Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÀI HỌC TỪ VỤ THẢM SÁT HUẾ
Webmaster
Các bài liên quan:
    SỰ RA ĐỜI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH”
    ANH HÙNG VÀ KẺ BỘI PHẢN TRONG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
    VAI TRÒ THÔNG DỊCH VIÊN QUÂN ĐỘI VNCH VỚI ĐỒNG MINH
    VIỆT NAM: CUỘC CHIẾN GIẾT CHẾT NIỀM TIN
    NHỮNG PHỤ NỮ MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM
    NHỮNG ĐỒNG MINH ANH HÙNG.
    HEROIC ALLIES

 

(Learning From the Hue Massacre)

By Olga Dror

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

The New York Times

February 20/2018.

 

 

A grieving widow crying over plastic bag containing remains of husband,

who was killed in February 1968, found in a mass grave near Hue.

Credit Larry Burrows/The LIFE Picture Collection, via Getty Images

 

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản.

 

Kéo dài đến ngày 24/02, Trận Mậu Thân tại Huế được xem là cuộc giao tranh lớn nhất ở đô thị trong suốt chiến tranh Việt Nam. Phe cộng sản đã mất khoảng 5.000 lính, trong khi thiệt hại của QLVNCH là khoảng 400 người và của Mỹ là 216 người. Khoảng 80% cố đô bị phá hủy. Không những thế, trận đánh còn gây ra thương vong cho rất nhiều dân thường.

 

Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đã tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đình họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đã rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đã rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai trò quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu.

 

Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đã mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của mình đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, tìm kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí còn tìm thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố.

 

Chỉ trong vòng vài tháng, người ta bắt đầu tìm thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đã tăng tới khoảng 2.800. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đã để lại một vết sẹo rất sâu trong ký ức của những người sống sót.

 

Nhiều thập niên trôi qua, Thảm sát Huế đã trở thành “điểm bùng phát” trong các cuộc tranh luận về chiến tranh, cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Mọi chuyện bắt đầu một vài tháng sau trận chiến, khi Nhã Ca, một nhà văn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, viết hồi ký Giải khăn sô cho Huế (tựa tiếng Anh: Mourning Headband for Hue.) Tác phẩm được xuất bản lần đầu trên một tờ báo và sau đó được in thành sách vào năm 1969. Thời điểm trước Tết Mậu Thân, Nhã Ca từ Sài Gòn trở về Huế để dự lễ tang cha mình, và bà đã lưu lại ở đó suốt trận chiến.

 

Trong cuốn sách, nữ nhà văn mô tả tội ác của những người cộng sản, nhưng cũng đưa ra những ví dụ về tính nhân văn của họ. Bà cũng cho thấy hai mặt, tối và sáng, của lính Mỹ và QLVNCH. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động về định mệnh khủng khiếp của phận thường dân. Mô tả sự tàn bạo của những người cộng sản, bà than khóc cho hoàn cảnh của đất nước mình, cho số phận của tất cả những người Việt Nam nhỏ bé bị mắc kẹt trong trò chơi quyền lực giữa hai phe, cộng sản và chống cộng. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014 (và tôi là dịch giả).

 

Đối với nhiều người Việt Nam, Giải khăn sô cho Huế vẫn là một trong những hồi ký quan trọng về vụ thảm sát và về những người thân yêu của họ. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận cuốn sách theo cách này. Khi viết cuốn sách vào năm 1969, Nhã Ca kêu gọi độc giả chia sẻ trách nhiệm trước cảnh điêu tàn của đất nước. Nhưng nhiều người dân miền Nam Việt Nam không đồng tình với lời kêu gọi đồng bào cùng gánh vác trách nhiệm chung trong cuộc chiến, mà với họ, đấy là kết quả từ hành động xâm lược của cộng sản miền Bắc.

 

Trong khi những ngôi mộ tập thể tiếp tục được tìm thấy ở Huế, sự chú ý của người Mỹ lại chuyển sang những sự kiện ồn ào trong nước vào năm 1968: Ngày 31/03, Tổng thống Johnson tuyên bố rằng ông sẽ không tái tranh cử; ngày 04/04, Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát, khởi đầu của chuỗi bạo động khắp các thành phố của Mỹ; ngày 06/06, Robert F. Kennedy bị ám sát; sang tháng 08, xung đột bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình đã diễn ra ngay tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ ở Chicago; cuối cùng, chiến dịch tranh cử Tổng thống kết thúc với chiến thắng của Richard Nixon. Số phận các nạn nhân ở Huế đã chẳng thể đánh bật các tin tức này.

 

Sau đó, mặc dù người dân Huế vẫn tiếp tục khai quật được nhiều ngôi mộ của những người mất tích và số lượng thi thể chưa được phát hiện tăng lên con số hàng ngàn, tin tức về một thảm kịch khác tiếp tục khiến Huế bị lu mờ. Ngày 16/03/1968, chưa đầy một tháng sau sự kiện ở Huế, lính Mỹ tiến vào làng Mỹ Lai và giết chết khoảng 300 tới 400 dân thường, kể cả trẻ em, người già và phụ nữ. Khi vụ việc bị phanh phui vào năm 1969, người dân Mỹ vô cùng kinh hoàng trước những hành động mà binh lính của họ đã làm ở Việt Nam. Các nạn nhân Mỹ Lai và các thủ phạm người Mỹ đã đẩy các nạn nhân Huế và các thủ phạm cộng sản ra khỏi phương tiện truyền thông Mỹ, và xa hơn, ra khỏi sự chú ý của công chúng Mỹ và thế giới.

 

Nếu họ có quan tâm đến Thảm sát Huế, người Mỹ cũng nhìn nhận sự việc qua con mắt đảng phái, chính trị hóa. Douglas Pike, một nhà báo gia nhập Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ ở Việt Nam (U.S. Information Agency in Vietnam), sau đó trở thành một viên chức Bộ Ngoại giao, là một trong những người Mỹ đầu tiên kêu gọi chú ý đến Thảm sát Huế, và trích dẫn sự kiện này là bằng chứng cho sự nguy hiểm nếu cộng sản tiếp quản miền Nam Việt Nam. Quan điểm của Pike đã được Tổng thống Nixon và các thành viên chủ chiến trong Quốc Hội Mỹ chấp nhận để biện minh cho việc sẽ không rút lui đột ngột khỏi chiến tranh Việt Nam.

 

Ngược lại, các chính trị gia chống chiến tranh lại sử dụng công trình của Gareth Porter, một nhà khoa học chính trị kiêm nhà báo, người cho rằng Thảm sát Huế diễn ra trên quy mô nhỏ hơn so với báo cáo, và đơn giản chỉ là hành động trả thù của một toán quân trên đường rút lui. Dựa trên nghiên cứu của Porter, Thượng nghị sĩ George McGovern cáo buộc chính quyền Nixon sử dụng sự kiện ở Huế như một lý do để người Mỹ tiếp tục hiện diện nơi đây. Ông thậm chí còn coi nhẹ khi gọi những vụ giết người ở Huế là “thứ gọi là Thảm sát Huế” (the so-called Hue massacre).

 

Việc sự kiện Huế ít được quan tâm vẫn tiếp tục ở thời hậu chiến. Khác với Thảm sát Mỹ Lai – được đề cập trong hầu hết các sách về chiến tranh Việt Nam và được phân tích trong hàng tá sách chuyên ngành xuất bản từ những năm 1970 đến nay – Thảm sát Huế chưa hề được nghiên cứu một cách nghiêm túc, và gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, phai nhạt khỏi ký ức của người dân và giới học giả Mỹ.

 

Chính trị hóa Thảm sát Huế đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và Hoa Kỳ. Vụ việc hoàn toàn không hề được đề cập trên báo chí hoặc trong bất kỳ diễn đàn công cộng nào khác ở Liên Xô, vào năm 1968 hoặc trong những năm sau đó. Tiếng nói bày tỏ quan ngại duy nhất từ Liên Xô là Aleksandr Solzhenitsyn, một người bất đồng chính kiến Liên Xô. Và tình hình cũng chẳng thay đổi ở nước Nga thừa kế Liên Xô.

 

Năm 2012, trong khi trình bày về Thảm sát Huế và câu chuyện của Nhã Ca tại một hội nghị khoa học ở Moskva, tôi được nhắc nhở phải tập trung vào những hành vi tàn bạo của người Mỹ và “con rối” của họ – quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tôi đồng ý rằng chúng ta phải và sẽ thảo luận về tội ác của Mỹ, nhưng cũng không nên bỏ qua những gì mà bên còn lại đã làm. Nhưng “Không,” người ta bảo tôi rằng những người cộng sản đã chiến đấu vì lý do chính đáng và chúng ta phải tập trung vào các tội ác của người Mỹ. Phần trao đổi thảo luận đã được ghi lại trong kỷ yếu hội nghị. Trong số 50 người ở khán phòng hôm ấy, không một ai lên tiếng ủng hộ quan điểm của tôi; mãi sau đó, tôi mới nhận ra rằng họ không cần “tính khách quan kiểu phương Tây” của tôi.

 

Là một nhà sử học, tôi nhận ra một điểm chung kỳ lạ giữa quan điểm của giới học thuật Mỹ và Liên Xô/Nga về vụ thảm sát, và một “liên minh” Liên Xô/Nga -Mỹ, nếu không muốn nói là có chủ ý, trong việc chấp nhận phiên bản lịch sử chiến tranh của Hà Nội. Các học giả Mỹ đã tập trung chủ yếu hoặc vào khía cạnh chiến tranh của người Mỹ, hoặc vào quan điểm của Bắc Việt; và dù là cách nào thì cựu đồng minh của Mỹ cũng hầu như bị bỏ qua. Việt Nam Cộng hòa, nơi có nhiều công dân phải rời quê hương và định cư ở Mỹ, đã bị đẩy sang bên lề, nếu không muốn nói là hoàn toàn biến mất khỏi các trang giấy, khỏi những câu chuyện thời hậu chiến, trong khi đối thủ cũ của họ lại được lãng mạn hóa.

 

Việc xem Mỹ là thủ phạm duy nhất của chiến tranh đã phủ nhận vai trò của phía miền Nam Việt Nam, những người không muốn sống dưới chế độ cộng sản và đã chiến đấu vì lý do này; đồng thời, nó cũng che giấu thực tế rằng việc đánh đuổi người Mỹ chỉ là bước đầu tiên để đưa miền Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng của miền Bắc. Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng nước Việt Nam thống nhất sẽ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ngay cả trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, đó vẫn có thể được coi là một cuộc nội chiến giữa hai miền để định đoạt tương lai của họ.

 

Việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã được diễn giải thành các phân tích và trình bày về những tội ác và nhiều hành vi sai trái khác. Nhưng nếu ta không thảo luận về những sai lầm của tất cả các bên tham chiến thì sự hòa giải chân thành hoặc nghiên cứu sự thật lịch sử sẽ không thể tồn tại. Công bằng mà nói, tình hình tại Mỹ đã bắt đầu thay đổi, dù còn rất chậm, khi một thế hệ học giả mới được đào tạo tiếng Việt và thực sự quan tâm đến tất cả các bên của cuộc xung đột đang giúp phát triển các nghiên cứu ra ngoài trọng tâm nước Mỹ.

 

Đây cũng là một thay đổi rất cần thiết cho phía Việt Nam. Khi hai nước theo đuổi mục tiêu hòa giải của mình, các học giả Mỹ cần phải hiểu sâu hơn những trải nghiệm của miền Nam Việt Nam trong chiến tranh. Nhưng hòa giải cũng không thể đến từ hội chứng kẻ chiến thắng (victor’s syndrome) như cách mà nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện – nói một cách đơn giản là, chúng ta đã thắng, vậy nên hãy ăn mừng chiến thắng và quên đi những kẻ thua cuộc. Hòa giải chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc đối thoại và thảo luận về tội ác của cả hai bên.

 

Nhiều người Việt Nam ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới vẫn mong muốn và thực sự cần phải khóc thương cho những người thân yêu đã mất trong Thảm sát Huế. Họ không thể làm điều đó ở Việt Nam. Trong chiến tranh, Bắc Việt và lực lượng cộng sản ở miền Nam đã không công nhận vụ thảm sát và không trừng phạt bất kỳ thủ phạm nào. Nước Việt Nam hậu chiến cũng không công nhận vụ thảm sát, họ muốn bỏ qua nó, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ xuất hiện.

 

Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” cũng đã góp phần xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản. Nhận thức về lịch sử là một yếu tố quan trọng trong việc định hình một quốc gia và duy trì bản sắc của một con người, nhưng nhiều học sinh sinh viên ở Việt Nam lại không thích tìm hiểu về lịch sử của họ, một phần vì họ hiểu mình bị giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác, cũng như việc họ bị hạn chế ra sao trong việc giải thích lịch sử. Điều này khuyến khích sự ngờ vực chính phủ, một điều vốn sẽ dần gia tăng khi ngày càng có nhiều tài liệu thách thức phiên bản lịch sử của đảng xuất hiện. Lớn lên ở Liên Xô, tôi đã từng trải nghiệm và hiểu được sẽ tai hại đến mức nào nếu cứ duy trì một “bức màn chân lý” mà chính bản thân chúng tôi không thể tin tưởng. Với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn Liên Xô rất nhiều trong việc định hình nhận thức của người dân.

 

Sự hòa giải và các câu chuyện lịch sử đa diện cũng cần thiết cho người Mỹ. Nhiều người Việt Nam mất người thân ở Huế, và sau đó mất luôn đất nước của họ, giờ đây đang là một phần không thể tách rời của xã hội Mỹ. Khóc thương những gì đã xảy ra ở Huế nhắc nhở người Mỹ chúng ta về thái độ quá tập trung vào chính mình trong cách chúng ta nghĩ về vai trò chiến tranh của mình, cũng như sự không sẵn lòng tìm hiểu thêm về “những người khác,” vốn là điều đang ám ảnh chính sách hiện tại của Mỹ đối với các nước khác.

 

Olga Dror

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

 

Olga Dror là Phó Giáo sư tại Đại học Texas A&M. Bà đã xuất bản các nghiên cứu và bản dịch cuốn “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca; đồng thời là tác giả của chuyên khảo sắp xuất bản “Making Two Vietnams: War and Youth Identity, 1965-1975.” (Theo The New York Times)

 

Learning From the Hue Massacre

By Olga Dror

The New York Times

February 20/2018.

 

 

A grieving widow crying over plastic bag containing remains of husband,

who was killed in February 1968, found in a mass grave near Hue.

Credit Larry Burrows/ The LIFE Picture Collection, via Getty Images

 

The Battle for Hue, part of the Tet offensive, started with an assault by communist forces in the wee hours of Jan. 30, 1968. The former imperial capital of Vietnam, Hue was defended by the Army of the Republic of (South) Vietnam, local militia units, the United States Marines and the United States Air Force. The core of the communist forces in Hue was the North Vietnamese Army with support from southern communist forces — the National Liberation Front, also known as Viet Cong, and from communist sympathizers, many of whom were former members of the defunct Struggle Movement, organized in Hue in 1965 by Buddhist monks and students, which had led the Buddhist Uprising that was suppressed by the ARVN in 1966. Many Struggle Movement activists fled to the mountains and joined the communists; during the Tet Offensive, they returned to Hue with the communists.

 

The fighting, which lasted until Feb. 24, was the largest urban engagement of the war. The communists lost an estimated 5,000 combatants, ARVN losses stood at around 400, and the Americans had 216 killed in action. Some 80 percent of the city of Hue was destroyed. But the battle toll also included the sufferings and deaths of civilians.

 

During the communist takeover, the southern communists and the N.V.A. forces organized so-called liberated zones, conducted indoctrination sessions, rationed food, conscripted youth for labor and combat, and identified enemies, and sometimes their family members, in the local population for denunciation and death. Former members of the Struggle Movement who had fled Hue in 1966 and returned with the communists in 1968 were intimately familiar with the city and became instrumental in marking people for execution.

 

Not only were government and military officials massacred, but so were innocent civilians, including women and children, who were tortured, executed or buried alive. After the battle, thousands of people were missing. People did not know where their loved ones were; they roamed the streets, searching, digging and finding bodies. The people of Hue even found corpses in the Citadel and around the emperors’ mausoleums outside of the city.

 

Within a few months, people started to find mass graves. The body count continued to rise with the discovery of more graves through the fall of 1969. By then, the total number of bodies unearthed around the city had risen to some 2,800, and kept rising. The massacre of unarmed civilians on such a scale left a deep scar in the memories of survivors.

 

In the decades since, the massacre at Hue has become a touchstone and a flash point for debates about the war, both within Vietnam and in the United States. It began a few months after the battle when Nha Ca, a well-known South Vietnamese writer, wrote an account of the battle, “Mourning Headband for Hue.” It was first serialized in a newspaper and then published as a book in 1969. On the eve of the Tet offensive, Nha Ca had come to her hometown Hue from Saigon for the burial of her father, and she remained there during the battle.

 

In the book, she described the atrocities committed by the communists, but also gave examples of their humanity. She showed the dark and bright sides of American and ARVN soldiers, creating a vivid picture of the terrible plight of the civilians. Describing the atrocities committed by the communists, she lamented the plight of her country, the fate of all Vietnamese who found themselves pawns in the power play between the communist and anti-communist blocs. This book was translated and published in English in 2014 (I provided the translation).

 

For many Vietnamese, “Mourning Headband for Hue” remains one of the key commemorations of the massacre and their loved ones. But not everyone sees it this way. When she wrote in 1969, Nha Ca called on her readers to share responsibility for the destruction of their country. But many former South Vietnamese disagree with her willingness to attribute to her compatriots a shared responsibility for the war, which they see as a result of communist aggression by the former North Vietnam.

 

While the discoveries of mass graves unfolded in Hue, the attention of Americans was diverted to the shocking domestic events of 1968: On March 31, President Johnson announced that he would not run for reelection; on April 4, the Rev. Dr. Martin Luther King Jr. was assassinated, an event that provoked days of rioting in American cities; on June 6, Robert F. Kennedy was assassinated; in August, violent clashes between police and protesters accompanied the national convention of the Democratic Party in Chicago; finally, the presidential campaign resulted in the election of Richard Nixon. The fate of the Hue victims did not break through these headlines.

 

Then, even though in Hue local people continued to unearth corpses of missing people and the number of uncovered bodies was rising into the thousands, the news of another tragedy overshadowed Hue again. On March 16, 1968, less than a month after the events in Hue, American soldiers entered the hamlet of My Lai and killed between 300 and 400 of its inhabitants, including children, old men and women. When they found out in 1969, Americans were rightly appalled by the actions of their countrymen in Vietnam, and the My Lai victims and the American perpetrators pushed the Hue victims and the communist perpetrators out of the American media and, by extension, out of the attention of the American public and of world opinion.

 

To the extent that Americans paid any attention to the massacre, it was through a partisan, politicized lens. Douglas Pike, a journalist who joined the U.S. Information Agency in Vietnam and later as a State Department employee, was one of the first Americans to call attention to the massacre, and cited it as evidence of the dangers of a communist takeover of South Vietnam. Pike’s view was adopted by President Nixon and hawkish members of Congress to justify avoiding a sudden withdrawal from the war.

 

Antiwar politicians, in contrast, drew on the work of Gareth Porter, a political scientist and journalist, who argued that the killings in Hue were committed on a smaller scale than reported, merely acts of revenge by an army in retreat. Drawing on Porter’s work, Senator George McGovern accused the Nixon administration of using the events in Hue as a pretext to continue American involvement there. He went as far as to refer to the killings in Hue as the “so-called Hue massacre.”

 

Lack of attention to events in Hue continued after the war. Unlike the My Lai massacre, which is mentioned in most general books about the war and is analyzed in dozens of specialized books published from the 1970s to the present, the events in Hue have not received any serious study and have largely, if not completely, faded from American memory and scholarship.

 

The politicization of the Hue massacre extends beyond Vietnam and the United States. No mention of the massacre occurred in the Soviet press or in any other public forum in 1968 or in later years. The only concerned voice on the Soviet side came from Aleksandr Solzhenitsyn, the Soviet dissident. The situation has not changed in the Soviet Union’s successor state of Russia.

 

In 2012, while giving a presentation on the Hue Massacre and Nha Ca’s account of it at an academic conference in Moscow, I was told that we must focus on the atrocities committed by Americans and by their South Vietnamese “puppets.” I expressed agreement that we must and will discuss American atrocities, but that we should not overlook what the other side did. No, I was told, the communists fought for the right cause and we must focus on the American perpetrators, an exchange that was reported in the conference’s proceedings. Out of 50 or so people in the room, no one voiced support for my view; later, it was related to me that there was no need for my “Western objectivity.”

 

As a historian, I’ve seen an odd confluence of American and Soviet/ Russian academic perspectives on the massacres and a Soviet/ Russian - American alliance, if not intentional, in accepting Hanoi’s version of the war. American scholarship has focused largely on either the American side of the war or the North Vietnamese perspective; either way, America’s erstwhile ally has been largely ignored. South Vietnam, whose many citizens fled Vietnam and found a new home in the United States, was pushed to the margins, if not completely off the pages, of postwar narratives, and meanwhile the former enemy was romanticized.

 

Putting the United States front and center as the only perpetrator of the war denies agency to the South Vietnamese who did not want to live under communists and who fought for this cause, and it simultaneously conceals the fact that expelling Americans was only the first step of bringing the South under the sway of the North. Hanoi always insisted that the unified Vietnam would be a socialist country. Thus, even in the context of the Cold War, it was a civil war between North and South Vietnam for the future of their states.

 

The American appropriation of the war translated even to the analysis and representation of atrocities and other wrongdoings. But without discussing the wrongs committed by all sides, no true reconciliation or study of history is possible. To be fair, the situation in the United States has started to change, however slowly, as a new generation of scholars trained in the Vietnamese language and having genuine interest in all sides of the conflict are developing the field beyond the America-centric focus.

 

This is a much-needed change for the Vietnamese sides as well. As the United States and Vietnam pursue their reconciliation agenda, it is incumbent on American scholars to probe more deeply the experience of southern Vietnamese during the war. Nor can reconciliation come from the victor’s syndrome as currently practiced by the Socialist Republic of Vietnam — namely, we won, so let’s celebrate our victory and put everything behind. It can come only through a dialogue and discussion of crimes committed by both sides.

 

Many Vietnamese in Vietnam and in the Vietnamese diaspora still want and need to mourn their loved ones lost in the Hue massacre. They cannot do it in Vietnam. During the war, North Vietnam and the communist forces in the South did not recognize the massacre and did not punish any of the perpetrators. Neither has postwar Vietnam recognized the massacre, preferring to ignore it or call it a fabrication. During commemorative events of the Tet offensive in Vietnam, the Hue massacre does not appear.

 

The monopolization of the “crime zone” by the United States contributes to modern Vietnam’s obliteration of the communists’ own wrongdoings. A sense of history is an important factor in forming a country and maintaining one’s identity, but many students in Vietnam dismiss the study of their own history, at least in part because they understand how limited they are in their access to documents and other resources and how constrained they are in their interpretations of it. This encourages distrust of the government, which will grow as more materials challenging the party-line version of history appear. I grew up in the Soviet Union, and I know firsthand how damaging it was for us to maintain a mandatory veneer in which we could not believe. Given technological advancements, Vietnam faces a more formidable task than did the Soviet Union in keeping its population at bay.

 

Reconciliation and inclusive historical narratives are also necessary for Americans. Many Vietnamese who lost their relatives in Hue and then lost their country are now an integral part of American society. Mourning what happened in Hue reminds us Americans of our self-absorption in how we think about our role in the war and our unwillingness to learn more about “others,” which even today haunts American policies toward other countries.

 

Olga Dror

 

Olga Dror, an associate professor at Texas A&M University, has published a study and translation of Nha Ca’s “Mourning Headband for Hue.” She is the author of the forthcoming monograph “Making Two Vietnams: War and Youth Identities, 1965-1975.” (From The New York Times).

 

Realated features:

 

Vietnam '67

Historians, veterans and journalists recall 1967 in Vietnam, a year that changed the war and changed America: 

- Leaving College, Going to War  MAY 5

The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American  MAY 2

The Birth of ‘Vietnamization’  APR 28

Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall  APR 25

Raising Children Inside a War  APR 21

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh