(Why a Sino-American Cold War Won’t Happen?)
By Ngaire Woods
Nguyễn Tuấn Anh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Project Syndicate
October 22-2018.
Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng bất chấp sự thổi phồng rùm beng của phương tiện truyền thông , một cuộc chiến tranh lạnh mới không phải là không thể tránh khỏi – thậm chí là khó có thể xảy ra. Do lo sợ tình trạng bất ổn và bất kỳ sự suy yếu nào trong tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn quyết tâm ngăn chặn Hoa Kì gây sức ép nhằm thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi các cải cách theo nhịp độ và chủ trương của riêng mình. Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ưu tiên hàng đầu là nhất thể hóa bộ máy Đảng với bộ máy chính quyền để hạn chế tham nhũng và đánh bóng lí tưởng ý thực hệ của nhà nước. Bất kỳ nỗ lực nào can thiệp vào tiến trình này đều được coi là vi phạm chỉ giới đỏ.
May mắn thay cho Tập, Trump không quan tâm đến việc “dân chủ hóa” các quốc gia khác, và ông dường như không bị chi phối bởi những gã khổng lồ trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và công nghệ của Mỹ vốn mong muốn chính quyền của ông gây sức ép với Trung Quốc nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nền kinh tế nước này.
Rõ ràng là việc Hoa Kỳ đe dọa áp thuế đã ảnh hưởng đến 18% số hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ mỗi năm. Nhưng chính quyền Trump có những ưu tiên cấp bách hơn là thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc, bất chấp luận điệu nảy lửa của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng Peter Navarro. Trump có tham vọng đầy táo bạo về việc củng cố ngành chế tạo của Mỹ bằng cách đưa về nước các chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn hoặc cắt giảm nhập khẩu. “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thực tế là đưa ngành chế tạo quay trở lại Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả khi cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày nay không phát triển thành một cuộc chiến tranh lạnh mới, nó có thể làm suy yếu cả hai quốc gia và mở ra một thế giới đa cực hơn. Tại Trung Quốc, các luận điệu về thuế quan và các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể tạo uy thế cho các nhà phê bình chỉ trích Tập. Hơn nữa, Trung Quốc hiện chỉ có những lựa chọn hạn chế để trả đũa Mỹ. Đúng là nước này có thể bắt đầu bán tháo một phần trong số 1 nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó sẽ làm suy giảm giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này đang nắm giữ.
Tại Hoa Kỳ, quyết định của Trump về áp thuế nhập khẩu trên diện rộng đã được một đại diện trong ngành công nghiệp mô tả là “hành động thương mại tự hủy diệt rõ nhất mà tôi từng thấy.” Và việc chính quyền Trump đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ – bao gồm một điều khoản ngăn chặn Canada hoặc Mexico đàm phán với Trung Quốc – đã gặp phải thái độ khinh thị tương tự. Chính sách như vậy của Mỹ đã đe dọa hủy hoại công ăn việc làm trong nước và khiến các đồng minh của nước này xa lánh, và nhiều nước cũng đã tìm cách rời xa Mỹ.
Thật vậy, lập trường “nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump ngày càng được hiểu thành “nước Mỹ đơn độc.” Giờ đây Hoa Kỳ trở thành tiếng nói lẻ loi trong G7, G20 và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Sau khi Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các bên còn lại vẫn tự mình hướng về phía trước. Thay vì thiết lập các điều khoản trong cuộc tranh luận về các vấn đề quốc tế, chính quyền Trump đã “thuyết phục” các nước khác giảm sự phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Sự lãng tránh Hoa Kỳ trên diện rộng sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của một trật tự đa cực mới. Chẳng hạn, bằng cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Trump đã thực sự khuyến khích Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga, và Liên minh châu Âu chối bỏ các đặc quyền của Mỹ.
Hiện tại, các nước phụ thuộc vào dầu của Iran có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghe theo Mỹ. Giống như hầu hết các mặt hàng được giao dịch, xuất khẩu dầu được thanh toán bằng đồng đô la – chủ yếu thông qua Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) ở Bỉ – và Hoa Kỳ có quyền đóng cửa các giao dịch đó. Hầu hết các công ty và quốc gia đã kết luận rằng vì kinh doanh với Iran mà đánh mất quyền thâm nhập vào thị trường Mỹ và hệ thống thanh toán quốc tế bằng đồng đô la là một điều không đáng.
Nhưng trong tương lai, những nước này có thể không còn phải đưa ra những nhượng bộ như vậy nữa. Vào ngày 21 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã thúc giục châu Âu thiết lập các kênh thanh toán độc lập với Hoa Kỳ. Và tháng tiếp theo, ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại của EU đã công bố kế hoạch hình thành một “công cụ chuyên dụng” để “hỗ trợ và trấn an các doanh nghiệp theo đuổi việc kinh doanh hợp pháp với Iran.”
Trong khi đó, Nga nói rằng họ đang phát triển một hệ thống riêng của mình trong giao dịch tài chính để bảo vệ bản thân khỏi bị loại khỏi hệ thống SWIFT trong trường hợp các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của Hoa Kỳ được đưa ra. Và ít nhất kể từ năm 2015, Trung Quốc cũng theo đuổi một dự án tương tự khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống để tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ.
Không có hệ thống thay thế nào trong số này cạnh trạnh được với sự tiện lợi của SWIFT và hệ thống đồng đô la. Nhưng nếu một hệ thống mới được duy trì, nó có thể nhanh chóng làm quyền lực của Mỹ suy yếu.
Thay vì hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh, thế giới có thể đang hướng đến một hệ thống quốc tế do bốn cường quốc lãnh đạo, với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga và Đức thống trị các khu vực riêng của mình và tìm cách đạt được ưu thế thông qua các cuộc đàm phán quốc tế. Kịch bản như vậy gợi nhớ đến tầm nhìn thời Thế chiến II của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, người đã đề xuất rằng bốn đồng minh chiến thắng – Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô – đóng vai trò là “Bốn cảnh sát viên”, mỗi bên giám sát vùng ảnh hưởng của mình và đàm phán với nhau nhằm duy trì hòa bình thế giới.
Ngày nay, gần như bốn cường quốc tương tự lại một lần nữa đứng mũi chịu sào, chỉ có điều giờ đây chúng ta có những thể chế mạnh mẽ hơn giúp gìn giữ hòa bình. Liệu hòa bình có kéo dài hay không phụ thuộc vào sự sẵn lòng của bốn cường quốc trong việc sử dụng và điều chỉnh các thể chế này cho phù hợp với hệ thống quốc tế mới đang hình thành.
Ngaire Woods
Nguyễn Tuấn Anh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Ngaire Woods là Hiệu trưởng sáng lập Trường quản trị chính quyền Blavatnik tại Đại học Oxford. (Theo Project Syndicate).
Why a Sino-American Cold War Won’t Happen?
By Ngaire Woods
Project Syndicate
October 22-2018.
Rather than a superpower standoff, the world is more likely to be heading toward an international system led by four powers. In this scenario, the US, China, Russia, and Germany dominate their respective regions while seeking the upper hand in international negotiations.
OXFORD – It is often said that the US and China – superpowers at economic, geopolitical, and ideological loggerheads – are heading toward a new cold war. And the rhetoric – at least from one side – has come to resemble that of Winston Churchill’s 1946 “Iron Curtain” speech, one of the inaugural events of the Cold War. Just this month, US Vice President Mike Pence accused China of predatory economic practices, military aggression against the United States, and attempts to undermine US President Donald Trump.
But despite the media hype, a new cold war is not inevitable – or even likely. To be sure, Chinese leaders, fearing disorder and any weakening of the Communist Party of China’s legitimacy, are determined to prevent the US from forcing changes on China’s political and economic system. China will continue to pursue reforms at its own pace and in its own way. For Chinese President Xi Jinping, a top priority is to merge the CPC with the machinery of government in order to reduce corruption and burnish the state’s ideological credentials. Any attempt to interfere in this process would be crossing a red line.
Fortunately for Xi, Trump has no interest in “democratizing” other countries, and he doesn’t seem to have been swayed by the US investors, financiers, and technology titans who want his administration to press for more access to the Chinese economy.
No doubt, US tariffs threaten the 18% of Chinese exports that go to the US each year. But the Trump administration has more urgent priorities than changing China’s system of government, notwithstanding the aggressive rhetoric of US Trade Representative Robert Lighthizer and White House National Trade Council Director Peter Navarro. Trump desperately wants to bolster US manufacturing by repatriating global supply chains and blocking or curbing imports. “Make America Great Again” is really about making in America again.
Still, even if today’s US-China standoff does not evolve into a new cold war, it could weaken both countries and usher in a more multipolar world. Within China, US rhetorical broadsides, tariffs, and sanctions may be empowering Xi’s domestic critics. And it doesn’t help that China currently has limited options for retaliating. True, it could start to sell off some of its $1 trillion in US dollar reserves. But that would weaken the value of the US Treasuries that it continues to hold.
Within the US, Trump’s decision to pursue sweeping import tariffs has been described by one industry representative as “the most self-destructive trade act I’ve ever seen.” And the administration’s renegotiation of the North American Free Trade Agreement – which includes a clause to prevent Canada or Mexico from negotiating with China – has met with similar disdain. Such policies threaten both to destroy US jobs and to alienate America’s allies, many of which are already distancing themselves.
Indeed, the Trump administration’s “America First” positions have increasingly translated into “America Alone.” The US now constitutes a minority of one within the G7, the G20, and the United Nations Framework Convention on Climate Change. After Trump pulled the US out of the Trans-Pacific Partnership (TPP), the remaining parties moved ahead on their own. Far from setting the terms of debate on international issues, the Trump administration has convinced other countries to reduce their reliance on US leadership.
Widespread circumvention of the US will hasten the emergence of a new multipolar order. For example, by withdrawing from the Iran nuclear deal, Trump has essentially dared the United Kingdom, France, Germany, China, Russia, and the European Union to defy US prerogatives.
For now, countries that rely on Iranian oil may have no choice but to go along with the US. Like most traded goods, oil exports are paid for in dollars – largely through the Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (SWIFT) in Belgium – and the US has the power to shut down such transactions. Most companies and countries have concluded that doing business in Iran is not worth losing access to the US market and the international dollar-payments system.
But in the future, they may no longer have to make such tradeoffs. On August 21, Germany’s foreign minister, Heiko Maas, urged Europe to establish payment channels that are independent of the US. And the following month, the EU’s foreign policy chief announced plans to form a “special purpose vehicle” to “assist and reassure economic operators pursuing legitimate business with Iran.”
Meanwhile, Russia has said that it is developing its own system for financial transfers, to protect itself from being shut out of the SWIFT system in the event of harsher US sanctions. And China has been pursuing a similar project at least since 2015, when the People’s Bank of China launched a system to facilitate cross-border transactions in renminbi.
None of these alternative systems have yet to match the convenience of SWIFT and the dollar system. But if a new system were to take hold, it could rapidly shift power away from the US.
Rather than a cold war, the world may be heading toward an international system led by four powers, with the US, China, Russia, and Germany dominating their respective regions and seeking the upper hand in international negotiations. Such a scenario is reminiscent of the World War II vision of US President Franklin D. Roosevelt, who proposed that the four victorious allies – the US, the UK, China, and the Soviet Union – act as “Four Policemen,” each patrolling its own sphere of influence and negotiating with the others on world peace.
Today, approximations of the same four powers are once again in the lead, only now we have stronger international institutions to help keep the peace. Whether that peace lasts will depend on the willingness of the four powers to use and adapt those institutions to the emerging international system.
Ngaire Woods
Ngaire Woods is Founding Dean of the Blavatnik School of Government at the University of Oxford. (From Project Syndicate).
* * *
Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net