Huawei and China, Facing U.S. Charges, Have Few Ways to Retaliate
By Paul Mozur and Raymond Zhong
Nguyễn Hải Hoành dịch
The New York Times,
January 29-2019.
Sau khi bà Mạnh Vãn Châu [Meng Wanzhou], Giám đốc Tài chính của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, bị bắt giữ tại Canada cách đây gần hai tháng, các quan chức Trung Quốc không ngừng lên án hành động đó là “bất hợp pháp” và “tùy tiện”, là một áp-phe chính trị khoác áo tư pháp.
Giờ đây, khi phía Mỹ đã đưa ra lời buộc tội chi tiết hơn về bà Mạnh thì cả Huawei lẫn Chính phủ Trung Quốc đều khó có thể phản ứng hoặc trả đũa.
Hôm 29/01/2019, Huawei – nhà cung cấp lớn nhất thế giới các thiết bị mạng điện thoại di động và mạng số liệu tuyên bố họ vô tội trước lời buộc tội mà Washington đưa ra hôm 28 – trong đó phía Mỹ lên án Huawei đã lừa dối Chính phủ Mỹ về công việc của Huawei tại Iran, gây trở ngại cho việc điều tra hình sự và đánh cắp các bí mật công nghiệp của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa kêu gọi Mỹ và Canada thả bà Mạnh Vãn Châu – con gái ông Nhiệm Chính Phi [Ren Zhengfei], người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Huawei. Nhưng nếu bà Mạnh bị Canada đưa sang Mỹ để đối mặt với các cáo buộc thì Bắc Kinh sẽ hầu như chẳng có cách nào khiến Washington dừng lại. Các quan chức Mỹ tuyên bố dự kiến sẽ đưa ra yêu cầu dẫn độ trước hạn chót 30/01.
Trung Quốc đang dính vào một cuộc chiến tranh thương mại mà họ đang muốn chấm dứt càng sớm càng tốt bởi nó làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị giảm tốc mạnh. Bất cứ cố gắng cứng rắn nào của Trung Quốc đối với Mỹ – chẳng hạn bắt giữ công dân Mỹ như họ đã làm với Canada sau khi bà Mạnh bị bắt – đều sẽ phá hoại cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Đàm phán sẽ bắt đầu vào ngày 30/1 và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói hôm 29 rằng vụ xét xử bà Mạnh sẽ không ảnh hưởng tới các phiên đàm phán đó.
“Vấn đề ép buộc chuyển giao công nghệ là một phần của cuộc đàm phán thương mại,” Mnuchin nói, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ vấn đề nào liên quan tới việc “vi phạm luật pháp Mỹ hoặc các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ được tiến hành theo điều tra riêng của Bộ Tư pháp Mỹ.”
Chi nhánh của Huawei tại Mỹ đang trải qua sự điều chỉnh lớn về nhân sự khi dường như họ muốn giảm bớt doanh thu bán hàng ở Mỹ và thay đổi sách lược trong quan hệ với Chính phủ Mỹ. Trong chưa đầy một năm, Huawei lần thứ hai thay đổi ban lãnh đạo của họ tại Mỹ; lần này họ thay Regent Zhang, người phụ trách quan hệ với chính quyền Mỹ tại Washington, bằng Joy Tan, đương kim Giám đốc phụ trách đối ngoại toàn cầu của Huawei.
Những ngôn từ trong văn bản buộc tội của Bộ Tư pháp Mỹ cho thấy các lãnh đạo khác của Huawei, kể cả ông Nhiệm Chính Phi, nguyên là sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có thể cần phải thận trọng hơn khi tới các nước có ký hiệp định dẫn độ với Mỹ.
“Nếu tôi là luật sư của ông Nhiệm thì tôi sẽ khuyên ông ấy nên thận trọng,” giáo sư luật Julian Ku ở Đại học Hofstra nói.
Nhưng thái độ thận trọng ấy có thể sẽ khiến công việc của Huawei tại những vùng như châu Âu trở nên khó khăn hơn. Do e ngại Chính phủ Trung Quốc có thể lợi dụng các thiết bị của Huawei để phá hoại mạng thông tin ở các quốc gia khác, Mỹ đã gây sức ép về mọi mặt với Huawei.
Trước đó, các quan chức Canada từng nói bà Mạnh bị buộc tội lừa dối các định chế tài chính khiến họ thực thi các giao dịch vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ. Hôm 28/01, phía Mỹ công bố hai văn bản khởi tố, trong đó một văn bản cho thấy một nỗ lực có phạm vi rộng lớn hơn của Huawei.
Bản khởi tố cho biết bắt đầu từ năm 2007, Huawei đã trình bày sai sự thực với Chính phủ Mỹ và 4 định chế tài chính đa quốc gia. Văn bản này dẫn ra một chứng cớ: đó là nội dung cuộc phỏng vấn của các nhân viên Cục Điều tra Liên bang FBI với ông Nhiệm Chính Phi vào khoảng tháng 7/2007, khi ông Nhiệm nói rằng công ty ông tuân thủ luật pháp của Mỹ và không có giao dịch trực tiếp với bất cứ công ty nào của Iran.
Văn bản khởi tố còn dẫn lời đối chất trước Quốc hội Mỹ năm 2012, trong đó một lãnh đạo Huawei nói việc kinh doanh tại Iran của công ty không vi phạm lệnh trừng phạt. Vị lãnh đạo ấy là ông Đinh Thiếu Hoa [Charles Ding] Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei. Bản khởi tố công bố hôm 28 không nhắc tới tên ông Đinh, tác giả bài báo này hiện chưa thể liên lạc được với Đinh để nghe bình luận của ông.
Ngoài ra, bản khởi tố còn nhắc tới một tài liệu tìm thấy trong thiết bị điện tử mà bà Mạnh mang theo khi đến sân bay quốc tế Kennedy ở New York năm 2014. Một nguồn thạo tin cho biết khi ấy bà bị giữ lại hai tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó các nhân viên Mỹ đã tạm thời tịch thu thiết bị điện tử của bà. Vì vụ việc này chưa được công bố nên nguồn tin muốn được ẩn danh.
Bản khởi tố cho biết có thể tài liệu bà Mạnh mang theo đã được xóa trước khi bị phát hiện – tài liệu đó có liên quan tới “nội dung gợi ý hội đàm” về mối quan hệ giữa Huawei với Skycom, một công ty bị các công tố viên Mỹ buộc tội được Huawei sử dụng làm công ty con không chính thức nhằm thu mua các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ có nguồn gốc từ Mỹ để phục vụ cho việc kinh doanh tại Iran.
Bản khởi tố còn viết Skycom đã tuyển dụng ít nhất một công dân Mỹ ở Iran – việc này vi phạm luật pháp Mỹ. Năm 2017, sau khi phát hiện Mỹ đã triển khai điều tra hình sự, Huawei đã tiêu hủy các chứng cớ và mưu toan điều chuyển về Trung Quốc một nhân chứng biết về công việc kinh doanh ở Iran của Huawei (chưa rõ lai lịch người này) nhằm để Chính phủ Mỹ không thể tiếp xúc được với nhân chứng đó.
Một bản khởi tố khác đề cập tới việc Huawei đánh cắp các bí mật thương mại của T-Mobile, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông ở Mỹ, nói tới các thư điện tử nội bộ miêu tả một âm mưu đánh cắp một thiết bị thử nghiệm từ Phòng thí nghiệm của T-Mobille đặt tại Bellevue, Washington.
Huawei biện hộ rằng đó chỉ là hành vi cá nhân của các nhân viên muốn tìm hiểu nhiều hơn những thông tin về robot mà hãng T-Mobile dùng để thử nghiệm điện thoại thông minh có tên gọi là “Tappy”. Nhưng bản khởi tố trích dẫn nhiều email trao đổi giữa các kỹ sư của Huawei, trong đó có nội dung thúc giục các kỹ sư có quyền tiếp cận Tappy cần triển khai lấy các thông số chính xác hơn về thiết bị này.
Bản khởi tố viết, cuối cùng nhờ sự giúp đỡ từ các nhân viên khác của Huawei được phép vào Phòng Thí nghiệm Tappy, một kỹ sư Huawei đã bí mật lẻn vào Phòng thí nghiệm này. Bản khởi tố cho biết người đó đã bị bắt rồi bị đuổi ra, nhưng sau đó lại quay lại.
Bản khởi tố viết, sau này duy nhất chỉ còn một nhân Huawei vẫn còn quyền tiếp cận robot. Nhân viên này đã đánh cắp một cánh tay của Tappy về nhà để nghiên cứu sâu hơn. Bản khởi tố nói rằng trong báo cáo điều tra vấn đề này của Huawei, trong đó kết luận rằng các kỹ sư Huawei đã phối hợp với nhau rất ít, có chứa những nội dung gian dối.
Bản khởi tố còn nhắc tới một chương trình mà Huawei bắt đầu vào năm 2013 nhằm thưởng công cho những nhân viên đánh cắp được các thông tin mật của đối thủ cạnh tranh. Họ được yêu cầu gửi thông tin cho một website nội bộ của Huawei, hoặc trong trường hợp đặc biệt gửi đến một địa chỉ thư điện tử được tăng cường bảo mật. Huawei cho biết ai đánh cắp được thông tin có giá trị nhất sẽ được thưởng.
Giáo sư Ku ở Đại học Hofstra nói các chứng cớ đưa ra trong bản khởi tố công bố vào tuần này đã giúp cho việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ.
“Tiêu chuẩn dẫn độ là một tòa án ở Canada có đưa bà ta ra xét xử hay không,” ông Ku nói. “Về cơ bản, câu hỏi là có đủ chứng cớ để kết tội người này hay không? Tôi cho rằng các chứng cứ này sẽ giúp cho việc đạt được tiêu chuẩn ấy.”
Các công tố viên đã che tên của ít nhất một bị cáo, rất có thể là nhằm để ngỏ khả năng bắt giữ người đó. Giáo sư Ku nói ít khả năng người đó là Nhiệm Chính Phi, bởi lẽ tên ông này đã được nhắc tới ở phần cuối của lệnh khởi tố. Nhưng điều đó không thể bảo đảm sau này các công tố viên sẽ không nhắm tới ông Nhiệm.
Mối quan hệ giữa Huawei với Chính phủ Mỹ đang xấu đi và công ty này luôn cố gắng gây dựng lại mối quan hệ với Washington. Năm ngoái, do phía Mỹ ngày càng tăng cường điều tra Huawei nên AT&T đã hủy bỏ giao dịch về việc bán điện thoại di động của Huawei, vì thế Huawei đã cắt giảm số nhân viên làm việc ở Washington. Các thay đổi nhân sự tiếp theo trong mấy tuần gần đây dường như nhằm vào việc cải thiện hình ảnh của Huawei tại Mỹ.
Bà Tan, người sắp sửa phụ trách công tác liên lạc của Huawei với chính quyền tại Washington, nhiều năm qua từng đóng vai trò quan trọng mối quan giữa công ty với giới truyền thông. Bà sẽ phải tiếp xúc với một chính quyền Mỹ đang ngày càng có thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Người tiền nhiệm của bà ở Washington là ông Zhang trước đây phụ trách công tác bán hàng ở Mexico.
Hiện nay các nước trên thế giới đang ngày càng nghi ngờ về Huawei và các công ty cung ứng công nghệ khác của Trung Quốc, điều đã bắt đầu có ảnh hưởng thực tế tới ngành công nghiệp viễn thông.
Hôm 29/01, TPG Telecom, một nhà cung ứng dịch vụ internet tại Australia cho biết họ đã buộc phải hủy bỏ việc xây dựng mạng điện thoại di động bởi hồi năm ngoái Chính phủ Australia quyết định cấm công ty Huawei cung cấp thiết bị mạng di động 5G.
Trong một văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán, TPG nói họ đã đầu tư khoảng 70 triệu USD vào mạng di động mới, phần lớn dùng cho việc mua thiết bị của Huawei. Nhưng TPG cho rằng tiếp tục đầu tư vào một mạng điện thoại sau này chẳng có khả năng nâng cấp thành 5G là một việc vô nghĩa.
By Paul Mozur and Raymond Zhong
Nguyễn Hải Hoành dịch
The New York Times,
Huawei and China, Facing U.S. Charges, Have Few Ways to Retaliate
By Paul Mozur and Raymond Zhong
The New York Times
Jan. 29, 2019
Wilbur Ross, the US secretary of commerce, speaking on Monday
about charges of bank fraud and stealing trade secrets against
Huawei of China. Photo: Sarah Silbiger/The New York Times
SHANGHAI — Ever since Meng Wanzhou, the chief financial officer at the Chinese technology giant Huawei, was arrested in Canada nearly two months ago, Chinese officials have denounced the move as “wrongful” and “arbitrary” — a political affair cloaked in a judicial one.
Now that the United States has laid out its case against Ms. Meng in greater detail, neither Huawei nor the Chinese government has easy options for responding or retaliating.
Huawei, the world’s largest provider of the equipment that powers mobile phone and data networks, said on Tuesday that it was innocent of charges unveiled in Washington the day before that it had misled the United States government about its business in Iran, obstructed a criminal investigation and stolen American industrial secrets.
China’s Foreign Ministry called again for the United States and Canada to release Ms. Meng, who is a daughter of Huawei’s founder and chief executive, Ren Zhengfei.
But should Ms. Meng be extradited to the United States to face charges, as American officials say they plan to request before a deadline on Wednesday, Beijing will have few ways to force Washington’s hand.
China is in the middle of a trade war that it is eager to end as its vast economy slows. Any effort to get tough on the United States — such as by detaining American nationals, as it did to Canadians after Ms. Meng was arrested — could scuttle the negotiations.
Those talks are set to resume on Wednesday, and Steven Mnuchin, the Treasury secretary, said in a television interview on Tuesday that the case against Ms. Meng would not affect them.
“Forced technology issues are part of trade discussions,” Mr. Mnuchin said, while emphasizing that any issues related “to violation of U.S. law or U.S. sanctions are going through a separate track, which is the Justice Department.”
Huawei’s Washington operations have undergone drastic turnover as it appears to rein in its sales ambitions in America and shift tactics in its relations with the government. In the second shake-up of its American leadership in less than a year, the company is replacing Regent Zhang, its head of government affairs in Washington, with Joy Tan, currently its head of global communications.
Meng Wanzhou, Huawei’s chief financial officer, in Vancouver, British Columbia,
in December. China and Huawei alike have few easy options if she is extradited
to the U.S. Credit: Darryl Dyck/ The Canadian Press, via Associated Press
The broad language of the Justice Department’s indictments suggests that other Huawei leaders, including Mr. Ren, a former officer in the People’s Liberation Army, might wish to exercise caution while traveling to countries that have an extradition treaty with the United States.
“If I was his lawyer, I would advise him to be careful,” said Julian Ku, a professor of law at Hofstra University.
But that kind of caution could make it harder still for Huawei to hold on to its business in places like Europe. Already, the United States has been applying pressure on all sides against Huawei, fearing that the Chinese government could use the company’s gear to sabotage other countries’ communication networks.
Previously, Canadian officials had said Ms. Meng was accused of tricking financial institutions into making transactions that violated United States sanctions on Iran. One of the two indictments unsealed on Monday outlines a broader effort.
The indictment says Huawei’s misrepresentations to the United States government and four multinational financial institutions began in 2007. It cites an interview between agents of the Federal Bureau of Investigation and Mr. Ren around July of that year, in which Mr. Ren said that his company complied with all American laws and that it had not dealt directly with any Iranian company.
The indictment also cites 2012 testimony before the United States Congress in which a Huawei executive said the company’s business in Iran had not violated sanctions. That executive was Charles Ding, a corporate senior vice president. Mr. Ding, who was not mentioned by name in Monday’s indictment, could not be reached for comment.
Also in the indictment is a reference to a file found on an electronic device that Ms. Meng was carrying when she arrived at Kennedy International Airport in New York in 2014. Officials detained her for a couple of hours when she arrived, according to a person with knowledge of the events. During that time, they briefly confiscated her electronic devices, said the person, who asked for anonymity because the events had not been made public.
The file she was carrying, which the indictment said might have been deleted before being discovered, contained “suggested talking points” about Huawei’s relationship with Skycom, the company that prosecutors accuse Huawei of using as an unofficial subsidiary to obtain American-sourced goods, technology and services for its Iranian business.
The indictment also said Skycom employed at least one United States citizen in Iran, a violation of American law. And it said that after Huawei found out that the United States was pursuing a criminal investigation in 2017, the company destroyed evidence and tried to move unspecified witnesses who knew about its Iranian business to China, beyond the reach of the American government.
The other indictment, which concerns the theft of trade secrets from the American wireless provider T-Mobile, refers to internal emails describing a plot to steal testing equipment from T-Mobile’s lab in Bellevue, Wash.
Huawei has contended that its employees were acting on their own to learn more about a robot that T-Mobile used to test smartphones, nicknamed Tappy because it could rapidly tap a phone screen. But the indictment cites multiple emails exchanged between Huawei engineers urging those with access to Tappy to take increasingly precise measurements.
Ren Zhengfei, the founder and chief executive of Huawei,
is Ms. Meng’s father. Credit: Vincent Yu/Associated Press
Eventually, the indictment says, a Huawei engineer sneaked into the Tappy laboratory with the help of other Huawei employees who had access. He was caught and thrown out but returned, the indictment said.
Later, after all but one Huawei employee had their access to the robot revoked, the employee took a Tappy robotic arm home for closer study, according to the indictment. A Huawei investigation into the issue, which concluded there was minimal coordination among the engineers, contained false statements, the indictment said.
The indictment also cites a Huawei program started in 2013 to reward employees for stealing confidential information from competitors. They were directed to post such information to an internal Huawei website, or in special cases to an encrypted email address, the indictment said. Bonuses were apportioned to those who stole the most valuable information, it said.
The evidence presented in this week’s indictments bolsters the American case for extraditing Ms. Meng, said Mr. Ku of Hofstra University.
“The standard for extradition is whether a Canadian court would send her to trial,” Mr. Ku said. “Essentially, is there enough evidence to indict someone? I think this will help meet that standard.”
Prosecutors redacted the identity of at least one of the defendants, most likely to leave open the option of arresting that person. That person isn’t likely to be Mr. Ren, said Mr. Ku, because he is mentioned later in the indictment. But that doesn’t guarantee prosectors won’t target him later.
Huawei has worked for a reset in Washington as relations with the American government have worsened. Last year it cut staff in Washington after investigations into the company deepened and AT&T walked away from a deal to sell Huawei’s phones. Further personnel shifts in recent weeks appear to be focused on improving its image in America.
Ms. Tan, Huawei’s incoming head of government affairs in Washington, has for years played a key role in the company’s media relations. She will be tasked with engaging an American administration that has grown hawkish on China. Her predecessor in Washington, Mr. Zhang, had previously been responsible for sales in Mexico.
The mounting global skepticism toward Huawei and other Chinese tech suppliers is starting to have practical effects on the telecommunications industry.
On Tuesday, TPG Telecom, an internet provider in Australia, said it had been forced to cancel the construction of its mobile network because of the Australian government’s decision last year to forbid Huawei to supply next-generation, or 5G, equipment.
In a stock-exchange filing, TPG said it had already spent around $70 million on its new network, largely on Huawei gear. But the company said it did not make sense to invest further in a network that could not later be upgraded to 5G.
By Paul Mozur and Raymond Zhong
Paul Mozur reported from Shanghai, and Raymond Zhong from Beijing (From The New York Times).
A version of this article appears in print on Jan. 29, 2019, on Page B1 of the New York edition with the headline: Beijing Has Few Options Against U.S. Over Huawei.
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net