Lời giới thiệu: Đây là một trang đặc biệt không nằm trong chủ đề nào của "cột mục lục", với mục đích gởi đến độc giả vài chủ đề nhỏ, có thể là: một bài tiểu luận, một tin thời sự nóng, một bài điểm sách, một bức hình, một chuyện vui, một bài phiếm luận, một chuyện lạ hay một giai thoại (chính trị, văn chương), v.v... mà nội dung có khác với các bài trong các chủ đề chính. Phần viết trên trang nầy cũng ngắn hơn các bài trong các tiểu mục chính bên trái. Chúng tôi cũng mong đón nhận tài liệu ngắn cho tiểu mục nầy từ quý vị độc giả. Trân trọng. Webmaster.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 14.7.2019 đến ngày 20.7.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 07.7.2019 đến ngày 13.7.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 30.6.2019 đến ngày 06.7.2019.
MỸ VÀ TÀU CỘNG NỐI LẠI ĐÀM PHÁN TRONG NỖ LỰC CHẤM DỨT CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.6.2019 đến ngày 29.6.2019.
VỊ THẾ CHÂU ÂU TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU HOA - MỸ
2. Kiến thức phổ thông: YẾU KÉM CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ MỸ VỀ ĐỐI NGOẠI
(Trích) ...
Điều cần biết về chính quyền Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ làm chủ Bạch Cung, trong đó có liên hệ đến đề tài nầy với vị tổng thống là người của đảng Dân Chủ. Các chính quyền Dân Chủ chỉ ưu tiên đối nội, dùng “trợ cấp xã hội” để "mua phiếu bầu" từ dân nghèo hưởng trợ cấp xã hội, họ luôn lấy khuôn mẫu chính trị Âu châu làm chuẩn nên không đúng với thực tế của chính trị Mỹ. Đảng Dân Chủ Mỹ luôn đặt quan niệm "đàm phán, thỏa hiệp" làm đầu nhưng thường thì quan niệm nầy không hữu hiệu trước đối thủ là những nhóm ương ngạnh, quá khích, hung hãn. Các lãnh đạo thường yếu kém về mặt quân sự, ngoại giao, các ứng xử trước các sự kiện bộc phát cấp thời có tính quốc tế… thường đưa ra các ứng phó tệ hại, chậm chạp…nếu không nói là yếu kém một cách thảm hại, có thể xem đó là các thất bại tồi tệ nhất của nước Mỹ. Xin xem qua vài “trào” Dân Chủ với các sự kiện nổi bật trong nhiều sự kiện đã xảy ra cùng những hậu quả tai hại của nó. Sự kiện đầu là “Cuộc đổ bộ Cuba” dưới triều Kennedy, là một thất bại của vị tổng thống Mỹ yếu kém đã kéo theo danh tiếng của CIA bị mai một vì thất bại nầy là một thất bại lớn nhất của CIA trong biên niên sử của tổ chức nổi danh nầy. Sau khi duyệt xét kế hoạch của cuộc đổ bộ xong, lúc ban lệnh bắt đầu hành sự đã thấy không như dự định, thất bại đã thấy ngay từ đầu. Các lực lượng tham dự báo cáo những thất bại cho Kennedy nhưng ông ta “không làm gì cả” (do nothing) để rồi dẫn đến thảm bại. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nếu Kennedy có trình độ lãnh đạo và chịu nghe lời khuyên của các chuyên gia, có thể thay đổi kế hoạch ngay khi được báo cáo, có lẽ cuộc diện sẽ khác đi và Hoa Kỳ không phải “nuốt nhục” nhiều như sau đó.
Dưới triều T.James Earl Carter, Jr. (nickname: Jimmy Carter), ngày 4-11-1979, người Iran đã tràn vào sứ quán Mỹ tại Tehran bắt cóc 52 người Mỹ là nhân viên sứ quán và gia đình họ làm con tin trong 444 ngày mà chính phủ Carter không có bất cứ biện pháp gì giải cứu họ được. Carter có ra lệnh tiến hành cuộc hành quân giải cứu mang tên “Móng vuốt chim Ưng” (Eagle Claw) mở ra vào ngày 24-4-1980, lại là một “sứ mạng thất bại” (aborted mission), với 2 phi cơ quân sự bị rơi làm 8 quân nhân Mỹ mất mạng, dẫn đến việc ký kết thỏa ước Algiers (Algiers Accord) tại Algeria vào ngày 19-1-1981. Iran coi thường chính phủ Mỹ vì họ biết chính quyền do Dân Chủ lãnh đạo thường rất yếu kém và hèn nhát về chính trị, ngoại giao, đối ngoại. Theo lời con tin Rodney Sickmann, họ bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ. Tuy nhiên, chỉ 5 phút sau khi ông Ronald Reagan - một tổng thống thắng cử (president selected) thuộc đảng Cộng Hòa - làm lễ nhậm chức Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (ngày 20-1-1981), 52 con tin Mỹ lập tức được phóng thích, chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin hi hữu trong lịch sử quan hệ quốc tế. Danh dự Mỹ bị hạ nhục đến tột cùng, mỹ từ “siêu cường” của Mỹ chỉ còn là con số không to tướng. Tất cả là “nhờ” ở chính quyền Carter, khuôn mẫu của chính quyền thuộc đảng Dân Chủ.
Đến triều đại Bill Clinton cũng không khá gì. Vì có thành tích "trốn lính" nên ông ta chẳng có kiến thức gì về lãnh đạo, chỉ huy quân sự hay các biến cố trọng đại, lại mà thích đàn bà con gái hơn chuyện chính trị. Điều tệ hại điển hình siêu đẳng của chính quyền Clinton là “yếu kém đến thảm hại” trong việc giải quyết vụ tấn công vào Trung Tâm Thương Mại Thế giới (WTC) tại New York vào năm 1993 để rồi từ đó dẫn tới cuộc không tặc ngày 11-9-2001, đã làm nước Mỹ điêu đứng, dẫn theo các khó khăn cho nước Mỹ nói riêng và cho cả thế giới nói chung bắt nguồn từ 2 cuộc khủng bố nầy. Ngày 26 tháng 2, một xe tải chở đầy bom đậu dưới Tháp Bắc của WTC đã nổ tung. Khoảng 1.336 pound (606 kg) chất urea nitrat – thiết bị tăng cường khí Hydro - với ý định sẽ đánh vào tòa nhà 1 để nó đổ vào tòa nhà 2 và tất cả sẽ sụp đổ. Ý định đó đã thất bại, nhưng đã làm 6 người thiệt mạng và khoảng 1.042 người bị thương. Cuộc tấn công của nhóm khủng bố gồm Ramzi Yousef, Mahmud Abouhalima, Mohammad Salameh, Nidal A. Ayyad, Abdul Rahman Yasin và Ahmed Ajaj lên kế hoạch từ trước. Nhóm khủng bố trên đã nhận được sự viện trợ từ Khaled Sheikh Mohammed, chú của Yousef. Clinton đã không làm gì mà còn ngăn cản, hạn chế các hoạt động của các cơ quan công quyền trong chính phủ của mình để đối phó với các chuyện xảy ra liên quan đến nhiệm vụ của họ. Từ vụ đặt bom nầy, Bob Woodward, người xuất bản nhiều sách liên quan đến chính giới Mỹ, trong cuốn “Bush at war” cho biết: “Tenet (George Tenet, giám đốc CIA) cảm thấy bị trói tay bởi “thái độ bồ câu” của Clinton và nhóm cố vấn của ông ta” (He {Tenet} felt bound by the dovish attitude of Clinton and his advisers). Trong một đoạn khác, ông viết, “Trong 8 năm cầm quyền của Clinton, khuôn mẫu tự nhiên của Clinton khi bị thách thức hoặc bị tấn công là “thụt lùi theo phản xạ” (During the 8 years of Clinton, the natural pattern when challenged or attacked had been a “reflexive pullback”). Trước phản ứng của chính quyền Bill Clinton khi nước Mỹ bị tấn công, trong cuốn sách trên còn viết: ”Khái niệm “tẩy trùng” bằng cách phóng hỏa tiễn hành trình, quý vị biết đó, vào lều trại của vài gã xấu nào đó, thật sự, nghe buồn cười” (The antiseptic notion of launching a cruise missile into some guy’s, you know, then, really is a joke). Và: ”Theo ý tôi, qua phản ứng đó, người ta cho rằng Mỹ giống như một anh chàng bất lực...ẻo-lả, khả năng về công-nghệ thì hùng mạnh thực đấy nhưng không là quốc gia cứng rắn để có thể phóng hỏa tiễn tiêu diệt địch thủ và rõ ràng là như vậy... Rõ ràng là bin Laden đã cảm thấy tự tin và dạn-dĩ hơn và nghĩ rằng Mỹ không có gì làm cho hắn phải sợ sệt, e dè nữa” (I mean, people viewed that as America... a flaccid, you know, kind of technologically competent but not very touch country that was willing to launch a cruise missile out of a submarine and that’d be it... It was clear that bin Laden felft emboldened and didn’t feel threatened by the US). Ta còn thấy có đoạn viết: ”Chúng ta không muốn giống như những kẻ đang làm công việc “nghiền cát” (từ ngữ chế-diễu những nổ lực yếu ớt của chính quyền Clinton), dùng hỏa tiễn bắn vào các lều trại và đại loại như vậy. (We don’t want to look like we’re “pounding sand” {pounding sand was Bush desire expression for the weak efforts of Clinton administration} cruise missiles into tents and so forth). Bob Woodward cho biết thêm nhận xét của mình: ”Rất nhiều thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (củaT. George W. Bush, lúc ông ta viết cuốn sách nầy) đều cho rằng phản ứng của chính quyền Clinton đối với Osama bin Laden và bọn khủng bố quốc tế, đặc biệt là sau các cuộc tấn công vào các tòa đại sứ (Mỹ) vào năm 1998 là quá nhu-nhược, nhẹ tay đến mức gần như xúi giục, mời mọc bọn khủng bố tiếp tục tấn công nước Mỹ” (Many members of his national security team believed the Clinton administration’s response to Osama bin Laden and international terrorism, especially since the embassy bombings in 1998, had been so weak as to be provocative, a virtual invitation to hit the US again).
(Hết trích)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.6.2019 đến ngày 29.6.2019.
LÀM SÁNG TỎ VẤN ĐỀ NỢ TRONG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI CỦA TRUNG CỘNG.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
Hỏa lực khủng khiếp của AC-130
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 16.6.2019 đến ngày 22.6.2019.
2. Kiến thức phổ thông: Lịch sử thành lập Lực Lượng Mật Vụ Mỹ.
Sở dĩ nhân viên của USSS mang tên “mật vụ” bởi khi hành sự, họ không được tiết lộ thân phận mình là ai, không như kiểu nhân viên Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) hay cảnh sát (police), khi tông cửa vào, tay chĩa súng, miệng quát: "Đứng yên! FBI (hay cảnh sát) đây!". Từ ngày mới thành lập, Lực Lượng Mật vụ Mỹ trực thuộc Bộ Tài Chánh, sau biến cố 11-9-2001, đến ngày 01-3-2003 chính phủ Mỹ thành lập thêm Bộ Nội An (U.S. Department of Homeland Security) thì tổ chức nầy được đặt trực thuộc Bộ Nội An.
Từ ngày lập quốc đến năm 1906, các tổng thống Mỹ không hề có lực lượng chuyên môn để bảo vệ an ninh. Lúc đó, người dân và chính quyền Mỹ cho rằng “lực lượng bảo vệ riêng là công cụ của chế độ quân chủ mà những nhà lãnh đạo Mỹ thì được dân bầu lên qua bầu cử dân chủ thì không cần đến đội bảo vệ riêng”. Trong nhiệm kỳ của tổng thống đầu tiên là George Washington, nước Mỹ thường xuyên ở trong tình trạng mất ổn định: những phần tử chống đối công khai tạo phản, gián điệp Anh hoạt động mạnh. Mặc dù T.T. George Washington có rất nhiều kẻ thù {trong đó có âm mưu bắt giữ và giao ông cho quân Anh khi ông còn là Tổng Tư lệnh Lực Lượng chống Anh, một tổ chức có tới 500 người tham gia âm mưu nầy} nhưng chưa bao giờ ông Washington yêu cầu Quốc hội cấp kinh phí để xây dựng lực lượng bảo vệ riêng cho mình. Những tổng thống tiếp theo đã kế-tục truyền-thống của ông, chỉ trong những tình-huống đặc biệt mới huy-động lực lượng bảo vệ. Vị tổng thống thứ 6 là John Quincy Adams từng nhận được nhiều thư đe dọa, thậm chí có một cựu Trung sĩ quân đội đã đột nhập được vào Bạch Cung tìm ông để “thanh toán nợ nần” nhưng không thành công. Đến đời tổng thống kế nhiệm là Andrew Jackson, “một biến cố đi vào lịch sử Mỹ” đầu tiên xảy ra. Nội vụ như sau:
T.T. Andrew Jackson từng là “anh hùng quân đội” của nước Mỹ trong các cuộc chiến tranh với Anh và Ấn trước đó nên ông không ngại phải xung đột với Quốc hội, không sợ mếch lòng chính quyền các tiểu bang địa phương và cũng không e sợ cả Tòa án tối cao Mỹ. Nhận được những bức thư đe dọa, ông cũng không sợ, ông bèn gửi tất cả những bức thư đó đến một tòa soạn báo nhờ đăng lên báo, để bày tỏ thái độ “coi thường những kẻ mà ông cho là hèn nhát”. Tháng 5/1833, cựu Trung úy Robert Lundoff vốn bị cách chức và bị đuổi khỏi quân đội do ăn cắp công quỹ, đã tìm cách trà trộn vào một buổi tiệc do T.T. Jackson tổ chức. Robert Lundoff đã lén tấn công T.T. Jackson vì cho rằng chính vì ông mà hắn bị sa thải khỏi quân đội. Tuy nhiên, T.T. Jackson đã không làm kinh động đến mọi người mà chỉ một mình chống cự và đuổi kẻ tấn công ông ra khỏi cửa và cũng không thông báo việc này với cơ quan an ninh. Nhưng ngày 10/1/1835, T.T. Jackson đã gặp phải một “thích khách thật sự”, cũng là “âm mưu sát hại một tổng thống Mỹ đầu tiên” trong lịch sử nước Mỹ. Trong buổi tang lễ của Nghị sĩ Davis, hung thủ Richard Lawrence đã nhắm bắn T.T. Jackson nhưng viên đạn bị kẹt trong nòng súng, T.T. Jackson cầm gậy batoong xông về phía hung thủ, hắn bóp cò súng lần nữa nhưng súng vẫn không nổ. Richard Lawrence đã bị bắt sống, còn vị tổng thống 67 tuổi nầy đã sống sót nhờ vào “may mắn hiếm hoi”, bởi theo lý thuyết thì sác xuất đạn bị nghẹt 2 lần liên tiếp chỉ là 1/125.000. Tuy thế, T.T. Jackson vẫn không tổ chức lực lượng bảo vệ riêng cho mình.
Đến năm 1842, một người đi đường say rượu đã ném đá vào T.T. John Tyler khi ông đang đi dạo trên bãi cỏ phía Nam của Bạch Cung. Sau sự kiện này, Quốc hội Mỹ đồng ý cung cấp kinh phí để thành lập một lực lượng gồm 15 nhân viên cảnh sát, không phải để “bảo vệ nguyên thủ quốc gia” của Mỹ mà là bảo vệ Bạch Cung với danh nghĩa “tài sản của liên bang”. Quả là Hoa Kỳ…cục!
Abraham Lincoln là vị tổng thống đầu tiên được nhóm nhân viên “chuyên nghiệp” bảo vệ, đó là thời gian nội chiến Nam Bắc đi đến dữ dội nhất. Người miền Nam chống lại việc “giải phóng nô lệ” nên ngay từ lúc đầu, khi biết quan điểm của ứng cử viên Abraham Lincoln, họ đã muốn phá hoại chủ trương nầy và tổ chức ám sát Abraham Lincoln. Tháng 2/1861, ứng cử viên Lincoln dự định đi tàu hỏa từ quê hương Illinois của ông đến Washington D.C. để vận động. Cơ quan điều hành hỏa xa biết được âm mưu phá hoại hành trình của ông Lincoln nên họ đã cầu cứu Công ty “Thám tử tư Pinkerton” ở Chicago, Illinois giúp sức. Ông chủ hãng Pinkerton là Allan Pinkerton đã phái nhiều nhân viên đến những ga lớn trên tuyến đường từ New York đến Washington D.C. để làm nhiệm vụ điều tra, khám phá và ngăn chận mọi hành động của bọn phá hoại. Phần ông, đích thân đến Baltimore (ở Maryland) để điều tra về âm mưu ám sát ông Lincoln. Webster là thuộc cấp của Allan Pinkerton đã “xâm nhập” vào được trong lực lượng quân đội miền Nam và thu thập được thông tin rằng “phe miền Nam sẽ tổ chức ám sát ông Lincoln ở ga Baltimore”. Vào thời đó, mọi liên lạc thông tin không như ngày nay nên khi nhận được tin này, Allan Pinkerton đã đi liên tục suốt ngày đêm để chặn đoàn tàu chở ứng cử viên Lincoln tại thành phố Philadelphia, Pennsylvania và chọn cho ứng cử viên Lincoln một lộ trình khác an toàn hơn. {Thành công vụ nầy, sau khi đắc cử, T.T. Lincoln muốn giao cho Công ty Pinkerton nhiệm vụ đối phó với những hoạt động gián điệp của phe miền Nam. Tuy nhiên, Tư lệnh quân đội McLean thuyết phục Allan Pinkerton phụ trách hoạt động tình báo của quân đội liên bang. Trong nhiệm vụ này, Allan Pinkerton đã rất thành công}. Sau khi Lincoln đắc cử, nhóm chống đối người miền Nam muốn phá hoại lễ nhậm chức của tân T.T. Lincoln nhưng bất thành.
Chân dung cố Tổng thống Abraham Lincoln
Cuộc đời T.T. Lincoln gắn liền với chiến tranh nên Quốc hội Mỹ giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh T.T. Lincoln cho quân đội đảm nhiệm: Bộ binh và Kỵ binh túc trực tuần tiễu quanh Bạch Cung, bảo vệ đoàn tàu khi có T.T. Lincoln trên đó. Khi cuộc nội chiến Nam - Bắc kết thúc, T.T. Lincoln mới có 4 nhân viên cảnh sát bảo vệ. Vì những nhân viên bảo vệ luôn theo cạnh ông dù ở bất kỳ đâu nên T.T. Lincoln thấy bất tiện và yêu cầu họ giữ khoảng cách xa với ông. Một phần cũng vì lý do nầy nên sau đó ông bị mưu sát. Vào tối thứ Sáu ngày 14-4-1865, John Parker là người có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, tháp tùng tổng thống đến nhà hát Ford. Đáng lẽ John Parker phải đứng gác ngay cửa lô ngồi dành riêng cho T.T. Lincoln nhưng Paker đã rời vị trí, đi xem kịch rồi còn đi ra bên ngoài nhà hát. Thế là vào lúc 10:15 PM, John Wilkes Booth, một diễn viên người của phe miền Nam đã vào được lô riêng của TT Lincoln, dùng một khẩu súng cỡ lớn bắn vào đầu T.T. Lincoln, ngày hôm sau thì ông tử thương. Cùng ngày, đồng bọn của John Wilkes Booth cũng âm mưu ám sát Phó T.T. Andrew Johnson và tướng Grant, Tổng Tư lệnh quân đội miền Bắc. Sau nầy, Allan Pinkerton thường nói: “Nếu để cho những thám tử của ông bảo vệ thì T.T. Lincoln đã không bị giết”. Việc ám sát T.T. Lincoln có rất nhiều uẩn khúc, ngay cả việc nhân viên có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống lại “tự ý rời bỏ vị trí” một cách “khó hiểu” để người được bảo vệ bị bắn chết. Xem thêm bí ẩn quanh cái chết nầy ở đoạn dưới. Điều trớ trêu là văn bản thành lập Mật vụ được đặt trên bàn làm việc của T.T. Abraham Lincoln trong ngày đó nhưng ông chưa ký rồi đến đêm ông bị ám sát.
Trong 12 năm sau vụ ám sát T.T. Abraham Lincoln, nhiều chính trị gia đã bị mưu sát, đã bị giết chết lên đến 24 người. Tuy vậy, tổng thống Mỹ vẫn chưa có lực lượng chuyên môn một cách bài-bản bảo vệ. Sau nội chiến Mỹ kết thúc, lực lượng chuyên tuần tiểu quanh Bạch Cung bị giải tán, đội cảnh sát bảo vệ tổng thống từ 12 người cũng chỉ còn 3 người, ngay cả sau khi T.T. thứ 20 là James Garfield bị Charles J. Guiteau bắn chết, đội bảo vệ tổng thống vẫn chỉ có 3 nhân viên cảnh sát bình thường, không được huấn luyện về chuyên môn để bảo vệ yếu nhân đúng nghĩa. Sau khi T.T. Lincohn chết, năm 1865 tổ chức chuyên bảo vệ tổng thống Mỹ mới được chính thức thành lập. Ban đầu chỉ 10 nhân viên, sau đó được tăng cuờng nhưng đến năm 1901, tổng số cũng không quá 30 người. Đến năm 1873, nhân viên đặc vụ mới được sử dụng huy hiệu có dòng chữ “Sở Đặc vụ Hoa Kỳ". Khi chiến tranh Mỹ và Tây Ban Nha xảy ra, Sở Đặc vụ vừa bảo vệ tổng thống vừa truy bắt gián điệp Tây Ban Nha trên lãnh thổ Mỹ và thu thập tin tình báo quân sự, hoạt động gián điệp, phản gián. Chiến tranh vừa kết thúc, Sở Đặc vụ trở về với nhiệm vụ ban đầu nhưng vẫn tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ. T.T. McKinley lại bị ám sát khiến Quốc hội nhìn nhận vấn đề giữ an ninh cho tổng thống là vấn đề cấp thiết. T.T. Theodore Roosevelt chính thức giao nhiệm vụ này cho Sở Đặc vụ và vào năm 1906, Quốc hội mới chính thức giao cho Sở Đặc vụ giữ an ninh cho tổng thống và sở nầy hoạt động đến nay.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 09.6.2019 đến ngày 15.6.2019.
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC ĐÃ CÓ DẤU HIỆU SỤP ĐỔ (Bảo Minh)
2. Kiến thức phổ thông:
MẮT NGƯỜI GIÀ (BS Nguyễn Quỳnh Anh & BS Hồ Văn Hiền)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 02.6.2019 đến ngày 08.6.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 26.5.2019 đến ngày 01.6.2019.
BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 6)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 19.5.2019 đến ngày 25.5.2019.
BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 2)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 12.5.2019 đến ngày 18.5.2019.
MỸ VÀ THẾ GIỚI SẼ ĐIÊU TÀN NẾU HILLARY CLINTON LÊN LÀM TỔNG THỐNG HOA KỲ
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 05.5.2019 đến ngày 11.5.2019.
TOÀN CẢNH VỤ BÊ BỐI URANIUM ONE DƯỚI THỜI BARRACK OBAMA
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 28.4.2019 đến ngày 04.5.2019.
HIỂM HỌA TỪ XU THẾ QUÂN-SỰ-HÓA
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 21.4.2019 đến ngày 27.4.2019.
CÁC BĂNG ĐẢNG TỘI PHẠM TRUNG CỘNG RỬA TIỀN QUA ĐỊA ỐC VANCOUVER RA SAO?
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 14.4.2019 đến ngày 20.4.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 07.4.2019 đến ngày 13.4.2019.
- CÓ PHẢI TRUNG CỘNG ĐANG THỬ THÁCH HOA KỲ?
2. Kiến thức phổ thông: FLAKKA LÀ MA TÚY TỔNG HỢP ĐÁNG SỢ NHẤT Ở MỸ
(Trích)
Các chất độc khiến con người rơi vào trạng thái điên cuồng và có thể mất mạng chỉ trong vài phút đang được nhiều công ty Trung cộng sản xuất công khai.
Khi khui ra vụ carfentanil, chất độc gấp 10.000 morphine, được bí mật tuồn từ Trung cộng đi khắp thế giới với giá rẻ mạt, dư luận mới chú ý đến thực tế rằng không chỉ carfentanil, hàng loạt hóa chất cấm nguy hiểm khác cũng dễ dàng được mua số lượng lớn từ Tàu như... mua rau.
Báo New York Times hồi tháng 6 đưa tin, hơn 150 công ty Trung cộng đang bán alpha-PVP, hay được gọi là flakka, một chất kích thích tổng hợp có tác dụng khủng khiếp hơn cả ma túy đá, với khả năng biến con người thành những "cái xác biết đi".
Flakka là một trong những loại ma túy tổng hợp đáng sợ nhất ở Mỹ. Nó gây ảnh hưởng cực mạnh đến thần kinh. Chỉ cần 6 hạt của loại ma túy này(mỗi hạt kích thước cỡ bằng hạt muối tắm) cũng có thể gây ảo giác nguy hiểm cho người dùng, thậm chí khiến họ mất mạng sau 10 phút.
Những người dùng loại chất này có thể lăn ra đất giãy giụa, cào cấu liên hồi; khỏa thân chạy khắp phố và gây ra những chuyện kinh dị nhất. Tháng 8 vừa qua, tại Florida (Mỹ), do "phê" flakka, một thanh niên đã đâm chết hai vợ chồng lớn tuổi và sau đó cắn xé điên cuồng khuôn mặt họ để... ăn.
Điều đáng sợ là loại chất này được nhiều công ty Tàu bán ra với số lượng lớn, mà người sử dụng ở Úc và nhiều nước khác thậm chí có thể đặt mua online, và thuốc được chuyển đến cho họ qua đường bưu điện.
Tờ Miami Herald hôm 26/9 cho hay, tỉ lệ lớn chất cấm lưu hành "ngầm" ở Mỹ được tuồn vào nước này thông qua "Đường ống Trung cộng". Các nhà thầu Trung cộng bán tràn lan trên mạng Internet cho các đại lý ở Mỹ dưới dạng "hóa chất phục vụ nghiên cứu".
Và hậu quả nghiệt ngã mà người Mỹ đang nhìn thấy là sự gia tăng số người nghiện, các vụ cấp cứu và tử vong liên quan đến những loại ma túy tổng hợp mới như flakka hay loại chất ít được biết đến, nhưng khả năng làm chết người còn khủng khiếp hơn: fentanyl.
Fentanyl, mạnh hơn heroin 50 lần, chính là một "người họ hàng" của carfentanil, thủ phạm từng khiến 120 người thiệt mạng trong vụ giải cứu con tin trong một nhà hát ở Nga hồi năm 2002.
Tại Broward, hạt lớn ở bang Flordia, bệnh viện chính của họ từng ghi nhận tới 20 ca cấp cứu trong một ngày liên quan đến flakka, trong khi 18% tỉ lệ tử vong ở đây được xác định là do flakka.
Còn fentanyl đã giết chết hoặc là nguyên nhân cái chết của ít nhất 53 người tại Miami-Dade và 30 trường hợp tại Broward trong vòng 1 năm, theo Miami Hearald.
"Đó là một loại vũ khí", Andrew Weber - cựu trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ về chương trình quốc phòng hạt nhân, hóa học và sinh học từ 2009 đến 2014 – nói về fentanyl và carfentanil. "Các công ty không nên tùy tiện gửi chất này cho bất cứ ai".
Theo Cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA), đại bộ phận ma túy tổng hợp tiêu thụ ở Mỹ hiện nay đến từ Trung cộng bất kể bằng con đường trực tiếp hay thông qua biên giới Mexico. DEA cho hay, 90% lượng ma túy đá bán ở Mỹ được sản xuất trong các "công xưởng" tại quốc gia châu Á này.
Jim Hall, một nhà dịch học ở Đại học Nova Southeastern, Mỹ, từng trải qua thời gian nghiện ma túy, nói với tờ Washington Post: "Bạn sẽ thấy những trang web [Trung cộng] thiết kế tinh xảo với hình ảnh mọi người mặc áo blouse trắng. Họ nói rằng họ có sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Thậm chí họ còn bán flakka xanh và đỏ để nhận diện thương hiệu riêng".
"Nếu hàng của bạn bị bắt, một số công ty [Trung cộng] còn sẵn sàng 'bảo hành' cho bạn bằng một kiện hàng mới," Hall nói.
Xem toàn bài, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=927
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 31.3.2019 đến ngày 06.4.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 24.3.2019 đến ngày 30.3.2019.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA Ý VÀ TÂY BAN NHA
2. Kiến thức phổ thông: Học thuyết “quyền-lực không-gian”:
. . . . . . (Trích)
Vào thập niên 1960 của thế kỷ trước, các nhà chuyên môn cùng với chính phủ Mỹ khai sinh học thuyết “quyền-lực không-gian” (Space Power Doctrine), nhằm củng cố quyền lực, chiếm ưu thế trên bầu trời. Sau khi Nga phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh lạnh, người Mỹ nhận thức rằng muốn bảo vệ lãnh thổ Mỹ và các nước đồng minh chống lại hiểm họa Cộng sản, quân đội Mỹ phải kiểm soát được không gian. Từ đó, các chương trình không gian được mở ra, sau đó gặt hái được nhiều thành quả to lớn với những dấu ấn khó quên: bước chân đầu tiên của loài người trên Mặt trăng, với những phi thuyền bay quanh bầu trời để phục vụ cho nhiều nhu cầu cần thiết. Rồi trong các cuộc chiến gần đây, Mỹ đã gặp nhiều nan đề đã làm đảo lộn chiến thuật chiến lược, tạo nhiều bất đồng với đồng minh, vì thế, buộc họ nghĩ đến sách lược khác lấy không gian làm căn cứ.
Học thuyết “Quyền lực không gian” có 3 nhiệm vụ chính: Bảo vệ các vệ tinh Mỹ trong không gian; bảo vệ các hoạt động của Mỹ trong không gian; và triệt tiêu mọi đe dọa nhằm vào không gian của đối phương. Với học thuyết nầy, các chuyên gia quân sự đã nghiên cứu để rồi chế tạo không biết bao kiểu vệ tinh, phi thuyền, máy bay (có và không có người lái), hỏa tiễn cùng những khí tài quân sự khác mà học thuyết nầy đòi hỏi, đã đưa Không quân Hoa Kỳ đi tới với những bước chân khổng lồ. Điều đáng nói là học thuyết nầy đã giúp cho quân đội Mỹ thành công trong khi đối phương - khối Cộng do Nga dẫn đầu - vì “chạy đua” với Mỹ đã…“sụm bà chè” giữa đường. Trong hai thập niên 1960, 1970 chương trình tiến vào không gian dường như chỉ là cuộc đua song mã, cuộc đua bằng những phi thuyền không gian. Sau đó, Tàu Cộng tham gia vào với các chương trình Thần Châu nhưng không ai biết thật sự họ thu được kết quả gì không bởi những dụng cụ họ dùng chỉ là những đồ “ăn cắp kiểu” của các nước khác.
Trên quan điểm “Quốc gia nào chiếm ưu thế về không gian sẽ chiếm thượng phong trong nhiều lãnh vực”. Qua kinh nghiệm và thực tiễn, Mỹ ngày càng hoàn thiện học thuyết nầy với các chiến lược mới. Các chỉ dấu gần đây của Mỹ được củng-cố từ những biến-cố mới xảy ra trong 2 cuộc chiến gần đây và nhất là sự trỗi dậy của Tàu Cộng với chiến lược “Chống truy cập/ Từ chối khu vực” (Anti Access/ Area Denial, viết tắt là A2/AD, một chiến lược của TC nhằm đối phó với quân đội Mỹ và đồng minh tại châu Á, cho thấy những ý kiến trên hoàn toàn có cơ sở: Hoa-Kỳ muốn làm bá chủ không gian. Ngoài việc tiếp tục các hoạt động tiến vào không gian để khám phá vũ trụ, Mỹ còn có ý định lập các trạm chuyển tiếp trong không gian với mục đích phục vụ cho quân sự. Trong vài cuộc chiến gần đây Mỹ đã gặp nhiều trở ngại, nhiều nan đề xảy ra khi Mỹ cần xử dụng các căn-cứ của nước khác để trú quân, chuyển quân, tiếp vận, tản thương, đổ quân chuyển tiếp... đã làm đảo lộn chiến thuật, chiến lược cũng như tạo bất đồng với các đồng minh. Để giải quyết yếu điểm (4) nầy, Mỹ phải đặt lại vấn đề lập các “căn cứ trên không”, xây dựng các vệ tinh do thám trên bầu trời, biến các vệ tinh nầy thành các căn cứ, xử dụng như một pháo đài.
Sau khi Nga phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, Mỹ lập hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn Nike-Zeus và Nike-X để phòng ngừa bị Nga tấn công. Năm 1964, “Hệ thống phòng thủ chống hệ thống đạn đạo Sentinel” rồi “hệ thống SafeGuard” ra đời. Đến thời Tổng thống R. Reagan, thay thế bằng chương trình “Hệ thống Phòng Thủ Chiến lược” (IDS), đặt nặng việc dùng không gian để phá vỡ các cuộc tấn công. Khi phát giác mục tiêu, hỏa tiễn phòng thủ sẽ bắn chặn, phá nổ trên không các hỏa tiễn trên đường bay đến đất Mỹ hay căn-cứ Mỹ. Với chương trình nầy, vũ khí đánh chặn của Mỹ sẽ được phóng ra từ khoảng 3.000 vệ tinh bay trong quỹ đạo thấp của trái đất, gọi là hệ thống Bambi. Đến 1993, Ngũ Giác Đài (NGĐ) quan niệm “phải kiểm soát không gian”, và đó là mối quan tâm hàng đầu của họ từ đó đến nay. “Ủy ban Tư Vấn Khoa học” của Quân lực Mỹ xác định mục tiêu hàng đầu vẫn là “công-nghệ mới và khoảng không” để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thế kỷ 21. Ủy ban nầy cho hay kế hoạch của Mỹ: “Kiểm soát không gian trở thành chính yếu trong 10 năm sắp tới, sau đó phải có những vệ tinh để cung cấp những thông tin cho các tổ chức của Mỹ về quân sự cùng với kinh-tế”. Sau đó, IDS được đổi bởi “Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Quốc gia” (Natioal Missile Defense, NMD) với việc thành lập “Phi đoàn Kiểm soát Không gian 765”, có nhiệm vụ chế tạo vũ khí chống vệ tinh KE-ASAT, các hệ thống vũ-khí tấn công trong không gian, vệ tinh gián điệp FIA. Tuy nhiên với hệ thống NMD, nếu muốn phóng hỏa tiễn lên bắn chặn hỏa tiễn đối phương, hỏa tiễn Mỹ phải đặt trên đất Mỹ hay các căn-cứ của Mỹ, sẽ bất lợi và chậm trễ, không kịp để phá nổ hỏa tiễn địch. Nếu có vũ khí đặt tại các “căn cứ trên không” sẽ cho khai hỏa tức khắc, vừa kịp thời, và khi phá nổ có thể gây thiệt hại ngay trên đất địch phóng ra. Vì thế, Mỹ đã chế tạo nhiều vệ tinh, phi thuyền phóng vào không gian với rất nhiều nhiệm vụ.
Sơ lược qua vài vấn đề vừa bàn đến, học thuyết “quyền-lực không-gian” quả là một trong các học thuyết vô cùng hữu hiệu và cấp thiết, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ như hiện nay để đối phó với những kẻ thù hung hãn, tàn bạo, hiếu chiến trong khi chúng đang thủ đắc nhiều loại vũ khí tối tân, nguy hiểm, giết người hàng loạt, trong đó phải kể đến Nga, Tàu, Iran, Bắc Hàn, luôn muốn xích hóa thế giới, đó là chưa kể các tổ chức Hồi giáo quá khích đã và đang gây ra nhiều tội ác dã man. (Hết trích)
Xem bài đầy đủ: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=9143
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu đọc trong Mùa Quốc hận (Tháng 4 đen).
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CHÔNG GAI (Đặng Hiếu Sinh)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 10.3.2019 đến ngày 16.3.2019.
VIỄN CẢNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ DƯỚI THỜI ĐẢNG DÂN CHỦ (Ngô Di Lân)
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 03.3.2019 đến ngày 09.3.2019.
NHỮNG KHOẢN NỢ TRÊN CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI CỦA TRUNG CỘNG
2. Kiến thức phổ thông:
NAM HÀN VÀ “QUYỀN LỰC MỀM” TỪ K-POP (By N.K.)
3. Hình đặc biệt:
Cây lá mùa Đông
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 24.02.2019 đến ngày 02.3.2019.
2. Kiến thức phổ thông: Tàu chiến tàng hình
Hải-quân là lực-lượng quân đội vô cùng quan-trọng đối với những quốc gia có sông hồ trong lục địa hay tiếp giáp với sông, biển cả. Với tính di-động, ít lệ thuộc vào tiếp-liệu, có thể mang rất nhiều quân-trang quân dụng theo trong lúc thi hành công vụ, tàu chiến lại có thể di chuyển đến sát chiến trường để yểm-trợ... nên hải quân hoạt động rất đắc lực.
Qua nhiều nghiên cứu để sáng chế ra những chiếc tàu chiến to lớn, hiện-đại, được trang-bị những loại vũ-khí tối tân,...nhưng vẫn chưa đáp ứng được thỏa-mãn cho nhu-cầu chiến tranh trong thời đại mới. Những chuyên-gia quân sự đã và đang nghiên-cứu để sản-xuất những phương tiện chiến-tranh mới ngỏ hầu mang lại chiến thắng cho đội quân nào được trang-bị nó.
Với hải quân, nếu có được một chiếc tàu "tàng hình", chắc chắn sẽ làm nghiêng cán cân trong cuộc chiến trên hay dưới mặt nước, đó là mục tiêu của các chuyên gia quân sự.
Danh từ “tàng hình” ở đây không mang ý nghĩa như trong những chuyện thần thoại, trong phim ảnh mà là những chiếc tàu chiến có hình dáng, màu sắc,... để đối phương khó phác giác; được trang bị những dụng-cụ, thiết-bị nhằm vô hiệu-hóa các phương tiện dò tìm, phác giác ra nó từ xa hay đến gần.
Trong lịch sử chiến-tranh, khi chiếc Radar đầu tiên do người Anh chế tạo ra đời, hình-thái chiến-tranh bắt đầu bước qua khúc quanh khác, là cuộc cách mạng quân-sự. Radar không những hiệu-nghiệm trong phòng-thủ mà trong tấn-công nó cũng rất đắc lực, được trang-bị tại các căn cứ trên đất liền, trên tàu chiến, trên phi cơ.
Thế rồi trong nhu cầu chiến thắng, các chuyên gia quân sự lại nghĩ đến việc vô hiệu hóa hoạt động của radar. Ban đầu, người ta dùng phi-cơ để phóng ra Nitrat bạc, một hóa chất có thể làm nhiễu sóng, làm cho radar mất hiệu-dụng từng phần hay ít ra trong khoảnh khắc quí báu để máy bay có thể làm phận sự. Sau đó, người ta chế ra những loại dụng cụ khác làm nhiễu-xạ radar hay đề ra những kế-hoạch “đánh lừa” nó.
Các kỹ-sư, chuyên-gia của Quân-lực Mỹ, Quân-lực Hoàng-gia Anh đã cố công tìm kiếm, nghiên-cứu, thử nghiệm những phương cách nhằm “qua mặt” được radar. Tháng 3-1953 hãng Lockheed Martin Aeronatucis của Hoa-Kỳ yêu-cầu các kỹ-sư của họ nghiên-cứu để chế-tạo loại phi-cơ do thám bay xa và cao để đến ngày 15-7-1955, chiếc U-2A đầu tiên hoàn tất, là phương tiện do thám đầu tiên của con người vượt qua được hệ thống theo dõi bằng radar của khối Cộng ngay trên đất Nga.
Chiếc Lockheed Blackbird ra đời sau đó 10 năm cũng là phương-tiện qua mặt radar dễ dàng. Các chuyên gia của Hải quân Mỹ cũng không chịu kém, họ đã và đang nghiên cứu chế được các chiếc tàu chiến tàng hình, qua mặt được các phương tiện phát-giác, do-thám, theo-dõi của đối phương. Các tàu chiến loại tàng hình này sẽ được trang-bị những dụng-cụ tối-tân, vô hiệu hóa những tín hiệu phản hồi từ radar. Hải quân Hoa-Kỳ sẽ được trang-bị loại tàu chiến nầy qua công ty Northrop Grumman Ships Systems.
Theo dự trù, loại tàu nầy sẽ mang tên USS DD (1), đưa vào hoạt động năm 2011, là loại tàu chiến mang tính “cách mạng”, tương tự như loại tàu mang tên Dreadnought của Hải quân Hoàng-Gia Anh trong những năm đầu của thế-kỷ 20, khi kỹ-thuật đóng tàu chiến còn phôi-thai.
Nếu so với những chiếc khu-trục-hạm (Destroyers) hay những Hộ Tống Hạmï (Frigates) đã có, chiếc DD có nhiều khác biệt. Loại Khu-trục-hạm DD ít quân số hơn (200 người), đỡ tốn kém hơn. Thí dụ trên các Khu trục hạm đang có, bắn 1 quả hỏa-tiễn Tomahawk tốn mất 1 triệu USD, ở chiếc DD sẽ ít tốn hơn, có thể bắn ở tầm gần hơn. Giá ban đầu mỗi chiếc DD là 2,8 tỷ USD, tàu có chiều dài 682 feet, trọng lượng rẽ nước là 14 ngàn tấn, vận-tốc 30 hải-lý/ giờ, thân tàu đóng bằng thép.
Các quốc-gia khác cũng đang nghiên cứu chế tạo các tàu tàng hình. Hải-quân Hoàng-gia Anh đang chế-tạo loại Khu-trục-hạm tàng hình mang tên HMS Daring do xưởng đóng tàu Govan & Scotstoun thuộc BAE Systems đóng, dự trù đưa vào hoạt động năm 2007.
Hải-quân Hoàng-gia Thụy-Điển (Sweden) trong chương trình mang tên HMS Smyge đã hoàn-tất chuyến thử nghiệm với chiếc Visby. Tàu tàng hình Visby do Công-ty đóng tàu Kockums của Thụy-Điển thiết kế, được đóng tại xưởng đóng tàu Karlskona. Đây là chiếc tàu được đóng bằng thép loại làm khung gầm của xe đua, dùng sợi carbon, vật liệu được dùng để chế-tạo thân thuyền buồm đua. Các súng 57 ly trên tàu có thể thụt vào pháo tháp cũng như các góc của tàu có đặc tính làm giảm thiểu phản hồi tín-hiệu của radar.
Chiếc Visby dài khoảng 240 feet, trọng lượng rẽ nước là 600 tấn, vận-tốc 35 hải-lý/ giờ, thủy-thủ đoàn 43 người, giá 100 triệu USD. Ông John Nilson, một nhà thiết kế Visby phát biểu:
-“Chúng tôi có thể giảm tín-hiệu phản-hồi radar đến 99%. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa con tàu vô hình 99%. Nó đồng nghĩa với việc giảm phạm-vi bị radar phát hiện. Nếu Visby cách tàu chiến kẻ thù 100 km, nó có thể thấy kẻ thù bằng radar, song đối phương thì không. Nó có thể tiến đến tàu chiến đối phương cách 30 km trước khi bị phát hiện”.
Sợi carbon rất nhẹ so với thép thường nên chiếc Visby rất nhẹ. Trong chiến tranh chống Cộng quân Bắc Việt xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ đem sang chiến trường vùng Đồng bằng Sông Cửu-Long loại giang-tốc đỉnh PBR (Patrol Boat River), chiều dài 31 feet chiều ngang 10 feet rưỡi, tàu có vỏ làm bằng fiberglass nên rất nhẹ, chạy nhanh (32km/giờ), máy mạnh (2 máy 24.71), chạy bằng hơi đẩy (turbo), không có chân vịt nên lướt dễ dàng trên các sông rạch cạn có nhiều cỏ cây nhỏ. Các nhà nghiên-cứu biết rằng góc vuông vốn phản xạ tín hiệu radar vì vậy nên họ tránh thiết kế góc vuông trên vỏ tàu nên hình dáng không giống kiểu tàu thường mà giống như một chiếc hộp vuông.
Nhược điểm của Visby là chỉ hoạt động vùng ven bờ, cận duyên. Visby có thể bị bắn bởi hỏa tiễn, có thể bị hacker phá hoại vì nó được điều-khiển bằng máy tính sử dụng hệ điều-hành Windows NT. Nếu bị hacker phá hoại, nó sẽ được điều khiển như kiểu thông thường trước nay.
Công ty đóng tàu Vosper Thornycroft của Anh đang thiết kế loại tàu tàng hình cho Hải quân Hy-Lạp mang tên Corvette. Tàu dài 100 m, máy chạy bằng Diesel, thủy thủ đoàn có 110 người. Ngoài ra, các chi tiết khác họ chưa công bố.
Hải quân Đức sắp được trang bị một loại tàu do hai công ty Blohm và Voss thiết kế có tên MEKO, kiểu Corvette và Hộ tống hạm (Frigate). Tàu có nhiều cỡ, chiều dài từ 82.8 m đến 121 m, chiều ngang từ 11.8 m đến 16.34 m, thủy thủ đoàn từ 93 đến 120 người.
Hải quân Nga cũng có chương trình chế tạo tàu tàng hình được công-bố vào tháng 4- 2001. Tư-Lệnh Hải quân Nga, Đô Đốc Vladimir Kuroyedov thông báo chương-trình đóng tàu mang ám số “2038.0 Corvette”. Những loại tàu nầy sẽ hoạt động theo duyên hải, để hộ tống và chống tàu ngầm tấn công của địch. Loại tàu có trọng tải 1.900 tone nầy do công ty Almaz Central Marine thiết kế. Theo dự trù, đợt thứ nhất sẽ được hạ thủy tại Severnaya Verf thuộc thành phố St. Petersburg.
Hải quân Pháp có loại La Fayette Class thuộc loại khu Hộ tống Hạm (frigate), được đóng bởi Direction des Constructions Navales (DCN International), chạy bằng động cơ Diesel, dài 125 m, rộng 15,5 m, thủy thủ đoàn 164 người.
13 chiếc tàu kiểu này của công ty Direction des Constructions được Pháp, Saudi Arabia và Đài Loan đặt đóng. Ngoài ra, BVG International Ltd, một công-ty của Pháp cũng đóng loại tàu cao tốc kiểu tàng hình cho Hải quân Pháp mang tên Trimaran. Tàu chạy bằng gas turbines, nhỏ hơn khu-trục hạm, các chi tiết khác chưa được công-bố.
Hải quân Qatar đặt mua 2 chiếc Corvette Mark 9 tàng hình do Công ty Vosper Thorneycroft Ltd. của Anh đóng. Tàu chạy bằng động cơ Diesel, dài 83 m, rộng 11,5 m, thủy thủ đoàn 60 người, có khả năng phản hồi tín hiệu radar rất cao.
Tàu tàng hình, loại tàu mà một số nhà quân sự ngày nay cho là "xương sống của Hải quân" đang được Hải quân các nước chú ý. Trong thời đại mà khoa học kỹ-thuật ngày một tiến-bộ, các thiết bị tối-tân được phát-minh, con tàu thường là mục-tiêu dễ dàng cho các loại vũ-khí nhắm vào. Nếu qua mặt được địch thủ, chắc rằng chiến thắng sẽ nằm trong tầm tay.
Lê Chánh Thiêm
San Jose, 2004
Ghi chú:
(1) Hải quân Mỹ đã có loại tàu mang tên DD, là những Khu-Trục-hạm (Destroyers), gồm có:
- Spuance-Class: 34 chiếc, từ chiếc USS Spurance DD 963 liên tục đến số 997 là chiếc USS Hayler DD 997.
- Arleigh Burke-Class: 34 chiếc, từ chiếc USS Arleigh Burke DDG 51 liên tục đến số 85 là chiếc USS McCampbell DDG 85.
Tài liệu tham khảo:
- Jane's Fighting Ships
- Tài liệu tổng hợp.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 17.02.2019 đến ngày 23.02.2019.
CHÍNH SÁCH LIÊN MINH CỦA MỸ: QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG Lai (Ngô Di Lân)
2. Chuyện vui: Trả đũa.
Vợ nói với chồng:
- Cái bếp điện không thấy nóng, anh xem thế nào sửa giúp em.
Cô vợ chưa nói hết câu ông chồng đã gắt lên:
- Sửa? tôi đâu phải thợ điện!
Nói xong liền lên xe đi làm. Ngày hôm sau cô vợ lại nói:
- Cái bàn nhà mình gãy một chân rồi, anh đóng lại giúp em đi.
Ông chồng lại gắt lên:
- Đóng bàn? Tôi đâu phải thợ mộc!
Nói xong liền lên xe đi làm. Chiều về, anh chồng thấy vợ đang nấu ăn bằng bếp điện, nhìn sang thấy cái bàn đã có đủ chân. Ngạc nhiên lắm anh ta bèn hỏi:
- Ai sửa mấy thứ đó vậy?
Chị vợ trả lời rằng đã nhờ ông hàng xóm sửa giùm. Anh chồng hỏi tiếp:
- Thế lão đòi bao nhiêu?
- Ông ấy nói hoặc vá cho ông ta cái áo sơ mi, hoặc cho ông ấy "làm" một cái.
- Thế cô nhận vá cái áo sơ mi cho lão ta chứ?
- Anh điên à? Tôi đâu phải thợ may?
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 10.02.2019 đến ngày 16.02.2019.
SỐNG SAO VỚI “TIN VỊT”? (Y Chan)
2. Kiến thức phổ thông: Đánh giáp lá cà” là gì?
Nhóm chữ này ai cũng hiểu là đánh nhau mặt đối mặt, hai bên giáp sát vào nhau. Từ điển Việt Nam của hội Khai trí tiến đức giải nghĩa giáp lá cà: “nơi quân hai bên xông vào đâm chém nhau”. Từ giáp này hiện nay vẫn dùng: Hai nhà ở giáp nhau. Hai người giáp mặt nhau. Nhưng lá cà là gì? Có người giải thích: Ngày Xưa, trong chiếc áo của ta có dùng nhiều từ lá. Lá sen là bộ phận đệm phía trong vai áo để mặc được bền. Miếng vải này hình giống lá sen. Lá xoài là một miếng vải đệm bông, lòng vào cổ và tỏa ra hai vai. Phu khiêng kiệu, khiêng cáng thường phải có lá xoài để đỡ đau vai và đỡ rách áo. Lá cà là một bộ phận trong áo võ quan. Loại này có hồng tâm bằng đồng để che ngực và một mảnh lá cà để che bụng và hạ bộ. Mảnh này giống hình chiếc lá cà. Trong quần áo hát hội, các nghệ nhân gọi nó là lá cà. Đánh giáp lá cà là mặt đối mặt, các lá cà của hai tướng sát vào nhau.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 03.02.2019 đến ngày 09.02.2019.
HUAWEI VÀ TRUNG CỘNG, ĐỐI MẶT VỚI CÁO BUỘC CỦA MỸ, CÓ ÍT CƠ HỘI ĐỂ TRẢ ĐŨA
2. Kiến thức phổ thông: Máy phát giác tiền giả hoạt động như thế nào?
Rất nhiều kỹ thuật khoa học được áp dụng để chế tạo máy phát giác ra bạc giả. Tuy nhiên, các kỹ thuật được giữ rất bí mật, bởi nếu lộ ra, những kẻ làm tiền giả sẽ tìm cách làm máy bị tê liệt. Tựu trung có hai cách thường dùng để phát giác ra tiền giả là cảm ứng từ và cảm ứng quang học.
Mực dùng để in tiền giấy có một số đặc điểm từ tính nhất định, vì thế chúng có thể được cảm nhận bằng đầu từ trong máy đổi tiền. Một máy tính có thể nhận ra dấu xác nhận điện tử của những dấu vết cụ thể trên tờ tiền và sẽ chấp nhận hoặc từ chối tờ tiền đó.
Trong cảm ứng quang học, ánh sáng được truyền qua hay bị phản hồi trở lại từ một tờ tiền. Một số loại mực hấp thụ ánh sáng và một số loại khác thì phản hồi. Máy tính có thể phân tích các khuôn mẫu này và quyết định xem có thể chấp nhận tờ tiền được không.
Trong cả hai trường hợp, việc quét chỉ diễn ra trong khoảng 1 giây.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 27.01.2019 đến ngày 02.02.2019.
HÃY QUÊN CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI ĐI! TRUNG CỘNG ĐANG THỰC SỰ KHỦNG HOẢNG
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 20.01.2019 đến ngày 26.01.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
Những “sát thủ” của máy móc
1. Jaqueline Priestman (Manchester, Anh) thường xuyên gặp rắc rối với các thiết bị điện, đặc biệt là với máy hút bụi. Chúng không chịu làm việc khi bà đụng tay vào: chỉ vài giây sau khi bật công tắc là máy lại im re. Jaqueline mang trả chiếc máy đến cửa hàng để đổi cái mới, nhưng mọi chuyện vẫn lặp lại như cũ.
Chỉ trong vòng vài năm qua, bà đã làm hỏng cả thảy 29 chiếc máy hút bụi. Trước sự việc này, công ty sản xuất đã cử kỹ sư của mình tới chứng kiến điều gì xảy ra. Jaqueline bật chiếc máy ngay trước mắt viên kỹ sư và mọi việc diễn ra đúng như dự báo. Sau khi tháo máy, viên kỹ sư hết sức ngạc nhiên: "Tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Có một điều kỳ quái nào đó xảy ra đã làm hư hỏng hết mọi thứ bên trong". Dần dần đến lượt 5 chiếc bàn là điện và hai máy giặt khác cũng "khước từ phục vụ".
2. Chuyện xảy ra với một phụ nữ Anh khác, bà Pauline Show, còn tồi tệ hơn. Chỉ trong vài năm qua, bà đã "tiêu diệt" tổng cộng 18 lò làm bánh mỳ, 25 bàn ủi, 10 máy giặt, 12 tivi, 12 radio. Đó là chưa kể đến một lượng rất lớn các bóng đèn thi nhau đứt dây tóc khi bà có mặt ở nhà.
3 Cựu tổng thống Mỹ L. Johnson cũng có "biệt tài" làm hư hỏng các thiết bị điện. Những ai từng làm việc với ông đều nhận thấy cứ mỗi khi tổng thống bước vào phòng, ngay lập tức sẽ có vài bóng đèn tự động "loại khỏi vòng chiến đấu". Riêng ông Johnson cũng biết về khả năng kỳ quái của mình, nhưng không thể làm gì để khắc phục.
|
|
4. Một nhân vật nổi tiếng khác cũng được liệt kê trong danh sách này là nhà bác học Volfgang Pauli, người đề xướng ra nguyên tắc "về sự không xác định", một trong những định đề cơ sở của vật lý hiện đại. Mỗi khi ông xuất hiện tại ngưỡng cửa phòng thí nghiệm, ngay lập tức sẽ có một thiết bị nào đó bị trục trặc. Điều này xảy ra thường xuyên đến nỗi các nhân viên gọi đùa là "tác động Pauli".
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 13.01.2019 đến ngày 19.01.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 06.01.2019 đến ngày 12.01.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 30.12.2018 đến ngày 05.01.2019.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
Xem trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính, www.nuiansongtra.com