China Is Testing the United States?
By Seth Cropsey
Tiệp Nguyễn dịch
RealClear Defense
April 02, 2019
Việc Trung Cộng thành công trong tiến trình "Phần Lan hóa" [là quá trình mà theo đó một quốc gia hùng mạnh có tác động mạnh mẽ đến các chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn, trong khi cho phép nó giữ được nền độc lập và hệ thống chính trị của riêng mình] hay đánh bại Nhật Bản và Đài Loan sẽ làm tiêu tan hy vọng của các chính phủ nước ngoài trông cậy vào Washington về mặt an ninh.
Máy bay chiến đấu J-16 của quân đội Trung Cộng.
Vào ngày 30.3, Lực lượng Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng đã đưa 4 máy bay ném bom chiến lược tầm xa, các máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử và 2 hoặc nhiều hơn các máy bay chiến đấu bay trên vùng biển quốc tế thuộc vịnh Miyako, có khoảng cách khoảng 281 km tính từ vịnh tới quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Đây không phải là một sự tình cờ vì 2 ngày trước đó, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản thì Hải quân Trung Cộng đã đưa 2 tàu khu trục loại nhỏ trang bị tên lửa dẫn đường và 1 tàu tiếp vận từ vùng biển Hoa Đông tới khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Eo biển Miyako là một hành lang quan trọng giữa biển Hoa Đông và Thái Bình Dương. Nếu có xung đột, Trung Cộng triển khai tàu chiến vào khu vực trung tâm Thái Bình Dương sẽ phải tìm kiếm đường đi thông qua vịnh Miyako. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đáp trả bằng cách đưa các máy bay chiến đấu tới để ngăn chặn máy bay Trung Cộng.
Vào ngày tiếp theo 31.3, hai máy bay chiến đấu J-11 của Trung Cộng đã vượt qua đường trung tuyến chia eo biển Đài Loan giữa Đài Loan và Trung Hoa Đại Lục. Đài Loan đã đưa máy bay chiến đấu để chặn vi phạm bất ngờ đường biên được cả 2 bên ngầm hiểu từ lâu rằng sẽ không bên nào vượt quá đường trung tuyến này. Lần cuối, Trung Cộng cố ý vi phạm nó là từ 20 năm trước.
Cả Nhật Bản và Đài Loan trong những ngày vừa qua đều không gây ra nguyên nhân gì trong những sự kiện mới trên biển Hoa Đông. Trung Cộng đã gia tăng sự khiêu khích với cả Đài Bắc và Tokyo bằng cách gia tăng tần suất xâm nhập trong những năm vừa qua. Nhật Bản đã phải đưa máy bay chiến đấu để ngăn chặn không quân Trung Cộng vào đầu tháng 3 và tháng 2 năm nay, và mỗi tháng kể từ tháng 6.2018 tại biển Hoa Đông và thường là trên không phận khu vực eo biển Miyako.
Tương tự, Trung Cộng đã gia tăng sự khiêu khích trực tiếp với Đài Loan trong 12 tháng vừa qua bao gồm cả việc đưa hải quân đi vòng quanh Đài Lona, có lần còn đưa tàu sân bay Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan.
Vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng Trung Cộng đang chuẩn bị để bắt đầu những hành vi thù địch chống lại Đài Loan hay Nhật Bản. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa loại bỏ việc sẽ đưa lực lượng "để thống nhất" Đài Loan với đại lục. Và các cuộc tập trận mô phỏng những bước đi của quân đội trong một cuộc xung đột thực thụ là những chiến thuật tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang. Họ mô phỏng một kẻ gây hấn với thông tin quan trọng về năng lực tình báo tiềm năng của đối thủ, kỹ năng chỉ huy và kiểm soát, thời gian đáp trả và sự tinh nhuệ về chiến thuật.
Năm nay là năm thứ 40, Hoa Kỳ ban hành "Luật Quan hệ với Đài Loan", bộ luật yêu cầu Hoa Kỳ phải cung cấp các "điều khoản và sự giúp đỡ" để giúp Đài Loan tự bảo vệ mình. Luật tuyên bố rằng, bất cứ nỗ lực nào để định hình tương lai của Đài Loan mà không bằng các phương tiện hòa bình "sẽ là mối đe dọa tới hòa bình và an ninh của tây Thái Bình Dương và là mối quan ngại nghiêm trọng với Hoa Kỳ". Thực tế này vẫn chưa thay đổi trong 40 năm nay. Họ đã nhấn mạnh nó vì Trung Cộng tiếp tục các chương trình hiện đại hóa quân sự với nguồn tài chính dồi dào cùng với tốc độ nhanh chóng, cùng với việc gia tăng sự gây hấn trong khu vực. Đài Loan nằm ở trung tâm của chuỗi đảo trên đường vòng của miền ven biển phía đông Châu Á. Nếu Trung Cộng có Đài Loan, thì họ sẽ có thể tiếp cận vùng trung tâm Thái Bình Dương bao gồm cả Hawaii mà không ai ngăn cản nổi. Đồng thời, điều này cũng sẽ cho phép Trung Cộng tạo ra mối đe dọa nguy hiểm hơn với các đồng minh nằm trên chuỗi đảo như Philippines và Nhật Bản.
Nhật Bản là đồng minh duy nhất mà Hoa Kỳ phải có trách nhiệm hàng đầu trong việc phòng thủ cho đất nước này. Việc Nhật Bản bại trận hay quy thuận Trung Cộng sẽ kết thúc hơn 1 thế kỷ làm siêu cường trong khu vực Thái Bình Dương của Hoa Kỳ như dòng chảy thương mại, kỹ thuật và trách nhiệm làm đối trọng an ninh với Trung Cộng.
Việc Trung Cộng thành công trong tiến trình "Phần Lan hóa" [là quá trình mà theo đó một quốc gia hùng mạnh có tác động mạnh mẽ đến các chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn, trong khi cho phép nó giữ được nền độc lập và hệ thống chính trị của riêng mình] hay đánh bại Nhật Bản và Đài Loan sẽ làm tiêu tan hy vọng của các chính phủ nước ngoài dựa vào Washington về mặt an ninh.
Tổng thống Donald Trump cần hành động một cách nhanh chóng và kiên quyết để khiến các nhà lãnh đạo Trung Cộng nhận thấy rằng Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác Châu Á chống lại việc leo thang khiêu khích của Trung Cộng tại vùng Đông Á.
Cụ thể, chính quyền của tổng thống Trump cần ngay lập tức kết thúc và ký kết thỏa thuận bán 60 chiếc máy bay chiến đấu F-16V cho Đài Loan. Hoa Kỳ đã hứa nhưng chưa thực hiện việc bán các máy bay chiến đấu hiện đại cho Đài Loan trong 27 năm. Đài Loan cần chúng trong các sự kiện như ngày 31.3 hay trong những năm trước đó. Chúng sẽ không thể đảo ngược được khoảng cách khổng lồ giữa sự phòng thủ của Đài Loan với lực lượng vũ trang và những hành động khiêu khích của Trung Cộng. Nhưng chúng sẽ minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ với việc phòng thủ Đài Loan và nó mang tính cấp thiết kể ngăn chặn Trung Cộng.
Để thể hiện sự ủng hộ với cả Nhật Bản và Đài Loan, Hoa Kỳ nên đưa nhóm tàu tấn công USS Wasp và nhóm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan từ cảng tại Nhật Bản để đi đến eo biển Miyako và tiếp tục hải hành qua eo biển Đài Loan.
Những bằng chứng rõ ràng sẽ có hiệu quả hơn là tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ. Những hành động không chỉ được đề cập ở trên, là cần thiết để ngăn chặn xung đột tại Biển Đông biển Hoa Đông. Cuối cùng, hành vi gây hấn của Trung Cộng trong những ngày qua là để thử xem các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ làm gì. Tổng thống Trump cần thúc đẩy mục tiêu hòa bình bằng câu trả lời kiên quyết.
Seth Cropsey
Tiệp Nguyễn dịch
Tác giả là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Hudson và giám đốc Trung tâm Quyền lực Hải quân Mỹ. Ông từng là sĩ quan hải quân và là quyền thứ trưởng Hải quân trong chính quyền của tổng thống Reagan và George H. W. Bush.
China Is Testing the United States?
By Seth Cropsey
RealClear Defense
April 02, 2019
China is testing the United States. AP Photo/Chiang Ying-ying
On Saturday 30 March, Chinese People’s Liberation Army Air Force dispatched four long-range bombers, electronic jamming and intelligence planes, and two or possibly more fighter aircraft over the international waters of the Miyako Strait, the approximately 175-mile gap between the Japanese islands of Okinawa and Miyako. It cannot be a coincidence that two days earlier the Chinese navy, according to Japan’s Defense Ministry, sent two guided-missile frigates and a logistics ship from the East China Sea into the Central Pacific. The Strait is a critical passage between the East China Sea and the Pacific. If in conflict, China were to deploy warships into the central Pacific they would likely seek to pass through the Miyako Strait. Japan’s Self-Defense Force responded by scrambling fighters to intercept the Chinese aircraft.
On the following day, Sunday 31 March, two Chinese J-11 fighter jets crossed the Median Line that divides the Taiwan Strait between Taiwan and mainland China. Taiwan scrambled fighters to intercept this unusual violation of a long-existing understanding that neither side would cross the Median Line. The last time China deliberately violated this understanding was 20 years ago.
Neither with Japan nor Taiwan are the past few days’ events a new development. China has been increasing its provocations of both states with increasing frequency over the past year. Japan has scrambled fighters to intercept Chinese air force planes earlier in March and February this year in each month since June 2018 in the East China Sea and often over the Miyako Strait.
Similarly, China has increased its provocations directed at Taiwan over the last 12 months including naval circumnavigations of Taiwan, one of which included the aircraft carrier, Liaoning’s passage through the Taiwan Strait.
There is insufficient evidence to conclude that China is preparing to initiate hostilities against either Taiwan or Japan. But China’s rulers have not ruled out force to, as they put it, “reunify” Taiwan with the PRC. And practice drills that simulate military movements in an actual conflict are standard armed force tactics. They provide an aggressor with important information about a potential opponent’s intelligence skills, command and control, response times, and tactical dexterity.
This year is the 40th anniversary of the Taiwan Relations Act, the legislation that requires the U.S. to provide defense “articles and services” to assist Taiwan in defending itself. The act stated that any attempt to dictate Taiwan’s future by other than peaceful means “would be a threat to the peace and security of the Western Pacific and of grave concern to the United States.” Forty years have not changed this fact. They have underlined it as China continues its rapid and well-funded program of military modernization and its growing regional aggression. Taiwan lies at the center of the island chain that follows the curve of Asia’s eastern littoral. China’s seizure of Taiwan would give the PRC uncontested access to the central Pacific including Hawaii and allow it to threaten far more dangerously such other island chain allies as the Philippines and Japan.
Japan is the only ally for whose defense the U.S. is primarily responsible. Its defeat or submission to Chinese will would end the U.S.’s more than a century claim to be a Pacific power as trade flows, technology, and responsibility for security shifted to China.
Chinese success in Finlandizing or defeating Japan and Taiwan would shatter any other foreign government that looked to Washington for security.
President Trump should act resolutely and swiftly to convince China’s rulers that the U.S. supports its Asian allies and partners against escalating Chinese provocations in East Asia.
Specifically, the Trump administration should immediately finalize and sign the deal to sell 60 F-16V fighters to Taiwan. The U.S. has promised but has not delivered on selling advanced fighters to Taiwan for 27 years. Taiwan needs them, as the events of 31 March and the previous year demonstrate. They will not reverse the enormous gap between Taiwan’s defenses and China’s aggressive armaments and provocations. But they will demonstrate the kind of U.S. commitment to Taiwan’s defense that is critical to deterring China.
To show support for both Japan and Taiwan, the U.S. should divert the USS Wasp Strike Group and dispatch the USS Ronald Reagan Carrier Strike Group from its homeport in Japan to transit the Miyako Strait and then continue their transit down through the Taiwan Strait.
Tangible proofs speak much louder than any U.S. government statements. Actions, and not only the ones argued for here, are needed to deter conflict in the South and East China Seas. In the end, China’s aggressive behavior of the past few days is a test to see what American policy-makers will do. President Trump will advance the cause of peace by answering with resolve.
Seth Cropsey.
Seth Cropsey is a Senior Fellow at Hudson Institute and director of Hudson's Center for American Seapower. He served as a naval officer and as Deputy Undersecretary of the Navy in the Reagan and George H. W. Bush administrations.
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Xem bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net