(China is Losing the New Cold War)
By Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân)
Phạm Nguyên Trường dịch
Project Syndicate
Sep 5, 2018
Khác với Liên Xô, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng thành tích kinh tế là điều kiện cần cho tính chính danh. Tuy nhiên, tương tự như Liên Xô, Trung Quốc đang chi quá nhiều tiền cho một vài người bạn, mà chẳng thu được bao nhiêu, trong khi ngày càng lún sâu vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng. Photo Kevin Frayer/ Getty Images
Khi Liên Xô viết nổ tung, năm 1991, tìm hiểu lý do của việc này trở thành nỗi ám ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các cơ quan nghiên cứu của chính phủ được giao phó nhiệm vụ này đổ nhiều tội lỗi lên đầu Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách không tàn nhẫn đến mức có thể giữ được Liên Xô. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng làm rõ được những yếu tố quan trọng khác, mà dường như không phải tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đều để tâm tới.
Chắc chắn là, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dành hết tâm trí cho bài học quan trọng đầu tiên: Thành tích kinh tế cao là điều cần cho tính chính danh. Và, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung toàn lực vào việc thúc đẩy tăng trưởng GDP trong mấy thập kỷ qua đã mang lại “phép màu kinh tế”, với thu nhập bình quân đầu người nhảy vọt từ 333 USD, năm 1991, lên 7.329 USD vào năm ngoái. Đây là lý do quan trọng duy nhất giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục nắm được quyền lực.
Nhưng việc giám sát nền kinh tế đang trì trệ hầu như không phải là sai lầm duy nhất mà các nhà lãnh đạo Liên Xô đã mắc phải. Họ cũng bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và không thể thắng được với Mỹ, và trở thành nạn nhân của việc vươn bàn tay đế quốc chủ nghĩa ra quá xa, họ ném tiền và nguồn lực cho các chế độ chẳng có mấy giá trị về mặt chiến lược và được coi là thường xuyên kém cỏi trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Vào lúc, khi Trung Quốc tham gia “Chiến tranh Lạnh” mới với Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như đang lặp lại những sai lầm thảm khốc tương tự như Liên Xô đã từng mắc.
Mới nhìn, dường như Trung Quốc không thực sự tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Nói cho cùng, ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc trong năm nay - khoảng 175 tỷ USD - chỉ bằng một phần tư ngân sách 700 tỷ USD, đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Nhưng người ta tính rằng chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc cao hơn hẳn ngân sách chính thức: Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), năm ngoái Trung Quốc chi cho quân đội khoảng 228 tỷ USD, tức khoảng 150% con số chính thức là 151 tỷ USD.
Dù sao mặc lòng, vấn đề không phải là số tiền Trung Quốc chi cho súng đạn, mà là sự gia tăng liên tục các khoản chi tiêu cho quân đội, có nghĩa là đất nước này sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài với Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc không thể tạo ra những nguồn lực đủ sức chịu đựng được khoản chi cần thiết để giành chiến thắng trên mặt trận này.
Nếu Trung Quốc có mô hình tăng trưởng bền vững, tức là có nền tảng của nền kinh tế hiệu quả cao, thì nước này có thể đủ khả năng theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang có mức độ với Mỹ. Nhưng họ cũng không có mô hình như thế.
Ở cấp độ vĩ mô, tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục giảm, đấy là do dân số già đi nhanh chóng, nợ cao, rủi ro về thanh khoản và cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động đang leo thang. Tất cả những điều vừa nói sẽ làm cạn kiệt nguồn lực có giới hạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ví dụ, khi tỷ lệ người già, sống phụ thuộc vào con cái và xã hội gia tăng thì chi phí y tế và lương hưu cũng sẽ tăng.
Hơn nữa, trong khi kinh tế Trung Quốc có thể hiệu quả hơn hẳn kinh tế Liên Xô, nhưng không thể hiệu quả như Mỹ. Lý do chính là ảnh hưởng lâu dài của các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, chiếm một nửa tổng tín dụng ngân hàng nhà nước, nhưng chỉ đóng góp 20% giá trị gia tăng và việc làm mà thôi.
Vấn đề của Đảng Cộng sản Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì chính quyền độc đảng, vì những doanh nghiệp này được sử dụng vừa như biện pháp tưởng thưởng cho những người trung thành vừa tạo điều kiện cho chính phủ can thiệp nhân danh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Loại bỏ những công ty cồng kềnh và không hiệu quả này là tự sát về chính trị. Nhưng, bảo vệ những công ty này có thể chỉ làm chậm lại cái không thể tránh khỏi, vì càng cho phép các công ty này bòn rút những nguồn tài nguyên khan hiếm ra khỏi nền kinh tế, thì cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ sẽ càng trở thành gánh nặng - và thách thức đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ càng lớn thêm.
Bài học thứ hai là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không đánh giá một cách thỏa đáng là cần phải tránh, không được vươn bàn tay đế quốc ra quá xa. Khoảng một thập kỷ trước, với thặng dư thương mại quá lớn, dư thừa quá nhiều tiền mặt, chính phủ Trung Quốc bắt đầu có những cam kết rất tốn kém với nước ngoài và trợ cấp cho các “đồng minh” chỉ biết ăn mà không biết làm.
Hành động phô trương đầu tiên là sáng kiến Một Vành Đai và Một Con Đường (BRI), chương trình trị giá 1 nghìn tỷ USD, tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển do Trung Quốc tài trợ. Mặc dù đã có những dấu hiệu là sẽ có rắc rối – cái này, cùng với kinh nghiệm của Liên Xô, đáng lẽ Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải tạm dừng - nhưng dường như Trung Quốc quyết tâm đẩy nhanh chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường, các nhà lãnh đạo coi đây là một trong những trụ cột của “chiến lược vĩ đại” mới của mình.
Ví dụ thậm chí còn nghiêm trọng hơn về bàn tay đế quốc vươn ra quá xa là những khoản trợ giúp hào phóng của Trung Quốc cho các nước - từ Campuchia, tới Venezuela, rồi Nga - mang lại quá ít lợi lộc. Theo số liệu của AidData ở Đại học William và Mary (College of William and Mary), từ năm 2000 đến năm 2014, Campuchia, Cameroon, Côte d’Ivoire, Cuba, Ethiopia và Zimbabwe đã được Trung Quốc tài trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp tổng cộng 24,4 tỷ USD. Cũng trong giai đoạn này, Angola, Lào, Pakistan, Nga, Turkmenistan và Venezuela đã nhận được 98,2 tỷ USD.
Hiện nay, Trung Quốc đã cam kết sẽ cung cấp 62 tỷ USD cho các khoản vay cho dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan”. Chương trình này sẽ giúp Pakistan đối đầu với cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán đang hiện ra ở phía trước; nhưng nó cũng sẽ làm cạn kiệt kho bạc của chính phủ Trung Quốc đúng vào lúc chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể dẫn tới nguy cơ là họ không thể có tiền bổ sung vào ngân quỹ.
Tương tự như Liên Xô, Trung Quốc đang chi quá nhiều tiền cho một vài người bạn, mà chẳng thu được bao nhiêu, trong khi ngày càng lún sâu vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Chiến tranh Lạnh Trung - Mỹ chỉ vừa mới được khởi sự, nhưng Trung Quốc đã đi theo hướng thua.
By Minxin Pei
Phạm Nguyên Trường dịch
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc và Châu Á, là giáo sư về quản trị Chính quyền học, ông Minxin Pei hiện là giám đốc của Keck Center for International and Strategic Studies ở Claremont McKenna College, Claremont, California, USA., là người mang 2 quốc tịch: Mỹ - Hoa (vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa và xin vào quốc tịch Mỹ) đang sống và làm việc tại Mỹ.
Những bài sưu tầm, khảo cứu của ông được đăng trên các tờ Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy và nhiều sách của ông được ấn hành trên Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, International Herald Tribune và nhiều tờ báo lớn khác, là tác giả cuốn Tư bản thân hữu Trung Quốc.
Năm 2008, ông được tạp chí Prospect bầu chọn là một trong 100 “trí thức công” có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới.
China is Losing the New Cold War
By Minxin Pei
Project Syndicate
Sep 5, 2018
In contrast to the Soviet Union, China's leaders recognize that strong economic performance is essential to political legitimacy. Like the Soviet Union, however, they are paying through the nose for a few friends, gaining only limited benefits while becoming increasingly entrenched in an unsustainable arms race with the US.
People's Liberation Army. Photo Kevin Frayer/ Getty Images
HONG KONG – When the Soviet Union imploded in 1991, the Communist Party of China (CPC) became obsessed with understanding why. The government think tanks entrusted with this task heaped plenty of blame on Mikhail Gorbachev, the reformist leader who was simply not ruthless enough to hold the Soviet Union together. But Chinese leaders also highlighted other important factors, not all of which China’s leaders seem to be heeding today.
To be sure, the CPC has undoubtedly taken to heart the first key lesson: strong economic performance is essential to political legitimacy. And the CPC’s single-minded focus on spurring GDP growth over the last few decades has delivered an “economic miracle,” with nominal per capita income skyrocketing from $333 in 1991 to $7,329 last year. This is the single most important reason why the CPC has retained power.
But overseeing a faltering economy was hardly the only mistake Soviet leaders made. They were also drawn into a costly and unwinnable arms race with the United States, and fell victim to imperial overreach, throwing money and resources at regimes with little strategic value and long track records of chronic economic mismanagement. As China enters a new “cold war” with the US, the CPC seems to be at risk of repeating the same catastrophic blunders.
At first glance, it may not seem that China is really engaged in an arms race with the US. After all, China’s official defense budget for this year – at roughly $175 billion – amounts to just one-quarter of the $700 billion budget approved by the US Congress. But China’s actual military spending is estimated to be much higher than the official budget: according to the Stockholm International Peace Research Institute, China spent some $228 billion on its military last year, roughly 150% of the official figure of $151 billion.
In any case, the issue is not the amount of money China spends on guns per se, but rather the consistent rise in military expenditure, which implies that the country is prepared to engage in a long-term war of attrition with the US. Yet China’s economy is not equipped to generate sufficient resources to support the level of spending that victory on this front would require.
If China had a sustainable growth model underpinning a highly efficient economy, it might be able to afford a moderate arms race with the US. But it has neither.
On the macro level, China’s growth is likely to continue to decelerate, owing to rapid population aging, high debt levels, maturity mismatches, and the escalating trade war that the US has initiated. All of this will drain the CPC’s limited resources. For example, as the old-age dependency ratio rises, so will health-care and pension costs.
Moreover, while the Chinese economy may be far more efficient than the Soviet economy was, it is nowhere near as efficient as that of the US. The main reason for this is the enduring clout of China’s state-owned enterprises (SOEs), which consume half of the country’s total bank credit, but contribute only 20% of value-added and employment.
The problem for the CPC is that SOEs play a vital role in sustaining one-party rule, as they are used both to reward loyalists and to facilitate government intervention on behalf of official macroeconomic targets. Dismantling these bloated and inefficient firms would thus amount to political suicide. Yet protecting them may merely delay the inevitable, because the longer they are allowed to suck scarce resources out of the economy, the more unaffordable an arms race with the US will become – and the greater the challenge to the CPC’s authority will become.
The second lesson that China’s leaders have failed to appreciate adequately is the need to avoid imperial overreach. About a decade ago, with massive trade surpluses bringing in a surfeit of hard currency, the Chinese government began to take on costly overseas commitments and subsidize deadbeat “allies.”
Exhibit A is the much-touted Belt and Road Initiative (BRI), a $1 trillion program focused on the debt-financed construction of infrastructure in developing countries. Despite early signs of trouble – which, together with the Soviet Union’s experience, should give the CPC pause – China seems to be determined to push ahead with the BRI, which the country’s leaders have established as a pillar of their new “grand strategy.”
An even more egregious example of imperial overreach is China’s generous aid to countries – from Cambodia to Venezuela to Russia – that offer little in return. According to AidData at the College of William and Mary, from 2000 to 2014, Cambodia, Cameroon, Côte d’Ivoire, Cuba, Ethiopia, and Zimbabwe together received $24.4 billion in Chinese grants or heavily subsidized loans. Over the same period, Angola, Laos, Pakistan, Russia, Turkmenistan, and Venezuela received $98.2 billion.
Now, China has pledged to provide $62 billion in loans for the “China-Pakistan Economic Corridor.” That program will help Pakistan confront its looming balance-of-payments crisis; but it will also drain the Chinese government’s coffers at a time when trade protectionism threatens their replenishment.
Like the Soviet Union, China is paying through the nose for a few friends, gaining only limited benefits while becoming increasingly entrenched in an unsustainable arms race. The Sino-American Cold War has barely started, yet China is already on track to lose.
Minxin Pei
Minxin Pei wears many hats: Born in Shanghai, he became a dual Chinese-American citizen after moving to the United States to attend graduate school at Harvard. Minxin Pei was an adjunct senior associate in the Asia Program at the Carnegie Endowment. He is the Tom and Margot Pritzker ‘72 Professor of Government and the director of the Keck Center for International and Strategic Studies at Claremont McKenna College.
His research focuses on democratization in developing countries, economic reform and governance in China, and U.S.–China relations. He is the author of From Reform to Revolution: The Demise of Communism in China and the Soviet Union (Harvard University Press, 1994) and China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy (Harvard University Press, 2006). Pei’s research has been published in Foreign Policy, Foreign Affairs, the National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy, and many edited books. Pei is a frequent commentator on CNN and National Public Radio; his op-eds have appeared in the Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, and the International Herald Tribune. He is a columnist for L’espresso, a major Italian news magazine and a regular contributor to the Diplomat, a leading online international affairs journal. Pei received his Ph.D. in political science from Harvard University.
Selected Publications: “Think Again: Asia’s Rise,” Foreign Policy (July–August 2009); “The Color of China,” the National Interest (March 2009); “How China is Ruled, the American Interest (Spring 2008); “Corruption Threatens China’s Future,” Carnegie Policy Brief No. 55 (2007); China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy. (Harvard University Press, 2006).
Minxin Pei is Professor of Government at Claremont McKenna College and a non-resident senior fellow at the German Marshall Fund of the United States, and the author of China’s Crony Capitalism. (From Project Syndicate).
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
More on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net