Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
KẾ HOẠCH TỔNG THỂ CỦA TRUNG CỘNG: MỐI ĐE DỌA QUÂN SỰ TOÀN CẦU
Webmaster
Các bài liên quan:
    TRUNG CỘNG NGUY CƠ GIỐNG NGA NẾU THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC “VÀNH ĐAI, CON ĐƯỜNG”? (Phong Vân)
    GIẤC MỘNG TOÀN CẦU CỦA TRUNG CỘNG: ÁC MỘNG CỦA LÁNG GIỀNG

 

(China’s Master Plan: A Global Military Threat).

By Hal Brands

Bloomberg

June 10, 2018, 7:00 AM PDT

 

From the East China Sea to Africa, Beijing is flexing its muscles.

 

Bắc Kinh đã bắt đầu tính đến giai đoạn cạnh tranh với Mỹ không chỉ ở trong khu vực, mà còn trên toàn thế giới. Nếu Trung Quốc đã nuôi tham vọng về gia tăng sự hiện diện trên trường quốc tế ngay cả trong bối cảnh đối mặt với nhiều tranh chấp ở vùng biển ngoài khơi thì họ sẽ còn toan tính những gì khi trở thành bá quyền Tây Thái Bình Dương.

 

 

Trong nhiều năm, hầu hết các chuyên gia đều tin rằng thách thức quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ về bản chất chỉ gói gọn trong khu vực, cụ thể là vùng Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ được hưởng lợi từ những năng lực và ảnh hưởng toàn cầu mà Mỹ gây dựng, Bắc Kinh đang tìm cách có được khả năng cho phép họ mở rộng sức mạnh quân sự ra bên ngoài các khu vực lân cận.

 

Tham vọng này của Bắc Kinh không phải là điều gì mới mẻ. Khi khủng hoảng Đài Loan bùng phát vào năm 1995-1996, Mỹ đã phản ứng trước việc Trung Quốc đe dọa Đài Loan bằng cách đưa 2 tàu sân bay tới khu vực, nhằm nhấn mạnh với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng uy thế và ảnh hưởng về mặt quân sự của Mỹ cho phép họ có khả năng can thiệp bất kỳ khi nào họ muốn tại nơi mà Trung Quốc xem là sân sau của mình. Kể từ đó, Bắc Kinh đã phát triển các năng lực quân sự, phát triển các máy bay chiến đấu tân tiến, tên lửa hành trình chống hạm và các tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, không chỉ để gia tăng ảnh hưởng đối với các nước láng giềng ở phía Đông và Đông Nam Á, mà còn là để ngăn Mỹ can thiệp sâu vào tuyến phòng thủ của mình.

 

Nỗ lực nhằm xây dựng năng lực được gọi là “chống tiếp cận/chống xâm nhập” đã đem đến những kết quả nhất định. Mỹ ngày nay đối mặt với những thách thức và trở ngại ngày lớn trong việc bảo vệ Đài Loan cùng các đối tác khác và đồng minh trong trường hợp nảy sinh xung đột với Trung Quốc.

 

Dù thực tế Bắc Kinh đang thách thức quyền bá chủ của Mỹ tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, song họ lại chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ uy thế siêu cường quân sự toàn cầu của Mỹ. Đó chỉ là một trong số rất nhiều điều trớ trêu trong quan hệ Mỹ-Trung. Washington “giúp ích” cho sự trỗi dậy về kinh tế của đối thủ chiến lược dài hạn lớn nhất bằng việc đảm bảo dòng chảy thương mại toàn cầu, đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho đối thủ này. Tuy nhiên, điều này không thể tồn tại lâu, bởi người ta khó có thể bao dung mãi mãi với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Sau cùng, nếu Mỹ có thể đảm bảo các giá trị toàn cầu, thì Mỹ cũng có thể thao túng và thậm chí là ngăn chặn chúng nếu muốn.

 

Khi quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng hơn, Trung Quốc ngày càng khó chấp nhận thực tế là sự thịnh vượng về kinh tế mà họ có cần tới sự độ lượng của Mỹ. Các chiến lược gia Trung Quốc đều hiểu rõ thách thức có tên “Malacca”, hay nói rõ ràng hơn là nguy cơ Mỹ có thể phong tỏa tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ và các hàng hóa quan trọng của Trung Quốc. Giới hoạch định chiến lược của Mỹ cũng nhận thức được điều này, bởi các đề xuất về việc phong tỏa eo biển Malacca, bóp ngẹt các nguồn tài nguyên thiết yếu của Bắc Kinh, đã nhiều lần xuất hiện trong các cuộc tranh luận về cách đánh bại Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

 

Cùng lúc ấy, những phát triển trong sức mạnh của quân đội cho phép Bắc Kinh có khả năng giải quyết những điểm yếu của mình dễ dàng hơn. Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) vẫn là một lực lượng lạc hậu với những khó khăn rất lớn nếu muốn triển khai bên ngoài biên giới Trung Quốc. Chi tiêu dành cho quốc phòng của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 2% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

 

Giờ đây, sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đầu tư mạnh tay cho quốc phòng, Trung Quốc là nước sở hữu ngân sách dành cho phòng vệ lớn thứ 2 thế giới. PLA đã trở thành một lực lượng tinh nhuệ và hiện đại hơn với khả năng thực hiện cả những nhiệm vụ cực kỳ tham vọng. Điều này dẫn đến việc giới chức Trung Quốc bắt đầu đưa tầm mắt xa hơn Tây Thái Bình Dương và tính đến chuyện bành trướng ở những khu vực xa xôi hơn nữa.

 

Các chiến lược gia hải quân đang bắt đầu tính đến cách bành trướng ảnh hưởng của quân đội tại Ấn Độ Dương, vùng Sừng châu Phi và những tuyến đường biển trọng yếu nối các tuyến huyết mạch của Trung Quốc với các khu vực quan trọng như vịnh Persia. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” - một dự án cơ sở hạ tầng quy mô nhằm nối Trung Quốc với các quốc gia ở châu Á và châu Âu - cũng cùng chung mục đích này.

 

Dù các hoạt động của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào khía cạnh hàng hải và lãnh thổ (cũng như an ninh nội địa), song Bắc Kinh đang từng bước mở rộng dấu ấn quân sự trên toàn cầu. Quân đội Trung Quốc đã tiến hành các nhiệm vụ chống cướp biển, sơ tán người dân và các cuộc diễn tập hải quân ở những khu vực cách bờ biển của mình hàng nghìn dặm. Quân đội Trung Quốc cũng đã tới Bắc Băng Dương, biển Baltic và nhiều vùng biển khác. Hải quân PLA đang phát triển nhiều năng lực, như tàu sân bay, với mục tiêu hoạt động và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu. Trung Quốc cũng đang tích cực đảm bảo các hạ tầng cơ sở hậu cần cần thiết để đảm bảo các chiến dịch này.

 

Bắc Kinh đã khai trương căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoại tại Djibouti, và nhiều dự án phát triển dọc vùng duyên hải Ấn Độ Dương. Có thông tin cho rằng Trung Quốc đang dùng ảnh hưởng kinh tế và gây sức ép ngoại giao để tìm cách sử dụng các cảng biển và những hạ tầng khác ở nhiều quốc gia từ Vanuatu tới Sri Lanka và nhiều nơi khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tham gia nhiều cuộc tập trận tại châu Phi, một phần trong nỗ lực bảo vệ sự hiện diện ngày càng gia tăng của quốc gia này tại Lục địa Đen. Sẽ phải mất nhiều thập kỷ trước khi Trung Quốc có thể tiến gần tới việc đạt được thế cân bằng về sức mạnh quân sự với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang rảo bước, một cách dứt khoát và mạnh mẽ, trên con đường này.

 

Nhìn từ góc độ của Mỹ, xu thế này là đáng lo ngại, đặc biệt là về tham vọng lâu dài của Trung Quốc. Nó cho thấy rằng trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng mâu thuẫn, Bắc Kinh đã bắt đầu tính đến giai đoạn cạnh tranh với Mỹ không chỉ ở trong khu vực, mà còn trên toàn thế giới. Nếu Trung Quốc đã nuôi tham vọng về gia tăng sự hiện diện trên trường quốc tế ngay cả trong bối cảnh đối mặt với nhiều tranh chấp ở vùng biển ngoài khơi thì họ sẽ còn toan tính những gì khi họ thành công trong việc bá quyền Tây Thái Bình Dương.

 

Theo “Bloomberg”

Anh Thư lược dịch.

 

China’s Master Plan: A Global Military Threat

By Hal Brands

Bloomberg

June 10, 2018, 7:00 AM PDT

 

From the East China Sea to Africa, Beijing is flexing its muscles.

 

 

Only an exercise, for now. Photographer: Andy Wong/Getty Images

 

(This is the first in a series of columns on China's effort to supplant the U.S. as the world's pre-eminent geopolitical power. Read the second part here: Exporting an Ideology  |  A Worldwide Web of Institutions)
 

I wrote a column recently about how a longstanding assumption of America’s China policy -- that economic integration between the two countries is an unalloyed good -- has now been overtaken by events. But this isn’t the only area in which China’s rise is forcing a re-evaluation of old beliefs.

 

Now, as the first in a series of columns on this phenomenon that Bloomberg Opinion will publish in the coming days, I'll delve into another issue with enormous implications for U.S.-China relations and American interests: the rise of China as a more globally oriented military power.

 

For years, most experts believed that China’s military challenge to the U.S. was regional in nature -- that it was confined to the Western Pacific. After decades of tacitly free-riding on America’s global power-projection capabilities, however, Beijing now is seeking the capabilities that will allow it to project its own military power well outside its regional neighborhood.

 

The fact that China is building up its military strength is hardly news, of course. The 1995-96 Taiwan crisis, during which the U.S. responded to Chinese intimidation of Taiwan by sending two carrier strike groups to the area, underscored to the Chinese leadership that America's military dominance gave it the capability to intervene at will even in China’s own backyard.

 

Two Ways to Parse China's Defense Budget

 

 

Sources: Stockholm International Peace Research Institute

(estimates); Xinhua (2017-18 official figures)

 

Since then, Beijing has been developing the capabilities -- advanced fighter jets, anti-ship ballistic missiles, and stealthy diesel-electric attack submarines among them -- meant not just to give it leverage over its East and Southeast Asian neighbors, but also to prevent the U.S. from intervening effectively in their defense.

 

This effort to build what are known as “anti-access/area-denial” capabilities has borne fruit, and the U.S. will now face high and continually growing obstacles to defending Taiwan or other partners and allies in the event of conflict with China.

 

Where Great Powers Meet

 

China’s military modernization effort has provided the first challenge to U.S. might in the Asia-Pacific region in decades

 

 

Sources: International Institute for Strategic Studies; U.S. Department of Defense

 

Even as Beijing challenged U.S. dominance in the Western Pacific, however, it was simultaneously one of the greatest beneficiaries of America’s global military superiority.

 

U.S. power-projection capabilities have underpinned the stability and freedom of the global commons and ensured the free flow of energy supplies and other key commodities. U.S. military power has thus fostered the relatively benign global climate in which China has grown rich and powerful.

 

This is just one of the many paradoxes of the U.S.-China relationship. Washington has underwritten the economic rise of its greatest long-term strategic rival by protecting the global commercial flows that have made that rival so wealthy. China, for its part, has been a free-rider on America’s provision of global stability even while challenging the U.S. ever more sharply in the Asia-Pacific.

 

This situation could not last forever, though, because it represented a vulnerability that a rising China would not tolerate indefinitely. After all, if the U.S. can secure the global commons, then it can also dominate and even restrict access to them if it so chooses.

 

So, as the U.S.-China relationship has become more contentious, China has become less willing to accept that its economic prosperity requires the forbearance of the U.S. Navy. Chinese strategists have become acutely aware of the “Malacca Dilemma” -- the prospect that the U.S. could severely constrain China’s imports of oil and other critical commodities by interdicting shipping at a few crucial maritime chokepoints.

 

U.S. strategists are also fully aware of this possibility, as proposals for a far-seas blockade meant to starve Beijing of vital resources have figured prominently in the debate on how to defeat China in a possible war. Any great power would chafe at a situation in which its foremost rival has such enormous power over its own economic well-being, and China is no exception.

 

At the same time, the growth of Chinese military strength is giving Beijing greater ability to start redressing this vulnerability. In the mid-1990s, the People’s Liberation Army was still an antiquated force that would have faced enormous difficulty projecting power anywhere beyond China’s borders. Chinese defense spending amounted to only around 2 percent of the global total.

 

Now, after decades of rapid economic growth and steadily rising defense spending, China has the second-largest defense budget in the world, and the PLA is a more sophisticated, modern force capable of taking on ever-more ambitious missions.

 

China's Military Goes Boom

 

Overall Defense Spending in Constant 2016 Dollars

 

 

Souce: Stockholm International Peace Research Institute

 

As a result, Chinese military officials are looking beyond the Western Pacific and considering how to project power ever farther abroad.

 

Naval strategists are thinking about how to exert Chinese military influence in the Indian Ocean, the Horn of Africa and other critical waterways that represent China’s maritime lifelines to key regions such as Persian Gulf. The Belt and Road Initiative, a vast trade and infrastructure project meant to link China with countries throughout Asia and Europe, serves a similar purpose.

 

And even though China’s force posture is still focused on the country’s maritime and territorial peripheries (as well as on internal security), Beijing is gradually building a more global military footprint. Chinese forces have carried out counter-piracy missions, crisis evacuations and naval exercises thousands of miles from China’s coast. They have ventured into the Arctic Ocean, Baltic Sea and other faraway waterways. The PLA Navy is developing capabilities, such as aircraft carriers, that may eventually provide some type of global power-projection capability.

 

China is also working to secure the logistical facilities necessary to sustain such operations. Beijing has opened its first overseas military base in strategically located Djibouti, among other developments elsewhere along the Indian Ocean littoral, and it is reportedly using economic leverage and coercive diplomacy to seek access to ports and other facilities in countries from Vanuatu to Sri Lanka and beyond.

 

Expanding Reach

 

China’s overseas investments are cultivating a network of potential naval ports

 

 

Source: Center for a New American Security

 

Additionally, Chinese forces have engaged in exercises in Africa, as part of an effort to protect China’s growing overseas presence in that continent. This more global outlook is even evident in pop culture. A blockbuster movie recently depicted a Chinese battleship rescuing overseas Chinese from the chaos of a civil war in a fictional African country.

 

It will be decades, at earliest, before China can even come close to equaling the global military reach of the U.S. But Beijing is moving, clearly and deliberately, in that direction.

 

From an American perspective, this trend is troubling for what it says about China’s long-range ambitions. It shows that, at a time when U.S.-China relations are becoming increasingly antagonistic, Beijing is already looking ahead to a period when it will compete with America not just regionally but globally as well.

 

And if China is aspiring to a more global presence now, at a time when the areas just off its coast are still heavily contested, how ambitious might it become if and when it succeeds in establishing itself as the dominant power in the Western Pacific?

 

This is just one of several ways in which Beijing is steadily taking on more of the trappings of an aspiring global power, one whose objectives and interests expand with its capabilities.

 

The silver lining is that China may be getting ahead of itself. Its efforts to develop a larger overseas footprint -- particularly to secure access to ports and other facilities -- have created greater international suspicion of its motives and designs. That, in turn, will probably lead to more international resistance to China’s strategic rise.

 

Moreover, if one assumes that Chinese military spending is not infinitely expandable, then there is a tradeoff between developing power-projection capabilities that may be useful in a global context -- a carrier strike group, for instance -- and those that would provide the greatest bang for the buck in a war against the U.S. over Taiwan, such as anti-ship missiles.

 

Global powers are continually confronted with hard decisions about resources and priorities. China will become more familiar with such predicaments as its ambitions grow.

 

Hal Brands.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề:  click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read more on English topic: please click here 
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh