EBONICS, là thứ tiếng Anh nói theo giọng người da đen ở Mỹ (black English), là thứ tiếng tổng hợp từ tiếng Ebony và phonics (tiếng mọi, nói theo yếm thế) xuất-xứ từ Phi Châu. Những đặc-tính của tiếng Ebonics này là:
- Giản-lược phụ-âm cuối: /hand/ phát âm như /han/.
- Phụ-âm kép cuối: /ng/ bỏ /g đi: /walking/ thành /walkin/
- Bỏ phụ-âm cuối /d/ đứng sau nguyên-âm: /Good/ thành /goo/.
- Một số phụ-âm cuối /th/ phát âm như /f/: /with/ thành /wif/
- Bỏ /s/ ở động-từ chia ở ngôi thứ 3 số ít: /She walks/ thành / she walk/
- Dùng “done” để chỉ một hành-động đã hoàn-tất: /she done did it/
- Không chia động-từ “to be” ở thì hiện-tại: /She be here/; mà dùng “bin” thế cho động-từ “to be” ở thì quá-khứ: ”She bin here”, “She bin married” v.v...
- Dùng thể nhị-trùng hay tam-trùng phủ-định: “He ain’t got no money”.
và nhiều từ-ngữ mới như:
* fashezee (đúng vậy,chắc-chắn);
* bootsie (xấu, tệ);
* sup (thay cho chữ what’up: gì thế, có chuyện gì vậy?);
* funna (going to: sắp);
* hella ( nhiều, nhiều lắm).
Tại Mỹ, thành phố Oakland (ở miền Bắc California) là một trong những nơi có cư dân là người Mỹ gốc Phi (da đen) khá đông, do vậy, chỉ có Hội-đồng Giáo-dục thành-phố nầy chấp-nhận tiếng Ebonics, được xem như một trong các ngôn-ngữ chính-thống tại nơi này nhưng chỉ cho người da đen sử dụng, để hiểu mà thôi, không dùng để giảng dạy hay xem là ngôn ngữ chính thức, vẫn dùng Anh-ngữ là chính. Thứ tiếng nầy mỗi ngày "đẻ" ra nhiều từ ngữ mới. Nhiều khi họ dùng tiếng lóng trong giới giang hồ đao búa hay ngôn ngữ đặc biệt của giới mua bán bạch phiến, cocain, của giới trộm cắp..., họ dùng lâu và phổ biến rồi trở thành từ ngữ chung mà không có nơi nào tổng hợp lại vì chỉ là ngôn ngữ để "nói" trong cộng đồng người da đen, người ngoài cộng đồng nầy khi nghe mà không hiểu để biết họ nói gì.
Vài thập kỷ gần đây, với đà tăng dân nói tiếng Tàu tại Mỹ, tương tự như Ebonics, ngày nay tại Mỹ có một thứ tiếng mới gọi là "Chinglish", thứ tiếng Anh của người Tàu, bắt đầu dùng tại các khu Chinatown ở các thánh phố có những nơi tập trung đông đảo người Hoa sinh sống và buôn bán; ví dụ như câu "Long time no see" (câu nầy "chào đời" đã lâu), dịch thẳng từ chữ Tàu. Loại tiếng Chinglish sẽ được đề cập trong một bài khác.
Lê Chánh Thiêm
(Sưu tầm, tổng hợp)
Bài nầy đăng lần đầu vào lúc 02:47:27 AM, May 01, 2007
* * *
Xem bài cùng tác giả, click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu, click tại đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.com