Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TẠI SAO MỘT CUỘC CHIẾN TRANH MỸ - HOA CÓ THỂ LEO THANG NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT?
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHIẾN TRANH TỪ KHÔNG GIAN
    TRUNG CỘNG – HOA KỲ: MỘT CUỘC CHIẾN CÔNG NGHỆ KHÔNG CHÚT NƯƠNG TAY (Minh Anh)
    TƯƠNG LAI NÀO CHO ĐỐI ĐẦU MỸ - HOA? (Nguyễn Quang Dy)

 

(Why a U.S. - Chinese War Could Spiral Out of Control?)

By Caitlin Talmadge

Foreign Affairs

November, December 2018 Isssue

 

 

Điểm chớp cháy: một mũi khoan quân sự ở Hoa Liên, tháng 1-2018.

(Flash point: a military drill in Hualien, Jan. 2018).

Ảnh: Tyrone Siu/ Reuters

 

Một cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn ít có khả năng xảy ra, nhưng triển vọng đối đầu quân sự - ví dụ như xuất phát từ một chiến dịch quân sự của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan – không còn là không thể như trước kia. Và xác suất một cuộc đối đầu như vậy leo thang thành hạt nhân đã cao hơn những gì mà hầu hết các nhà phân tích và hoạch định chính sách vẫn hình dung.

 

Những năm gần đây, sức mạnh của Trung Quốc tăng lên bao nhiêu thì nguy cơ chiến tranh với Mỹ cũng tăng lên bấy nhiêu. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tăng cường áp lực chính trị và kinh tế đối với Đài Loan và xây dựng cơ sở quân sự trên các rạn san hô ở Biển Đông, làm gia tăng lo sợ của Washington về việc chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc sẽ đe dọa các đồng minh của Mỹ và ảnh hưởng đến khu vực. Các tàu khu trục của Mỹ đã đi qua Eo biển Đài Loan, trước sự phản đối lớn tiếng từ phía Bắc Kinh. Các nhà lập pháp Mỹ đã lên tiếng đặt câu hỏi về việc liệu họ có nên cử thêm một chiếc tàu sân bay đi qua eo biển này nữa hay không. Các máy bay tiêm kích phản lực của Trung Quốc đã chặn máy bay Mỹ trên không phận phía trên Biển Đông. Trong khi đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy các tranh chấp kinh tế âm ỉ lâu nay lên mức sôi sục.

 

Một cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn ít có khả năng xảy ra, nhưng triển vọng đối đầu quân sự - ví dụ như xuất phát từ một chiến dịch quân sự của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan – không còn là không thể như trước kia. Và xác suất một cuộc đối đầu như vậy leo thang thành hạt nhân đã cao hơn những gì mà hầu hết các nhà phân tích và hoạch định chính sách vẫn hình dung.

 

Các thành viên cộng đồng nghiên cứu chiến lược của Trung Quốc có xu hướng phủ nhận những quan ngại như trên. Tương tự, những nghiên cứu của Mỹ về một cuộc chiến tiềm tàng với Trung Quốc thường loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân khỏi kết quả phân tích, coi vấn đề này là không liên quan đến chiều hướng của một cuộc xung đột. Khi được hỏi về vấn đề này vào năm 2015, Dennis Blair, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phán đoán khả năng xảy ra khủng hoảng hạt nhân Mỹ-Trung là “zero”.

 

Sự bảo đảm này thật sai lầm. Nếu được triển khai chống lại Trung Quốc, phong cách chiến tranh thông thường được ưa thích của Lầu Năm Góc sẽ là một công thức tiềm năng cho leo thang hạt nhân. Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cách tiếp cận đặc trưng của Mỹ về chiến tranh vẫn luôn đơn giản: thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương để nhanh chóng đập tan các cơ sở quân sự then chốt của kẻ thù bằng tổn thất tối thiểu. Nhưng Lầu Năm Góc phát triển công thức này trong những cuộc chiến nhằm vào Afghanistan, Iraq, Libya, và Serbia, không nước nào trong số này có vũ khí hạt nhân.

 

Trung Quốc, ngược lại, không chỉ có vũ khí hạt nhân, nước này còn đưa những vũ khí này vào các lực lượng quân sự thông thường của mình, khiến rất khó có thể tấn công cái này mà tránh được cái kia. Điều đó có nghĩa là một chiến dịch quân sự lớn của Mỹ nhằm vào các lực lượng truyền thống của Trung Quốc nhiều khả năng cũng sẽ đe dọa kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Khi đối mặt với một mối đe dọa như vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân khi còn có thể.

 

Khi các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc tìm cách xoay xở với một mối quan hệ chồng chất sự ngờ vực lẫn nhau, họ phải nhìn thẳng vào thực tế rằng một cuộc chiến tranh thông thường có thể trượt sâu thành một cuộc đối đầu hạt nhân. Mặc dù nguy cơ này không phải là cao xét ở góc độ tuyệt đối, nhưng hậu quả của nó đối với khu vực và thế giới sẽ là khủng khiếp. Chừng nào Mỹ và Trung Quốc còn tiếp tục theo đuổi những chiến lược lớn như hiện nay của mình, thì nguy cơ này vẫn tiếp tục hiện hữu. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo của cả hai bên cần phải từ bỏ ảo tưởng rằng họ có thể dễ dàng phát động một cuộc chiến tranh hạn chế. Thay vào đó, họ nên tập trung vào việc kiểm soát hoặc giải quyết những căng thẳng chính trị, kinh tế và quân sự có thể dẫn đến xung đột ngay từ đầu.

 

Một loại đe dọa kiểu mới

 

Có một số lý do để lạc quan. Thứ nhất, lâu nay Trung Quốc vẫn kiên định với học thuyết hạt nhân không tấn công. Sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1962, Trung Quốc cơ bản tránh chạy đua vũ trang, chỉ phát triển một kho vũ khí hạt nhân nhỏ và đơn giản hơn rất nhiều so với tiềm lực của nước này cho phép. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định cho rằng vũ khí hạt nhân chỉ có ích trong việc ngăn ngừa đe dọa và tấn công hạt nhân. Ở góc độ lịch sử, mục đích hạn hẹp như vậy chỉ cần một vài vũ khí hạt nhân là đủ bảo đảm khả năng đáp trả của Trung Quốc trong trường hợp bị tấn công. Đến tận ngày nay, Trung Quốc vẫn duy trì cam kết “không sử dụng trước”, hứa hẹn rằng nước này sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước.

 

Triển vọng một cuộc xung đột hạt nhân cũng có thể tưởng chừng như chỉ là tàn tích của Chiến tranh Lạnh. Hồi đó, Mỹ và các đồng minh sống trong nỗi lo sợ rằng một cuộc tấn công của khối Hiệp ước Vacsava sẽ nhanh chóng ngập tràn châu Âu. NATO luôn sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trước để ngăn chặn một cuộc tấn công như vậy. Cả Washington lẫn Moskva đều thường trực lo lắng rằng lực lượng hạt nhân của mình sẽ bị quét sạch trong một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ từ phía đối phương. Mối lo sợ chung này làm gia tăng nguy cơ một siêu cường có thể vội vàng phóng vũ khí vì niềm tin sai lầm rằng mình đang bị tấn công. Ban đầu, mối nguy hiểm của những cuộc tấn công không được phê chuẩn cũng luôn hiện hữu. Trong những năm 1950, các quy trình an toàn lỏng lẻo đối với vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ NATO, cũng như mức độ giám sát ở mức tối thiểu của dân sự đối với các tư lệnh quân sự Mỹ, đã đặt ra những nguy cơ nghiêm trọng về việc leo thang hạt nhân có thể xảy ra mà không có mệnh lệnh rõ ràng từ Tổng thống Mỹ.

 

Tin tốt là những lo lắng thời Chiến tranh Lạnh không liên quan nhiều đến mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc. Không nước nào có thể nhanh chóng tràn vào lãnh thổ của nhau trong một cuộc chiến tranh thông thường. Cả hai đều không có vẻ gì lo ngại về một cú sét hạt nhân từ trên trời rơi xuống. Và sự kiểm soát chính trị dân sự đối với vũ khí hạt nhân ở cả hai nước đều tương đối mạnh. Điều còn lại, về lý thuyết, là lôgích dễ chịu về sự ngăn ngừa lẫn nhau: trong một cuộc chiến giữa hai cường quốc hạt nhân, cả hai bên đều sẽ không phát động đòn tấn công hạt nhân vì sợ đối phương sẽ đáp trả tương xứng.

 

Tin xấu là vẫn còn một yếu tố nữa tồn tại: Một cuộc chiến thông thường đe dọa kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Các lực lượng thông thường có thể đe dọa lực lượng hạt nhân theo những cách tạo ra áp lực khiến xung đột leo thang – nhất là khi các lực lượng thông thường tinh nhuệ hơn của Mỹ đối mặt với những kho vũ khí hạt nhân mong manh và tương đối nhỏ, như của Trung Quốc. Nếu các chiến dịch của Mỹ đe dọa hoặc gây tổn hại đến lực lượng hạt nhân của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ nghĩ rằng Washington còn có những ý đồ khác ngoài mục tiêu giành thắng lợi trong cuộc chiến thông thường – rằng nước này có khi đang tìm cách vô hiệu hóa hoặc phá hủy thẳng thừng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, có lẽ để mở đầu cho việc thay đổi chế độ. Giữa màn sương chiến tranh, Bắc Kinh có thể miễn cưỡng kết luận rằng một sự leo thang hạt nhân hạn chế - một đòn tấn công phủ đầu đủ nhỏ để tránh sự đáp trả tổng lực từ phía Mỹ - là lựa chọn khả thi để tự vệ.

 

Điểm nóng đáng lo ngại nhất cho một cuộc chiến Mỹ-Trung là Đài Loan. Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh về việc thống nhất hòn đảo này với Trung Hoa Đại lục rõ ràng là mâu thuẫn với tham vọng lâu nay của Washington về việc duy trì nguyên trạng ở eo biển. Không khó hình dung việc mâu thuẫn này có thể dẫn tới chiến tranh. Ví dụ, Trung Quốc có thể quyết định rằng cánh cửa mở ra cơ hội về quân sự hoặc chính trị để giành lại quyền kiểm soát hòn đảo này đang đóng lại và phát động một cuộc tấn công, sử dụng lực lượng không quân và hải quân để phong tỏa các cảng của Đài Loan hoặc ném bom hòn đảo này. Mặc dù luật của Mỹ không đòi hỏi Washington phải can thiệp trong một kịch bản như vậy, nhưng Đạo luật Quan hệ với Đài Loan quy định rằng Mỹ sẽ “xem bất kỳ nỗ lực nào nhằm quyết định tương lai của Đài Loan mà không phải bằng những biện pháp hòa bình, bao gồm việc tẩy chay hoặc cấm vận, là một sự đe dọa tới hòa bình và an ninh của khu vực Tây Thái Bình Dương và là mối quan ngại nghiêm trọng đối với Mỹ.” Trong trường hợp Mỹ can thiệp nhân danh Đài Loan, siêu cường duy nhất của thế giới và đối thủ cạnh tranh đang lên sẽ bị cuốn vào cuộc chiến nước lớn đầu tiên của thế kỷ 21.

 

Trong quá trình diễn ra một cuộc chiến như vậy, các hoạt động quân sự thông thường của Mỹ nhiều khả năng sẽ đe dọa, vô hiệu hóa, hoặc phá hủy hoàn toàn một số năng lực hạt nhân của Trung Quốc – bất kể làm như vậy có phải là mục tiêu công khai của Mỹ hay không. Trong thực tế, nếu Mỹ tiến hành cách thức chiến tranh mà nước này đã thực hiện hơn 30 năm qua thì kết cục nêu trên là gần như chắc chắn.

 

Hãy xem xét trường hợp tác chiến tàu ngầm. Trung Quốc có thể sử dụng các tàu ngầm tấn công trang bị vũ khí thông thường của mình để phong tỏa cảng Đài Loan hoặc ném bom hòn đảo, hoặc để tấn công các lực lượng của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Nếu điều đó xảy ra, hải quân Mỹ sẽ gần như chắc chắn tiến hành một chiến dịch chống tàu ngầm, qua đó nhiều khả năng sẽ đe dọa đến 4 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của hải quân Trung Quốc. Các tàu ngầm vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cùng chia sẻ một hệ thống liên lạc trên bờ; một cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở truyền dẫn này do vậy sẽ không chỉ làm gián đoạn hoạt động của lực lượng tàu ngầm tấn công Trung Quốc mà còn chia cắt các tàu ngầm hạt nhân này khỏi sự liên lạc với Bắc Kinh, khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc không chắc chắn về số phận lực lượng hạt nhân hải quân của mình. Bên cạnh đó, các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân lệ thuộc vào sự bảo vệ của các tàu ngầm tấn công, cũng giống như chiếc máy bay ném bom cồng kềnh phụ thuộc vào những chiếc máy bay tiêm kích. Nếu Mỹ đánh chìm những tàu ngầm tấn công của Trung Quốc, thì cũng đồng nghĩa với việc đánh chìm chính lực lượng bảo vệ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, khiến cho lực lượng này trở nên dễ bị tổn thương.

 

Thậm chí nguy hiểm hơn thế, các lực lượng Mỹ săn lùng các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cũng có thể vô tình đánh chìm một tàu ngầm vũ khí hạt nhân do nhầm lẫn. Xét cho cùng, ít nhất thì cũng có một vài tàu ngầm tấn công của Trung Quốc có thể đang hộ tống tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân, đặc biệt là trong thời chiến, khi Trung Quốc có thể tung hết các tàu ngầm hạt nhân này ra khỏi cảng và cố đưa chúng đến sát tầm vươn tới lục địa Mỹ. Vì từ trước đến nay việc xác định chính xác mục tiêu vẫn luôn là một trong những thách thức khó khăn nhất của tác chiến tàu ngầm, một tàu ngầm Mỹ có thể rơi đúng vào tầm bắn của một chiếc tàu ngầm Trung Quốc mà không chắc nó là loại nào, nhất là trong một môi trường đông đúc, ồn ào như Eo biển Đài Loan. Những lời nói sáo rỗng về việc phải thận trọng lúc bình thường thì rất dễ. Trong thời chiến, khi các tàu ngầm tấn công Trung Quốc có thể đã tung ra đòn tấn công chết người, thủy thủ đoàn phía Mỹ có thể sẽ quyết định bắn trước và hỏi sau.

 

Ngoài yếu tố về cảm giác dễ bị tổn thương từ phía Trung Quốc, quy mô nhỏ của lực lượng tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của nước này cũng đồng nghĩa rằng chỉ cần hai vụ việc như trên cũng đủ hủy diệt một nửa năng lực răn đe từ biển của nước này. Trong khi đó, bất kỳ chiếc tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân nào của Trung Quốc thoát khỏi số phận trên thì nhiều khả năng cũng bị cô lập khỏi đường dây liên lạc với các chỉ huy trên bờ, trong tình trạng không có lực lượng hộ tống, và không thể quay trở về các căn cứ đã bị phá hủy. Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc về cơ bản là không còn năng lực răn đe hạt nhân hải quân.

 

Tình trạng trên bờ cũng tương tự, nơi mà bất kỳ chiến dịch quân sự nào của Mỹ cũng sẽ đụng tới vào lực lượng tên lửa đạn đạo thông thường trên bộ ngày càng lớn của Trung Quốc. Phần lớn lực lượng này đặt trong tầm bắn đến Đài Loan, sẵn sàng phóng tên lửa đạn đạo vào hòn đảo hoặc bất kỳ đồng minh nào đến ứng cứu. Một lần nữa, thắng lợi của quân Mỹ lại phụ thuộc vào việc khuất phục được lực lượng tên lửa đạn đạo thông thường này. Và một lần nữa, sẽ gần như là không thể nào làm như vậy mà không động chạm gì đến lực lượng tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc. Các tên lửa đạn đạo hạt nhân và thông thường của Trung Quốc cũng thường gắn chung căn cứ chỉ huy, nghĩa là nhiều khả năng chúng sẽ chia sẻ các hệ thống cung cấp và vận chuyển, tuyến tuần tra, và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác. Cũng có khả năng là chúng chia sẻ một số mạng lưới chỉ huy và kiểm soát, hoặc là Mỹ sẽ không thể phân biệt được giữa các mạng lưới hạt nhân và thông thường ngay cả khi chúng tách biệt nhau về mặt thực thể.

 

Đã thế một số tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn có thể mang cả đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, và cả hai phiên bản này đều hầu như không thể phân biệt nổi đối với hệ thống do thám trên không của Mỹ. Trong một cuộc chiến, việc nhắm mục tiêu vào các phiên bản thông thường cũng có khả năng đồng nghĩa với việc phá hủy một số loại hạt nhân trong quá trình đó. Ngoài ra, đưa máy bay có người lái vào tấn công các bãi phóng tên lửa và căn cứ của Trung Quốc sẽ đòi hỏi ít nhất là sự kiểm soát một phần không phận của Trung Quốc, điều đó cũng sẽ lại đòi hỏi phải làm suy yếu hệ thống phòng không của nước này. Nhưng làm suy yếu mạng lưới phòng không bờ biển của Trung Quốc nhằm phát động một cuộc chiến tranh thông thường cũng sẽ lại khiến cho phần lớn lực lượng hạt nhân của Trung Quốc không còn được bảo vệ.

 

Một khi Trung Quốc bị tấn công, các nhà lãnh đạo nước này có thể sẽ lo sợ rằng ngay cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa được triển khai ở sâu trong lục địa cũng dễ bị tổn thương. Trong nhiều năm, giới quan sát đã coi các nỗ lực quân sự thất bại của Mỹ nhằm xác định và phá hủy những tên lửa Scud của Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1990-1991 như bằng chứng cho thấy các tên lửa di động là hầu như miễn nhiễm trước nguy cơ bị tấn công. Do đó, theo lối tư duy này, Trung Quốc vẫn có thể duy trì một năng lực răn đe hạt nhân bất kể thiệt hại do Mỹ gây ra đối với các khu vực bờ biển của Trung Quốc. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải như vậy. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc lớn và kém cơ động hơn tên lửa Scud của Iraq trước đây, và chúng rất khó để di chuyển mà không bị phát hiện. Nhiều khả năng Mỹ cũng đã theo dõi chúng sát sao hơn rất nhiều trong thời bình. Và hệ quả là Trung Quốc ít có khả năng sẽ xem việc săn lùng thất bại đối với tên lửa Scud ở Iraq gần 30 năm trước như sự bảo đảm rằng kho vũ khí hạt nhân còn lại của nước này bây giờ cũng sẽ an toàn, đặc biệt là trong một cuộc chiến tranh thông thường cường độ cao đang diễn ra.

 

Sự chỉ trích gay gắt của Trung Quốc đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực của Mỹ được thiết kế để ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng của Triều Tiên cũng đã phản ánh những lo sợ thâm căn cố đế này. Lo lắng của Bắc Kinh nằm ở chỗ hệ thống này có thể giúp Washington chặn được khá nhiều tên lửa Trung Quốc có thể phóng nếu Mỹ tấn công kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Loại chiến dịch quân sự như vậy có vẻ như khả thi hơn rất nhiều trong mắt Bắc Kinh nếu một cuộc chiến thông thường đã bắt đầu phá hủy nghiêm trọng những bộ phận khác trong lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Khó khăn thêm nữa là nhận thức theo thời gian thực của Trung Quốc về tình trạng các lực lượng của mình có thể sẽ bị hạn chế, vì làm “mù mắt” đối phương là một phần tiêu chuẩn trong điều lệnh tác chiến của quân đội Mỹ.

 

Nói một cách đơn giản, chiến lược ưa thích của Mỹ nhằm bảo đảm một chiến thắng thông thường trong quá trình thực hiện nhiều khả năng sẽ gây đe dọa đến phần lớn kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, cả trên bộ và trên biển. Việc liệu Mỹ có thực sự có ý đồ nhắm vào tất cả vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hay không sẽ chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng là ở chỗ các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cho rằng họ đang bị đe dọa.

 

Những bài học từ quá khứ

 

Đến lúc này, câu hỏi sẽ là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào? Liệu nước này sẽ kiềm chế và kiên định cam kết “không sử dụng trước” ngay cả khi các lực lượng hạt nhân của họ có vẻ như đang bị tấn công hay không? Hoặc liệu nước này có dùng đến các vũ khí hạt nhân trên khi còn có thể, đánh cược rằng một sự leo thang hạn chế sẽ chặn đứng chiến dịch của Mỹ, nếu không thì cũng đe dọa để Washington phải xuống thang?

 

Các văn bản và tuyên bố của Trung Quốc vẫn mập mờ một cách có chủ ý ở điểm này. Vẫn không rõ chính xác là những năng lực nào được Trung Quốc coi là một phần trong lực lượng răn đe hạt nhân cốt lõi của mình và cái nào được xem là ít quan trọng hơn. Ví dụ, nếu Trung Quốc vốn đã công nhận rằng lực lượng răn đe hạt nhân đặt trên biển của nước này là tương đối nhỏ và yếu, thì việc mất một vài tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong một cuộc chiến có thể sẽ không dẫn đến sự thay đổi bất thường cực đoan nào trong tính toán của Trung Quốc.

 

Điều nguy hiểm nằm ở chỗ những động thái thời chiến có thể làm thay đổi quan điểm của Trung Quốc về ý đồ của Mỹ. Nếu Bắc Kinh xem việc các lực lượng hạt nhân trên biển và trên bộ của mình dần bị xóa sổ là một ý đồ có tính toán nhằm phá hủy năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc, hoặc thậm chí như khúc mở đầu cho một đòn tấn công hạt nhân, thì Trung Quốc có thể sẽ xem việc leo thang hạt nhân có giới hạn như một cách để buộc xung đột phải chấm dứt. Ví dụ, Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để nhất thời phá hủy những căn cứ không quân Mỹ đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có thể sẽ tung ra đòn tấn công hạt nhân mà không cần mục đích quân sự trực tiếp – vào một khu vực không có người ở hoặc trên biển – như một cách phát đi tín hiệu rằng Mỹ đã vượt quá lằn ranh đỏ.

 

Mặc dù kịch bản leo thang như vậy nhìn thì có vẻ xa vời, nhưng lịch sử của Trung Quốc thì lại cho điều khác. Năm 1969, tình thế tương tự đã đưa Trung Quốc đến bờ vực chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Đầu tháng 3 năm đó, binh lính Trung Quốc phục kích lính biên phòng Liên Xô giữa lúc căng thẳng gia tăng xung quanh một khu vực biên giới tranh chấp. Chưa đầy 2 tuần sau, hai nước đã ở trong một cuộc chiến tranh biên giới không tuyên bố với pháo hạng nặng và máy bay. Cuộc xung đột nhanh chóng leo thang vượt ra khỏi những gì lãnh đạo Trung Quốc đã tưởng tượng và Moskva đã đưa ra những đe dọa hạt nhân để gây áp lực buộc Trung Quốc phải xuống thang.

 

Ban đầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc bỏ qua những lời cảnh báo này, để rồi lại đẩy mức đánh giá đe dọa của mình lên một cách cực đoan sau khi họ biết được rằng Liên Xô đã bàn bạc riêng về các kế hoạch tấn công hạt nhân với các nước khác. Moskva không bao giờ có ý định theo đuổi đến cùng trong các đe dọa hạt nhân của mình, những tài liệu lưu trữ sau này đều cho thấy như vậy, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại cho là khác. Trong ba trường hợp riêng biệt, họ bị thuyết phục rằng một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô đang sắp xảy ra. Một lần, khi Moskva cử đại diện đến đàm phán tại Bắc Kinh, Trung Quốc nghi ngờ rằng chiếc máy bay đang chở phái đoàn thực ra lại đang mang vũ khí hạt nhân. Ngày càng lo lắng, Trung Quốc cho bắn thử một vũ khí nhiệt hạch ở sa mạc Lop Nur và đưa lực lượng hạt nhân sơ khai của mình vào tình trạng báo động – bản thân đó cũng đã là một bước đi nguy hiểm, vì làm gia tăng nguy cơ phóng nhầm hoặc không được phê chuẩn. Chỉ sau rất nhiều lần chuẩn bị cho những cuộc tấn công hạt nhân vốn không bao giờ xảy ra của Liên Xô, cuối cùng Bắc Kinh mới chịu đàm phán.

 

Ngày nay Trung Quốc là một quốc gia đã khác với thời Mao Trạch Đông, nhưng cuộc xung đột năm 1969 vẫn để lại những bài học quan trọng. Trung Quốc đã bắt đầu một cuộc chiến mà trong đó nước này cho rằng vũ khí hạt nhân không có liên quan gì, mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô khi đó có quy mô lớn gấp nhiều lần của Trung Quốc, cũng giống như kho vũ khí hạt nhân của Mỹ vượt trội so với Trung Quốc bây giờ. Ngay khi cuộc chiến tranh thông thường không diễn ra như dự kiến, Trung Quốc đã đảo ngược đánh giá của mình về khả năng xảy ra tấn công hạt nhân lên mức độ gần như hoang tưởng. Đáng lo ngại nhất, Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng nước này đang thực sự cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân, mặc dù nước này dự kiến được những đòn đáp trả khủng khiếp. Các thông tin mơ hồ thời chiến và lối tư duy theo kiểu tình huống xấu nhất dẫn đến những nguy cơ hạt nhân mà mới chỉ vài tháng trước đó còn tưởng chừng như không thể nào hình dung nổi. Khuôn mẫu đó hoàn toàn có thể lặp lại ngày nay.

 

Cứ để họ mặc sức đoán

 

Cả Mỹ và Trung Quốc đều có thể tiến hành một số biện pháp cơ bản nhằm giảm bớt những mối nguy hiểm này. Đối thoại và trao đổi cởi mở hơn – chính thức và không chính thức, cấp cao và cấp sự vụ, quân sự và chính trị - có thể giúp xây dựng các mối quan hệ cho phép giảm căng thẳng bằng các kênh sau trong một cuộc xung đột. Hai nước đã có một đường dây nóng quân sự chính thức được triển khai, mặc dù nó không kết nối các nhà lãnh đạo chính trị. Một cơ sở hạ tầng chuyên biệt và đã được thử nghiệm dành cho các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị cấp cao có thể tin tưởng và dễ dàng giao tiếp trong thời chiến ít nhất cũng sẽ mang lại một yếu tố kìm hãm leo thang khi xảy ra khủng hoảng.

 

Nhưng liên lạc tốt hơn thì cũng chỉ giải quyết được đến vậy đối với một vấn đề có căn nguyên từ học thuyết quân sự và chiến lược lớn. Trong bối cảnh điều lệnh tác chiến tiêu chuẩn của Mỹ nhiều khả năng sẽ dồn Trung Quốc vào chân tường về khía cạnh hạt nhân, điều lôgích là Washington cân nhắc các chiến lược thay thế để làm sao không động chạm đến các năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Ví dụ, một số nhà phân tích đã đề xuất gây sức ép với Trung Quốc thông qua phong tỏa hải quân từ xa, và những người khác lại gợi ý giới hạn bất kỳ chiến dịch hải quân và không quân nào của Mỹ nằm ngoài phạm vi bờ biển của Trung Quốc. Mục tiêu trong cả hai trường hợp đều nhằm tránh các cuộc tấn công vào lục địa, nơi tập trung phần lớn lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

 

Vấn đề đối với các chiến lược thay thế này là lục địa cũng là nơi tập trung phần lớn các năng lực chiến tranh thông thường của Trung Quốc. Khó có chuyện Mỹ sẽ tự nguyện để yên cho các năng lực này, xuất phát từ ưu tiên của Mỹ là giảm tổn thất của bản thân và tiêu diệt lực lượng đối phương một cách nhanh chóng. Nếu Trung Quốc sử dụng các căn cứ ở lục địa của mình để phóng tên lửa đạn đạo vào binh sĩ Mỹ và đồng minh, thật khó có thể hình dung một tổng thống Mỹ lại đi ra lệnh cho quân đội kiềm chế nhằm tránh leo thang. Các đồng minh của Mỹ càng đặc biệt không bao giờ chấp nhận một cách tiếp cận thận trọng như vậy, vì họ sẽ còn hứng chịu sức mạnh quân sự của Trung Quốc chừng nào sức mạnh này còn chưa bị động đến. Không ai muốn một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung đi đến mức hạt nhân, nhưng một chiến dịch quân sự của Mỹ để cho lực lượng thông thường của Trung Quốc biến Đài Loan – chứ chưa nói đến Nhật Bản hoặc Hàn Quốc – thành một đống đổ nát khói lửa chỉ để tránh leo thang thì khó có thể xem là một chiến thắng.

 

Tất nhiên, Bắc Kinh cũng có thể có những bước đi nhằm giảm bớt căng thẳng của vấn đề, nhưng điều này rất khó xảy ra. Trung Quốc đã lựa chọn lắp cả đầu đạn hạt nhân và thông thường lên cùng một loại tên lửa và đưa cả các lữ đoàn vũ khí thông thường và hạt nhân vào cùng một căn cứ. Nhiều khả năng Trung Quốc nhìn thấy lợi ích chiến lược nhất định trong sự gắn bó mật thiết này. Chính là vì những sự đan cài rắc rối này làm gia tăng khả năng leo thang hạt nhân, Trung Quốc có thể sẽ tin rằng chúng sẽ góp phần củng cố khả năng răn đe – và sẽ khiến cho Mỹ ngần ngại phát động chiến tranh ngay từ đầu.

 

Nhưng cũng như Trung Quốc hưởng lợi nếu Mỹ tin rằng sẽ không có cách an toàn nào để phát động chiến tranh, thì Mỹ cũng hưởng lợi nếu Trung Quốc tin rằng chiến tranh sẽ mang lại kết cục Trung Quốc không chỉ thất bại trong chiến tranh thông thường mà còn trong chiến tranh hạt nhân. Trên thực tế, Mỹ có thể tin rằng nỗi lo sợ này sẽ cho Mỹ lợi thế lớn hơn trong một cuộc xung đột và có lẽ sẽ ngăn chặn được Trung Quốc khởi đầu trước.

 

Nói ngắn gọn, có thể là không bên nào thấy có nhiều giá trị trong những bảo đảm hòa bình. Thậm chí là ngược lại: có khi cả hai còn đang ngấm ngầm cổ vũ bất ổn. Tuy nhiên nếu quả thật là như vậy thì các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cần nhận thấy những mặt được và mất ẩn chứa trong các chính sách mà họ lựa chọn. Nguy cơ leo thang (hạt nhân) có thể làm chiến tranh khó xảy ra hơn, nhưng đồng thời nó cũng lại khiến chiến tranh thực sự nguy hiểm hơn rất nhiều nếu thực sự xảy ra. Thực tế này khiến cho lãnh đạo cả hai bên thấy cần phải tìm kiếm những phương cách nhằm giải quyết các tranh chấp chính trị, quân sự và kinh tế mà không cần đến một cuộc chiến tranh có thể nhanh chóng leo thang thành thảm họa hủy diệt cả khu vực và thế giới.

 

Caitlin Talmadge

Trần Quang dịch.

 

Caitlin Talmadge là Phó giáo sư Nghiên cứu An ninh trường Edmund A. Walsh, Đại học Georgetown. (Theo Foreign Affairs).

 

Why a U.S.-Chinese War Could Spiral Out of Control?

By Caitlin Talmadge

Foreign Affairs

November, December 2018 Isssue

 

 

Flash point: a military drill in Hualien, Jan. 2018.

Photo: Tyrone Siu/ Reuters

 

As China’s power has grown in recent years, so, too, has the risk of war with the United States. Under President Xi Jinping, China has increased its political and economic pressure on Taiwan and built military installations on coral reefs in the South China Sea, fueling Washington’s fears that Chinese expansionism will threaten U.S. allies and influence in the region. U.S. destroyers have transited the Taiwan Strait, to loud protests from Beijing. American policymakers have wondered aloud whether they should send an aircraft carrier through the strait as well. Chinese fighter jets have intercepted U.S. aircraft in the skies above the South China Sea. Meanwhile, U.S. President Donald Trump has brought long-simmering economic disputes to a rolling boil.

 

A war between the two countries remains unlikely, but the prospect of a military confrontation—resulting, for example, from a Chinese campaign against Taiwan—no longer seems as implausible as it once did. And the odds of such a confrontation going nuclear are higher than most policymakers and analysts think.

 

Members of China’s strategic com­munity tend to dismiss such concerns. Likewise, U.S. studies of a potential war with China often exclude nuclear weapons from the analysis entirely, treating them as basically irrelevant to the course of a conflict. Asked about the issue in 2015, Dennis Blair, the former commander of U.S. forces in the Indo-Pacific, estimated the likelihood of a U.S.-Chinese nuclear crisis as “somewhere between nil and zero.”

 

This assurance is misguided. If deployed against China, the Pentagon’s preferred style of conventional warfare would be a potential recipe for nuclear escalation. Since the end of the Cold War, the United States’ signature approach to war has been simple: punch deep into enemy territory in order to rapidly knock out the opponent’s key military assets at minimal cost. But the Pentagon developed this formula in wars against Afghanistan, Iraq, Libya, and Serbia, none of which was a nuclear power.

 

China, by contrast, not only has nuclear weapons; it has also intermingled them with its conventional military forces, making it difficult to attack one without attacking the other. This means that a major U.S. military campaign targeting China’s conventional forces would likely also threaten its nuclear arsenal. Faced with such a threat, Chinese leaders could decide to use their nuclear weapons while they were still able to.

 

As U.S. and Chinese leaders navigate a relationship fraught with mutual suspicion, they must come to grips with the fact that a conventional war could skid into a nuclear confrontation. Although this risk is not high in absolute terms, its consequences for the region and the world would be devastating. As long as the United States and China continue to pursue their current grand strategies, the risk is likely to endure. This means that leaders on both sides should dispense with the illusion that they can easily fight a limited war. They should focus instead on managing or resolving the political, economic, and military tensions that might lead to a conflict in the first place.

 

A NEW KIND OF THREAT

 

There are some reasons for optimism. For one, China has long stood out for its nonaggressive nuclear doctrine. After its first nuclear test, in 1964, China largely avoided the Cold War arms race, building a much smaller and simpler nuclear arsenal than its resources would have allowed. Chinese leaders have consistently characterized nuclear weapons as useful only for deterring nuclear aggression and coercion. Historically, this narrow purpose required only a handful of nuclear weapons that could ensure Chinese retaliation in the event of an attack. To this day, China maintains a “no first use” pledge, promising that it will never be the first to use nuclear weapons.

 

The prospect of a nuclear conflict can also seem like a relic of the Cold War. Back then, the United States and its allies lived in fear of a Warsaw Pact offensive rapidly overrunning Europe. NATO stood ready to use nuclear weapons first to stalemate such an attack. Both Washington and Moscow also consistently worried that their nuclear forces could be taken out in a bolt-from-the-blue nuclear strike by the other side. This mutual fear increased the risk that one superpower might rush to launch in the erroneous belief that it was already under attack. Initially, the danger of unauthorized strikes also loomed large. In the 1950s, lax safety procedures for U.S. nuclear weapons stationed on NATO soil, as well as minimal civilian oversight of U.S. military commanders, raised a serious risk that nuclear escalation could have occurred without explicit orders from the U.S. president.

 

The good news is that these Cold War worries have little bearing on U.S.-Chinese relations today. Neither country could rapidly overrun the other’s territory in a conventional war. Neither seems worried about a nuclear bolt from the blue. And civilian political control of nuclear weapons is relatively strong in both countries. What remains, in theory, is the comforting logic of mutual deterrence: in a war between two nuclear powers, neither side will launch a nuclear strike for fear that its enemy will respond in kind.

 

The bad news is that one other trigger remains: a conventional war that threatens China’s nuclear arsenal. Conventional forces can threaten nuclear forces in ways that generate pressures to escalate—especially when ever more capable U.S. conventional forces face adversaries with relatively small and fragile nuclear arsenals, such as China. If U.S. operations endangered or damaged China’s nuclear forces, Chinese leaders might come to think that Washington had aims beyond winning the conventional war—that it might be seeking to disable or destroy China’s nuclear arsenal outright, perhaps as a prelude to regime change. In the fog of war, Beijing might reluctantly conclude that limited nuclear escalation—an initial strike small enough that it could avoid full-scale U.S. retaliation—was a viable option to defend itself.

 

STRAIT SHOOTERS

 

The most worrisome flash point for a U.S.-Chinese war is Taiwan. Beijing’s long-term objective of reunifying the island with mainland China is clearly in conflict with Washington’s longstanding desire to maintain the status quo in the strait. It is not difficult to imagine how this might lead to war. For example, China could decide that the political or military window for regaining control over the island was closing and launch an attack, using air and naval forces to blockade Taiwanese harbors or bombard the island. Although U.S. law does not require Washington to intervene in such a scenario, the Taiwan Relations Act states that the United States will “consider any effort to determine the future of Taiwan by other than peaceful means, including by boycotts or embargoes, a threat to the peace and security of the Western Pacific area and of grave concern to the United States.” Were Washington to intervene on Taipei’s behalf, the world’s sole superpower and its rising competitor would find themselves in the first great-power war of the twenty-first century.

 

In the course of such a war, U.S. conventional military operations would likely threaten, disable, or outright eliminate some Chinese nuclear capabilities—whether doing so was Washington’s stated objective or not. In fact, if the United States engaged in the style of warfare it has practiced over the last 30 years, this outcome would be all but guaranteed.

 

Consider submarine warfare. China could use its conventionally armed attack submarines to blockade Taiwanese harbors or bomb the island, or to attack U.S. and allied forces in the region. If that happened, the U.S. Navy would almost certainly undertake an antisubmarine campaign, which would likely threaten China’s “boomers,” the four nuclear-armed ballistic missile submarines that form its naval nuclear deterrent. China’s conventionally armed and nuclear-armed submarines share the same shore-based communications system; a U.S. attack on these transmitters would thus not only disrupt the activities of China’s attack submarine force but also cut off its boomers from contact with Beijing, leaving Chinese leaders unsure of the fate of their naval nuclear force. In addition, nuclear ballistic missile submarines depend on attack submarines for protection, just as lumbering bomber aircraft rely on nimble fighter jets. If the United States started sinking Chinese attack submarines, it would be sinking the very force that protects China’s ballistic missile submarines, leaving the latter dramatically more vulnerable.

 

 

A U.S. ballistic missile submarine in Washington, May 2018.

Photo: Michael Smith/ US Navy

 

Even more dangerous, U.S. forces hunting Chinese attack submarines could inadvertently sink a Chinese boomer instead. After all, at least some Chinese attack submarines might be escorting ballistic missile submarines, especially in wartime, when China might flush its boomers from their ports and try to send them within range of the continental United States. Since correctly identifying targets remains one of the trickiest challenges of undersea warfare, a U.S. submarine crew might come within shooting range of a Chinese submarine without being sure of its type, especially in a crowded, noisy environment like the Taiwan Strait. Platitudes about caution are easy in peacetime. In wartime, when Chinese attack submarines might already have launched deadly strikes, the U.S. crew might decide to shoot first and ask questions later.

 

Adding to China’s sense of vulnerability, the small size of its nuclear-armed submarine force means that just two such incidents would eliminate half of its sea-based deterrent. Meanwhile, any Chinese boomers that escaped this fate would likely be cut off from communication with onshore commanders, left without an escort force, and unable to return to destroyed ports. If that happened, China would essentially have no naval nuclear deterrent.

 

The situation is similar onshore, where any U.S. military campaign would have to contend with China’s growing land-based conventional ballistic missile force. Much of this force is within range of Taiwan, ready to launch ballistic missiles against the island or at any allies coming to its aid. Once again, U.S. victory would hinge on the ability to degrade this conventional ballistic missile force. And once again, it would be virtually impossible to do so while leaving China’s nuclear ballistic missile force unscathed. Chinese conventional and nuclear ballistic missiles are often attached to the same base headquarters, meaning that they likely share transportation and supply networks, patrol routes, and other supporting infrastructure. It is also possible that they share some command-and-control networks, or that the United States would be unable to distinguish between the conventional and nuclear networks even if they were physically separate.

 

To add to the challenge, some of China’s ballistic missiles can carry either a conventional or a nuclear warhead, and the two versions are virtually indistinguishable to U.S. aerial surveillance. In a war, targeting the conventional variants would likely mean destroying some nuclear ones in the process. Furthermore, sending manned aircraft to attack Chinese missile launch sites and bases would require at least partial control of the airspace over China, which in turn would require weakening Chinese air defenses. But degrading China’s coastal air defense network in order to fight a conventional war would also leave much of its nuclear force without protection.

 

Once China was under attack, its leaders might come to fear that even intercontinental ballistic missiles located deep in the country’s interior were vulnerable. For years, observers have pointed to the U.S. military’s failed attempts to locate and destroy Iraqi Scud missiles during the 1990–91 Gulf War as evidence that mobile missiles are virtually impervious to attack. Therefore, the thinking goes, China could retain a nuclear deterrent no matter what harm U.S. forces inflicted on its coastal areas. Yet recent research suggests otherwise. Chinese intercontinental ballistic missiles are larger and less mobile than the Iraqi Scuds were, and they are harder to move without detection. The United States is also likely to have been tracking them much more closely in peacetime. As a result, China is unlikely to view a failed Scud hunt in Iraq nearly 30 years ago as reassurance that its residual nuclear force is safe today, especially during an ongoing, high-intensity conventional war.

 

China’s vehement criticism of a U.S. regional missile defense system designed to guard against a potential North Korean attack already reflects these latent fears. Beijing’s worry is that this system could help Washington block the handful of missiles China might launch in the aftermath of a U.S. attack on its arsenal. That sort of campaign might seem much more plausible in Beijing’s eyes if a conventional war had already begun to seriously undermine other parts of China’s nuclear deterrent. It does not help that China’s real-time awareness of the state of its forces would probably be limited, since blinding the adversary is a standard part of the U.S. military playbook.

 

Put simply, the favored U.S. strategy to ensure a conventional victory would likely endanger much of China’s nuclear arsenal in the process, at sea and on land. Whether the United States actually intended to target all of China’s nuclear weapons would be incidental. All that would matter is that Chinese leaders would consider them threatened.

 

LESSONS FROM THE PAST

 

At that point, the question becomes, How will China react? Will it practice restraint and uphold the “no first use” pledge once its nuclear forces appear to be under attack? Or will it use those weapons while it still can, gambling that limited escalation will either halt the U.S. campaign or intimidate Washington into backing down?

 

Chinese writings and statements remain deliberately ambiguous on this point. It is unclear which exact set of capabilities China considers part of its core nuclear deterrent and which it considers less crucial. For example, if China already recognizes that its sea-based nuclear deterrent is relatively small and weak, then losing some of its ballistic missile submarines in a war might not prompt any radical discontinuity in its calculus.

 

The danger lies in wartime developments that could shift China’s assumptions about U.S. intentions. If Beijing interprets the erosion of its sea- and land-based nuclear forces as a deliberate effort to destroy its nuclear deterrent, or perhaps even as a prelude to a nuclear attack, it might see limited nuclear escalation as a way to force an end to the conflict. For example, China could use nuclear weapons to instantaneously destroy the U.S. air bases that posed the biggest threat to its arsenal. It could also launch a nuclear strike with no direct military purpose—on an unpopulated area or at sea—as a way to signal that the United States had crossed a redline.

 

If such escalation appears far-fetched, China’s history suggests otherwise. In 1969, similar dynamics brought China to the brink of nuclear war with the Soviet Union. In early March of that year, Chinese troops ambushed Soviet guards amid rising tensions over a disputed border area. Less than two weeks later, the two countries were fighting an undeclared border war with heavy artillery and aircraft. The conflict quickly escalated beyond what Chinese leaders had expected, and before the end of March, Moscow was making thinly veiled nuclear threats to pressure China to back down.

 

Chinese leaders initially dismissed these warnings, only to radically upgrade their threat assessment once they learned that the Soviets had privately discussed nuclear attack plans with other countries. Moscow never intended to follow through on its nuclear threat, archives would later reveal, but Chinese leaders believed otherwise. On three separate occasions, they were convinced that a Soviet nuclear attack was imminent. Once, when Moscow sent representatives to talks in Beijing, China suspected that the plane transporting the delegation was in fact carrying nuclear weapons. Increasingly fearful, China test-fired a thermonuclear weapon in the Lop Nur desert and put its rudimentary nuclear forces on alert—a dangerous step in itself, as it increased the risk of an unauthorized or accidental launch. Only after numerous preparations for Soviet nuclear attacks that never came did Beijing finally agree to negotiations.

 

China is a different country today than it was in the time of Mao Zedong, but the 1969 conflict offers important lessons. China started a war in which it believed nuclear weapons would be irrelevant, even though the Soviet arsenal was several orders of magnitude larger than China’s, just as the U.S. arsenal dwarfs China’s today. Once the conventional war did not go as planned, the Chinese reversed their assessment of the possibility of a nuclear attack to a degree bordering on paranoia. Most worrying, China signaled that it was actually considering using its nuclear weapons, even though it had to expect devastating retaliation. Ambiguous wartime information and worst-case thinking led it to take nuclear risks it would have considered unthinkable only months earlier. This pattern could unfold again today.

 

 

A U.S. B-2 Spirit bomber, capable of carrying nuclear weapons,

in Hawaii, Sep. 2018. Photo: Danielle Quillia/ US Air Force

 

KEEP THEM GUESSING

 

Both the United States and China can take some basic measures to reduce these dangers. More extensive dialogue and exchange—formal and informal, high level and working level, military and political—could help build relationships that might allow for backchannel de-escalation during a conflict. The two countries already have a formal military hot line in place, although it does not connect political leaders. A dedicated and tested infrastructure for senior military and political leaders to reliably and easily communicate during wartime would provide at least one off-ramp in the event of a crisis.

 

But better communication can only do so much for a problem that ultimately stems from military doctrine and grand strategy. Given that the United States’ standard wartime playbook is likely to back China into a nuclear corner, it would be logical for Washington to consider alternative strategies that would leave China’s nuclear capabilities untouched. For example, some analysts have proposed coercing China through a distant naval blockade, and others have suggested confining any U.S. campaign to air and naval operations off China’s coast. The goal in both cases would be to avoid attacks on the Chinese mainland, where the bulk of Chinese nuclear forces reside.

 

The problem with these alternatives is that the mainland is also where the bulk of Chinese conventional capabilities are located. The United States is unlikely to voluntarily leave these capabilities intact, given its predilection for reducing its own casualties and rapidly destroying enemy forces. If China is using its mainland bases to lob ballistic missiles at U.S. troops and allies, it is hard to imagine a U.S. president ordering the military to hold back in the interest of de-escalation. U.S. allies are particularly unlikely to accept a cautious approach, as they will be more exposed to Chinese military power the longer it is left intact. No one wants a U.S.-Chinese war to go nuclear, but a U.S. campaign that avoids escalation while letting China’s conventional forces turn Taiwan—not to mention Japan or South Korea—into a smoking ruin would not seem like much of a victory either.

 

Of course, Beijing could also take steps to ameliorate the problem, but this is just as unlikely. China has chosen to mount both conventional and nuclear warheads on the same missiles and to attach both conventional and nuclear launch brigades to the same bases. It likely sees some strategic advantage in these linkages. Precisely because these entanglements raise the prospect of nuclear escalation, Beijing may believe that they contribute to deterrence—that they will make the United States less likely to go to war in the first place.

 

But just as China benefits if the United States believes there is no safe way to fight a war, the United States benefits if China believes that war would result not only in China’s conventional defeat but also in its nuclear disarmament. In fact, the United States might believe that this fear could give it greater leverage during a conflict and perhaps deter China from starting one at all.

 

In short, neither side may see much value in peacetime reassurance. Quite the opposite: they may be courting instability. If this is the case, however, then U.S. and Chinese leaders should recognize the tradeoffs inherent in their chosen policies. The threat of escalation may make war less likely, but it also makes war radically more dangerous if it does break out. This sobering reality should encourage leaders on both sides to find ways of resolving political, economic, and military disputes without resorting to a war that could rapidly turn catastrophic for the region and the world.

 

By Caitlin Talmadge

Foreign Affairs

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Xem bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh