(The Great Leap Forward: China’s Pursuit of a Strategic Breakthrough)
By Roncevert Ganan Almond
The Diplomat
December 15, 2017
Chuẩn bị cho một giai đoạn mới và đầy nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.
Image Credit: Bộ Ngoại giao Mỹ
Ngày 25/2/1956, tại một phiên họp kín của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX, Thủ tướng Liên Xô Nikita đã đưa ra “Bài phát biểu bí mật” của mình lên án Stalin và sự sùng bái cá nhân của ông. Những cơn chấn động chính trị từ sự nghi ngờ học thuyết Cộng sản này đã vượt biên giới đến Bắc Kinh, nơi mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông ban đầu đã phản ứng lại bằng việc khuyến khích sự chỉ trích (“Hãy để ngàn hoa đua nở”), chỉ để ông thêm quyết tâm truy tìm không ngừng các kẻ thù bên trong và cuộc cách mạng liên tục. Để tìm kiếm một bước đột phá chiến lược, Mao Trạch Đông đã triển khai Đại nhảy vọt, một chương trình kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng, gây kinh sợ và cuối cùng là thảm khốc được thiết kế nhằm vượt qua các thành tựu của công cuộc công nghiệp hóa của phương Tây trong một khung thời gian ngắn hơn (trong một “vụ nổ lớn”).
Bắt đầu với Đặng Tiểu Bình vào năm 1978, Trung Quốc kể từ đó đã vạch ra kế hoạch cho một tiến trình khác, tiến trình cải cách và hiện đại hóa nền kinh tế. Sự thay đổi bên trong này ăn khớp với những nhân tố bên ngoài như sự kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự mở rộng toàn cầu hóa. Gần 40 năm sau, với hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển và nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, sự đi lên của Trung Quốc là một trong những câu chuyện quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng đã được phân loại và tiết chế so với tính chất hỗn loạn và bi kịch của kỷ nguyên Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên, chúng ta đang thấy Bắc Kinh từ bỏ cách tiếp cận kiên định “giấu mình chờ thời” trong giai đoạn Đặng Tiểu Bình. Phấn chấn bởi thành tích kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và với sự củng cố quyền lực gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc có lẽ đang bước vào một giai đoạn xét lại táo bạo mới, lần này là trên vũ đài toàn cầu. Ngày 18/10/2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, đứng giữa sự uy nghi của Đại lễ đường, Tập Cận Bình tuyên bố rằng ông sẽ lãnh đạo Trung Quốc bước vào một “kỷ nguyên mới”.
Giai đoạn cơ hội chiến lược
Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC), ban lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tin rằng họ đang trong một “giai đoạn cơ hội chiến lược” mà ở đó Trung Quốc có thể mở rộng sức mạnh quốc gia và đạt được các mục tiêu như hợp nhất với Đài Loan và kiểm soát lãnh thổ tranh chấp dọc khu vực ngoại vi của Trung Quốc. USCC là một cơ quan phi đảng phái của Quốc hội Mỹ được ủy quyền nghiên cứu các ảnh hưởng của mối quan hệ Mỹ – Trung tới an ninh quốc gia, bao gồm các kế hoạch quân sự, chiến lược và học thuyết của Trung Quốc.
3 ủy viên của USCC, trong đó có cựu Thượng nghị sĩ Jim Talent, đã trình bày trong một phần phụ lục của báo cáo nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ: “Tóm lại, Trung Quốc không chỉ là một mối nguy hiểm không cân xứng đối với Mỹ, hay thậm chí là một đối thủ ngang tầm. Họ đã trở thành cường quốc quân sự chiếm ưu thế trong khu vực của mình. Thực tế đó, hơn bất kỳ thực tế nào khác, giải thích lý do tại sao những hành động gây hấn của Trung Quốc trong vòng 5 năm gần đây đều thành công”. Những hành động này bao gồm “vạn lý trường sa” ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, gây hấn với Philippines bất chấp luật pháp quốc tế, hăm dọa Việt Nam về vấn đề quần đảo Trường Sa, gia tăng áp lực lên Đài Loan, quấy rối Nhật Bản về vấn đề quần đảo Senkaku và các hành động khiêu khích khác”. Chúng ta có thể thêm vào danh sách này sự đối đầu với Ấn Độ tại vung Doklam thuộc khu vực biên giới tranh chấp Trung Quốc Bhutan.
Ngoài các khu vực biên giới tranh chấp, Bắc Kinh cũng đã bắt đầu phô trương sức mạnh trên vũ đài thế giới. Ngày 1/8/2017, Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự thường trú nước ngoài đầu tiên của họ ở Djibouti, có vị trí chiến lược gần vịnh Aden, sát biển Arab – và cũng chỉ mất một chuyến bay ngắn bằng máy bay không người lái là đến được Trại Lemonier, một trung tâm chống khủng bố lớn của Mỹ và là căn cứ quân sự thường trú duy nhất của Mỹ ở Châu Phi. Tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã chủ trì một diễn đàn đề cao kế hoạch “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc bao gồm các hành lang đa phương thức liên kết với nhau kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Phi và châu Âu, và đi qua khoảng 60 nước. Tập Cận Bình đã cam kết cung cấp thêm 124 tỷ USD cho các dự án hạ tầng cơ sở quy mô lớn của “Vành đai và Con đường”, liên quan đến việc cấp vốn tài trợ của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh dẫn dắt, cũng như từ Ngân hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Ngân hàng phát triển Trung Quốc.
Năm 2017, Trung Quốc cũng tham gia các hoạt động xây dựng thể chế quốc tế có ý nghĩa như mở rộng Tổ chức hợp tác Thượng hải (SCO) để bao gồm cả các nước lớn (và đang tranh chấp tay đôi) ở Nam Á, Ấn Độ và Pakistan, và duy trì Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), đăng cai tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 9 của BRICS với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 5 nước thành viên. Mặc dù Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do liên quan đến 16 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm một nửa dân số thế giới và gần 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Hiện đại hóa quân sự và vũ khí tiên tiến
Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là nền tảng cho tư thế mới của nước này. Bắc Kinh tiếp tục cải thiện phần mềm quân sự của họ – cấu trúc chỉ huy và kiểm soát. Trong 2 năm qua, Bắc Kinh đã tập trung và củng cố các năng lực không gian, mạng, chiến tranh điện tử, tín hiện và có khả năng là tình báo dưới “Lực lượng hỗ trợ chiến lược” thuộc Quân giải phóng nhân dân. Theo báo cáo của USCC, điều này có thể củng cố khả năng của quân đội Trung Quốc tiến hành các hoạt động phối hợp chung bằng cách cung cấp một loạt rộng lớn năng lực thu thập bao gồm thông tin tình báo, giám sát và hỗ trợ do thám. Trách nhiệm đối với các chức năng tình báo và do thám có liên quan đến việc định vị và theo dõi mục tiêu sẽ được tập trung ở Lực lượng hỗ trợ chiến lược chứ không phải được phân tán giữa các đơn vị khác nhau. Trong trường hợp xảy ra xung đột, USCC cảnh báo rằng Washington phải thừa nhận sự tiến bộ này sẽ góp phần vào các năng lực chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực của Bắc Kinh đối với những sự triển khai về phía trước của Mỹ trong khu vực.
Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào phần cứng quân sự được hỗ trợ bởi một nguồn ngân sách ngày càng tăng cho quân sự, được tuyên bố là 151,1 tỷ USD cho năm 2017 (có khả năng là nói giảm đi, nhưng cao hơn năm trước 7%), và vẫn thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu quốc phòng của Mỹ là 611 tỷ USD cho năm 2016, như báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm. Nhưng ngân sách quân đội chỉ là một điều phải cân nhắc. Sự phát triển của các vũ khí tiên tiến phản ánh một sự tinh vi rõ ràng hơn trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, bao gồm cả sự đổi mới trong khu vực tư nhân. Đến lượt mình, USCC nêu bật “cách tiếp cận toàn diện và do nhà nước chỉ đạo” của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nguồn vốn tài trợ của chính phủ, trao đổi công nghệ thương mại, đầu tư và mua sắm ở nước ngoài, và sự tuyển dụng nhân tài nhằm tăng cường các tiến bộ công nghệ lưỡng dụng.
Việc Bắc Kinh ưu tiên các công nghệ “nhảy vọt” mà có thể mang lại một “bước đột phá bất ngờ” làm thay đổi cán cân chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương và bên ngoài khu vực này có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể hơn, USCC trích dẫn 6 ví dụ: 1) các phương tiện chứa nhiều đầu đạn có khả năng tự vận hành; 2) các vũ khí siêu thanh; 3) các vũ khí năng lượng định hướng; 4) súng điện từ; 5) các vũ khí được điều khiển tự động và trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), và 6) các vũ khí chống hoạt động trong không gian. Theo USCC, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược shashoujian, dịch ra là “chùy giết người”, trong đó một cường quốc yếu hơn sử dụng một năng lực đặc biệt để đánh bại một cường quốc mạnh hơn. Mượn lời nhà tiên phong về lý thuyết trò chơi Thomas Schelling, Trung Quốc tìm kiếm một “động thái chiến lược” khiến Mỹ phải đưa ra một sự lựa chọn bị kiềm chế bởi mối đe dọa gây suy yếu của vũ khí tiên tiến.
Chẳng hạn, USCC báo cáo rằng Trung Quốc đã phát triển các phương tiện không người lái trên không và dưới nước, và tiến hành nghiên cứu các phương tiện không người lái trên mặt đất và trên biển với khả năng có được các năng lực tự động kiểm soát di chuyển theo nhóm. Chẳng hạn, tại buổi trình diễn máy bay diễn ra tại Quảng Châu hồi tháng 2/2017, Trung Quốc đã phô diễn một đội hình phá vỡ kỷ lục gồm 1000 máy bay trực thăng không người lái trên cơ sở các tuyến đường đã được lập trình trước. Theo USCC, các kỹ thuật di chuyển theo nhóm như vậy có thể được sử dụng để tạo ra một hệ thống có vũ trang được phân bổ mà, kết hợp với các năng lực AI, có thể sử dụng để ném bom ồ ạt và áp đảo các hệ thống phòng thủ gồm các phương tiện vũ khí có giá trị cao như các tàu sân bay. Điều này có thể tác động đến kết quả của sự can dự Mỹ – Trung có thể có ở biển Nam Trung Hoa hay biển Hoa Đông.
Đối với công nghệ chống hoạt động trong không gian, USCC có đủ tài liệu chứng minh “các hoạt động tại địa điểm quy định và vùng lân cận” của vệ tinh nhỏ của Bắc Kinh mà có thể áp dụng để chống lại các vệ tinh thương mại hay quân sự của Mỹ. Trung Quốc có thể sử dụng các phương tiện trong không gian để mở các cuộc tấn công động lực, vật lý phi động lực hoặc điện từ. Việc chống lại và ngăn chặn “ưu thế trên không” của Mỹ có ý nghĩa then chốt đối với một cuộc xung đột tiềm tang chẳng hạn như ở eo biển Đài Loan liên quan đến các cuộc tấn công chính xác tầm xa. Điều này nhất quán với một phát hiện trước đó của USCC rằng Bắc Kinh đã bác bỏ các nỗ lực quốc tế, chẳng hạn như Bộ quy tắc ứng xử quốc tế đối với các hoạt động ngoài không gian do Liên minh châu Âu đề xuất mà có thể cắt giảm các vũ khí chống lại các hoạt động trong không gian của họ như các hệ thống chống vệ tinh cùng quỹ đạo. Như tác giả đã lưu ý trong bài viết này, với việc không gian ngày càng trở thành một khu vực cạnh tranh quốc tế, từ lĩnh vực kinh tế đến chiến lược, chúng ta dự đoán Trung Quốc và các cường quốc khác quân sự hóa công nghệ không gian của họ, thậm chí là dưới chiêu bài sử dụng vì mục đích dân sự hoặc thương mại.
USCC đưa ra kết luận với một lời cảnh báo thẳng thừng: “Mỹ lần đầu tiên phải đối mặt với một đối thủ công nghệ ngang hàng – một nước cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của họ và trao đổi mậu dịch trên phạm vi rộng với các cường quốc công nghệ cao khác – trong một kỷ nguyên mà việc nghiên cứu và phát triển của khu vực tư nhân với các tác động lưỡng dụng ngày càng tiến nhanh hơn và đóng góp vào những tiến triển về mặt quân sự”. Trong một môi trường quốc tế liên quan đến các phạm vi chiến tranh đa chiều (trên mặt đất, trên biển, trên không, trong không gian và trên mạng), cuộc chạy đua hiện nay nhằm phát triển công nghệ tiên phong có thể quyết định cán cân quyền lực của ngày mai.
Sự vĩ đại quốc gia và trạng thái cân bằng khó đạt được
Động lực an ninh quốc tế vẫn còn căng thẳng và không thể lường trước được. Với những lời kêu gọi riêng rẽ nhưng có thể so sánh được của họ hướng dấn chủ nghĩa dân tộc, cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều làm tăng them sự không chắc chắn này, Tập Cận Bình người đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất từ thời Mao Trạch Đông, đã hứa hẹn hiện thực hóa một “Giấc mộng Trung Hoa” mới – sự phục hưng vĩ đại sức mạnh và lãnh thổ “đã mất” của TQ – kích động những đám đông tại các cuộc mít tinh của Đảng Cộng sản. Được biết các nhà tuyên truyền đã mang Điều lệ Đảng Cộng sản sửa đổi tôn vinh “Tư tưởng Tập Cận Bình” “với lòng nhiệt huyết giống như của Mao Trạch Đông” ra các tiền đồn trên biển Nam Trung Hoa.
Tuy nhiên, một cấu trúc an ninh được sức mạnh Mỹ củng cố đang cản trở con đường phục hưng của Tập Cận Bình. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xây dựng dựa trên làn sóng dân túy mà ông đã thúc đẩy trong cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách kêu gọi một sự khôi phục chủ quyền và chủ nghĩa yêu nước của Mỹ, được hỗ trợ bởi một sự gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng. Ông cũng đe dọa chiến tranh trên ngưỡng cửa Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và nhằm vào các thông lệ thương mại của Trung Quốc, từ các hoạt động nhập khẩu thép mạ nhôm đến các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều chẳng có gì đáng ngạc nhiên là xét tới sự phát triển chưa hoàn chỉnh và không đồng đều của chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên” của Trump, Nhà Trắng tiếp tục vật lộn trong cuộc tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ Mỹ – Trung.
Quả thực, trạng thái cân bằng sẽ vẫn khó đạt được khi có những tầm nhìn cạnh tranh nhau về sự vĩ đại dân tộc. Như Henry Kissinger từng nhận xét: “Sẽ không có cường quốc nào chấp nhận một sự dàn xếp dù có cân bằng và ‘đảm bảo’ đến đâu đi chăng nữa, điều dường như hoàn toàn phủ nhận tầm nhìn của chính họ”. Nhà khoa học chính trị Robert Gilpin nói them rằng một nước sẽ “không bao giờ ngừng” thúc ép điều mà họ xem như “”chỉ là những yêu sách của họ về hệ thống quốc tế”.
Đối với Trung Quốc và Tập Cận Bình, điều này có thể có nghĩa là việc giải quyết các yêu sách lãnh thổ còn tồn tại và việc tiếp tục tạo ra một trật tự khu vực mới phản ánh sự tự nhận thức và bản thân của Trung Quốc là cấp thiết. Đối với Mỹ và Trump, điều này có thể dẫn đến sự điều chỉnh lại thỏa thuận làm nền tảng cho thương mại của Mỹ và một sự tái khẳng định quyền lực của Mỹ ở “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” – bao gồm, nếu cần thiết, cả việc tham gia hoạt động phòng vệ phủ đầu chống lại Triều Tiên. Không cần phải có Thucydides để nhận ra rằng trong bối cảnh bất ổn này, một sự nhảy vọt của Trung Quốc, thông qua hiện đại hóa quân sự và công nghệ tiên tiến, sẽ dẫn đến một giai đoạn mới và đầy nguy hiểm trong các mối quan hệ quốc tế.
Roncevert Ganan Almond
The Great Leap Forward: China’s Pursuit of a Strategic Breakthrough
By Roncevert Ganan Almond
The Diplomat
December 15, 2017
Prepare for a new and dangerous phase in international relations.
Image Credit: U.S. Department of State
On February 25, 1956, in a closed session of the 20th Congress of the Communist Party of the Soviet Union, Soviet Premier Nikita Khrushchev gave his “Secret Speech” denouncing Stalin and his cult of personality. The political tremors from this questioning of Communist doctrine traveled across the border to Beijing where Chinese-leader Mao Zedong initially responded with an invitation for criticism (“Let a thousand flowers bloom”), only to double down on his relentless pursuit of internal enemies and continuous revolution. In search of a strategic breakthrough, Mao embarked on the Great Leap Forward, a sweeping, terrifying and, ultimately, catastrophic economic program designed to surpass the achievements of Western industrialization in an accelerated timeframe (in one “big bang”).
Beginning with Deng Xiaoping in 1978, China has since charted a different course, one of economic reform and modernization. This internal change dovetailed with external factors such as the end of the Cold War and expansion of globalization. Nearly forty years later, with hundreds of millions of Chinese lifted from poverty, a growing middle class, and the world’s second largest economy, Beijing’s ascent is one of the most important narratives in modern history. China’s rise has also been graded and moderated in comparison to the turbulent and tragic character of Mao’s era.
However, we are seeing Beijing turn way from the steady “hide and abide” approach of the Deng period. Buoyed by its economic performance following the global financial crisis and with President Xi Jinping’s recent consolidation of power, China may be entering a new daring revisionist phase, this time on the global stage. On October 18, 2017, at the 19th Party Congress, standing in the majesty of the Great Hall, Xi proclaimed that he would be leading China into a “new era.”
According to the 2017 annual report of the U.S.-China Economic and Security Review Commission (USCC), China’s senior leadership believes we are amidst a “period of strategic opportunity” during which China can expand national power and achieve objectives such as unification with Taiwan and control of disputed territory along China’s periphery. The USCC is a non-partisan Congressional body mandated with investigating the national security implications of U.S.-China relations, including Chinese military plans, strategy and doctrine.
Three USCC commissioners, including former Senator Jim Talent, offered in an addendum to the report intended to sound the alarm for U.S. policymakers: “In short, China is not just an asymmetric threat to the United States, or even a near-peer competitor. It has become, in its region, the dominant military power. That fact, more than any other, explains why China’s aggressions over the last five years have been successful.” These actions include “the ‘great wall of sand’ in the South China Sea, the ADIZ in the East China Sea, aggression against the Philippines in defiance of international law, coercion of Vietnam over the Spratly Islands, increasing pressure on Taiwan, harassment of Japan over the Senkaku Islands, and other provocative acts.” We could add to this list the stand-off with India in the Doklam region of the disputed China-Bhutan border.
Beyond contested borderlands, Beijing has also begun to flex its muscles on the world stage. On August 1, 2017, China opened its first permanent overseas military base in Djibouti, strategically located near the Gulf of Aden, adjacent to the Arabian Sea – and also a short drone flight away from Camp Lemonnier, a major U.S. counterterrorism hub and America’s only permanent military base in Africa. In May, Xi led a forum featuring China’s “One Belt One Road” (OBOR) scheme of interconnected multimodal corridors linking China with Asia, Africa, and Europe, and encompassing approximately 60 countries. Xi pledged an additional $124 billion for OBOR’s large-scale infrastructure projects, which involve financing by the Beijing-led Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB), as well as from the Export-Import Bank of China and China Development Bank.
In 2017, China also engaged in significant international institution-building activities such as expansion of the Shanghai Cooperation Organization (SCO) to include the major (and dueling) powers of South Asia, India and Pakistan, and continuation of BRICS, hosting the 9th annual summit attended by the leaders of Brazil, Russia, India, China and South Africa. While the U.S. was withdrawing from the Trans-Pacific Partnership (TPP), Beijing continued negotiating the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), a free trade agreement involving 16 countries in the Asia-Pacific that account for half of the world’s population and almost one-third of global GDP.
Military Modernization and Advanced Weaponry
Underlying China’s new posture is the country’s military modernization program. Beijing continues to improve its military software – its command-and-control structure. Over the last two years Beijing has centralized and consolidated space, cyber, electronic warfare, signals, and potentially human intelligence capabilities under the “Strategic Support Force” within the People’s Liberation Army (PLA). According the USCC report, this could enhance the Chinese military’s ability to conduct integrated joint operations by providing a wide range of collection capabilities including intelligence, surveillance, and reconnaissance support. Responsibility for the intelligence and reconnaissance functions involved in locating and tracking targets will be centralized at the Strategic Support Force rather than dispersed among different units. In the event of a conflict, the USCC warns that Washington must assume this advancement will contribute to Beijing’s anti-access/anti-denial (A2/AD) capabilities vis-à-vis U.S. forward deployments in the region.
Additionally, China continues to invest in military hardware supported by a growing military budget, announced to be $151.1 billion for 2017 (a likely underestimation, but 7 percent greater than the previous year), and still well below the $611 billion in U.S. in defense spending for 2016, as reported by the Stockholm International Peace Research Institute. But the military budget is only one consideration. The development of advanced weapons reflects a broader sophistication in the fields of science and technology, inclusive of private sector innovation. In turn, the USCC highlights China’s “comprehensive and state-directed approach” to leverage government funding, commercial technological exchange, foreign investment and acquisitions, and talent recruitment to bolster its dual-use technological advances.
Of particular consequence is Beijing’s prioritization of “leap-ahead” technologies that can provide a “surprise breakthrough” that changes the strategic balance in the Asia-Pacific and beyond. More specifically, the USCC cites six examples: (1) maneuverable reentry vehicles, (2) hypersonic weapons, (3) directed energy weapons, (4) electromagnetic railguns, (5) unmanned and artificial intelligence (AI)-equipped weapons, and (6) counter-space weapons. According to the USCC, China is employing the strategy of shashoujian, which translates as “assassin’s mace weapon,” in which a weaker power utilizes a specific capability to defeat a stronger one. To borrow from the pioneering game theorist, Thomas Schelling, China seeks a “strategic move” that induces the United States into making a choice constrained by the debilitating threat of advanced weaponry.
For example, the USCC reports that China has developed unmanned aerial and underwater vehicles, and conducted research on unmanned ground and surface vehicles with the potential for autonomous swarm control capabilities. For example, at the Guangzhou Airshow in February 2017, China demonstrated a record-breaking formation of 1,000 rotary-wing drones based on pre-programmed routes. According to the USCC, such swarming techniques could be used to create a distributed armed system which, coupled with AI capabilities, could be used for saturating and overwhelming the defenses of high-value weapons platforms such as aircraft carriers. This could impact the outcome of a potential U.S.-Chinese engagement in the South or East China Sea.
For counter-space technology, the USCC documents Beijing’s small-satellite “rendezvous and proximity operations” that could be applied against U.S. commercial or military satellites. China can use space-based platforms to launch kinetic, non-kinetic physical, or electromagnetic attacks. Combatting and deterring the “space superiority” of the United States is critical for a potential conflict, for example, in the Taiwan Strait involving long-range precision strikes. This is consistent with an earlier finding of the USCC that Beijing has rejected international efforts, such as the EU-proposed International Code of Conduct for Outer Space Activities, which may curtail its counter-space weapons like co-orbital anti-satellite systems. As I noted in these pages, with space increasingly becoming an area of international competition, from economic to strategic, we should expect China and other powers to militarize their space technology, even under the guise of civilian or commercial use.
The USCC concludes with a blunt warning: “The United States for the first time faces a peer technological competitor – a country that is also one of its largest trading partners and that trades extensively with other high-tech powers – in an era in which private sector research and development with dual-use implications increasingly outpaces and contributes to military developments.” In an international environment involving multi-dimensional spheres of warfare (land, sea, air, space, and cyber), today’s race to develop frontier technology could determine tomorrow’s balance of power.
National Greatness and Elusive Equilibrium
The international security dynamic remains tense and unpredictable. With their separate but comparable appeals to nationalism, both China and the United States have added to this uncertainty. Xi, who has become the most powerful Chinese leader since Mao, has vowed to realize a new “Chinese Dream” – the great restoration of Chinese power and “lost” territory – galvanizing crowds at Communist Party rallies. Propagandists have reportedly carried “with Mao-like zeal” the revised Communist Party charter enshrining “Xi Jinping Thought” to outposts in the South China Sea.
However, standing in the way of Xi’s Chinese renaissance is a security architecture buttressed by American power. For his part, U.S. President Donald Trump has built upon the populist wave he fostered in the 2016 election by calling for a renewed American sovereignty and patriotism, supported by a substantial increase in defense spending. He has also threatened war on China’s doorstep, the Korean peninsula, and Chinese trade practices, from aluminum steel imports to intellectual property protections. Unsurprisingly, given the unfinished and uneven development of Trump’s “America first” foreign policy, the White House continues to struggle in finding balance in the U.S.-China relationship.
Indeed, equilibrium will remain elusive when there are competing visions of national greatness. As Henry Kissinger once observed, “No power will submit to a settlement however well balanced and however ‘secure’, which seems totally to deny its vision of itself.” Political Scientist Robert Gilpin adds that a state will “never cease” in pressing what it regards as its “just claims on the international system.”
For China and Xi, this may mean pressing to resolve outstanding territorial claims and continuing to make a new regional order reflective of China’s self-image. For the United States and Trump, this may lead to readjustment of the bargain underlying U.S. trade and a reassertion of American hard power in the “Indo-Pacific” – including, if necessary, engaging in preemptive self-defense against North Korea. It does not take Thucydides to recognize that, within this unsettled context, a Chinese leap forward, through military modernization and advanced technology, will lead to a new and dangerous phase in international relations.
Roncevert Ganan Almond
Roncevert (Ronce) Ganan Almond is Partner and Vice-President at The Wicks Group, based in Washington, D.C. His practice is devoted to U.S. regulation and policy, international law, and government relations involving aviation, aerospace and national security matters. He has advised the U.S.-China Economic and Security Review Commission and government authorities in Asia, Europe, Africa, and Latin America on issues of international law. He also serves on the United Nations Sub-Committee of Experts on the Transport of Dangerous Goods.
In addition to The Diplomat, Ronce has written extensively on international affairs and national security issues for publications such as the Yale Journal of International Law,Harvard National Security Journal, Yale Journal of Regulation, Columbia Journal of Transnational Law, Fletcher Forum of World Affairs, Turkish Policy Quarterly, and International Law News. Ronce also serves as a member of the Editorial Board of The Air and Space Lawyer. In addition, he is a television guest commentator on global politics for networks such as CGTN America. His written work has been cited by the White House, U.S. Congress, national and foreign media, think tanks and academic journals.
Ronce also has experience with the U.S. political process having worked for congressional members, state parties and three presidential campaigns. Additionally, he has worked with the UN Special Court for Sierra Leone and participated in the Duke-Geneva Institute for Transnational Law as well as the Joint Program in International Human Rights Law at Oxford University. Ronce holds a J.D., cum laude, and M.A. (Political Science) from Duke University and a B.A. (History), cum laude, from George Washington University. (From The Diplomat).
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net