Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 28, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA MỸ VỀ TRUNG CỘNG ĐANG DẦN ĐỔ VỠ
Webmaster

 

America’s China consensus slowly unravels

By Hugh White

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

The Interpreter

April 17-2015

 

 

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì.

 

Do đó, sự đồng thuận này đã kết luận rằng Mỹ không cần phải đáp trả gì nhiều, chỉ trừ việc nhắc nhở mọi người rằng Mỹ vẫn sẽ nán lại ở khu vực. Do đó, chính sách “xoay trục” châu Á của Mỹ ra đời, trong đó nhấn mạnh đến các tuyên bố hơn là hành động thực chất.

 

Nhưng sự đồng thuận đó có thể đang đổ vỡ, ít nhất là tại Mỹ. Thất bại của Washington [trong việc ngăn chặn] Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) dường như là một hồi chuông cảnh tỉnh và giờ đây, chỉ trong tuần qua, hai báo cáo quan trọng từ trung tâm của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ cũng chỉ ra điều tương tự. Cả hai báo cáo cho rằng việc Trung Quốc thách thức ưu thế của Mỹ ở châu Á là sự thật, và rằng chính sách của Mỹ ở châu Á cần phải thay đổi triệt để để ứng phó.

 

Nhìn thoáng qua có vẻ có những quan điểm trái ngược về cách phản ứng, theo những cách dường như giúp đóng khung các tranh luận hiện tại của Washington trong việc làm thế nào để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh.

 

Thực tế, như chúng ta sẽ thấy, các báo cáo này đều miễn cưỡng trong việc giải quyết các vấn đề thực sự, cũng như thừa nhận những rủi ro thực sự.

 

Một trong các báo cáo này được thực hiện bởi Kevin Rudd (Mỹ-Trung Quốc trong thế kỷ 21: Tương lai của quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Tập Cận Bình.) Đây là công trình của ông trong quãng thời gian làm việc tại Trung tâm Belfer của Harvard, và hiện đang được quảng bá tại Hội Châu Á (Asia Society.) Báo cáo còn lại, đến từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, được thực hiện bởi hai chuyên gia chính sách nặng ký là Robert Blackwill và Ashley Tellis (Điều chỉnh đại chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc).

 

Cả hai báo cáo đều cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đánh dấu sự thay đổi căn bản trong phân chia quyền lực ở châu Á, và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là Tập Cận Bình, đang quyết tâm sử dụng sức mạnh mới này để chuyển đổi trật tự tại châu Á theo hướng có lợi cho họ. Lập luận của Rudd về điều này là đặc biệt mạnh mẽ, một phần vì ông dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, nếu sử dụng tốt nhất khả năng của mình, Rudd có thể là một chuyên gia phân tích xuất sắc thực sự.

 

Vì vậy, nước Mỹ phải làm những gì? Rudd nói rằng Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết những căng thẳng gây ra bởi tham vọng của Trung Quốc bằng ngoại giao. Hai cường quốc này có thể và nên đàm phán trong tinh thần “chủ nghĩa hiện thực mang tính xây dựng”, tăng cường hợp tác đối với các lợi ích tương đồng, trong khi cách ly và quản lý các vấn đề mà họ không nhất trí.

 

Đó là một ý tưởng tốt đẹp, nhưng lập luận của Rudd lại tránh né câu hỏi khó: Liệu Mỹ có sẵn sàng thảo thuận với Trung Quốc theo cách ông đề xuất? Mô hình của ông ám chỉ một sự thay đổi hoàn toàn trong bản chất quan hệ Mỹ – Trung để từ đó, họ trở thành những đối tác thực sự trong lãnh đạo khu vực. Nhưng đề xuất của ông sẽ chỉ thành hiện thực nếu Mỹ sẵn sàng đối xử với Trung Quốc như một đối tác ngang hàng, điều tất nhiên là không phù hợp với mô hình cũ của Mỹ trong lãnh đạo khu vực châu Á.

 

Tuy nhiên, Rudd không thừa nhận điều này trong báo cáo của mình. Rõ ràng, ông hiểu rằng đó là điều mà các độc giả Mỹ của ông sẽ không muốn nghe, nhưng cho đến khi vấn đề này được đề cập một cách thẳng thắn thì cuộc tranh luận của Mỹ về Trung Quốc sẽ tiếp tục trượt khỏi mục tiêu chính.

 

Blackwill và Tellis không mắc phải sai lầm này. Họ thẳng thắn cho rằng việc duy trì ưu thế là mục tiêu chiến lược chính của Mỹ, và họ hối thúc Mỹ tăng cường kinh tế, quân sự và ngoại giao ở châu Á để bảo vệ mình trước thách thức từ Trung Quốc. Thực tế, đây là một chính sách ngăn chặn. Việc thỏa hiệp với tham vọng của Trung Quốc ở bất cứ đâu cũng phải bị loại trừ.

 

Họ khá lạc quan về những gì chính sách này sẽ yêu cầu. Họ kêu gọi tăng cường nền kinh tế, sức mạnh quân sự và ngoại giao của Mỹ để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, và một sự phản công “địa kinh tế” nhằm chống lại ảnh hưởng kinh tế đang lan rộng của Trung Quốc, nhưng lại không đề cập tất cả những điều này có thể được thực hiện như thế nào. Điều này cho thấy họ không thực sự hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thay đổi một cách triệt để sự phân chia quyền lực như thế nào.

 

Nhưng quan trọng hơn, Blackwill và Tellis rất lạc quan về phản ứng của Trung Quốc. Họ nói rằng Mỹ có thể tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong những vấn đề phù hợp với các lợi ích của Mỹ, đồng thời, không ngừng chống lại tham vọng của Trung Quốc trong việc xây dựng một trật tự khu vực mới. Đề xuất chính sách của họ giả định rằng Trung Quốc sẽ vui vẻ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về những điểm này. Nói cách khác, đề xuất của họ giả định những gì phân tích của họ bác bỏ: cuối cùng thì, Trung Quốc không thực sự nghiêm túc trong việc thách thức ưu thế của Mỹ. Nếu đó là sự thật, Mỹ có thể làm theo đề xuất của Blackwill và Tellis để chống lại thách thức của Trung Quốc và duy trì ưu thế của mình mà không cần mạo hiểm phá vỡ quan hệ với Trung Quốc, và đó là những gì người Mỹ muốn nghe.

 

Điều này đưa chúng ta đến điểm mà Blackwill và Tellis hội tụ với Rudd. Cả hai báo cáo trốn tránh thực tế là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc suy cho cùng được gây ra bởi chính các mục tiêu về cơ bản là mâu thuẫn nhau của họ ở châu Á. Mục tiêu chính của Mỹ là duy trì vị trí lãnh đạo ở châu Á, và của Trung Quốc là nhằm thay thế Mỹ.

 

Rudd giả định rằng Mỹ sẽ từ bỏ mục tiêu của mình, trong khi Blackwill và Tellis giả định Trung Quốc sẽ lùi lại. Rudd, ít nhất, giả định rằng Trung Quốc cũng sẽ sẵn sàng thỏa hiệp, trong khi Blackwill và Tellis dường như nghĩ rằng nước Mỹ không cần nhượng bộ đáng kể để tận hưởng một mối quan hệ hòa bình với Trung Quốc.

 

Tất nhiên, rủi ro lớn là sẽ không bên nào sẵn sàng nhượng bộ, bởi vì cả hai đều mong bên còn lại nhượng bộ trước. Điều đó dẫn đến đối đầu leo thang và nguy cơ chiến tranh cao hơn bao giờ hết. Cả hai báo cáo đánh giá thấp nguy cơ đó, bởi vì họ dường như đã giả định Trung Quốc không muốn thay đổi trật tự khu vực đủ để dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ.

 

Hugh White

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

Hugh White là giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia. (Theo The Interpreter).

 

America’s China consensus slowly unravels

By Hugh White

The Interpreter

April 17-2015

 

 

Photo courtesy of Flickr user U.S. Department of Defense.

 

For a long time American (and Australian) thinking about China has been dominated by a broad consensus that, despite many signs of growing assertiveness, Beijing does not pose a fundamental challenge to US leadership in Asia. The argument goes that, whatever they might say, China's leaders know that its economic future is too uncertain, its political system too fragile, its military too weak and its friends too few to allow it to contest American primacy. They also know that China's own stability and prosperity depend on the regional order that only America can uphold.

 

Therefore, the consensus has concluded, America doesn't have to do much in response except remind everyone that it intends to stick around. Hence the 'pivot', which has emphasised declaratory statements rather than substantive actions.

 

But that consensus may be unravelling, at least in America. Washington's AIIB debacle seems to have sounded a wake-up call and now, in just the past week, two major reports from the heart of the US foreign policy establishment have chimed in too. Both reports argue that China's challenge to US primacy in Asia is for real, and that America's policy in Asia needs to shift radically to respond.

 

At first glance they offer diametrically opposed views of what that response should be, in ways that might appear to frame the debate Washington is now having about how to respond to Beijing's challenge.

 

In fact, as we shall see, they share a reluctance to address the real issue, and to acknowledge the real risks.

 

One of these reports is by our own Kevin Rudd (US-China 21: The Future of US-China Relations Under Xi Jinping). It is the product of his stint at Harvard's Belfer Centre, and is now being showcased by his new home at the Asia Society. The other, from the Council on Foreign Relations, is by two well-known policy heavyweights, Robert Blackwill and Ashley Tellis (Revising US Grand Strategy Toward China).

 

Both reports argue that China's economic rise marks a fundamental shift in the distribution of power in Asia, and that China's leaders, especially under Xi Jinping, are determined to use their newfound strength to transform the Asian order in their favour. Rudd's argument on this is particularly strong, in part because he draws on a deeper understanding of China. It reminds us that, at his best, Rudd can be a very good analyst indeed.

 

So what should America do? Rudd says America and China can resolve the tensions caused by China's ambitions through diplomacy. The two powers can and should negotiate in a spirit of 'constructive realism', deepening cooperation where their interests coincide while quarantining and managing the issues on which they disagree.

 

It's a nice idea, but Rudd's account of it evades the hard question: is America willing to deal with China in the way he proposes? His model implies a complete transformation in the nature of US-China relations so that they become true partners in regional leadership. But his prescription will only work if America is willing to deal with China as an equal, which is of course incompatible with the old model of US regional leadership in Asia.

 

Yet Rudd does not acknowledge this in his report. No doubt he understands that it is something his American audience will not want to hear, but until this issue is squarely addressed, America's debate about China will keep on missing the mark.

 

Blackwill and Tellis do not make this mistake. They say upfront that perpetuating US primacy is America's primary strategic objective, and they urge America to build up its economic, military and diplomatic position in Asia to preserve it from China's challenge. This is, in effect, a policy of containment.  Any accommodation of China's ambitions is ruled out.

 

They are rather glibly optimistic about what this policy would require. They call for the strengthening of America's economy, military power and diplomacy to counter China's rise, and a 'geo-economic' counter-offensive against China's growing economic sphere of influence, without saying how all this might be done. This suggests they do not really understand how radically China's rise has shifted the distribution of power.

 

But more importantly, Blackwill and Tellis are optimistic about how China would respond. They say America could continue cooperating with China where that suits US interests, while relentlessly resisting China's ambitions to build a new regional order. Their policy prescription assumes that China will be happy to continue working with the US on these terms. In other words, their prescriptions assume what their analysis disproves: that China is not really serious about challenging US primacy after all. If that was true, America could follow Blackwill and Tellis' prescription to resist China's challenge and preserve its primacy without running the risk of disrupting its relationship with China, which is what Americans want to hear.

 

This brings us to point where Blackwill and Tellis converge with Rudd. Both reports evade the fact that strategic rivalry between America and China is ultimately caused by their fundamentally incompatible aims in Asia. America's primary aim is to retain leadership in Asia, and China's is to displace it.

 

Rudd assumes America will abandon its aim, while Blackwill and Tellis assume it will be China that steps back. Rudd at least assumes that China will also be willing to compromise, whereas Blackwill and Tellis seem to think that America need make no substantial concessions to enjoy a peaceful relationship with China.

 

The big risk, of course, is that neither side will be willing to make concessions, because each expects the other to blink first. That leads straight to escalating rivalry and an ever-higher risk of war. Both these reports downplay that risk, because they seem to assume China does not want to change the regional order enough to risk a military confrontation with the US.

 

By Hugh White

 

Hugh White is Professor of Strategic Studies in the School of International, Political & Strategic Studies at the Australian National University. He is a regular columnist for The Age and the Sydney Morning Herald. From 2001 to 2004 Professor White was the first Director of the Australian Strategic Policy Institute (ASPI). Before that he had served as an intelligence analyst with the Office of National Assessments, as a journalist with the Sydney Morning Herald, as a senior adviser on the staffs of Defence Minister Kim Beazley and Prime Minister Bob Hawke, and as a senior official in the Department of Defence, where from 1995 to 2000 he was Deputy Secretary for Strategy and Intelligence. (From The Interpreter).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh