Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH LẠNH LẦN II
Webmaster
Các bài liên quan:
    MỘT CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH MỚI VỚI TÀU CỘNG LÀ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI?
    TÀU CỘNG VÀ HOA KỲ ĐÃ SẴN SÀNG CHO CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH THỨ NHÌ CHƯA?
    TẠI SAO CHIẾN TRANH LẠNH HOA – MỸ SẼ KHÔNG XẢY RA?
    TRUNG CỘNG ĐANG THUA CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH MỚI
    CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 2)
    CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 1)
    CHIẾN TRANH LẠNH KHÔNG BAO GIỜ KẾT THÚC
    CHIẾN TRANH LẠNH MỚI: NHƯNG VỚI TRUNG CỘNG CHỨ KHÔNG PHẢI NGA

 

Cold War II

By Richard N. Haass

Trần Văn Thắng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Project Syndicate

February 23-2018.

 

 

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

 

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ.

 

Tình trạng như vậy hoàn toàn có thể tránh được. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho các mối quan hệ thân thiện giữa Nga với Hoa Kỳ và châu Âu. Người ta vẫn nghĩ rằng nước Nga hậu cộng sản sẽ tập trung vào phát triển kinh tế và chính trị. Và mối quan hệ đã khởi đầu tốt đẹp khi Nga, thay vì đứng về phía Iraq, đồng minh lâu năm của mình, đã hợp tác với Hoa Kỳ trong việc đảo ngược cuộc xâm lược của Saddam Hussein vào Kuwait.

 

Sự thiện chí này không kéo dài. Chỉ riêng nguyên nhân của thực tế đó cũng sẽ trở thành một vấn đề gây tranh luận giữa các sử gia trong nhiều thập niên tới. Một số nhà quan sát sẽ đổ lỗi cho các vị tổng thống khác nhau của Hoa Kỳ, chỉ ra sự thiếu hỗ trợ kinh tế dành cho một nước Nga đang vật lộn với khó khăn, và thậm chí việc không ngừng mở rộng NATO, điều mà bằng cách đối xử với Nga như một kẻ thù tiềm tàng đã làm gia tăng xác suất việc Nga trở thành kẻ thù thực sự.

 

Đúng là Hoa Kỳ lẽ ra đã có thể và cần phải rộng lượng hơn khi Nga thực hiện sự chuyển đổi đầy đau đớn sang nền kinh tế thị trường vào những năm 1990. Cũng không rõ việc mở rộng NATO có thích hợp hơn các dàn xếp an ninh khác của châu Âu có bao gồm cả Nga hay không. Mặc dù vậy, phần lớn trách nhiệm cho sự tái xuất hiện Chiến tranh Lạnh lần hai thuộc về Nga, và trên hết là Vladimir Putin. Giống như nhiều người tiền nhiệm khác, ông Putin xem trật tự thế giới do Hoa Kỳ thống trị như là một mối đe dọa đối với sự cầm quyền của ông và cho cái mà ông coi là một địa vị chính đáng của đất nước mình trên thế giới.

 

Trong những năm gần đây, nước Nga đã sử dụng lực lượng vũ trang để chiếm, đóng quân và sáp nhập Crimea, trong một quá trình vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vốn quy định đường biên giới không thể bị thay đổi bởi vũ lực. Putin tiếp tục sử dụng các biện pháp quân sự hoặc bí mật để gây mất ổn định ở Đông Ukraina, Gruzia, và một phần vùng bán đảo Balkans. Và Nga đã sử dụng quân đội theo cách đặc biệt tàn bạo ở Syria để chống đỡ cho chế độ khủng khiếp của Bashar al-Assad.

 

Theo lời của công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller, nước Nga của Putin cũng đã một thời gian dài thực hiện các “gian lận và lừa dối vì mục đích can thiệp vào các quá trình chính trị và bầu cử của Hoa Kỳ, bao gồm cả cuộc bầu cử tổng thống năm 2016”. Những người đứng đầu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã nói rõ rằng họ dự đoán những nỗ lực lớn hơn như thế sẽ diễn ra từ nay đến cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018 tới.

 

Do Nga đã trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa xét lại, và không hề ngần ngại đảo ngược nguyên trạng thế giới bằng bất cứ biện pháp nào mà nó cho là cần thiết, nên việc bảo vệ châu Âu và cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là một phản ứng hợp lý. Nhưng Hoa Kỳ nên làm gì nữa, ngoài việc giảm tính dễ bị tổn thương của các máy móc sử dụng trong bầu cử và yêu cầu các công ty công nghệ phải có những biện pháp để ngăn chặn các chính phủ nước ngoài gây ảnh hưởng đến chính trị Mỹ?

 

Thứ nhất, người Mỹ phải nhận ra rằng quốc phòng là chưa đủ. Quốc hội đã đúng khi yêu cầu các biện pháp trừng phạt bổ sung, và Donald Trump đã sai khi từ chối thực hiện các biện pháp trừng phạt mà Quốc hội đã thông qua.

 

Chính phủ Hoa Kỳ cũng cần phải đưa ra tiếng nói của mình và chỉ trích chính quyền Nga đã bắt những người bất đồng chính kiến trong nước và ám sát các nhà báo. Nếu Trump, vì bất cứ lý do gì, vẫn tiếp tục nuông chiều Nga, thì Quốc hội, giới truyền thông, các tổ chức, và các viện nghiên cứu cần công bố chi tiết về sự tham nhũng đặc trưng cho chế độ của Putin. Việc lưu hành thông tin như vậy có thể làm gia tăng sự phản đối nội bộ đối với Putin, thuyết phục ông ta chấm dứt ngay lập tức việc tiếp tục can thiệp vào chính trị Mỹ và châu Âu, và theo thời gian, sẽ đẩy mạnh hơn các lực lượng có trách nhiệm trong lòng nước Nga.

 

Đồng thời, không nên đặt mục tiêu chấm dứt những phần còn lại ít ỏi của mối quan hệ Mỹ – Nga, vốn dĩ đang ở trong trạng thái tồi tệ hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất. Cần phải tìm kiếm hợp tác ngoại giao bất cứ khi nào có thể và vì lợi ích của Hoa Kỳ. Nga có thể sẵn sàng chấm dứt can thiệp vào Đông Ukraina để đổi lấy một mức độ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, nếu nước này có thể yên tâm rằng những người gốc Nga sẽ không bị trả thù. Tương tự như vậy, điện Kremlin không có lợi ích trong việc leo thang quân sự tại Syria vốn sẽ làm gia tăng chi phí tương đối khiêm tốn cho cuộc can thiệp của nước này ở đó.

 

Đồng thời, sự ủng hộ của Nga là cần thiết để thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Triều Tiên. Việc duy trì các cơ chế kiểm soát vũ khí và tránh một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới cũng sẽ là mối quan tâm của cả hai nước.

 

Vì vậy, có lý do cần thiết tiến hành các cuộc gặp ngoại giao thường kỳ, các trao đổi văn hoá và học thuật, và các chuyến thăm tới Nga do các phái đoàn Quốc hội đề cử, không phải như là một sự ân huệ, mà là một phương tiện để làm rõ rằng nhiều người Mỹ sẽ sẵn sàng có một quan hệ bình thường với Nga nếu nước này hành động chừng mực hơn. Hoa Kỳ và các đối tác của nước này có lợi ích lớn từ sự kiềm chế lớn hơn của Nga trong khi Putin vẫn nắm quyền và từ một nước Nga mang những đặc trưng khác ngoài chủ nghĩa Putin sau khi ông rời ghế lãnh đạo.

 

Richard N. Haass

Trần Văn Thắng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, từng là Giám đốc Hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2001-2003), đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush tại Bắc Ireland và điều phối viên chương trình Vì tương lai Afganistan. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “A world in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order”. (Theo Project Syndicate).

 

Cold War II

By Richard N. Haass

Project Syndicate

February 23-2018.

 

A quarter-century after the end of the Cold War, the world unexpectedly finds itself in a second one. This state of affairs was anything but inevitable, and it is in neither side's interest to escalate tensions further.

 

 

NEW YORK – The Cold War lasted four decades, in many ways both beginning and ending in Berlin. The good news is that it stayed cold – largely because nuclear weapons introduced a discipline missing from previous great-power rivalries – and that the United States, together with its European and Asian allies, emerged victorious, owing to sustained political, economic, and military effort that a top-heavy Soviet Union ultimately could not match.2

 

A quarter-century after the end of the Cold War, we unexpectedly find ourselves in a second one. It is both different and familiar. Russia is no longer a superpower, but rather a country of some 145 million people with an economy dependent on the price of oil and gas and no political ideology to offer the world. Even so, it remains one of two major nuclear-weapons states, has a permanent seat on the UN Security Council, and is willing to use its military, energy, and cyber capabilities to support friends and weaken neighbors and adversaries.1

 

This state of affairs was anything but inevitable. The end of the Cold War was expected to usher in a new era of friendly Russian ties with the United States and Europe. It was widely thought that post-communist Russia would focus on economic and political development. And relations got off to a good start when Russia, rather than standing by its long-time client Iraq, cooperated with the US in reversing Saddam Hussein’s invasion of Kuwait.

 

The goodwill did not last. Just why will be a matter of debate among historians for decades to come. Some observers will blame successive US presidents, pointing to a lack of economic support extended to a struggling Russia, and even more to NATO enlargement, which, by treating Russia as a potential adversary, increased the odds it would become one.1

 

It is true that the US could and should have been more generous as Russia made its painful transition to a market economy in the 1990s. Nor is it clear that NATO enlargement was preferable to other security arrangements for Europe that would have included Russia. That said, the lion’s share of the responsibility for the emergence of a second Cold War is Russia’s, and above all Vladimir Putin’s. Like many of his predecessors, Putin viewed the US-dominated world order as a threat to his rule and to what he regarded as his country’s rightful place in the world.6

 

Russia in recent years has used armed force to seize, occupy, and annex Crimea, in the process violating the fundamental principle of international law that borders may not be changed by armed force. Putin continues to use military or covert means to destabilize Eastern Ukraine, Georgia, and parts of the Balkans. And Russia employed military force in particularly brutal ways in Syria to prop up Bashar al-Assad’s appalling regime.6

 

Putin’s Russia also went to great lengths, in the words of US Special Counsel Robert Mueller, to carry out “fraud and deceit for the purpose of interfering with the US political and electoral processes, including the presidential election of 2016.” Heads of US intelligence agencies have made clear that they expect further such efforts between now and the midterm congressional elections in November.1

 

As Russia has become a revisionist country, with few if any qualms about overturning the status quo by whatever means it judges necessary, shoring up Europe’s defense and providing lethal arms to Ukraine is a sensible response. But what more should the US do, beyond reducing the vulnerability of voting machines and requiring technology firms to take steps to prevent foreign governments from trying to influence US politics?1

 

First, Americans must recognize that defense is not enough. Congress is right to call for additional sanctions, and Donald Trump is wrong to refuse to implement sanctions that Congress has already passed.1

 

The US government also needs to find its voice and criticize a Russian regime that arrests its opponents and reportedly murders journalists. If Trump, for whatever reason, continues to coddle Russia, then Congress, the media, foundations, and academics should publicly detail the corruption that characterizes Putin’s rule. Circulating such information might increase internal opposition to Putin, persuade him to hold off on further interference in US and European politics, and, over time, buttress more responsible forces within Russia.1

 

At the same time, the objective should not be to end what little remains of the US-Russian relationship, which is already in worse shape than it was for much of the first Cold War. Diplomatic cooperation should be sought whenever it is possible and in America’s interest. Russia may well be willing to stop interfering in Eastern Ukraine in exchange for a degree of sanctions relief, if it could be assured that ethnic Russians there would not face reprisals. Likewise, the Kremlin has no interest in a military escalation in Syria that would increase the relatively modest cost of its intervention there.1

 

At the same time, Russian support is needed to tighten sanctions against North Korea. And maintaining arms-control arrangements and avoiding a new nuclear arms race would be in the interest of both countries.1

 

There is thus a case for regular diplomatic meetings, cultural and academic exchanges, and visits to Russia by congressional delegations – not as a favor, but as a means to make clear that many Americans are open to a more normal relationship with Russia if it acts with greater restraint. The US and its partners have a large stake in greater Russian restraint while Putin remains in power – and in a Russia characterized by other than Putinism after he is gone.

 

Richard N. Haass

 

Richard N. Haass, President of the Council on Foreign Relations, previously served as Director of Policy Planning for the US State Department (2001-2003), and was President George W. Bush's special envoy to Northern Ireland and Coordinator for the Future of Afghanistan. He is the author of A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order. (From Project Syndicate).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh