Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 25, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - HOA
Webmaster
Các bài liên quan:
    TIẾN SĨ GARY SHILLING DỰ ĐOÁN MỸ SẼ THẮNG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VỚI TÀU CỘNG
    GIÁN ĐIỆP CÔNG NGHIỆP: MỘT CỘI RỂ CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - HOA (Trọng Thành)

 

Đề tài liên hệ:

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - HOA. 

THỜI KHẮC REAGAN" CHO CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI? 

 

(There Is No Sino-American Trade War)

By Martin Feldstein

Lê Hồng Hiệp dịch

Project Syndicate,

January 29/2019.

 

 

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

 

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp.

 

Mỹ muốn Trung Quốc ngừng yêu cầu các công ty Mỹ muốn kinh doanh tại Trung Quốc phải có một đối tác bản địa và phải chia sẻ công nghệ của họ với đối tác đó. Chính sách này đã bị cấm theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một quy định mà Trung Quốc buộc phải tuân thủ kể từ khi họ gia nhập WTO năm 2001. Trung Quốc phủ nhận rằng họ đang vi phạm quy tắc đó, cho rằng các công ty Mỹ không bị buộc phải chia sẻ công nghệ: các công ty này tự nguyện làm như vậy để có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc và các cơ hội sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng các công ty Mỹ coi hành vi của Trung Quốc là một hình thức tống tiền.

 

Mỹ cũng muốn Trung Quốc ngừng sử dụng gián điệp mạng để đánh cắp công nghệ và các bí mật công nghiệp khác từ các công ty Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý chấm dứt hành vi trộm cắp qua mạng các công nghệ của Mỹ sau khi gặp Tổng thống Barack Obama vào năm 2015. Thật không may, thỏa thuận đạt được vào thời điểm đó rất hẹp, chỉ đề cập đến hành vi ăn cắp của cả hai chính phủ. Mặc dù thỏa thuận đó có dẫn đến việc giảm tạm thời hành vi trộm cắp công nghệ, các cuộc tấn công mạng vào các công ty Mỹ, có thể được thực hiện bởi các công ty quốc doanh Trung Quốc và các tổ chức tinh vi khác, đã tăng trở lại trong những năm gần đây.

 

Người Trung Quốc sử dụng công nghệ đánh cắp được để cạnh tranh với các công ty Mỹ ở Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ gần đây ước tính rằng hành vi trộm cắp công nghệ này đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ từ 225 đến 600 tỷ đô la mỗi năm. Và FBI đã khẳng định rằng hành vi trộm cắp công nghệ qua mạng của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

 

Tương tự như vậy, một bản báo cáo dài 142 trang về cuộc xung đột Mỹ-Trung của Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã nhấn mạnh vấn đề trộm cắp công nghệ. Báo cáo không hề đề cập đến vấn đề cán cân thương mại.

 

Điều đó chắc chắn là vì các tác giả hiểu các thực tiễn kinh tế cơ bản rằng sự mất cân bằng thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ là do các điều kiện kinh tế ở Mỹ – đầu tư quá mức so với tiết kiệm. Nếu người Trung Quốc mua đủ hàng hóa của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại song phương, thì sự mất cân bằng của Mỹ sẽ chỉ chuyển sang các nước khác mà không làm giảm tổng thâm hụt thương mại của Mỹ nói chung.

 

Thuế quan của Mỹ rõ ràng đang gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã suy giảm đáng kể và nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng GDP thực tế (sau khi trừ lạm phát) hàng năm trong quý IV năm 2018 đã giảm xuống chỉ còn 4%. Chính quyền Trung Quốc đang tuyên bố cho thấy họ nóng lòng ký được thỏa thuận với Mỹ nhằm ngăn chặn sự suy thoái kinh tế và đảo ngược sự suy giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nhà Trắng cũng đưa ra những tuyên bố tích cực về cuộc đàm phán, bởi làm như vậy có tác dụng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Mỹ. Nhưng thực tế là chưa có tiến bộ nào trong việc xử lý vấn đề cơ bản là trộm cắp công nghệ.

 

Chính phủ Hoa Kỳ không muốn chấm dứt tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hay sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp công nghệ cao của nước này. Nhưng ăn cắp công nghệ là việc làm sai trái. Nó đã diễn ra quá lâu và không thể được phép tiếp diễn.

 

Mỹ quyết tâm ngăn chặn điều này. Nếu vấn đề này không được giải quyết trước ngày 01/03, Mỹ sẽ tăng thuế đối với 200 tỷ đô la hàng xuất khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25%. Điều đó sẽ làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc hơn nữa và khiến chính quyền Trung Quốc phải thực hiện các yêu cầu của Mỹ một cách nghiêm túc hơn – và tiến hành đàm phán một cách tương ứng.

 

Martin Feldstein

Lê Hồng Hiệp dịch

 

Martin Feldstein là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard, Chủ tịch danh dự của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, chủ trì Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan từ năm 1982 đến năm 1984. (Theo Project Syndicate)

 

There Is No Sino-American Trade War

By Martin Feldstein

Project Syndicate,

January 29/2019.

 

Chinese negotiators recently offered to buy enough American products to reduce the bilateral trade deficit to zero by 2024. Why, then, have US negotiators rejected that as a way to end the dispute?

 

 

CAMBRIDGE – The current conflict between the United States and China is not a trade war. Although the US has a large trade deficit with China, that is not the reason why it is imposing high tariffs on imports from China and threatening to increase them further after the end of the current 90-day truce on March 1. The purpose of those tariffs is to induce China to end its policy of stealing US technology.

 

The Chinese government refers to the conflict as a trade war because it hopes that buying large quantities of American products will lead the US to end its tariffs. The Chinese negotiators have recently offered to buy enough US products to reduce the trade deficit to zero by 2024. Tellingly, the US negotiators have rejected that as a way to end the dispute.

 

The US wants China to stop requiring American firms that seek to do business in China to have a Chinese partner and to share their technology with that partner. That policy is explicitly forbidden by World Trade Organization rules, which China has been obliged to respect since they joined the WTO in 2001. The Chinese deny that they are violating that rule, arguing that US firms are not being forced to share technology: they do so voluntarily in order to have access to the Chinese market and to Chinese production opportunities. But American firms regard China’s behavior as a form of extortion.2

 

The US also wants China to stop using cyber espionage to steal technology and other industrial secrets from American companies. Chinese President Xi Jinping agreed to end such digital theft of US industrial technology after he met with President Barack Obama in 2015. Unfortunately, the agreement reached at the time was very narrow, referring only to theft by both governments. Although the agreement did lead to a temporary reduction in cyber theft of industrial technology, cyber-attacks on US companies, possibly carried out by Chinese state-owned industries and other sophisticated organizations, have increased again in recent years.

 

The Chinese use the stolen technology to compete with US firms in China and in other parts of the world. The US Trade Representative recently estimated that this technology theft is costing the US economy $225-600 billion per year. And the FBI has asserted that the China’s cyber theft of American technology is the “most severe” threat to US national security.

 

Likewise, a lengthy 142-page report on the US-China conflict by the US Chamber of Commerce and the American Chamber of Commerce in China emphasized the problem of technology theft. The report made no reference at all to the trade balance.

 

That, no doubt, is because the authors understand the basic economic fact that the overall US global trade imbalance is the result of economic conditions in the US – the excess of investment over savings. If the Chinese bought enough US goods to eliminate the bilateral imbalance, the US imbalance would merely shift to other countries, without reducing the overall imbalance.

 

The US tariffs are clearly hurting the Chinese economy. The Chinese stock market is down substantially, and the Chinese economy is growing more slowly. Annual real (inflation-adjusted) GDP growth in the fourth quarter of 2018 was down to just 4%. The Chinese authorities are making statements signaling their eagerness to conclude an agreement with the US in order to stop the economic slowdown and reverse the decline in the Chinese stock market. The White House also makes positive statements about the negotiation, because doing so appears to boost the US stock market. But the reality is that there is no progress yet in dealing with the fundamental problem of technology theft.

 

The US government has no desire to stop China’s economic growth or the growth of its high-tech industries. But stealing technology is wrong. It has gone on for too long and should not be allowed to continue.1

 

The US is determined to stop it. If nothing is resolved by March 1, the US will raise the tariff on $200 billion of Chinese exports from 10% to 25%. That will hurt the Chinese economy further and cause the Chinese authorities to take the US demands more seriously – and to negotiate accordingly.

 

Martin Feldstein

 

Writing for PS since 2008, Martin Feldstein, Professor of Economics at Harvard University and President Emeritus of the National Bureau of Economic Research, chaired President Ronald Reagan’s Council of Economic Advisers from 1982 to 1984. In 2006, he was appointed to President Bush's Foreign Intelligence Advisory Board, and, in 2009, was appointed to President Obama's Economic Recovery Advisory Board. Currently, he is on the board of directors of the Council on Foreign Relations, the Trilateral Commission, and the Group of 30, a non-profit, international body that seeks greater understanding of global economic issues. (From the Project Syndicate).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh