Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BƯỚC NHẢY VỌT THỤT LÙI CỦA TRUNG CỘNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    LIỆU TRUNG CỘNG CÓ DÁM BÁN THÁO TRÁI PHIẾU MỸ KHÔNG?
    BƯỚC TIẾN VƯỢT BẬC: TRUNG CỘNG THEO ĐUỔI ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC

 

(China’s Great Leap Backward)

Jonathan Tepperman

Huỳnh Hoa dịch

Foreign Policy

October 15, 2018, 8:00 AM

 

 

(Etienne Oliveau/Getty Images/Foreign Policy illustration)

 

Trong nhiều thập niên, quốc gia này đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài phải chịu đựng. Giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ đã làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt.

 

Trong bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã tích cóp được một danh sách dài những thành tựu nổi bật. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10 phần trăm mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành. Tất cả sự tăng trưởng đó đã giúp khoảng 800 triệu người thoát ra khỏi đói nghèo; trong quá trình này Trung Quốc cũng giảm được 85 phần trăm mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm.

 

Đáng kinh ngạc là Trung Quốc đã đạt được những thành tựu như vậy trong khi chính phủ nước này vẫn rất hà khắc về chính trị – chuyện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử và rất, rất khó thực hiện, theo lý thuyết chính trị. Vậy nên, không có gì lạ khi nhà nghiên cứu Trung Quốc Orville Schell miêu tả thành tích này như là “một trong những phép lạ gây sửng sốt nhất về phát triển kinh tế trong lịch sử thế giới”.

 

Phẩm chất kỳ diệu của những thành tựu của Trung Quốc làm cho những gì đang xảy ra ở đất nước này ngày hôm nay trở nên hết sức bi thảm – và gây hoang mang. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, chủ tịch Tập Cận Bình đang từng bước xóa bỏ hầu như mọi cuộc cải cách đã làm cho Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong bốn thập kỷ qua. Thay cho một hệ thống dù khiếm khuyết nhưng cực kỳ thành công, ông ta đã dựng lên một sự sùng bái cá nhân to lớn chỉ tập trung vào cá nhân ông ta, ông ta thâu tóm mọi quyền hành vào tay mình hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Mao Trạch Đông.

 

Trong ngắn hạn, những nỗ lực của Tập có thể làm cho Trung Quốc bớt tham nhũng và ổn định hơn. Nhưng bằng việc hủy diệt nhiều cơ chế đã giúp cho phép lạ Trung Quốc có thể xảy ra, có nguy cơ Tập sẽ đảo ngược những kết quả ấy và biến Trung Quốc thành một nhà nước cảnh sát khác nữa (hãy nghĩ tới một phiên bản Bắc Triều Tiên khổng lồ và cởi mở hơn): không có hiệu quả, vô tích sự, dễ đổ vỡ và hiếu chiến. Và đó là điều đáng lo không chỉ cho 1,4 tỉ người Trung Quốc mà cho tất cả chúng ta.

 

Để hiểu điều gì đang làm cho chiến dịch xây dựng đế quốc cá nhân của Tập trở nên nguy hiểm như thế, trước hết cần hiểu những gì đã làm cho Trung Quốc trở nên phi thường trong thời gian dài như vậy. Xuyên suốt lịch sử hiện đại, đa số các nhà độc tài và các nhà nước độc đảng đều có chung một số đặc điểm căn bản. Quyền lực nằm trong tay của một nhóm nhỏ các cá nhân. Để giữ quyền lực, các cá nhân này đàn áp những người bất đồng và cai trị bằng sự đe dọa. Bởi vì đám công chức quan liêu và dân chúng sống trong sợ hãi, họ cạnh tranh nhau để bợ đỡ các ông chủ. Không ai nói lên sự thật, nhất là khi sự thật ấy làm cho họ và các lãnh đạo của họ trông xấu xí đi. Kết quả là, các bạo chúa tự cô lập – mà cái tôi của họ được thổi phồng lên bằng những lời xu nịnh thường xuyên và khúm núm – tự thấy mình ngày càng xa rời thực tế, xa rời phần còn lại của thế giới (hãy nghĩ tới Kim Jong Un, Bashar al-Assad hoặc Robert Mugabe) và rốt cuộc họ cai trị một cách tùy hứng, cai trị theo bản năng với rất ít ý thức về những gì đang thật sự xảy ra ở đất nước họ. Tác động của sự ngu muội này đối với chính sách đối nội và đối ngoại thật là thảm họa.

 

Trong khoảng 35 năm – tính từ khi Mao chết và Đặng Tiểu Bình phát động các cuộc cải cách của ông ta vào cuối thập niên 1970 cho đến khi Tập lên nắm quyền năm 2012 – Trung Quốc đã tránh được nhiều cạm bẫy kiểu này và đi ngược lại quy luật về các chuẩn mực chính trị bằng cách xây dựng cái mà các học giả gọi là chế độ “độc tài thích nghi” (adaptive authoritarian). Trong khi vẫn duy trì chủ nghĩa cộng sản trên danh nghĩa, Trung Quốc đã tiếp thu nhiều hình thức của chủ nghĩa tư bản thị trường và một số cuộc cải cách tự do khác. Tất nhiên, hệ thống cũ vẫn có tính đàn áp cao độ (hãy nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn) và còn xa mới hoàn hảo xét về nhiều phương diện. Tuy vậy, nó cho phép chính phủ Trung Quốc thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả phi thường và tránh được nhiều chứng bệnh mà các chế độ độc tài khác mắc phải. Chế độ kiểm duyệt chẳng hạn, chưa bao giờ biến mất, nhưng các đảng viên Cộng sản có thể không tán thành và tranh luận các ý tưởng, còn các báo cáo nội bộ đôi khi tỏ ra thẳng thắn một cách đáng ngạc nhiên.

 

Không còn như vậy nữa. Ngày nay, Tập đang hủy hoại một cách có hệ thống hầu như mọi phương diện từng làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt, từng giúp Trung Quốc hoạt động tốt như thế trong quá khứ. Những nỗ lực của ông ta có thể làm gia tăng quyền lực và uy tín của ông ta trong ngắn hạn, làm suy giảm một số hình thức tham nhũng. Tuy nhiên, cân nhắc kỹ, chiến dịch của Tập sẽ có những hệ quả thảm khốc trong dài hạn cho đất nước ông ta và cho cả thế giới.

 

Có lẽ đặc trưng bất thường nhất của hệ thống mà Đặng tạo ra là cách phân bổ quyền lực cho nhiều nhà lãnh đạo. Thay vì để một người thực hành uy quyền tối cao, như phần lớn các chế độ độc tài, Đặng phân chia quyền lực cho tổng bí thư đảng (người cũng thường nắm vị trí chủ tịch đảng), thủ tướng chính phủ và bộ chính trị.

 

Đặng hy vọng một hệ thống như vậy sẽ bảo đảm không một cá nhân nào có thể tái thâu tóm kiểu quyền lực mà Mao từng có – bởi vì quyền lực không kiểm soát của Mao đã dẫn tới những sai lầm và lạm dụng khủng khiếp, chẳng hạn như các công cuộc Đại Nhảy vọt (trong đó ước tính khoảng 45 triệu người đã chết) và Cách mạng Văn hóa (trong đó bản thân Đặng đã bị thanh trừng và con trai của ông ta bị tra tấn tàn khốc tới mức anh ta trở thành bại liệt). Như ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), chuyên gia về Trung Quốc tại đại học Claremont McKenna College, giải thích, mô hình lãnh đạo tập thể mà Đặng thiết kế đã giúp loại bỏ những ý tưởng xấu và thúc đẩy những ý tưởng tốt bằng cách đề cao sự cân nhắc cẩn thận mà không khuyến khích việc mạo hiểm.

 

Từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tập đã ra sức dỡ bỏ hệ thống lãnh đạo tập thể ở một số phương diện. Trước hết, nhân danh đấu tranh với tham nhũng – một mục tiêu quan trọng mà Trung Quốc đang rất cần – ông ta đã thanh trừng một số lượng lớn quan chức mà tội lỗi thật sự của họ, dưới cái nhìn của Tập, là không thể hiện đầy đủ lòng trung thành với nhà lãnh đạo tối cao. Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), chủ tịch Interpol (Cảnh sát quốc tế), người bị Trung Quốc đột ngột bắt giam hai tuần trước, chỉ là một trường hợp nổi bật nhất và mới nhất; câu chuyện của ông ta là hết sức bất thường.

 

Trong vòng 6 năm qua, có 1,34 triệu quan chức bị biến thành mục tiêu – một con số gây sửng sốt, và hơn 170 nhân vật lãnh đạo ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng bị bãi nhiệm (đa số bị cầm tù). Cảnh ngộ của Mạnh, cũng giống cảnh ngộ của Bạc Hy Lai (Bo Xilai) – bí thư thành ủy đầy quyền lực của thành phố Trùng Khánh, bị hạ bệ năm 2012 – chứng tỏ rằng không ai được miễn nhiễm với sự trừng trị của Tập. Thật vậy, từ năm 2012 đến nay số ủy viên ban chấp hành trung ương đầy quyền lực của đảng Cộng sản bị thi hành kỷ luật còn nhiều hơn cả thời kỳ dài từ cuộc Cách mạng Cộng sản tới năm ấy.

 

Không hài lòng với việc chỉ xóa bỏ mọi sự cạnh tranh, Tập còn củng cố quyền lực bằng việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ của ông ta và từ chối đề cử một người kế vị, như những người tiền nhiệm của ông ta vẫn làm vào giữa thời gian cầm quyền của họ. Ông cũng đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào vị thế trang trọng trong hiến pháp Trung Quốc (một vinh dự mà chỉ Mao và Đặng có được); thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp các lực lượng vũ trang, tự biến mình thành “chủ tịch của mọi thứ” bằng cách tạo ra một số lượng lớn các nhóm hoạt động về chính sách, trải rộng từ tài chính đến vấn đề Đài Loan và an ninh mạng – tất cả đều báo cáo trực tiếp cho ông ta.

 

Một phương diện quan trọng thứ hai của hệ thống cũ là quan chức các cấp đều có thể kỳ vọng được thăng thưởng nếu có thành tích tốt. Đây không hoàn toàn là chế độ nhân tài, và hệ thống vẫn đầy sự tham nhũng và sự bảo trợ đỡ đầu. Nhưng cả hai khía cạnh này thực sự đã phục vụ một sự nghiệp chung ở một điểm chủ yếu: nếu một công chức làm tốt công việc của mình, anh ta hoặc chị ta có thể hy vọng có được một phần thành quả và được thăng tiến đều đặn. Ông Tập trái lại, đã “thay thế hệ thống dựa trên sự khích lệ bằng hệ thống dựa trên sự sợ hãi” như nhận định của ông Bùi. Và sự chuyển dịch này kéo theo hai vấn đề lớn. Trước hết, nó làm méo mó những ưu tiên của quan chức, từ ưu tiên cho kết quả làm việc sang ưu tiên cho việc thể hiện lòng trung thành. Vấn đề thứ hai, theo Alexander Gabuev, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Carnegie Moscow, là “khi nỗi sợ hãi là tất cả những gì bạn có, công chức trở nên sợ hãi tới mức họ không dám làm gì mà không có mệnh lệnh rõ ràng từ cấp trên. Thế là toàn bộ guồng máy quan chức trở nên thụ động. Không việc gì được hoàn thành cả”.

 

Một tài sản có liên quan của hệ thống cũ là cách thức mà nó khuyến khích chính quyền các địa phương – ở cấp làng xã, quận hạt và tỉnh thành – thử nghiệm các sáng kiến mới, từ công cuộc xây dựng thị trường tự do bốn mươi năm về trước đến cho phép sở hữu tư nhân về đất đai trong thời gian gần đây. Những cuộc thử nghiệm như vậy đã biến Trung Quốc thành một đất nước có hàng trăm phòng thí nghiệm chính sách, cho phép nó thử nghiệm những giải pháp khác nhau cho nhiều vấn đề theo những cách thức an toàn, lặng lẽ và ít rủi ro trước khi quyết định có nên áp dụng đại trà hay không. Hệ thống này đã giúp Bắc Kinh tránh được những quyết định phi lý và những sai lầm thảm họa mà nó đã từng có dưới thời Mao – chẳng hạn như trong thời kỳ Đại Nhảy vọt những năm 1958-1962, các quan chức kế hoạch ở trung ương nhấn mạnh rằng nông dân Tây Tạng phải trồng lúa mì bất chấp thực tế khu vực núi cao đất đai cằn cỗi hoàn toàn không phù hợp với loại cây trồng đó.

 

Tất nhiên, Bắc Kinh đã chấp nhận một mức độ tự trị nào đó để cho phép các quan chức địa phương được thử nghiệm những điều mới mẻ. Ông Tập, trái lại, có vẻ như nhìn những lối suy nghĩ độc lập ấy như là những mối đe dọa không tha thứ được. Theo mệnh lệnh của ông, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu ngăn chặn những chương trình thử nghiệm quy mô nhỏ. Sebastian Heilmann của trường đại học Trier của Đức dự tính số lượng các cuộc thử nghiệm ở cấp tỉnh đã giảm từ mức 500 cuộc năm 2010 xuống còn khoảng 70 cuộc năm 2016 và có lẽ đã giảm nhiều hơn nữa kể từ lúc ấy. Thay vào đó, một lần nữa các chính sách lại được ban bố từ trên đỉnh, với rất ít sự quan tâm tới các điều kiện của địa phương.

 

Một ví dụ mới nhất: Cũng như ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc khét tiếng về ăn cắp và áp dụng các sáng tạo của nước ngoài, các quan chức Trung Quốc từ lâu đã làm điều tương tự trong lĩnh vực chính sách; họ nghiên cứu cẩn thận những gì được thực thi ở các nước khác rồi áp dụng những bài học ấy vào trong nước. (Ví dụ tốt nhất cho sự bắt chước này tất nhiên chính là công cuộc xây dựng xây dựng thị trường tự do ở Trung Quốc, theo các mô hình của Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ). Giống như đối với những sáng kiến khác của ông Đặng, ông Tập cũng đã cắt xén thực tế này bằng cách làm cho các quan chức cấp tỉnh thành khó tương tác với người nước ngoài hơn. Năm 2014, chính quyền bắt đầu tịch thu hộ chiếu của công chức. Cũng như nhiều hạn chế khác được chính phủ thực thi gần đây, động thái này được biện minh nhân danh cuộc đấu tranh chống tham nhũng – nhìn bề ngoài, ý tưởng tịch thu hộ chiếu là để ngăn chặn các quan chức ăn bẩn chạy ra khỏi nước. Nhưng thực tế là chính sách này gần đây đã được mở rộng xuống cả các giáo viên tiểu học, và được tăng cường bằng những sự hạn chế liên quan khác – giờ đây các quan chức phải xin phép mới được tham dự các cuộc họp và hội nghị với nước ngoài và phải báo cáo về thời gian ở nước ngoài theo từng tiếng đồng hồ một – cho thấy rằng ưu tiên thật sự là giới hạn sự tiếp xúc với người nước ngoài và các ý tưởng của họ.

 

Cuộc đàn áp của Tập có ý nghĩa gì cho tương lai của Trung Quốc và cho chúng ta? Trong khi cần luôn luôn cẩn trọng khi dự đoán sự thất bại của Trung Quốc – như lịch sử tóm tắt ở trên cho thấy quốc gia này rất giỏi trong việc tìm đường đi tránh những vấn đề mà về lý thuyết sẽ kìm hãm nó – thật khó để tránh cái kết luận u ám rằng nước Trung Quốc của Tập đang nhanh chóng trở nên ít khác thường hơn và giống một nhà nước cảnh sát điển hình hơn.

 

Trên bình diện nội trị, việc hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã trở nên ít linh hoạt và nhanh chóng. Không khó tìm những ví dụ cho lối tiếp cận cứng nhắc hơn, cũng như những mặt tiêu cực của nó. Cứ xem trong mùa đông vừa qua, khi chính phủ bắt buộc các hệ thống cung cấp hơi sưởi ấm trên toàn quốc phải chuyển đổi ngay lập tức từ chạy bằng than sang chạy bằng khí đốt. Điều này nghe có vẻ khôn ngoan ở một đất nước bị ô nhiễm như Trung Quốc. Nhưng mệnh lệnh được thi hành một cách bất ngờ trên khắp nước, không có ngoại lệ. Thế là ở miền Bắc lạnh giá của Trung Quốc, nhiều lò đốt bằng than bị dỡ bỏ trước khi các lò đốt bằng khí gas được lắp đặt – khiến cho nhiều thị trấn hoàn toàn không có hơi ấm để sưởi, dân chúng bị buộc phải đốt cùi bắp để sinh tồn.

 

Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường hiện hành thì sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mà những chính sách với ý định tốt được thực hiện một cách vội vã và vụng về, dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn rất nhiều. Bởi vì các chế độ độc tài cá nhân rất kém cỏi trong việc thừa nhận lỗi lầm – không được phép làm gì, nói gì có hại cho huyền thoại về lãnh đạo toàn năng – Trung Quốc sẽ có khả năng trở nên kém linh hoạt trong việc sửa chữa những sai lầm một khi nó đã gây ra. Hoặc trong việc đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn đang kéo nền kinh tế xuống, chẳng hạn như sự phụ thuộc nặng nề vào các doanh nghiệp nhà nước kềnh càng và không hiệu quả – bộ phận doanh nghiệp đã trở nên to lớn hơn, nhiều quyền lực hơn kể từ khi Tập lên cầm quyền; mức nợ công cao một cách nguy hiểm, đặc biệt là nợ của các chính quyền địa phương; và một xu hướng ứng phó với mỗi vụ suy giảm kinh tế bằng cách bơm thêm tiền vào hệ thống, nhất là cho các dự án hạ tầng cơ sở không cần thiết. Trong thực tế, Trung Quốc không chỉ không có khả năng xử lý bất kỳ khuyết điểm nào trong các khuyết điểm này, mà nó còn có vẻ làm cho tình hình tệ hại thêm. Đó chính là điều mà Trung Quốc đã làm vào ngày 7 tháng 10, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố thêm một chương trình kích thích tốn kém khác nữa: kế hoạch chi ra 175 tỉ đô la nhằm vực dậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Với mỗi động thái phá vỡ ngân sách mới, và trong hoàn cảnh không có sự cải cách, khả năng Trung Quốc phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế gây bất ổn nghiêm trọng – mà những nhà đầu tư có cái nhìn bi quan về Trung Quốc như Ruchir Sharma, phụ trách khối các thị trường đang nổi lên của Morgan Stanley từng cảnh báo nhiều năm trước – sẽ tiếp tục tăng lên. “Vấn đề lớn là liệu có thể một trong những quả bom hẹn giờ – nợ xấu, thị trường bất động sản quá nóng, doanh nghiệp nhà nước phình to lên – sẽ bùng nổ hay không”, Gabuev nói. “Do sự tập trung quyền lực của ông Tập nên không có ai nói cho ông ta những lời cảnh báo trước nếu một trong những quả bom này sắp nổ. Và bởi vì ông ta không thật sự hiểu biết rõ về kinh tế vĩ mô, còn mọi người thì ngại không dám nói ngược với hoàng đế cho nên có một rủi ro rất lớn là ông ta sẽ quản trị sai lầm khi nó xảy ra”. Thật vậy, sự ứng phó của chính phủ Trung Quốc trước bất kỳ sự bất ổn nào đều có vẻ thật ngu ngốc. Như Schell giải thích: “Tập đã thực sự đưa Trung Quốc vào rủi ro rất lớn. Và bởi vì công cụ duy nhất của ông ta là đàn áp, nếu sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu, rất có thể chúng ta sẽ thấy thêm nhiều cuộc trấn áp nữa”.

 

Những dự báo như vậy làm cho mọi người lo lắng. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới về một số mặt, cho nên nếu nó sụp đổ, cả hành tinh này sẽ phải trả giá. Nhưng lịch sử của các chế độ độc tài khác, chẳng hạn như nước Nga của Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của dòng họ Kim, cho thấy trò chơi quyền lực không ngừng nghỉ của Tập có thể sinh ra nhiều hệ lụy tệ hại hơn nữa. Từ khi nắm được quyền lực, Tập đã vạch ra một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm của ông ta, đã làm hầu như mọi nước láng giềng và cả Hoa Kỳ xa lánh, bằng việc đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, đe dọa Đài Loan, và dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các quần đảo tranh chấp.

 

Nếu như các vấn đề kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ, Tập có thể thử gia tăng căng thẳng ở những mặt trận này nhằm lôi kéo người dân ra khỏi cuộc khủng hoảng trong nước. Sự cám dỗ của hành vi đó tỏ ra mạnh mẽ đặc biệt nếu tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ tiếp tục chọc ngoáy Trung Quốc bằng việc tăng cường chiến tranh thương mại và công khai phê phán Trung Quốc.

 

Ông Bùi cảnh báo tình hình còn có thể đáng sợ hơn nếu những vấn đề kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp đó, nhà nước Trung Quốc có thể sụp đổ – kết cục điển hình của các chế độ độc tài điển hình khi đối mặt với các cú sốc kinh tế, với các mối đe dọa từ bên ngoài (đặc biệt là từ một thất bại trong chiến tranh) hoặc với sự nổi loạn của dân chúng – nhưng là một sự sụp đổ, mà do kích thước khổng lồ của Trung Quốc, có thể sinh ra những hậu quả cực kỳ khủng khiếp.

 

Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta nên hy vọng rằng Trung Quốc bằng cách nào đó một lần nữa sẽ tìm được con đường vượt qua lực hút chính trị và tiếp tục là một ngoại lệ đối với mọi quy luật – bất chấp những nỗ lực đang tiến hành của ông Tập nhằm làm cho Trung Quốc trở nên bình thường theo ý nghĩa tệ hại nhất của từ này.

 

Jonathan Tepperman

Huỳnh Hoa dịch

 

Jonathan Tepperman là tổng biên tập tạp chí Foreign Policy. (Foreign Policy)

 

CHINA’S GREAT LEAP BACKWARD.

Jonathan Tepperman

Foreign Policy

October 15, 2018, 8:00 AM

 

For decades, the country managed to avoid most problems suffered by dictatorships. Now Xi Jinping’s personal power play risks undermining everything that made China exceptional.

 

 

(Etienne Oliveau/Getty Images/Foreign Policy illustration)

 

In the last 40 years, China has racked up a long list of remarkable accomplishments. Between 1978 and 2013, the Chinese economy grew by an average rate of 10 percent a year, producing a tenfold increase in average adult income. All that growth helped some 800 million people lift themselves out of poverty; along the way, China also reduced its infant mortality rate by 85 percent and raised life expectancy by 11 years.

 

What made these achievements all the more striking is that the Chinese government accomplished them while remaining politically repressive - something that historical precedent and political theory suggest is very, very difficult. No wonder, then, that the China scholar Orville Schell describes this record as “one of the most startling miracles of economic development in world history.”

 

The miraculous quality of China’s achievements makes what is happening in the country today especially tragic - and alarming. Under the guise of fighting corruption, President Xi Jinping is methodically dismantling virtually every one of the reforms that made China’s spectacular growth possible over the last four decades. In the place of a flawed but highly successful system, he is erecting a colossal cult of personality focused on him alone, concentrating more power in his hands than has any Chinese leader since Mao Zedong.

 

In the short term, Xi’s efforts may make China seem less corrupt and more stable. But by destroying many of the mechanisms that made the Chinese miracle possible, Xi risks reversing those gains and turning China into just another police state (think a gigantic, more open version of North Korea): inefficient, ineffective, brittle, and bellicose. And that should worry not just China’s 1.4 billion citizens but the rest of us as well.

 

 

Members of the Red Guard during the Cultural Revolution

in China in 1966. (Universal History Archive/UIG via Getty Images)

 

To understand what makes Xi’s personal empire-building campaign so dangerous, it helps to first understand what made China exceptional for so long. Throughout modern history, most tyrannies and one-party states have shared a few basic traits. Power is held by a very small number of individuals. To maintain their power, those individuals repress dissent and rule by intimidation. Because bureaucrats and citizens live in fear, they compete to flatter their bosses. Nobody tells the truth, especially when it could make them or their leaders look bad. As a result, cloistered tyrants - their egos bloated by constant, obsequious praise - find themselves increasingly cut off from reality and the rest of the world (think Kim Jong Un, Bashar al-Assad, or Robert Mugabe) and end up ruling by whim and instinct with little sense of what’s actually happening in their own countries. The impact of this ignorance on domestic and foreign policy is disastrous.

 

For 35 years or so—from the time Mao died and Deng Xiaoping launched his reforms in the late 1970s until Xi assumed power in 2012 - China avoided many of these pitfalls and defied the law of political averages by building what scholars have called an “adaptive authoritarian” regime. While remaining nominally communist, the country embraced many forms of market capitalism and a number of other liberalizing reforms. Of course, the old system remained highly repressive (remember Tiananmen Square) and was far from perfect in many other ways. It did, however, allow the Chinese government to function in an unusually effective fashion and avoid many of the pathologies suffered by other authoritarian regimes. Censorship never disappeared, for example, but party members could disagree and debate ideas, and internal reports could be surprisingly blunt.

 

No longer. Today, Xi is systematically undermining virtually every feature that made China so distinct and helped it work so well in the past. His efforts may boost his own power and prestige in the short term and reduce some forms of corruption. On balance, however, Xi’s campaign will have disastrous long-term consequences for his country and the world.

 

Perhaps the most unusual feature of the system Deng created was the way it distributed power among various leaders. Rather than let one person exercise supreme authority, as do most dictatorships, Deng divided power among the Communist Party’s general secretary (who also gets the title of president), the premier, and the Politburo.

 

Deng hoped this system would ensure that no one person could ever again exercise the kind of control Mao had—since his unchecked power had led to vast abuses and mistakes, such as the Great Leap Forward (during which an estimated 45 million people perished) and the Cultural Revolution (during which Deng himself was purged and his son was tortured so severely he was left paralyzed). As Minxin Pei, a China expert at Claremont McKenna College, explains, the collective leadership model Deng designed helped weed out bad ideas and promote good ones by emphasizing careful deliberation and discouraging risk-taking.

 

Since assuming power in 2012, Xi has worked to dismantle China’s collective leadership system in several ways. First, in the name of fighting corruption - an important goal and one China badly needs - he has purged a vast number of officials whose real crime, in Xi’s view, was failing to show sufficient loyalty to the paramount leader. Meng Hongwei, the Interpol chief who China abruptly detained two weeks ago, is just the latest, high-profile case; his story is hardly unusual.

 

 

Staff look at an image of disgraced politician Bo Xilai at the Intermediate

People’s Court after he was sentenced to life in prison on Sept. 22, 2013,

in the country’s highest-profile trial in decades. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)

 

In the last six years, a staggering 1.34 million officials have been targeted, and more than 170 leaders at the minister or deputy minister level have been fired (and most were imprisoned). Meng’s plight, like that of Bo Xilai - the powerful Chongqing party boss brought down in 2012 - shows that no one is immune from Xi’s purges. Indeed, more members of the Communist Party’s powerful Central Committee have been disciplined since 2012 than in the entire period dating back to the Communist Revolution.

 

Not content to merely eliminate any competition, Xi has also consolidated his power by abandoning the term limits on his job and by refusing to name a successor, as his predecessors did halfway through their tenures. He’s also had “Xi Jinping Thought” enshrined in China’s constitution (an honor shared by only Mao and Deng); assumed direct control of the armed forces; and made himself “chairman of everything” by creating a large number of working groups on policies ranging from finance to Taiwan to cybersecurity - all of which report directly to him.

 

A second important feature of the old system was that bureaucrats at every level could expect to be rewarded for good performance. This wasn’t quite a meritocracy, and the system included a fair degree of corruption and patronage. But both of those features actually served the common good in one key way: If an official performed well, he or she could expect a cut of the proceeds and steady promotion. Xi, by contrast, has “replaced this incentive-based system with one based on fear,” as Pei puts it. And there are two big problems with this shift. First, it has warped officials’ priorities, from showing results to showing loyalty. The second problem, according to Alexander Gabuev, a China specialist at the Carnegie Moscow Center, is that “when fear is all you have, bureaucrats become too frightened to do anything without explicit orders from the top. So the whole bureaucracy becomes passive. Nothing gets done.”

 

Another related asset of the old system was the way it encouraged local governments—at the village, county, and provincial levels - to experiment with new initiatives, from building free markets four decades ago to allowing private land ownership more recently. Such experimentation turned China into a country with hundreds of policy laboratories, enabling it to test different solutions to various problems in safe, quiet, and low-stakes ways before deciding whether to scale them up. This system helped Beijing avoid the kind of absurdities and disastrous mistakes it had made under Mao - such as when, during the Great Leap Forward of 1958-1962, central planners insisted that farmers in Tibet plant wheat, despite the fact that the arid, mountainous region was utterly unsuited to the crop.

 

Of course, Beijing had to tolerate a certain level of autonomy in order to allow local officials to try new things. Xi, by contrast, seems to view such independent thinking as an intolerable threat. At his behest, the government has begun discouraging small-scale pilot programs. Sebastian Heilmann of Germany’s Trier University estimates that the number of provincial experiments fell from 500 in 2010 to about 70 in 2016, and the tally has probably dropped even lower since then. In their place, policies are once again being dictated from the top, with little concern for local conditions.

 

One last example: Just as China’s tech industry is notorious for stealing and applying foreign innovations, Chinese officials long did something similar on the policy level, carefully studying what worked in other countries and then applying the lessons at home. (The best example of this process, of course, was the construction of China’s free markets themselves, which drew on models from Japan, Taiwan, and the United States.) Like Deng’s other innovations, Xi has curtailed this practice as well, by making it much harder for government officials to interact with foreigners. In 2014, authorities began confiscating bureaucrats’ passports. Like so many of the government’s other recent restrictions, this move has been justified in the name of combatting corruption - the idea, ostensibly, is to prevent dirty officials from fleeing the country. But the fact that the policy has recently been extended all the way down to elementary school teachers and reinforced by other, related strictures - officials now must apply for permission to attend foreign meetings and conferences and account for their time abroad on an hour-by-hour basis - reveals that the real priority is limiting contact with outsiders and their ideas.

 

 

Chinese President Xi Jinping inspects troops in Beijing

on Sept. 3, 2015. (Xinhua/Liu Chan via Getty Images)

 

What does Xi’s crackdown mean for his country’s future and for the rest of us? While one should always be careful about betting against China - as the history detailed above shows, the country is remarkably good at finding its way around problems that theory dictates should hold it back - it’s hard to avoid the grim conclusion that Xi’s China is rapidly becoming a lot less exceptional and a lot more like a typical police state.

 

On the domestic level, Beijing’s policymaking is already becoming less agile and adept. Examples of this more rigid approach, and its downsides, aren’t hard to find. Consider last winter, when the government decided to force an abrupt nationwide switch from the use of coal to gas in heating systems. It sounded like a smart move for a country as polluted as China. But the edict was enforced suddenly across the country, with no exceptions. Thus in China’s frigid north, many coal-burning furnaces were ripped out before new gas ones could be installed—leaving entire towns without heat and forcing villagers to burn corn cobs to survive.

 

If China continues down its current course, expect many more cases where even well-intentioned policies are implemented in a rash and clumsy way, leading to still more harmful consequences. Since personalized dictatorships are necessarily bad at admitting fault - for nothing can be permitted to damage the myth of the omnipotent leader—China will also likely become less adept at correcting mistakes once it makes them. Or at confronting the underlying problems that are dragging down its economy, such as an overreliance on bloated and inefficient state-owned enterprises (SOEs), which have only grown bigger and more powerful since Xi took office; dangerously high debt levels, especially among local governments; and a tendency to react to every downturn by pumping more cash into the system, especially for unnecessary infrastructure projects. In fact, China is not only unlikely to address any of these shortcomings; it’s likely to compound them. That is just what it did on Oct. 7, when the People’s Bank of China announced yet another costly stimulus program: a $175 billion plan to shore up small and medium-sized businesses.

 

With each new budget-busting move, and in the absence of reform, the odds that China will experience a seriously destabilizing economic crisis - which China bears such as Ruchir Sharma, the head of emerging markets at Morgan Stanley, have been predicting for years - keep rising. “The big question is whether one of the ticking time bombs - bad debt, overheated property markets, oversized SOEs - will explode,” Gabuev says. “Because of Xi’s concentration of power, no one will give him advance warning if one of these bombs is about to go off. And because he doesn’t actually understand macroeconomics very well, and everyone is afraid to contradict the emperor, there’s a huge risk that he’ll mismanage it when it does.” Indeed, the government’s response to any instability is likely to be ugly. As Schell explains, “Xi has really put China at enormous risk. And because his only tool is repression, if things go wrong we’re likely to see even more crackdowns.”

 

Such predictions should worry everyone. China is the world’s largest economy by some measures, so if it melts down, the entire planet will pay the price. But the history of other autocracies, such as Vladimir Putin’s Russia or Kim’s North Korea, suggests that Xi’s relentless power play could produce even worse consequences. Since taking power, Xi has charted a far more aggressive foreign policy than his predecessors, alienating virtually every neighbor and the United States by pushing China’s claims in the South China Sea, threatening Taiwan, and using the military to assert Beijing’s claims to disputed islands.

 

Should China’s economic problems worsen, Xi could try to ratchet up tensions on any of these fronts in order to distract his citizens from the crisis at home. That temptation will prove especially strong if U.S. President Donald Trump keeps poking China by intensifying the trade war and publicly denouncing it.

 

And things could get scarier still, Pei warns, if China’s economic problems spin out of control completely. In that case, the Chinese state could collapse - a typical occurrence among typical dictatorships when faced with economic shocks, external threats (especially a defeat in war), or popular unrest - but one that, given China’s size, could have cataclysmic consequences if it happened there.

 

Which is why the rest of us should hope that China somehow finds a way to defy political gravity once again and remain an exception to all the rules - despite Xi’s ongoing efforts to make it normal in the worst sense of the word.

 

Jonathan Tepperman

 

Jonathan Tepperman is the editor in chief of Foreign Policy. (From Foreign Policy).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh