Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 28, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
MỸ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ TIẾN LÊN TẠI BIỂN ĐÔNG?
Webmaster
Các bài liên quan:
    VAI TRÒ NGÀY CÀNG TĂNG CỦA LIÊN ÂU Ở BIỂN ĐÔNG
    MỸ “RA TAY KHÔNG THƯƠNG TIẾC” NẾU TRUNG CỘNG KHAI CHIẾN BIỂN ĐÔNG (Lê Việt Dũng)
    CÓ PHẢI TRUNG CỘNG ĐANG THỬ THÁCH HOA KỲ?
    THƯƠNG CHIẾN MỸ - HOA VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG (Nguyễn Quang Dy).

 

Đề tài liên hệ:

TRUNG CỘNG – HOA KỲ: MỘT CUỘC CHIẾN CÔNG NGHỆ KHÔNG CHÚT NƯƠNG TAY (Minh Anh) 

TẠI SAO MỘT CUỘC CHIẾN TRANH MỸ - HOA CÓ THỂ LEO THANG NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT? 

 

(How the U.S. Can Step Up in the South China Sea?)

By Gregory Poling and Bonnie S. Glaser

Trần Quang dịch

Foreign Affairs

Jan 16-2019

 

Một liên minh hiệu quả ở Biển Đông sẽ là thứ giúp bảo vệ các quyền lợi mà các nước Đông Nam Á được hưởng trong vùng biển của chính họ, đồng thời khiến Bắc Kinh phải đưa ra những nhượng bộ dài hạn hoặc phải trả một cái giá cắt cổ về ngoại giao và kinh tế. Nhưng để làm được điều đó, Washington cần đưa chính sự sáng tạo và tham vọng mà họ đã thể hiện ở biển Hoa Đông đến Biển Đông.

 

 

HKMH USS Ronald Reagan và HKMH trực thăng JS Hyuga của Lực lượng

Phòng vệ Biển Nhật Bản đi dàn đội hình cùng 16 tàu chiến khác

trong tập trận Keen Sword tại Biển Philippines, tháng 11/2018.

Photo: Kalia V. Peters / U.S. Navy via REUTERS.

 

Cách thức đúng đắn để đẩy lùi Bắc Kinh

 

Trong thời gian hai năm tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lớn tiếng coi thường hầu hết mọi hình thức của chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, khi đề cập đến hai vấn đề hàng hải cấp bách ở Đông Á, chính quyền của ông đã nhận thấy giá trị của bằng hữu. Trước tiên là vấn đề ngăn chặn các hoạt động vận chuyển trái phép nhiên liệu sang các tàu chở dầu của Triều Tiên ở biển Hoa Đông, một chiến thuật được Bình Nhưỡng sử dụng để né tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên hợp quốc. Để ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép này, Mỹ và Nhật Bản đã tập hợp một liên minh các nước nhằm nhận diện và tố giác các tàu có dính líu tới hoạt động vận chuyển trái phép giữa các tàu này.

 

Tiếp đó đến Biển Đông, nơi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường quân sự và gia tăng các tuyên bố hàng hải công khai phản đối luật pháp quốc tế. Hải quân các nước trong và ngoài khu vực đã phản ứng trước thái độ hung hăng của Trung Quốc bằng cách tiến hành thêm nhiều hoạt động, trong đó có các cuộc tập trận, thu thập tin tức tình báo và di chuyển qua các vùng biển tranh chấp, nhằm mục đích duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không, một diễn biến được các quan chức Mỹ tán thưởng.

 

Không may là vai trò lãnh đạo của Mỹ chỉ được thể hiện rõ ở một trong những vấn đề hàng hải này. Washington là động lực thúc đẩy đằng sau nỗ lực đa phương nhằm ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép của Triều Tiên. Nhưng nước này lại hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều trong việc phối hợp với các nước có cùng tư tưởng nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Việc đẩy lùi chủ nghĩa xét lại của TC sẽ đòi hỏi phải có một nỗ lực quốc tế chủ yếu do Washington định hình. Khi thiết kế cách thức tốt nhất để làm việc này, Washington có thể trích dẫn một trang từ sách lược của riêng họ ở biển Hoa Đông.

 

Một liên minh thành công

 

Tháng 10/2017, Mỹ bắt đầu các chuyến bay do thám trên biển Hoa Đông nhằm giám sát và làm gián đoạn hoạt động của các tàu bị nghi là vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Đầu năm 2018, Chính quyền Trump quyết định mở rộng nỗ lực đó bằng cách lôi kéo thêm các nước vào việc theo dõi các tàu được cho là đang vận chuyển hàng cấm. Tháng 2/2018, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin rằng Mỹ và Nhật Bản đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế để thành lập liên minh này. Được biết các bên được mời bao gồm Ucs, Pháp, Singapore, Hàn Quốc và Anh.

 

Kể từ tháng 5/2018, Úc, Canada, New Zealand và Anh đã bố trí các máy bay do thám tại Căn cứ không quân Kadena của quân đội Mỹ tại Okinawa để tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trên biển Hoa Đông và biển Nhật Bản. Một tàu chiến của Anh cũng đã được triển khai tới Nhật Bản để trợ giúp nỗ lực này. Máy bay do thám thu thập thông tin về các con tàu bị nghi là vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Những máy bay này chụp ảnh số hiệu của các con tàu tham gia vận chuyển dầu trái phép giữa các tàu và báo cáo lên Liên hợp quốc để giúp buộc các bên đó phải giải trình bằng việc ghi vào danh sách đen các con tàu và công ty có dính líu và gây sức ép buộc các nước thành viên, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, phải thẳng tay trừng phạt các đối tượng vi phạm.

 

Liên minh này đã mở rộng vào tháng 9/2018 với việc thành lập Trung tâm điều phối thực thi trên tàu USS Blue Ridge. Con tàu này là nơi làm việc của hơn 50 nhân viên đến từ Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Anh. Ngoài các mục đích khác, nghe nói trung tâm điều phối này được thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thông tin liên lạc thông qua các đài chỉ huy giữa các tàu thuộc liên minh và các tàu vận chuyển trái phép bị tình nghi. Tháng 11/2018, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Đô đốc Phil Davidson cho biết Washington đã dành riêng hai tàu cho các hoạt động tuần tra này và tăng cường 50% các chuyến bay do thám của họ.

 

Cho đến nay, những nỗ lực của liên minh này đã mang lại các kết quả lẫn lộn. Trong cuộc phỏng vấn với đài NBC vào tháng 12/2018, một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay kể từ tháng 10/2017, các tàu vận chuyển trái phép đã 30 lần từ bỏ các chuyến vận chuyển giữa các tàu khi bị các đội tuần tra theo dõi. Không may, nhóm này cũng có thể được lập luận là đã trở thành nạn nhân của thành công của chính họ. Một báo cáo của Liên hợp quốc từ tháng 8/2018 cho thấy hoạt động vận chuyển trái phép đã chuyển từ biển Hoa Đông và biển Nhật Bản sang các vùng biển thuộc các nước xung quanh như Trung Quốc nhằm tránh bị phát hiện. Kết quả là, hoạt động vận chuyển giữa các tàu đang gia tăng.

 

Hiệu quả của liên minh này trong việc ngăn chặn những hành động vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trong dài hạn vẫn cần phải xem xét, nhưng không thể phủ nhận rằng nỗ lực đa phương đầy tham vọng này đã thành công trong việc gây áp lực đối với các đối tượng vi phạm các lệnh trừng phạt và các nước thành viên Liên hợp quốc đã và đang nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động của họ.

 

Đối phó với Bắc Kinh

 

Nếu mục đích của liên minh thẳng tay đàn áp hoạt động vận chuyển trái phép ở biển Hoa Đông phần lớn do Washington dàn dựng, thì sự tham gia ngày càng tăng của các bên thứ ba vào các hoạt động ở Biển Đông nhằm đối phó với Bắc Kinh có tính tổ chức hơn. Trong vài năm qua, Mỹ đã âm thầm thúc giục các nước có cùng tư tưởng gia tăng sự hiện diện của họ ở Biển Đông nhằm giúp khẳng định quyền tự do hàng hải của họ bất chấp các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức của Trung Quốc. Nhưng Washington vẫn chưa tìm cách xây dựng một liên minh chính thức phục vụ những mục đích đó, khiến các nước khác phải khẳng định quyền lợi của họ một cách riêng rẽ.

 

Sự thúc giục của Mỹ có thể đã đóng một vai trò nào đó trong các hoạt động quân sự được tăng cường của các nước khác ở Biển Đông trong năm 2019. Nhưng việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo của họ ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là việc nước này triển khai các tên lửa hành trình đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm đến những đảo này vào tháng 5/2018, có khả năng đóng một vai trò lớn hơn nhiều. Những diễn biến này làm gia tăng lo ngại rằng Bắc Kinh đang thắt chặt sự kiểm soát của họ đối với hải phận và không phận trên Biển Đông, điều có thể làm xói mòn các nguyên tắc pháp lý then chốt làm nền tảng cho trật tự hàng hải toàn cầu, ngăn chặn các đối tác Đông Nam Á tiếp cận các quyền lợi và nguồn lực của họ, và cuối cùng là gây bất ổn và xung đột tiềm tàng trong khu vực. Điều này đến lượt nó thúc đẩy các nước khác khẳng định quyền lợi của riêng họ và gửi đi một thông điệp rằng Mỹ không phải là nước duy nhất quan tâm đến việc duy trì quyền tự do hàng hải.

 

Năm 2018, Úc tăng tần suất các cuộc tuần tra đã có từ lâu của họ ở Biển Đông. Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Úc Phó Đô đốc Michael Noonan đã phát biểu trước khán giả tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế hôm 28/11/2018 rằng lực lượng hải quân “thường xuyên cho tàu đi qua quần đảo Trường Sa và eo biển Đài Loan”. Ông cũng cho hay mặc dù việc cho tàu hoạt động trong phạm vi 12 hải lý tính từ các cấu trúc địa hình tranh chấp ở Biển Đông, như Mỹ thường xuyên làm thông qua các hoạt động tự do hàng hải, không phải là chính sách của Úc, nhưng họ ủng hộ quyền làm vậy của các nước khác.

 

Mỹ thực hiện các hoạt động tự do hàng hải trên toàn thế giới nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức hoặc khẳng định việc nước này không tuân theo những hạn chế mà các nước khác đặt ra đối với các quyền lợi trên biển được quốc tế đảm bảo. Các tàu của Mỹ tiến hành một loạt hoạt động như vậy ở Biển Đông, bao gồm cả những hoạt động trong phạm vi 12 hải lý tính từ các cấu trúc địa hình bị chiếm đóng. Trong một số trường hợp, các hoạt động này nhằm khẳng định rằng Mỹ không công nhận sự tồn tại của một lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo nằm dưới mực nước biển khi thủy triều dâng; trong các trường hợp khác, những hoạt động này thách thức đòi hỏi của Bắc Kinh về việc phải có thông báo trước khi tàu chiến nước ngoài có thể đi qua lãnh hải này.

 

Tháng 6/2018, một nhóm đặc nhiệm trên biển của Pháp đã phối hợp với trực thăng và tàu của Anh đi qua Biển Đông. Họ không đi vào lãnh hải 12 hải lý xung quanh các cấu trúc địa hình tranh chấp hay nhắm mục tiêu vào bất cứ tuyên bố chủ quyền cụ thể nào của Trung Quốc, nhưng cũng như các hoạt động tuần tra của Úc, sự hiện diện của họ nhằm gửi đi một thông điệp. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tiết lộ tại Đối thoại Shangri-La năm 2018 rằng các nhà quan sát Đức cũng có mặt trên một trong những con tàu này. Hai tháng sau đó, Anh đã tiến một bước xa hơn khi tàu HMS Albion đi qua quần đảo Hoàng Sa nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các đường cơ sở thẳng xung quanh các cấu trúc địa hình đó. Bằng việc vạch ra các đường cơ sở thẳng vi phạm các nguyên tắc pháp lý quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố rằng vùng biển bên trong các đường cơ sở thẳng đó là khu vực nội thủy của họ và là vùng cấm đối với tàu thuyền nước ngoài. Chuyến đi của tàu HMS Albion, vốn thách thức tuyên bố đó, là bằng chứng cho thấy lần đầu tiên hải quân của một nước không phải là Mỹ công khai tham gia một hoạt động tự do hàng hải rõ ràng.

 

Ngày 31/8/2018, ngày con tàu HMS Albion thực hiện chuyến đi này, Hải quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã tham gia một cuộc tập trận huấn luyện song phương ở Biển Đông. Sau đó vào tháng 9/2018, Nhật Bản đã cử một tàu ngầm cùng 3 tàu khu trục của họ tham gia một cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Điều này đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản công khai thừa nhận một cuộc tập trận của tàu ngầm ở vùng biển này.

 

Sự gia tăng trong hoạt động hải quân này cho thấy mối quan ngại về các nỗ lực của Trung Quốc nhằm viết lại các quy tắc trong thông lệ quốc tế ở Biển Đông đang lan rộng. Không một nước nào khác có thứ gì tương đương với Chương trình tự do hàng hải của Mỹ, nhưng tất cả các lực lượng hải quân nước ngoài hoạt động ở Biển Đông đều đang khẳng định quyền tự do hàng hải thông qua những cuộc tập trận như vậy, ngay dù đó không phải là mục đích duy nhất của họ. Xét cho cùng, Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động quân sự nước ngoài nào mà không có thông báo ở vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền, và các lực lượng Trung Quốc thường xuyên đưa ra các cảnh báo buộc các tàu và máy bay quân sự nước ngoài phải rời khỏi các “vùng cảnh báo quân sự” không được định rõ hoặc ngừng “đe dọa an ninh” các cơ sở của Trung Quốc chỉ bằng việc quá cảnh ở không phận quốc tế và các vùng biển lân cận.

 

Đã đến lúc lãnh đạo

 

Sự xuất hiện của thái độ sốt sắng mới có này trên phạm vi quốc tế trong việc khẳng định quyền lợi ở Biển Đông mang lại cơ hội thể hiện vai trò lãnh đạo, nhưng là một cơ hội mà Mỹ vẫn chưa nắm bắt. Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đe dọa một loạt rộng rãi các quyền tự do trên biển, chứ không chỉ là quyền tự do hàng hải của tàu quân sự nước ngoài. Trong đó có đặc quyền của các nước ven biển ở Đông Nam Á trong việc đánh bắt cá, khai thác các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa, và thực hiện hoạt động thực thi pháp luật và các quyền tài phán khác trong vùng biển của riêng họ. Các hoạt động tự do hàng hải, cho dù được một liên minh gồm nhiều nước khác nhau thực hiện, cũng không đủ để bảo vệ luật pháp quốc tế và đẩy lùi chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc.

 

Để bắt đầu làm vậy, Mỹ nên thực hiện vai trò lãnh đạo đa phương giống như họ đã làm ở biển Hoa Đông và tính đến các bên có cùng tư tưởng như Úc, Pháp, Nhật Bản và Anh trong các cuộc tập trận chung và các hoạt động xây dựng liên minh khác với các đối tác Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Điều này sẽ gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng những nước này, giống như Mỹ, quan tâm đến việc bảo vệ không chỉ quyền tự do hàng hải của chính họ mà cả quyền lợi của các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Sự hợp tác như vậy cuối cùng có thể dẫn tới việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm phối hợp có căn cứ đặt tại một trong những nước Đông Nam Á nhằm giúp ngăn chặn hơn nữa hành động hay các tuyên bố chủ quyền mới của Trung Quốc ở Biển Đông.

 

Về ngoại giao, Mỹ nên thuyết phục những nước này và các nước khác như Canada và các đối tác châu Âu đưa vấn đề Biển Đông trở lại vị trí hàng đầu trong nghị trình quốc tế. Một điểm khởi đầu tốt đẹp là tính đến giọng điệu mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông trong tuyên bố thường niên của các nhà lãnh đạo nhóm G-7 vượt ra ngoài việc bày tỏ đơn thuần mối quan ngại về quyền tự do hàng hải và sự ủng hộ đối với các tiến trình ngoại giao vốn là một phần trong Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao nhóm G-7 hồi tháng 4/2018. Giọng điệu này nên làm rõ rằng các nước G-7 cam kết ủng hộ tất cả các hoạt động hợp pháp trên biển, trong đó có hoạt động thực hiện quyền của các nước Đông Nam Á đối với các nguồn tài nguyên trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của họ. Một nỗ lực ngoại giao có phối hợp trên phạm vi quốc tế sẽ nâng cao nhận thức về sự o ép của Trung Quốc ở Biển Đông và khiến cho việc liên tục vi phạm quy tắc trở nên tốn kém hơn bằng việc làm xói mòn hình ảnh của Bắc Kinh với tư cách một nhà lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm và là đối tác hấp dẫn đối với các nước khác.

 

Một liên minh hiệu quả ở Biển Đông sẽ là thứ giúp bảo vệ các quyền lợi mà các nước Đông Nam Á nên được hưởng trong vùng biển của chính họ, đồng thời khiến Bắc Kinh phải đưa ra những nhượng bộ dài hạn với các nước láng giềng của họ hoặc phải trả một cái giá cắt cổ về ngoại giao và kinh tế. Nhưng để làm được điều đó, Washington cần đưa chính sự sáng tạo và tham vọng mà họ đã thể hiện ở biển Hoa Đông đến Biển Đông.

 

Gregory Poling and Bonnie S. Glaser

Trần Quang dịch.

 

Gregory Poling là Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, nhà nghiên cứu Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Mỹ.

Bonnie S. Glaser là Cố vấn Cao cấp Chương trình Châu Á, Giám đốc Dự án Sức mạnh TC của CSIS.

 

How the U.S. Can Step Up in the South China Sea?

By Gregory Poling and Bonnie S. Glaser

Foreign Affairs

Jan 16-2019

 

The Right Way to Push Back Against Beijing

 

 

The aircraft carrier USS Ronald Reagan and the Japan Maritime Self-Defense

Force helicopter destroyer JS Hyuga sail in formation with 16 other ships

during Keen Sword in the Philippine Sea, November 2018.

KALIA V. PETERS / U.S. NAVY VIA REUTERS

 

Over the course of his two years in office, U.S. President Donald Trump has been vocal in his disdain for most forms of multilateralism. Yet when it comes to two pressing maritime issues in East Asia, his administration sees the value of friends. First is the problem of stopping illegal transfers of fuel to North Korean tankers in the East China Sea, a tactic that Pyongyang uses to skirt U.S. and UN sanctions. To crack down on the smuggling, the United States and Japan have brought together a coalition of states to identify and report vessels engaged in these illicit ship-to-ship transfers.

 

Then there is the South China Sea, where Beijing continues its military buildup and has doubled down on maritime claims that fly in the face of international law. Navies from within and outside the region have responded to China’s aggressive posturing by undertaking more operations, including exercises, intelligence gathering, and passages through contested waters, aimed at maintaining freedom of navigation in the air and at sea, a development U.S. officials have lauded.

 

Unfortunately, U.S. leadership has been evident on only one of these maritime issues. Washington has been the driving force behind the multilateral effort to crack down on North Korean smuggling. But it has been much less effective in coordinating with like-minded states to defend freedom of navigation in the South China Sea. Pushing back against Chinese revisionism will require an international effort that Washington is in a prime position to shape. In devising how best to do so, Washington could take a page from its own playbook in the East China Sea.

 

A SUCCESSFUL COALITION

 

In October 2017, the United States began surveillance flights over the East China Sea to monitor and disrupt the activities of ships suspected of violating sanctions on North Korea. At the start of 2018, the Trump administration decided to expand that effort by enlisting more countries to track vessels believed to be carrying prohibited cargo. In February 2018, the Asahi Shimbun, a Japanese newspaper, reported that the United States and Japan planned to organize an international meeting to form this coalition. The invitees reportedly included Australia, France, Singapore, South Korea, and the United Kingdom. 

 

Since May, Australia, Canada, New Zealand, and the United Kingdom have based surveillance planes at the U.S. military’s Kadena Air Base in Okinawa to conduct regular patrols over the East China Sea and Sea of Japan. A British warship was also deployed to Japan to assist the effort. The surveillance aircraft collect information on vessels suspected of violating sanctions against North Korea. They photograph the hull numbers of boats engaging in illegal ship-to-ship oil transfers and report them to the United Nations to help bring those parties to account by blacklisting the vessels and companies involved and pressuring member states, especially China and Russia, to crack down on violators.

 

The coalition expanded in September with the establishment of an Enforcement Coordination Center aboard the USS Blue Ridge. The ship hosts more than 50 personnel from Australia, Canada, France, Japan, New Zealand, South Korea, and the United Kingdom. Among other purposes, the coordination center was reportedly established to facilitate bridge-to-bridge communications between coalition ships and suspected smuggling vessels. In November, Admiral Phil Davidson, the U.S. command chief for the Indo-Pacific region, said that Washington had dedicated two ships to these patrols and increased its surveillance flights by 50 percent.

 

The coalition’s efforts have so far had mixed results. In December, a U.S. defense official told NBC that on 30 occasions since October 2017, smugglers have abandoned ship-to-ship transfers upon being observed by patrols. Unfortunately, the group has also arguably become a victim of its own success. A UN report from August suggests that smuggling has moved out of the East China Sea and Sea of Japan into the territorial waters of surrounding countries such as China to avoid detection. Ship-to-ship transfers are increasing as a result.

 

How effective the coalition will be in halting North Korean sanctions violations over the long term remains to be seen, but the ambitious multilateral effort has undeniably succeeded in turning up the pressure on sanctions violators and UN member states that have been turning a blind eye to their activities.

 

COUNTERING BEIJING

 

If the coalition to crack down on smuggling in the East China Sea was largely orchestrated by Washington, the growing involvement of third parties in South China Sea operations to counter Beijing has been more organic. For several years, the United States quietly urged like-minded states to increase their presence in the South China Sea to help assert their freedom of navigation despite excessive Chinese maritime claims. But Washington has not yet tried to build a formal coalition in service of those aims, leaving it to other countries to individually assert their rights.

 

U.S. urging might have played some part in the stepped-up military activities by other states in the South China Sea this year. But China’s militarization of its artificial islands in the Spratlys, especially its deployment of surface-to-air and antiship cruise missiles to them in May, likely played a much greater role. These developments have heightened fears that Beijing is tightening its control over the sea and airspace of the South China Sea, which could undermine key legal principles underpinning the global maritime order, prevent Southeast Asian partners from accessing their rights and resources, and eventually cause instability and potential conflict in the region. This in turn has prompted other states to assert their own rights and send a message that the United States is not the only country concerned about maintaining freedom of navigation.

 

In 2018, Australia increased the frequency of its long-standing patrols in the South China Sea. Vice Admiral Michael Noonan, head of the Royal Australian Navy, told an audience at the International Institute for Strategic Studies on November 28 that the navy “regularly sails through [the] Spratlys and Taiwan Strait.” He also said that although it is not Australian policy to sail within 12 nautical miles of disputed features in the South China Sea, as the United States regularly does through freedom of navigation operations, it supports the rights of others to do so.

 

The United States undertakes freedom of navigation operations throughout the world to challenge excessive maritime claims or assert its noncompliance with restrictions other countries place on internationally guaranteed rights at sea. U.S. ships perform a variety of such operations in the South China Sea, including within 12 nautical miles of occupied features. In some cases, these operations are to assert that the United States does not recognize the existence of a 12-nautical-mile territorial sea around artificial islands that were previously underwater at high tide; in others, they challenge Beijing’s demand for prior notification before foreign warships can sail through the territorial sea.

 

In June, a French maritime task group joined up with British helicopters and ships to sail through the South China Sea. They did not enter the 12-nautical-mile territorial waters around disputed features or target any specific Chinese claim, but just as with Australia’s patrols, their presence was meant as a message. French Defense Minister Florence Parly revealed at this year’s Shangri-La Dialogue that German observers were also on board one of the ships. Two months later, the United Kingdom went a step further when the HMS Albion sailed through the Paracel Islands to challenge China’s illegal claim to straight base lines around those features. By drawing base lines in violation of international legal principles, Beijing declared that the sea within those lines is its internal waters and closed to foreign vessels. The Albion’s passage, which challenged that claim, was the first time a navy other than the United States’ publicly engaged in a clear freedom of navigation operation.

 

On August 31, the day of the Albion’s exercise, the U.S. Navy and the Japan Maritime Self-Defense Force participated in a bilateral training exercise in the South China Sea. Then in September, Japan sent a submarine to join three of its destroyers in an antisubmarine warfare drill in the South China Sea. It marked the first time that Japan publicly acknowledged a submarine exercise in those waters.

 

This increase in naval activity shows that concern about China’s attempts to rewrite the rules of customary international law in the South China Sea is spreading. No other state has an equivalent to the U.S. Freedom of Navigation Program, but all foreign navies operating in the South China Sea are asserting freedom of navigation through these exercises, even if that is not their sole purpose. After all, China objects to any foreign military activities without notification in waters it claims, and Chinese forces frequently issue warnings to foreign military vessels and planes to leave ill-defined “military alert zones” or stop “threatening the security” of Chinese facilities merely by transiting in international airspace and nearby waters.

 

THE TIME TO LEAD IS NOW

 

The emergence of this new international willingness to assert rights in the South China Sea presents an opportunity for leadership, but one the United States has not yet seized. Beijing’s claims threaten a wide range of freedoms of the seas, not just the freedom of navigation of foreign military vessels. These include the exclusive rights of Southeast Asian coastal states to fish, exploit seabed resources, and exercise law enforcement and other jurisdictions in their own waters. Freedom of navigation operations, even if undertaken by a diverse coalition of states, are not enough to defend international law and push back against Chinese revisionism.

 

To begin doing that, the United States should exercise the same multilateral leadership it has shown in the East China Sea and include like-minded parties such as Australia, France, Japan, and the United Kingdom in joint exercises and other coalition-building activities with Southeast Asian partners, especially the Philippines and Vietnam. This will send a clear signal that these countries, like the United States, are interested in defending not only their own freedom of navigation but also the rights of the South China Sea claimants. Such cooperation could lead to the eventual establishment of a combined task force based in one of the Southeast Asian states to help deter further Chinese aggression or new claims in the South China Sea.

 

Diplomatically, the United States should enlist these nations and others such as Canada and European partners to put the South China Sea back at the top of the international agenda. A good place to start would be including strong language on the South China Sea in the annual G-7 leaders’ statement that goes beyond the mere expression of concern about freedom of navigation and support for diplomatic processes that were part of the April 2018 G-7 Foreign Ministers’ Communiqué. This language should make clear that the G7 states are committed to upholding all lawful uses of the seas, including Southeast Asian states’ exercise of their rights to the resources within their exclusive economic zones. A concerted international diplomatic effort will raise awareness of Chinese coercion in the South China Sea and make continued rule breaking costlier by undermining Beijing’s image as a responsible global leader and attractive partner to other countries.

 

An effective South China Sea coalition will be one that helps defend the rights Southeast Asian states should enjoy in their own waters, while getting Beijing to make long-term compromises with its neighbors or pay a steep diplomatic and economic price. But for that to work, Washington needs to bring the same creativity and ambition to the South China Sea that it has to the East China Sea.

 

Gregory Poling and Bonnie S. Glaser

Foreign Affairs.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Xem bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh