Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 29, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VN VÀ GIỚI TRUYỀN-THÔNG MỸ (Phần chót)
NGUYỄN PHƯỢNG HOÀNG
Các bài liên quan:
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 9)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 8)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 7)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 6)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 5)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 4)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 3)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 2)
    VN VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ (Phần 1)

VIỆT-NAM VÀ GIỚI TRUYỀN-THÔNG MỸ
(Tiếp theo và hết)

Phần 10: Từ Một Nền Lịch Sử Mới Viết Bởi Một Cựu Chiến Binh Và Là Sử Gia.

Một người cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam vừa mới hoàn tất một cuốn sách lịch sử về Cuộc Chiến Việt Nam đã cho phép tôi trích dẫn chương sách của ông ta về giới truyền thông, nhưng muốn tiếp tục là một người ẩn danh. Tôi không thể nghĩ cách hay nào khác để chấm dứt loạt bài này, "Việt Nam Và Giới Truyền Thông" qua cách nhìn những kết luận của người đã hiện diện nơi đó, và là một nhà sử gia rốt ráo.

"Những Kết Luận:

"Có một số phóng viên đáng giá, ngay thẳng, và thông minh ở Việt Nam và vùng đông Nam Á như Dickey Chapelle, Robert Shaplen, Liz Trotta, Peter Braestrup, Hugh Mulligan, Keyes Beech, Neil Davis, Denis Warner đã là những người khách quan, và không dùng đến phương kế gây những tin giật gân, đã truyền đạt những yếu tố sự thật, những phần rắc rối của vấn đề, đến công luận Hoa Kỳ. Những nỗ lực của họ đã không chống lại được đám sương mù vô lý được mửa ra bởi những người khác làm tối nghĩa, và cắt bỏ có hiệu quả bài tường trình hoàn toàn, ngay thẳng và có lý luận; chối bỏ công chúng Hoa Kỳ những tài liệu cần có để phát triển một cách chính xác những ý kiến được thông báo. Hành động bất lương của giới tin tức truyền thông đã được bổ sung qua việc vận động tuyên truyền xuất sắc của Hà Nội, và một chính quyền Hoa Kỳ không đủ khả năng chống trả lại, hay không nhất chí kiện thưa qua những nỗ lực của chính mình. Công chúng Hoa Kỳ đã không thể hy vọng để hiểu những gì đã xẩy ra, cho mãi tới ngày hôm nay.

Không một ai, ít nhất tất cả những người Miền Nam Việt Nam, các lực lượng Hoa Kỳ hay những lực lượng đồng minh khác, đã quên quá khứ, hay sung sướng với căn bệnh tham nhũng và yếu kém, tuy nhiên, bởi vì những thiếu sót và những tường trình chú trọng một cách hạn hẹp nên những tiến triển và cải tiến của Miền Nam Việt Nam vẫn chưa được một ai nói đến. Các phóng viên Hoa Kỳ không bao giờ viết hay phát hình những chuyện về CDR Phan Quang Đán, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tiểu Đoàn 81 Biệt Kích, Hậu Nghĩa RF, Đại Tá Mạch Văn Trường, Tướng Lê Minh Đảo, Trần Ngọc Châu, Đại Tá Hà Mai Việt, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, hay Trung Sĩ Thủy Quân Lục Chiến Văn Lượm, người đứng một mình trên cầu Đông Hà bắn hạ chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn xe tăng của quân đội Bắc Việt bằng một chiếc súng bắn hỏa tiễn chống xe tăng kê vai, một hành động, qua lời của những chứng nhân Hoa Kỳ, gây niềm hào hùng "Thách Đố và Dũng Cảm".

Không biết tý gì về việc này, có thể hiểu được sự chán nản của công chúng Hoa Kỳ.

Giới truyền thông tin tức rất ít khi, hay chưa bao giờ, đi theo MEDCAP hay DENCAPS của quân đội Hoa Kỳ hoặc quân đội Úc (những chương trình chữa răng cho thường dân rất được hoan nghênh ở những vùng ngoại ô có những dân chúng đau đớn vì tình trạng của răng). Trong vòng 6 tháng của năm 1969 có hơn 200.000 dân làng được săn sóc y tế và 15.000 người được săn sóc răng lợi qua Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thay vì đó, công chúng Hoa Kỳ chỉ được coi chiếu đi chiếu lại hình ảnh tàn bạo ở Mỹ Lai, cũng giống như chiếc hình chụp Tướng Loan, đã được coi như là biểu tượng và đại diện cho toàn cuộc chiến.
Wolfgang Leonhard, một gián điệp cộng sản trước khi bỏ trốn qua Tây Phương, đã được giao phó việc phân tích những bản tin của giới truyền thông tin tức Tây Phương. Ông ta và những người đồng nghiệp đã ngẩn người không hiểu qua những tin tức thiển cận thống trị trên những trang báo mà họ đọc. "Thông thường, chúng tôi đã chỉ có thể lắc đầu qua những tin này, và thường thì chúng tôi thất vọng vô cùng. Họ luôn luôn chẳng bao giờ nhắc nhở gì đến những sự kiện đáng kể, đã là nguyên nhân gây nên những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa chúng ta và trên những điều mà chúng tôi ham thích trông đợi để đọc lời bình luận nghiêm chỉnh phía Tây Phương. "Họ hình như không biết chuyện gì đang xẩy ra" đã là chủ đề chính của những lúc chúng tôi trò chuyện với nhau về chủ đề đó."

Một trong những bi kịch trớ trêu về cuộc chiến Việt Nam và giới truyền thông tin tức là đã có rất nhiều chuyện hấp dẫn và có lợi để được kể. Dân chúng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cảm khích để xem một chương trình đặc biệt dài hàng giờ, thí dụ, đơn vị CAP của quân đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, một tiểu đội 14 người lính sống trong 1 ấp trong nguyên thời gian phục vụ tại Việt Nam, làm việc và bảo vệ làng "của họ" bên cạnh những người lính địa phương. USMC CAP đã có mức độ tình nguyện ở lại Việt Nam thêm, nhiều hơn là những binh chủng bạn. Tại sao? Điều này chắc chắn là một bản tin hay. Hoặc, cũng hay như thế, những chương trình trình chiếu quân đội Hoa Kỳ đang giúp các trẻ mồ côi, hay tình nguyện dậy Anh Văn. Công chúng Hoa Kỳ xứng đáng được biết về một người phi công của Không Quân VNCH lái Skyraider bị bắn rơi 5 lần, và vẫn cứ tiếp tục bay, mặc dù nhiều đốt xương sống gẫy đã phải hàn lại. Họ xứng đáng được biết rằng lực lượng Hoa Kỳ có thể đánh với quân đội Miền Bắc Việt Nam, ở ngay trên đất của chúng, và thắng. Phải có một vài điều đáng học hỏi từ những người Mỹ đã tình nguyện đi tới 3, 4, 5, 6 hay tới cả 7 lần phục vụ ở Việt Nam trong nhiệm vụ cố vấn, chọn nơi phục vụ là Việt Nam hết lần này qua lần khác, họ không phải là những tên sát nhân khát máu bạt mạng, nhưng là những người rất bình thường, đứng đắn có thể giải thích một cách mạch lạc và thuyết phục khi nói về những động lực thúc đẩy họ, động lực đó là mong muốn thấy người Việt Nam có một cuộc sống hòa bình và một chính quyền đàng hoàng. Địa dư chính trị và chiến tranh lạnh, tất cả là những quan niệm tương đối trừu tượng, đã không phải là những quan tâm chính, đặt những quan tâm căn bản về nhân loại trước những điều kia là một sự thoả đáng.

Người Hoa Kỳ chắc chắn có lợi để nghe Đại Úy Nguyễn Quý An, Trung Uý Vũ Tùng và Chuẩn Úy Nguyễn Quang Hiền của phi đội nổi tiếng Ong Chúa 219. Nếu không nhờ những người này, John Litter, Bob Strattiff và Wiley L. Craney, bằng chính lời khai của họ, chắc chắn bị giết hay bị bắt sau khi máy bay trực thăng của họ bị bắn rơi ở Lào. Họ đã được cứu thoát bởi đại Uý An và toán của ông ta trong khi quân đội Miền Bắc bao vây xung quanh và bắn như mưa. Đại Uý An sau đó đã bị cụt cả hai tay vì phải nắm giữ điều khiển chiếc máy bay đang bốc cháy, cứu mạng những người khác trên máy bay, chắc chắn là bị chết nếu chiếc máy bay trực thăng bốc lửa rớt xuống từ nền trời.

Người Mỹ đã bị thôi miên bởi quân đội Miền Bắc chiếm giữ thành phố Huế 25 ngày năm 1968, và giả định rằng họ cũng sẽ khâm phục như thế với Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân đã chống giữ 400 ngày ở một căn cứ xa xôi Tống Lê Chân. Hoàn toàn bị cô lập, chỉ được không vận, Tiểu Đoàn 92 đã giữ trại, với các quân nhân bị thương nhất định không chịu tải thương ở lại chiến đấu. Nếu có một đơn vị quân đội Việt Cộng chống giữ hơn 400 ngày, bị bao vây và cô lập, chắc chắn sẽ được đăng trên trang đầu tin tức. Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân đã làm điều đó và chẳng một ai nhắc nhở đến họ.

Nếu một nhóm nhỏ học sinh trung học Việt Cộng chống giữ cuộc tấn công của lực lượng đồng minh, chắc chắn sẽ được đăng ở trang đầu. Một nhóm nhỏ học sinh trung học đã chống trả lực lượng Việt Cộng và quân đội Miền Bắc Việt Nam ở "Trường Thiếu Sinh Quân", một trường lính trung học đệ nhất cấp cho những người con trai của các quân nhân quân lực VNCH (Miền Nam Việt Nam). Các em chống trả cho đến phút cuối cùng năm 1975, với những em 12 và 13 tuổi bảo các em nhỏ tuổi hơn đi về nhà, còn các em ở lại lập những hàng rào chuớng ngại trong trường và tiếp tục chiến đấu. Rất nhiều em đã bị chết, và khi quân Cộng Sản đến, các em đã đánh nhau với chúng. Lính Cộng Sản đã không vào tiếm chiếm được trường. Lực lượng quân đội Miền Bắc cuối cùng bao vây trường, dọa sẽ dùng hỏa tiễn san thành bình địa, giết tất cả mọi em bên trong, và thương lượng một cuộc đầu hàng. Sự chống trả cuối cùng này có lẽ đã có tất cả những gì của bi kịch và "sự chú ý của con người" cho một "bản tin lớn" và nếu những trẻ thanh niên Việt Cộng đã tham gia chống trả lính VNCH, bản tin chắc chắn sẽ được tuyên dương với công chúng Hoa Kỳ. Cho tới ngày hôm nay gần như chẳng một lời nói hay một mẩu tin được in, và những khóa sinh ở trường Thiếu Sinh Quân không có cả được một lời chú ở cuối trang trong lịch sử.

Phóng sự về những câu chuyện này đã có thể được đăng và nên được đăng ngay bên cạnh những những bản tường trình tiêu cực về tham nhũng, thường dân thương vong, nghiện ngập ma tuý, và những điều có lẽ thuộc thế giới tội lỗi xấu xa của người Mỹ tham chiến ở Đông Nam Á. Chẳng ai đề nghị hay mong muốn vết nhơ đó hay những phương diện đạo đức đáng ghê tởm bị bỏ qua hay che dấu. Đây là sự đòi hỏi rằng, tuy nhiên, phải có sự liêm chính hơn để có những thí dụ đối ngược với những tính tình ghê tởm với những phương diện khác, không phải là trường hợp ít và hiếm, mà nhiều cựu quân nhân tham chiến ở Việt Nam đã quen thuộc và dự phần vào. Công bằng và khách quan cũng đòi hỏi rằng những phóng sự cỡ như vậy được áp dụng với những điều thiếu sót của Việt Cộng và quân đội Miền Bắc và những tàn bạo quá đáng được trình bầy tương ứng với sự hiện hữu và xẩy ra của chúng. Nếu tất cả điều này đã được thi hành thì công chúng Hoa Kỳ đã có thể hiểu một vài điều, và chắc chắn là nhiều hơn sự hiểu biết sai lầm lấy từ bản tường trình "bắn chúng nó, đoàng, đoàng" mà họ tiếp tục được thấy. Cho dù bất cứ lý do nào đi chăng nữa, những tin tức "có lợi" chẳng có giúp nhiều gì cho nghề nghiệp hay cái tôi của người phóng viên, một nghề nghiệp dựa trên sự tìm thấy hay sáng tạo "câu chuyện" làm nổi bật điều không có lợi, trong khi đó, nâng cao lòng bất bình của công chúng.

Sự bỏ lơ những điều về quân đội và Đông Nam Á, chiến tranh cách mạng của người cộng sản, khích động từ cơ hội có thể thăng tiến cho một nghề nghiệp sinh lợi, không muốn hay không thể tường trình về lính Miền Nam Việt Nam hay lính Lào, ngoại trừ những trường hợp thất bại, rõ ràng tán tụng bởi những hình ảnh gây ảnh hưởng về chiến tranh và những sự tàn phá do nó gây ra, đôi khi có thái độ khinh khỉnh với lính Miền Nam VN nếu không phải là lính Mỹ, trong khi đó giả lơ những lực lượng quân nhân Úc, Đại Hàn, Thái và New Zeland, giới truyền thông đã chứng minh họ không có khả năng miêu tả Việt Nam và cuộc chiến của Hà Nội từ đầu đến cuối. Công chúng Hoa Kỳ vẫn thấy "đoàng, đoàng" y như cũ, hàng năm, và đã bị hướng dẫn sai lạc đi đến sự giả định là chẳng có gì thay đổi cả, chẳng đạt được điều gì cả. Quân đội đồng minh bị thua tạm thời thì được vẽ nên một hình ảnh thất bại thường xuyên, trong khi đó những chiến thắng và những gặt hái thì đã không được nói đến, hay nếu có, làm như phường chèo, vứt bỏ đi coi như sự tuyên truyền của chính quyền.
Việc bóp méo sự thật của giới truyền thông tin tức chẳng những dẫn dắt sai lạc và không thông báo đến công chúng Hoa Kỳ, mà cũng làm mất khả năng để nghĩ và suy luận hợp lý của chính họ.
Trong bài phân tích kết cuộc, Việt Nam, Đông Nam Á, cuộc chiến của Hà Nội, và sự tham chiến của người Hoa Kỳ đã không thể nào, và hiện tại không thể nào được hiểu, một phần bởi vì sự không làm tròn nhiệm vụ của báo chí, đạo đức, trí thức và những điều khác. Nếu không nhận biết điều này, và biết rằng những gì đã được tường trình không là tất cả sự thật của sự việc, thì khó có thể hiểu được tự chính chủ đề. Nói chung, và những nỗ lực trách nhiệm của một phóng viên đã không vững, sự không làm tròn bổn phận của giới truyền thông ở Việt Nam đã vượt xa hơn cả các lực lượng quân đội đã cố gắng và thành công, mặc dù những lời gian dối và nói lúng búng được ghi nhận, trong việc ngăn chận cuộc chiến của Hà Nội. Nhiều người đã chết và hơn hàng triệu người đã đau khổ chỉ vì một điều đơn giản là nguyên câu chuyện không bao giờ được kể. Và bởi vì những hình ảnh tường trình bởi giới truyền thông rõ ràng không phải là, dùng câu nói nổi tiếng của Cronkite, "chuyện thì như vậy".

Điều nhận xét cay đắng này chính nó dựa trên niềm tin được nói rõ ràng qua Robert Elegant, một nhà báo:

"Những sự kiện hư vọng tường trình bởi giới báo chí, cùng với các sự kiện có thật bên trong quân đoàn báo chí đã quyết định nhiều hơn cuộc xung đột vũ khí hay sự tranh luận ý thức hệ. Lần đầu tiên trong nền lịch sử của thời đại, kết quả của cuộc chiến đã không quyết định ở bãi chiến trường mà trên nhừng tờ giấy in, và hơn tất cả, trên màn ảnh truyền hình."

Nhìn lại quá khứ, tôi tin rằng người ta có thể nói rằng các lực lượng Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ thật ra đã thắng cuộc đấu tranh giới hạn mặt quân sự. Họ đã đánh tan Việt Cộng ở Miền Nam, những du kích "địa phương" đã được hướng dẫn, củng cố, và trang bị từ phía Hà Nội, và từ đó trở về sau họ đã đẩy lui sự xâm lăng của những sư đoàn chính quy Bắc Việt. Sao đi chăng nữa, cuộc chiến cuối cùng cũng đã mất vào kẻ xâm lăng sau khi Hoa Kỳ buông bỏ bởi vì áp lực chính trị ngày càng nặng nề bởi giới truyền thông đã khiến Washington không thể duy trì ngay cả sự yểm trợ tối thiểu qua các vật liệu và tinh thần mà có thể giúp chế độ Sài Gòn tiếp tục chống trả một cách hữu hiệu."

(Chú thích của chủ bút: Elegant, một phóng viên nổi tiếng của Anh Quốc về Việt Nam, sau đó đã thêm những giòng chữ kinh khủng này:

"Chưa bao giờ trước Việt Nam đã có một chính sách chung của giới truyền thông săn lùng cho được những hình ảnh và những bóp méo sự thật một cách dai dẳng, sự chiến thắng của quân thù của những phóng viên phía bên mình."

Đây có phải là sự thật về cách làm việc của giới truyền thông Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Để chấm dứt loạt bài này, từ sự quan sát dài lâu và nghiên cứu của tôi về giới truyền thông ở mặt trận hậu phương trong suốt thời chiến, tôi thấy chắc chắn điều này là thật. Và nhiều người khác cũng vậy. Nghị sĩ Margaret Chase Smith nói "Giới báo chí đã có cảm tình với quân thù nhiều hơn là với quyền lợi của chính quốc gia chúng ta" (Congressional Record, June 16, 1971).

Leonard Magruder

Hết.



Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh