putting America’s House in Order. (Project Syndicate)
A North Korean Opportunity for America and China
by Richard N. Haass
Phan Nguyên dịch
Project Syndicate
June 01/2018.
China and the US have a shared interest in making nuclear diplomacy work and ensuring that any US-North Korean summit succeeds. A US-North Korean summit that averted a crisis that would benefit neither the US nor China would remind people in both countries of the value of Sino-American cooperation.
New York – It is not obvious, but North Korea could be the best thing for the relationship between the United States and China since the collapse of the Soviet Union. Whether or not that potential is realized, it is not difficult to understand why it exists.
The contemporary Sino-American relationship was born nearly a half-century ago on a foundation of shared concern about the threat posed to both countries by the Soviet Union. It was a textbook case of the old adage, “The enemy of my enemy is my friend.”
Such a relationship could survive just about anything – except the disappearance of the common enemy. And this is of course precisely what happened with the end of the Cold War in 1989 and the demise of the USSR at the beginning of 1992.
The US-China relationship, however, showed surprising resilience, finding a new rationale: economic interdependence. Americans were happy to buy vast quantities of relatively inexpensive Chinese manufactured goods, demand for which provided jobs for the tens of millions of Chinese who moved from poor agricultural areas to new or rapidly expanding cities.
For its part, the United States was mesmerized by the potential for exporting to the vast Chinese market, which was hungry for the more advanced products it wanted but could not yet produce. Many in the US also believed that trade would give China an increased stake in preserving the existing international order, increasing the odds that its rise as a major power would be peaceful. The related hope was that political reform would follow economic growth. Calculations such as these led to the US decision to support China’s entry into the World Trade Organization in 2001.
Now, years later, the economic ties that had become the foundation of the Sino-American relationship have increasingly become a source of friction that threaten it. China exports far more to the US than it imports, contributing to the disappearance of millions of American jobs, and has not opened up its market as expected or delivered on promised reforms. Moreover, China’s government continues to subsidize state-owned enterprises, and either steals intellectual property or requires its transfer to Chinese partners as a condition of foreign companies’ access to the domestic market.
This critique of China is widely embraced by US Republicans and Democrats alike, even if they disagree with many of the remedies proposed by the Trump administration. And the criticism is not limited to economic affairs. There is growing concern in the US about China’s increasing assertiveness beyond its borders. The Belt and Road Initiative appears to be less a development program than a geo-economic tool to expand Chinese influence. China’s broad claims to the South China Sea and its creation of military bases there are viewed throughout the region as a provocation.
China’s domestic political development has also disappointed observers. The abolition of the presidential term limit and President Xi Jinping’s concentration of power have come as an unwelcome surprise to many. There are also concerns about the suppression of dissent (often cloaked in the guise of Xi’s anti-corruption drive), the clampdown on civil society, and the repression of western China’s Uighur and Tibetan minorities. The net result is that it is now commonplace for official US government documents to pair China with Russia and to speak of it as a strategic rival.
All of which brings us back to North Korea, whose nuclear weapons and long-range missiles are viewed by China as a genuine threat – not to itself, but to its regional interests. China does not want a conflict that would disrupt regional trade and lead to millions of refugees streaming across its border. It fears that such a war would end with a unified Korea firmly in America’s strategic orbit. Nor does it want Japan and other neighbors to rethink their long-standing aversion to developing nuclear weapons of their own. The Chinese government also opposes South Korea’s missile defense system (acquired from the US in response to North Korea’s missile deployments), which China sees as a threat to its own nuclear deterrent.
The US does not want to live under the shadow of a North Korea that possesses long-range missiles capable of delivering nuclear payloads to American cities. At the same time, the US has no appetite for a war that would prove costly by every measure.
China and the US thus have a shared interest in making diplomacy work and ensuring that any US-North Korean summit succeeds. The question for China is whether it is prepared to put enough pressure on North Korea so that it accepts meaningful constraints on its nuclear and missile programs. The question for the US is whether it is willing to embrace a diplomatic outcome that stabilizes the nuclear situation on the Korean Peninsula but does not resolve it for the foreseeable future.
A US-North Korean summit that averted a crisis that would benefit neither the US nor China would remind people in both countries of the value of Sino-American cooperation. And the precedent of the world’s two major powers working together to resolve a problem with regional and global implications might provide a foundation for the next era of a bilateral relationship that, more than any other, will define international politics in this century.
Richard Nathan Haass
Richard N. Haass, President of the Council on Foreign Relations, previously served as Director of Policy Planning for the US State Department (2001-2003), and was President George W. Bush's special envoy to Northern Ireland and Coordinator for the Future of Afghanistan. He is the author of A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order.
Richard Nathan Haass, President of the Council on Foreign Relations, previously served as Director of Policy Planning for the US State Department (2001-2003), and was President George W. Bush's special envoy to Northern Ireland and Coordinator for the Future of Afghanistan. His most recent book is Foreign Policy Begins at Home: The Case for Putting America's House in Order. (From Project Syndicate)
Richard Nathan Haass (born July 28, 1951) is an American diplomat. He has been president of the Council on Foreign Relations since July 2003, prior to which he was Director of Policy Planning for the United States Department of State and a close advisor to Secretary of State Colin Powell. The Senate approved Haass as a candidate for the position of ambassador and he has been U.S. Coordinator for the Future of Afghanistan. He succeeded George J. Mitchell as the United States Special Envoy for Northern Ireland to help the peace process in Northern Ireland, for which he received the State Department's Distinguished Service Award. At the end of 2003, Mitchell Reiss succeeded him as special envoy. In late 2013, Haass returned to Northern Ireland to chair inter-party talks aimed at addressing some of the unresolved issues from the peace process such as parades, flags and "the past".
Life and career:
Haass was born in Brooklyn, to Jewish parents, the son of Marcella (née Rosenthal) and Irving B. Haass. From 1989 to 1993, Haass was Special Assistant to United States President George H. W. Bush and National Security Council Senior Director for Near East and South Asian Affairs. In 1991, Haass received the Presidential Citizens Medal for helping to develop and explain U.S. policy during Operation Desert Shield and Operation Desert Storm. Previously, he served in various posts in the Department of State (1981–85) and the Department of Defense (1979–80).
Haass's other postings include Vice President and Director of Foreign Policy Studies at the Brookings Institution, the Sol M. Linowitz Visiting Professor of International Studies at Hamilton College, a senior associate at the Carnegie Endowment for International Peace, a Lecturer in Public Policy at Harvard University's Kennedy School of Government, and a research associate at the International Institute for Strategic Studies. A Rhodes Scholar, Haass obtained a B.A. from Oberlin College in 1973 and went on to earn both a Master of Philosophy and Doctor of Philosophy from Oxford University.
Throughout the 2008 Presidential campaign, Haass advised several members of both the Republican Party and Democratic Party on issues regarding foreign policy, but did not publicly endorse a candidate due to the Council on Foreign Relations' non-partisan stance.
In September 2013, Haass returned to Northern Ireland, with Professor Meghan O'Sullivan, to chair all party talks on flags, parades and the legacy of the Troubles, after violence flared over the removal of the union flag at Belfast City Hall. The talks broke up without reaching an agreement on December 31, 2013.
Haass is the author of 12 books, of which 11 deal with matters of foreign policy and one with management. He lives in New York City with his wife, Susan Mercandetti, and two children.
Foreign policy views:
In a May 2015 interview with BBC's HARDtalk, speaking as President of the Council on Foreign Relations, Haass predicted that we are entering a new era in world history, in part due to the muting of U.S. dominance by the more diffuse power wielded by states and non-state entities as a result of the proliferation of nuclear arms and cyberterrorism, and several policy failures, which may bring about an "era of disorder" in the absence of any clear superpower. The failures in policy he points to are many of the rationales leading up to the 2003 invasion of Iraq, including the notion that the Iraqi regime had any involvement with the September 11 attacks or terrorism in general, but excluding the prominent intelligence of the time which indicated that Saddam Hussein's regime did most likely possess weapons of mass destruction, a point which he now concedes he along with many of his colleagues and the international intelligence community "got wrong". He explained that he believes the existing problems of the region which were exacerbated by the "ill-advised" invasion of Iraq were compounded by subsequent errors, including the withdrawal of U.S. troops carried out under the Obama administration. Another major error, according to Haas, was the failure of the United States and the United Kingdom to intervene after it became clear that chemical weapons had been used during the Syrian civil war, leaving room for the Islamic State to gain a foothold. He has also stated he was against U.S. involvement in the Libyan Civil War, but said that if becoming involved was unavoidable, better follow up was an absolute necessity not fulfilled, resulting in a situation in which the people of Libya are "arguably worse off now than they were under the deeply flawed leadership of Muammar Gaddafi." These seemingly incongruous positions, he argues, demonstrate that consistency, when it comes to foreign relations, "is a bad idea", and that each situation requires a custom-fit approach. Maintaining a consistent interventionist or conversely non-interventionist foreign policy, for example, would be a mistake.
Bibliography:
- Beyond the INF Treaty (1988, ISBN 0-8191-6942-0)
- The Power to Persuade: How to Be Effective in Any Unruly Organization (1995, ISBN 0-395-73525-4)
- updated in 1999 as The Bureaucratic Entrepreneur: How to Be Effective in Any Unruly Organization (1999, ISBN 0-8157-3353-4)
- Economic Sanctions and American Diplomacy (1998, ISBN 0-87609-212-1)
- The Reluctant Sheriff: The United States After the Cold War (1997, ISBN 0-87609-198-2)
- After the Tests: U.S. Policy Toward India and Pakistan (1999, ISBN 0-87609-236-9)
- Transatlantic Tensions: The United States, Europe, and Problem Countries (editor, 1999, ISBN 0-8157-3351-8)
- Intervention: The Use of American Military Force in the Post-Cold War World (1999, ISBN 0-87003-135-X)
- Honey and Vinegar: Incentives, Sanctions, and Foreign Policy (2000, ISBN 0-8157-3355-0)
- The Opportunity: America's Moment to Alter History's Course (2006, ISBN 1-58648-453-2)
- War of Necessity, War of Choice (2009, ISBN 978-1-4165-4902-4)
- Foreign Policy Begins at Home: The Case for Putting America's House in Order (2013, ISBN 0-4650-5798-5)
(From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read more on English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net