(Part 1: CHINA BUYS EUROPE ONE PIECE AT A TIME)
Trung Cộng đã đến Châu Âu
China came to Europe
https://yle.fi/
Việt Xuân dịch
Lời giới thiệu: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố 4 bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Cộng trên trang mạng của YLE (Cơ quan Phát thanh Truyền hình Quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Cộng đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Cộng thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ. Đồng tiền Trung Cộng đã đánh hơi sự thành công. Trung Cộng trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp và cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Cộng? Các phần của loạt bài nầy bằng nguyên tác, theo thứ tự tại các địa chỉ theo đường dẫn dưới đây:
CHINA CAME TO EUROPE.
Chinese dragon
The four-part series deals with the ways in which China operates in Europe.
Part 1: China buys Europe one piece at a time: https://yle.fi/uutiset/3-10248419
Part 2: China's Money Finds Europe's Successors - In Berlin, a bank was developed for a generation who does not have offices or envelopes but wants all of their cell phones.
https://yle.fi/uutiset/3-10248429
Part 3: "My son no longer returns to China," says a millionaire moving to his home in Athens - Chinese money charmed Greece and turned the European direction of other countries
https://yle.fi/uutiset/3-10253216
Part 4: Hundreds of millions of skiing Chinese and killers - A savvy businessman in Switzerland opened a clock trade for the Chinese in the middle of the glacier and intends to expand despite threats.
https://yle.fi/uutiset/3-10248441
* * *
TRUNG CỘNG THÂU TÓM CHÂU ÂU VỚI TỪNG MẢNH NHỎ (Bài 1) [*]
Part 1: CHINA BUYS EUROPE ONE PIECE AT A TIME
By Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.
Việt Xuân dịch
https://yle.fi/uutiset/3-10248419
Published: June 15, 2018
Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không?
“Dĩ nhiên rồi, ở Trung Quốc ai mà chẳng biết đến cô ấy! Trang trại nho của cô ấy có thật ở gần đây không?” Một người phụ nữ họ Vương hỏi.
Triệu Vi là một ngôi sao điện ảnh, người mẫu và ca sĩ nhạc pop 42 tuổi – người được trả thù lao cao nhất ở Trung Quốc.
Ngoài điện ảnh và âm nhạc, Triệu Vi còn có niềm đam mê thứ ba là rượu Pháp. Năm 2011 cô thực hiện được niềm mơ ước của mình và mua một trang trại rộng 7 hecta ở vùng rượu nổi tiếng Saint-Émilion miền tây nam nước Pháp.
“Khi nhìn thấy trang trại này cô Triệu nhận ra ngay đây chính là trang trại trồng nho mà cô ao ước. Trước đó chúng tôi đã đi xem hàng trăm trang trại nho”, Sue Zhang – người đại diện ở Pháp của Triệu Vi cho biết.
Cô Zhang đón khách đến thăm lâu đài cổ hơn 400 năm tuổi. Trên cổng lâu đài có treo cờ Pháp, Trung Quốc và EU. Chủ nhân tòa lâu đài không có mặt vì đang bận việc ở châu Á, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi tình hình diễn ra ở lâu đài. Sếp của tôi luôn bảo: “Rượu là một nghệ thuật. Cô ấy đã nếm đủ các loại rượu trên khắp thế giới, nhưng cô thích nhất là rượu ở Saint-Émilion. Đích mà cô hướng tới là sản xuất được một loại rượu tốt nhất không đếm xỉa đến kinh phí”, cô Zhang kể. Vì vậy, lâu đài Château Monlot nằm trong vùng đất được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới đã được sửa chữa lại từ hầm rượu cho đến mái. Một trong những chuyên gia giỏi nhất về loại nho Merlot đã được thuê tới làm việc ở đây.
Trang trại nho của Triệu Vy
Những mùa rượu đầu tiên vừa được đem ra thị trường và các tiệm ăn nổi tiếng của Pháp đã đặt hàng. Rượu này cũng nhận được nhiều lời ngợi khen cả từ người Pháp. Đây là điều đặc biệt đối với trang trại có chủ sở hữu là người Trung Quốc, bởi vì thông thường rượu của người Trung Quốc sản xuất tại Pháp được chuyển về Trung Quốc cho những bàn tiệc của những người trung lưu đang ngày một nhiều thêm ở nước này. Hiện nay 1/10 dân số Trung Quốc, tức là khoảng hơn 100 triệu người, uống rượu hàng ngày.
Cho đến nay người Trung Quốc đã mua tất cả 140 trang trại nho ở vùng Bordeaux này. Chúng ta chưa có thể nói con số này là lớn vì nó chỉ chiếm 3% diện tích đất trồng nho ở đây. Những nơi khác trên đất Pháp việc mua đất của người Trung Quốc không hiếm. Thế nhưng người Trung Quốc không chỉ muốn sở hữu những chùm nho ngon ngọt trên đất Pháp mà hiện tượng mới hơn và gây tranh cãi nhiều hơn là mục đích mua đất của người Trung Quốc trong những năm gần đây.
Tại Pháp, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua hàng ngàn hecta đất canh tác. Gần đây nhất là cuối năm ngoái, một thương gia Trung Quốc đã mua gần 900 hecta đất trồng trọt ở vùng Allien, miền trung nước Pháp. Ông ta trả 10 triệu euro cho thương vụ đó. Vị thương gia này là đại diện cho công ty đa ngành Reward Group. Thông tin này đã khiến người dân địa phương bức xúc. Không ai hiểu được vì sao người Trung Quốc lại muốn mua đất ở vùng quê yên bình của họ, ngay cả vị thị trưởng.
“Không biết họ định làm gì ở đây? Những người chủ mới này có định trồng trọt hay không và nếu có thì đến mức độ nào? Hay họ định thay đổi gen?”, thị trưởng Daniel Marchand đã bày tỏ sự bức xúc khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2.
Công ty khổng lồ Trung Quốc này trước đây cũng đã mua nhiều đất ở miền trung nước Pháp. Cho tới nay, họ đã là chủ nhân của tất cả khoảng 3.000 hecta đất canh tác ở Pháp, tức khoảng 1/5 diện tích của Helsinki. Vấn đề không phải là việc sở hữu đất quá lớn. Nhưng Reward Group không phải là công ty duy nhất muốn sở hữu đất canh tác ở Pháp. Tờ báo kinh tế Challenges cho biết một công ty lớn khác của Trung Quốc hình như cũng đang xúc tiến những thương vụ mua đất tương tự ở Pháp.
Theo tin từ báo này, một công ty đang được giấu tên có lẽ đã thuê một văn phòng luật tại Paris đứng ra thương thảo về việc mua những cánh đồng trồng yến mạch ở vùng Beauce, phía nam Paris.
Người dân ở những nơi khác cũng thấy khó hiểu: tại sao người Trung Quốc lại mua đất canh tác đắt đỏ cách xứ sở họ hàng ngàn cây số? Chẳng lẽ ngoài vang Bordeaux họ còn muốn đem cả bánh mì Pháp về Trung Quốc?
Tỉ phú Hu Keqin đang có những dự định rất lớn. Ông ta muốn dân tộc vốn chỉ quen với gạo và mì làm bạn với bánh mì Pháp vỏ giòn. Tỉ phú này chính là người lãnh đạo và giữ cổ phần của tập đoàn Reward Group đã mua hàng ngàn hecta đất nói đến ở trên. Trong vòng 5 năm tới ông ta sẽ khai trương đến 1.500 xưởng bánh mỳ trên khắp Trung Quốc, nơi người ta sẽ bán bánh mỳ được làm từ ngũ cốc Pháp.
“Chúng tôi muốn bánh mỳ Pháp chiếm lĩnh Trung Quốc. Sức mua sẽ khổng lồ. Tôi tin rằng thế hệ sinh ra từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới sẽ thích bánh mỳ của chúng tôi”. Ông Hu Keqin chia sẻ khi trả lời phỏng vấn hãng AFP.
Ở Trung Quốc, Pháp là thương hiệu được tin cậy. Reward Group đã quảng cáo ở Trung Quốc rằng họ bán các sản phẩm được làm ra từ ngũ cốc của Pháp. Họ hy vọng quảng cáo này có sức hấp dẫn người Trung Quốc vốn rất sợ hãi lương thực, thực phẩm giả nội địa. Tập đoàn này tin tưởng việc xuất khẩu ngũ cốc từ Pháp về Trung Quốc là rất triển vọng về kinh tế vì ngoài thương hiệu ra nó còn đảm bảo khâu an toàn. Reward Group đã hợp tác với một công ty ở Pháp nhằm tiếp thu quá trình sản xuất và công nghệ của Pháp về an toàn thực phẩm.
Đối với Hu Keqin, những thương vụ mua đất này là việc kinh doanh, nhưng với Trung Quốc nó là chiến lược. Thông qua các thương vụ này Trung Quốc muốn bảo đảm lương thực cho công dân của họ trong tương lai.
Hiện nay Trung Quốc có 1,4 tỉ dân, tức 20% dân số thế giới. Nhưng quốc gia này chỉ sở hữu 10% đất canh tác của thế giới. Tương lai tỉ lệ này sẽ giảm đi vì dân số tăng lên trong khi đất canh tác sẽ bị đô thị hóa.
Trung Quốc đang tính rằng nên mua đất canh tác ngay từ bây giờ, vì theo họ trong tương lai việc mua đất sẽ khó khăn hơn. Dân số trên trái đất tăng lên không ngừng cùng với hiện tượng sa mạc hóa do trái đất nóng dần lên và môi trường bị hủy hoại.
Pháp không phải là quốc gia duy nhất mà Trung Quốc mua đất. Họ còn mua ở nhiều nơi khác như Ukraine, Bulgaria. Ngoài châu Âu, người Trung Quốc còn mua hoặc thuê đất canh tác, nhất là ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở Australia, những thương vụ Trung Quốc mua đất đã gây nên nhiều lo ngại, vì vậy năm 2015 nước này đã thắt chặt quy định mua đất đối với người nước ngoài.
Ngoài đất canh tác, Trung Quốc còn quan tâm đến những vị trí mang tính chiến lược của châu Âu. Nhiều mạng lưới điện, sân bay, hải cảng đã được mua hay cố mua bằng tiền của Trung Quốc. Vụ mua bán nổi tiếng nhất có lẽ là việc mua hải cảng Pireus của Hy Lạp, quốc gia chìm trong khủng khoảng kinh tế. Ngoài ra Tập đoàn vận tải biển Cosco của nhà nước Trung Quốc còn sở hữu hải cảng Zeebrugge của Bỉ, có đa số cổ phần trong các cảng Valencia và Bilbao của Tây Ban Nha.
Tiền Trung Quốc được đầu tư vào các mạng lưới điện ở Bồ Đào Nha và Italia. Người Trung Quốc cũng có đa số cổ phần ở sân bay Hahn (Frankfurt).
Đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng châu Âu.
Ở Pháp, Trung Quốc đầu tư vào các chuỗi khách sạn và thời trang, các câu lạc bộ bóng đá và vào các hải cảng và sân bay. Công ty China Merchants Holdings đã sở hữu 49,9% sân bay Toulouse và 49% ở cảng hàng hóa Terminal Link (Marseille). Người Trung Quốc cũng mua đất ở gần sân bay Châteauroux, miền trung nước Pháp.
Phần của người Trung Quốc trong vốn đầu tư của nước ngoài vào Pháp hiện chỉ chiếm 2%, song giờ đây nó đang tăng từng ngày. Reward Group đã từng mua đất ở miền trung nước Pháp là một công ty tư nhân. Nhưng khi mua đất canh tác nó đã thực hiện chiến lược mang tính quốc gia của Trung Quốc.
Giới truyền thông Pháp đã cố gắng săn lùng thông tin về công ty này và mục đích của họ khi thực hiện việc mua đất. Kênh truyền hình France 2 đã phỏng vấn doanh nhân Christophe Dequidt, người đã từng gặp tỉ phú Hu Keqin ở Trung Quốc trước đây. Dequidt cho biết khi đó Hu có nói mình đang làm việc vì lợi ích quốc gia.
“Hu Keqin kể rằng ông được lệnh rời vị trí là một vị tướng trong quân đội sang lãnh đạo một công ty công nghiệp và nhiệm vụ của ông là chiếm lĩnh thế giới.” Dequit nói trong cuộc phỏng vấn.
Không chỉ người Trung Quốc, mà người các nước như khác Anh và Hà Lan cũng mua khá nhiều đất canh tác của Pháp. Nhưng theo suy nghĩ của người Pháp, người Trung Quốc đáng sợ hơn người nước khác. Các tổ chức công đoàn của những người trồng trọt coi việc làm của doanh nhân Hu Keqin là việc cướp đất dưới vỏ bọc mua đất. Trên nguyên tắc, chính phủ Pháp có khả năng ngăn chặn việc bán đất canh tác cho người nước ngoài. Công ty Safe – một công ty phi lợi nhuận do các nhà trồng trọt và nhà nước cùng sở hữu, phụ trách việc cân đối việc mua đất trồng trọt có quyền mua trước tất cả các khu đất canh tác. Người ta sử dụng quyền này vào việc mua từng phần đất mà không mua toàn thể.
Nhưng lỗ hổng này đã bị các nhà đầu tư Trung Quốc lợi dụng: ví dụ Tập đoàn Reward của ông Hu Keqin đã mua 900 hecta đất ở vùng Allier bằng cách mua các phần nhỏ ở những vị trí khác nhau và chỉ mua 98%.
Tổng thống Emmanuel Macron đã nhận thấy cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong vấn đề mua bán đất này. Ông đã đưa ra chính sách nghiêm ngặt hơn đối với những người tiền nhiệm trong việc mua đất của người Trung Quốc.
“Chúng ta không thể cho quốc gia khác mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, nhất là khi chúng ta không biết rõ mục đích sử dụng đất này của họ.” Ông Macron đã nói như vậy với những người làm nông trẻ của Pháp vào tháng 2/2018 vừa qua.
Emmanuel Macron hứa sẽ thắt chặt quy định liên quan đến việc mua bán đất. Theo Tổng thống điều đó là cần thiết, bởi vì sự đầu tư này có tính chiến lược, liên quan đến chủ quyền của nước Pháp. Bức tranh đe dọa thực phẩm trong nước đã gây ra những phản ứng mạnh ở nước Pháp. Ngoài ra, gần đây nước Pháp cũng đã thức tỉnh để bảo vệ những vị trí mang tính chiến lược của mình.
Tháng 2/2018 vừa qua, chính phủ Macron đã ngăn ngừa một công ty Trung Quốc mua đa số cổ phần của sân bay Toulouse, bởi vì sân bay này có tầm quan trọng chiến lược đối với nước Pháp, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất máy bay Airbus.
Là một nước lớn trong EU, Pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ nền kinh tế của nước mình. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 1/2018, ông Macron lên tiếng về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc đang chuẩn bị và thúc đẩy. Mục tiêu của dự án này là tạo ra những con đường thương mại mới và kết nối Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung cận Đông, châu Phi và châu Âu. Nhưng phương Tây nghi ngờ rằng ý tưởng này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc.
“Chúng ta xây dựng đường sá để kết nối chứ không thể chỉ nhằm một hướng,” ông Marcon nói. Phát biểu này được hiểu nó ám chỉ rằng thương mại giữa EU và Trung Quốc quá chênh lệch. Theo ông Marcon, những kế hoạch này của Trung Quốc đòi hỏi các nước châu Âu có sự đồng thuận mạnh hơn.
“Trong quan hệ với Trung Quốc, châu Âu đã bị chia rẽ quá lớn. Trung Quốc sẽ không coi trọng những phần đất mà ai đó để hở”, ông Marcon nói.
Pháp và Đức có cách nhìn khác với các nước nhỏ khác của EU trong việc phản ứng như thế nào với đầu tư từ Trung Quốc. Không chỉ các nước Đông, Trung Âu mà các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan cho rằng không nên cân nhắc việc đầu tư này trên phạm vi toàn EU.
Dư âm về người Trung Quốc ở Pháp, ngay cả vùng rượu nho Bordeaux, mấy năm trước đây đã rất xấu. Khi đó người ta nghĩ rằng người Trung Quốc gom các trang trại nho ở Pháp vì tiền và vị thế của chúng chứ không để ý đến truyền thống cũng như chất lượng của nho và rượu nơi đây. Những suy nghĩ này có cơ sở vì người Trung Quốc đã bỏ mặc nhiều trang trại mà họ mua khi thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm lâu dài tới việc sản xuất.
Theo cách nhìn của người Pháp, điều này không chỉ gây bức xúc mà còn rất nguy hiểm. Những trang trại nho ở Bordeaux là một phần di sản văn hóa của Pháp và thật đáng xấu hổ khi những trang trại này lọt vào tay những trọc phú không tên tuổi.
Ngay từ khi đó người Pháp đã cân nhắc tới việc có nên thắt chặt quy định về việc mua bán đất hay không để hạn chế sự hiện diện của người nước ngoài trên các mảnh đất canh tác của họ.
Tuy nhiên, bây giờ cách nhìn này đã thay đổi. Địa vị của những người mua đất Trung Quốc đã được cải thiện. Đó là ý kiến của nhà văn Laurence Lemaire, một chuyên gia về rượu và là người rất am hiểu về Trung Quốc.
Theo Lemaire, ngày nay những người mua trang trại nho ở Pháp là những người giàu có, yêu thích rượu kiểu như diễn viên Triệu Vi, còn nếu không là những trọc phú mua rồi để lại cho người Pháp quản lý. “Tiếng tăm của những người sản xuất rượu Trung Quốc đã được cải thiện. Những người chủ mới đã coi trọng việc sản xuất và tiền của họ là sự giải cứu với nhiều trang trại”, Leimaire nói.
Những năm gần đây, các trang trại nho ở Pháp không phải là những đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Rượu Bordeaux được sản xuất theo phương pháp truyền thống và nho của vùng này rất nhạy cảm đối với thay đổi của thời tiết. Những đêm sương giá của mùa xuân năm trước cũng như những trận mưa đá của mùa xuân năm nay đã hủy hoại hết những cánh đồng nho. Sản lượng nho thu được ở Bordeaux thấp kỉ lục.
Vậy nên các trang trại nho được rao bán rất nhiều và không phải trang trại nào cũng có người mua từ Pháp hay châu Âu. Đối với những người Pháp đang vật lộn với khó khăn trong chính sách thuế thừa kế và chi phí cao khác thì đồng tiền của Trung Quốc được chào đón.
Cách đây vài tháng rất nhiều doanh nhân và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã được mời đến dự khai trương trang trại rượu vừa được khôi phục lại của Triệu Vi ở Château Monlot, trong đó có cả ca sĩ Sting cũng đến biểu diễn. Dân địa phương cũng được tham dự. Những người chủ sở hữu mới của các trang trại kể rằng có mấy người Pháp đến nắm tay họ và cảm ơn họ đã giải cứu trang trại.
Cho tới lúc này Triệu Vi được biết đến nhiều nhất trên thế giới là vai diễn trong bộ phim đắt nhất của châu Á do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, có tên Đại chiến Xích Bích.
Nhưng hiện giờ Triệu Vi lại nổi tiếng ở Pháp trong giới say mê rượu vang.
[*] Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina ostaa Eurooppaa pala kerrallaan” của Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.
Bản dịch ra Anh ngữ:
Part 1: CHINA BUYS EUROPE ONE PIECE AT A TIME
Published: June 15, 2018
https://yle.fi/uutiset/3-10248419
China came to Europe
Chinese dragon
The four-part series deals with the ways in which China operates in Europe.
Part 1: China buys Europe one piece at a time: https://yle.fi/uutiset/3-10248419
Part 2: China's Money Finds Europe's Successors - In Berlin, a bank was developed for a generation who does not have offices or envelopes but wants all of their cell phones.
https://yle.fi/uutiset/3-10248429
Part 3: "My son no longer returns to China," says a millionaire moving to his home in Athens - Chinese money charmed Greece and turned the European direction of other countries
https://yle.fi/uutiset/3-10253216
Part 4: Hundreds of millions of skiing Chinese and killers - A savvy businessman in Switzerland opened a clock trade for the Chinese in the middle of the glacier and intends to expand despite threats.
https://yle.fi/uutiset/3-10248441
* * *
The Chinese star actor wants to make Bordeaux the best French wine. It is suitable for French people, but what do Chinese people intend to make on the grainfields they buy?
Text: Annastiina Heikkilä, design: Stina Tuominen, technical implementation: Eemeli Martti, producer: Maria Tolsa
SAINT-ÉMILION - In the small streets of the small town circumnavigate tourists interested in wine. A young Chinese girl almost drops her ice cream to the ground as she asks if she is familiar with actor Zhao Wei.
- Of course, everyone knows him in China! Is her vineyard really close here? Wang asks a woman.
Chinese Zhao Wei is a real superstar. 42-year-old Zhao is one of the most paid Actors in the People's Republic. He has also worked as a model and a pop singer.
In addition to film and music, Zhao We has the third passion: a French wine. In 2011, he realized his long-standing dream and acquired the seven acres of vineyard Château Monlot from the famous wine district of Saint-Émilion in southwestern France.
- Zhao knew immediately when he saw that this was the right one. We've been watching hundreds of wineries before the emergence of stores, "says Sue Zhang, the French actress's actor.
Zhang take the guests against the four hundred-year-old castle. Its entrances are adorned with French, Chinese and EU flags. The owner himself is not present, as he spend all summer in TV productions in Asia.
The actor, however, checks the status of the state every day, Zhang says.
The woman wore her wine in her hand. Sue Zhang is represented
by movie star Zhao Wei in France. Juha Nurminen
"My boss always says that wine is art. He has tasted enormous wines all over the globe, but Saint-Émilion's style is his absolute favorite.
According to Sue Zhang, the star actor aims to produce the best possible wine, without saving on production costs. So, like the Unesco World Heritage Site, the entire Château Monlot, like the Saint-Émilion area, has been renovated from basements on the roof terrace.
One of France's most famous Merlot grape specialists, the oenologist Jean-Claude Berrouet, has been recruited to make wine for the grand cru.
- The historical space had been a bit forgotten. I want to restore the sophisticated and feminine splendor of these wines, and now there are technical possibilities, Berrouet says.
Wines have already received French praise. The first anniversaries of Château Monlot have just ended up on sale, and have been ordered for the French top restaurants.
Wine barrels. Purchased by Zhao Wei The Château Monlot has been
renovated from basements on the roof terrace. Juha Nurminen
This is an exceptional place for a Chinese-owned space. In general, Chinese wine produced in France is exported directly to China, a prosperous middle class dinner table.
Today, Chinese wine is regularly sold about one-tenth. That means more than 100 million people.
In total, the Chinese have bought 140 wineries in the Bordeaux area. The actual conquest can not yet be said, as it is only 3% of the area of all vineyards in the area. In other parts of China, Chinese wineries have fallen under the age of twenty.
In front of Château Monlot there are tickets for China, the EU and France. Juha Nurminen
But the Chinese do not think of only vines in France . The newer and much more controversial phenomenon is the other land sales made by the Chinese in recent years.
In France, there are several cases in which Chinese investors have bought thousands of hectares of farmland from France.
The last major land deal was made at the end of last year. A Chinese businessman bought nearly 900 hectares of arable land from central France in the Allier region. He paid a huge ten million euros from the fields.
The businessman represented the Chinese conglomerate Reward Group.
The information of the little Thiel-sur-Acolin people was nervous. No one understood why the Chinese wanted to buy land in their peaceful place. Neither mayor.
- What are they going to do here? Do the new owners intend to cultivate land or not and how intensively? We also do not know whether they will resort to gene mutilation, mayor Daniel Marchand fought a television channel in France 2's interview.
Rural landscape in France. In addition to vineyards, the Chinese
buy fermented grain from France. Juha Nurminen
The same Chinese waste company had made similar purchases in Central France earlier. In total, it currently owns about 3,000 hectares of French fields. This is about one fifth of Helsinki's area, so the tremendous amount of ownership is not yet on the French scale.
The Reward Group, however, is not the only company that frowns on the French country. Financial Magazine Challenges tells you (moving to another service) that another big Chinese company would be preparing for a similar size country in France.
According to the magazine, another company whose name is unknown would have been hired by a law firm in Paris in the spring to negotiate buying wheat pellets from south of Paris, Beaucé.
People other than Thiel-sur-Acolin are also puzzled. Why do Chinese people buy expensive farmland thousands of miles away?
Do they want to export Bordeaux wines and patonges from French bakeries?
Millionaire Hu Keqin has great plans. He wants to make rabbit-baked bread friends from rice and noodles.
Hu is the leader and co-owner of the Reward Group, a landowner of thousands of hectares. Over the next five years, he is opening up to 1,500 bakery shops in China, selling French bread made from French flour.
- We want French bread to power China! There is tremendous potential, I believe in young people born in the 1980s and 1990s, and many people who are traveling so much, " Hu says (going to another service) in an AFP interview.
Bread is baked. Millionaire Hu Keqin believes that the Chinese
are willing to pay for the French brand of bread. Yoan Valat/ EPA
In China, Frenchness is a selling point. The Reward Group, for example, advertise in China that it sells products made of "French grain". Ad is desirable to appeal to Chinese scammed by food scams.
The company believes that importing cereals from France is economically viable as consumers are willing to pay not only for the brand but also for safety.
We want French bread to power China! (Hu Keqin).
In France, the Reward Group has concluded an agreement with the local cooperative. The aim is to learn from the different phases of production and to take the model of French food safety.
Hulle's Land Shops are business, but for China, such stores are also strategic. Through them, China seeks to secure long-term food production for its citizens.
At present, the Chinese are 1.4 billion, or about 20% of the world's population, but the country owns less than 10% of the world's cultivated land. The equation will not be easier in the future as China's population grows and the country is urbanized.
China calculates that it is worth paying for the world's cereal crops, as they will soon be experiencing much stronger competition than before. The globe of earth is increasing at the same rate with drought, heat and pollution.
France is not the only country where the Chinese have burned the fields. Shops have been traded across Europe, for example in Ukraine and Bulgaria.
In addition to Europe, the Chinese have bought or rented farmland, especially in Africa, Latin America and Southeast Asia. In Australia, Chinese land sales have been a source of concern, and foreign purchasing provisions tightened in 2015.
In addition to fields, the Chinese are also interested in other strategic items in Europe. Chinese money has been bought or sought to buy electricity networks, ports and airports, for example.
Graphics. Sources: Bloomberg, Merics, European Council on Foreign
Relations, Financial Times, Foreign Policy. Mikko Airikka / Yle
Perhaps the most famous shopping has been the Port of Piraeus in the economic crisis in Greece, but in addition to the state-owned shipping company, Cisco also owns the Zeebrugge port in Belgium and the majority of the ports of Valencia and Bilbao in Spain.
In the electricity networks, Chinese money has been invested in, for example, Portugal and Italy. The Chinese also have a majority share in Frankfurt Hahn Airport.
In France, the Chinese have invested (moving to another service) in hotel and fashion chains and football clubs, but also in ports and airports.
Chinese merchant company China Merchants Holdings owns 49.9 percent of Toulouse Airport in southern Australia and 49 percent of Marseille's Terminal Link terminal terminal. The Chinese have also bought land from the nearby Châteauroux Aviation Base in central France, near the current training camp.
All in all, the share of Chinese foreign investments in France is small, about two percent, but it is growing all the time.
The Airbus A380 rises from Toulouse Airport. Airbus Airplanes are also
located next to Toulouse Airport. Guillaume Horcajuelo / EPA
Hun's job was to conquer the world. (Christophe Dequidt)
The Reward Group, which bought the Thiel-sur-Acolin fields in central France, is a private company, but when it comes to cultivating land, it also implements China's state strategy.
The French media has been trying to hunt for the company's backgrounds and the motives of the shops. TV channel France 2 interviewed agricultural entrepreneur Christophe Dequidt, who reported that he had met the owner of the company, Hu Keqin, once in China.
Dequidt claims that Hu had said at that time that he was on the issue of the Chinese state.
- Hu says he has received an invitation to switch from armed forces general to industrial leadership. Hun's job was to conquer the world, Dequidt says in an interview (you go to another service) .
People other than the Chinese have also dumped farmland in France. For example, British and Dutch owners own much larger land in France.
However, the French believe that the Chinese seem to be more scarier. Farmers' unions have kept businessman Hu Keqin in disguised land plots.
In France, the government has in principle the ability to prevent the sale of farmland abroad. The regulation of trade in agricultural land is governed by a non-profit-making Safer company jointly owned by producers and state. It has a right of option for all agricultural land, but this right can only be circumvented by purchasing countries only partially.
For example, the Hun Reward Group bought 900 hectares of Allier area by splitting trade sections and buying only 98 percent of the fields.
Emmanuel Macron speaks in Beijing. French President Emmanuel Macron
visited China in January 2018. Mark Schiefelbein / EPA
We can not let foreign countries buy hundreds of hectares of land. (Emmanuel Macron).
French President Emmanuel Macron has considered it necessary to take a stand on the issue of land deal. He has taken a stricter line for his predecessors for Chinese purchases.
- We can not let a foreign country buy hundreds of hectares of land, especially when the fields are not fully known to us, the president said to young farmers in February.
Macro promised to tighten the provisions on land dealers. According to the President, it is justified because it is a question of "French investment-related autonomy".
The threat to domestic food in France is likely to lead to a strong reaction. But France has recently woken up to defend its strategic targets.
In February, Macron's government prevented a Chinese company from buying a majority in Toulouse Airport. The reason was that the field has a major strategic importance for French industry, especially for the production of Airbus aircraft.
As a major EU country, France is in the forefront of defending its own economy. During his visit to China in January, Macron commented on China's new silk project. The "One Zone, One Road" project aims to create new transport routes and connect China to neighboring countries, the Middle East, Africa and Europe.
The West has been suspected that the idea is rather to strengthen China's influence.
Chinese President Xi Jinping Received French President Emmanuel
Macron in Beijing on January 9, 2018. How Hwee Young / EPA
"The roads are being built for sharing, they can not stay one-way," Macron said. (you go to another service)
This was interpreted as suggesting that trade between the EU and China is severely imbalanced.
China will not appreciate a continent where some leave their doors open. (Emmanuel Macron).
China's plans also require that, as Macron claims, Europe's greater unity.
- Europe has been too divided for China. China will not appreciate a continent where some leave their doors open, Macron said.
France and Germany have been in different directions with the smaller EU countries on how China's investment should be addressed. In addition to southern and central Europe, in the north, including Finland, is skeptical about the idea of EU-level screening of investments.
A woman in front of a wine shop. The Bordeaux region
attracts Chinese vineyards. Juha Nurminen
In France, the Chinese were also in a bad shout in the Bordeaux wine region some years ago.
The Chinese were thought to raid French premises only because of money and status - the quality of wine and the traditional wisdom. The doubts were based on the allegations, as many of the premises purchased by the Chinese were left to their own merit when expertise and long-term interest in wine were lacking.
From a French point of view, this was not only annoying but also dangerous. The Bordeaux vineyards are part of the French cultural heritage, and their ending in the hands of ignorant astonished people was considered as shameful.
At that time in France, it was considered whether the buying criteria should be tightened in order to limit the entry of foreigners more effectively.
The reputation of Chinese vineyards has improved. (Laurence Lemaire).
Now the scene is new. The profile of Chinese buyers has changed in recent years, says Laurence Lemaire, a well-known Chinese writer who specializes in wine business.
According to him, wealthy and passionate wine enthusiasts such as Actress Zhao Wei are now available. Or the eco-friendly investors who leave the farm spinning in the hands of the French.
- At the same time, the reputation of Chinese vineyards has improved. New owners are investing in production. Their money has been rescued for many, Lemaire remembers.
Old castle in France. Château Monlot, like the whole of Saint-Émilion,
belongs to the UNESCO World Heritage Site. Juha Nurminen
French wineries were not necessarily the most profitable investment, especially in recent years.
Bordeaux wines are produced by quite traditional methods, and the vines are sensitive to weather conditions. Last spring nightfalls and this spring heavy rain and hail have destroyed whole grape fields. In particular, the yields of the Bordeaux region have remained historically small.
So there are lots of unprofitable vineyards, and not everyone in France or in Europe is interested in buying buyers. Chinese money is for many people who are struggling with payment difficulties and high inheritance taxes for many French people.
In Château Monlot, who was rescued by a Chinese actor, a couple of months ago.
So far, owner Zhao Wei's internationally renowned role has been the female star in the most expensive film production of Asia's most ancient film, John Woo, directed by Red Cliff .
Zhao Wei. Actress Zhao Wei arrived at the premiere at the Venice Film
Festival in September 2012. Daniel Dal Zennaro / EPA
Now, Zhao Wei is famous in France, at least in wine districts , because of his château .
Business people and celebrities were invited to the opening ceremony of the new space that was renovated. Musician Sting threw a surprise at the party.
The guest also had a number of local residents.
The new owners say that a few Frenchmen had been pulling them off the sleeve and thanking for the work they had done before.
- They commented that I had prejudices, but you Chinese are okay, one of the employees laughs.
The following sections of the series discuss China's actions and influence in other European countries.
(Còn tiếp)
Xem phần 2: click vào đây:
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net