Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 06, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 1).
Webmaster
Các bài liên quan:
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 7)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 6)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 5).
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 4)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 3)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 2)

 

Đề tài liên hệ:

  TẠI SAO CHIẾN TRANH LẠNH HOA – MỸ SẼ KHÔNG XẢY RA? 
    TRUNG CỘNG ĐANG THUA CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH MỚI 
    CHIẾN TRANH LẠNH LẦN II 
    CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 2) 
    CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 1) 
    CHIẾN TRANH LẠNH MỚI: NHƯNG VỚI TRUNG CỘNG CHỨ KHÔNG PHẢI NGA 

 

Giới thiệu: Tài liệu nầy bàn về cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Hoa, được chia làm 8 phần. Dưới đây là phần 1. (Webmaster).

 

Phần 1: Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Hoa

(Part 1: Trade can no longer anchor America’s relationship with China)

The Economist

May 16-2019.

Phan Nguyên dịch

 

 

Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”.

 

Đột nhiên, việc kiếm tiền là chưa đủ. Trong vài năm qua, tranh luận về cách can dự với Trung Quốc sao cho hiệu quả đã nhường chỗ cho những thảo luận về cạnh tranh chiến lược và các mối đe dọa an ninh. Thay vì tìm các thuật ngữ mới hấp dẫn, các học giả lại đang quay lại các so sánh lịch sử. Một số nói về năm 1914, khi đụng độ giữa các tham vọng của Anh và Đức đã khiến mối quan hệ thương mại sâu sắc giữa hai nước bị gạt qua một bên. Các nhà phân tích Trung Quốc bị ám ảnh về “bẫy Thucydides”, thứ được cho là sẽ kích thích cường quốc đang nổi dậy gây chiến chống lại cường quốc đang thống trị, như sử gia Hy Lạp Thucydides đã viết về cuộc chiến giữa thành Sparta và thành Athens.

 

Sự trỗi dậy của Trung Quốc luôn gây ra nhiễu loạn. Trung Quốc là đối thủ chiến lược đáng sợ nhất, đối thủ cạnh tranh kinh tế đáng kể nhất, đồng thời lại là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Đó là một điều mới mẻ. Cú sốc Nhật Bản trong thập niên 1970 và 1980 đã khiến các chính trị gia đòi lập nên các rào cản bảo hộ khi thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Nhật Bản tăng gấp 25 lần trong vòng một thập niên. Nhưng đó là một cuộc chiến chính trị một chiều: Nhật Bản là một đồng minh quân sự phụ thuộc vào Mỹ. Còn đối với Liên Xô, đó là một đối thủ về ý thức hệ nhưng không phải là một đối thủ thương mại: năm 1987, thương mại song phương trị giá chỉ 2 tỷ đô la một năm, tức chưa bằng 0,25% tổng giao dịch thương mại của Mỹ với thế giới. Còn năm 2018, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Quốc đạt 2 tỷ đô la mỗi ngày, tương đương 13% tổng thương mại với toàn thế giới của Mỹ.

 

Các nhà phê bình cho rằng giới chóp bu hai nước nên nhìn thấy trước điều này. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã hy vọng rằng việc gia nhập nền kinh tế toàn cầu sẽ khiến Trung Quốc trở nên giống phương Tây hơn vì một tầng lớp trung lưu đang phát triển sẽ đòi hỏi tự do ngôn luận và chính phủ có trách nhiệm giải trình. Họ đã sai. Khủng hoảng tài chính năm 2008 và những cơn co thắt của chủ nghĩa dân túy phương Tây đã khiến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình, cảm thấy tự tin hơn trong việc chối bỏ các chuẩn mực đó và khẳng định quyền lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản.

 

Cú sốc của Mỹ trở nên tồi tệ hơn nếu xét về thương mại trong lĩnh vực công nghệ vốn làm mờ ranh giới giữa thương mại và an ninh quốc gia. Việc chính quyền Trump phản đối việc cho phép Huawei, một công ty công nghệ Trung Quốc, xây dựng mạng viễn thông 5G cho Mỹ hoặc các đồng minh là một biểu hiện cho chiều hướng tương lai đó. Những cuộc tranh luận như vậy, về cơ bản, là về niềm tin, một “mặt hàng” ít quan trọng hơn nếu Trung Quốc xuất khẩu giày tennis và tivi thay vì những bộ vi mạch có thể giúp điều khiển xe tự lái trên đường và máy bay trên không. Tuy nhiên, các hình thức tự vệ vụng về đã gây hại. Việc định nghĩa các công nghệ nhạy cảm theo tiêu chí quá rộng, và theo lời của Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, một “bức màn sắt kinh tế” có thể sẽ chia rẽ Trung Quốc và Mỹ, làm tắc nghẽn các dòng chảy hàng hóa, vốn, con người và công nghệ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới.

 

 

Tỉ trọng của TC và Mỹ trong tổng thương mại hàng hóa toàn cầu.

Nguồn: The Economist.

 

Sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc đang đặt ra những gánh nặng mới cho toàn cầu hóa, vượt ra ngoài những tranh luận cũ về công ăn việc làm bị Trung Quốc đánh cắp. Việc General Motors bán nhiều xe hơi ở Trung Quốc hơn ở Mỹ từng giúp cả hai nước kiểm soát sự khác biệt về ý thức hệ. Nhưng ngày nay, chuỗi cung ứng, vốn đưa các thiết bị bán dẫn từ Trung Quốc vào các thiết bị ở Mỹ, đang thực sự khiến rủi ro chính trị tăng cao hơn.

 

Các loại vũ khí giá hàng triệu đô la của Mỹ phải dựa vào các vi mạch có nguồn gốc từ nhiều công ty trên toàn cầu. Các cơ sở hạ tầng quan trọng có thể chứa các thành phần nhập từ hàng chục quốc gia, yêu cầu các bản cập nhật phần mềm từ một nhà cung cấp đóng trụ sở ở một lục địa nhất định và gửi các luồng dữ liệu thời gian thực đến một lục địa khác. Vào tháng Tư, một ban cố vấn đã cảnh báo Lầu Năm Góc phải lên kế hoạch cho “các mạng internet thương mại mà ở đó không được tin tưởng vào bất cứ ai”. Số lượng giao dịch kinh doanh ngày càng tăng đòi hỏi một sự gắn bó trọn đời với các nhà cung cấp dịch vụ từ xa. Trong thế giới này, quan hệ thương mại không thể được cách ly khỏi những câu hỏi cứng về việc các quốc gia đó là đối tác, đối thủ hay kẻ thù.

 

Trung Quốc có quyền muốn được phát triển mạnh hơn. Thành công của nước này trong việc giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo là điều đáng ngưỡng mộ. Chính sự gai góc không ngừng trong các phương pháp của Trung Quốc đã biến việc kinh doanh từ một không gian an toàn sang một lĩnh vực đầy tranh chấp. Các công ty phương Tây lo rằng trước khi Trung Quốc thực sự mở cửa, họ sẽ bị đẩy ra ngoài ngay sau khi các công ty Trung Quốc đã học được, mua được hoặc đánh cắp đủ các bí quyết của phương Tây để trở nên tự chủ.

 

Không có gì để mất trừ chuỗi cung ứng của bạn

 

Rất ít người Mỹ có khả năng tiếp cận các lãnh đạo Trung Quốc tốt như ông Paulson, một người ủng hộ sự can dự với Trung Quốc lâu nay. Vì vậy, rất đáng chú ý khi hồi tháng Hai, ông tuyên bố rằng vì Trung Quốc đã chậm chạp trong việc mở cửa nền kinh tế kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, “cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã chuyển từ ủng hộ sang hoài nghi và thậm chí phản đối chính sách của chúng tôi đối với Trung Quốc”. Các ông chủ không muốn một cuộc chiến thuế quan, ông nói, nhưng muốn “một cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn nữa”. Các doanh nghiệp đang đạt được điều đó từ chính quyền Trump.

 

Điều này phần nào được giải thích bởi sự thay đổi ông chủ của Phòng Bầu dục. Tổng thống Barack Obama cũng lên án các gian lận thương mại của Trung Quốc và ép Trung Quốc ngừng ăn cắp bí mật thương mại. Một cách muộn màng, các lãnh đạo Lầu Năm Góc của ông cũng đã ngày một bất an khi Trung Quốc biến các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông thành các tiền đồn quân sự. Nhưng cuối cùng, Obama đã ưu tiên hơn cho việc giải quyết các thách thức toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến các đại dịch hay phổ biến vũ khí hạt nhân, những thứ mà ông cần sự hợp tác của Trung Quốc. Các chính sách cứng rắn đã được thảo luận không hồi kết, rồi sau đó thường bị loại bỏ. Ngược lại, ông Trump tuyên bố rằng việc giải quyết các vấn đề của thế giới không phải là công việc của ông.

 

Nước Mỹ đã trở nên đối đầu hơn với Trung Quốc một phần khác bởi vì các doanh nghiệp đa quốc gia phản đối các rào cản thương mại đã mất đi sức mạnh trong thời đại dân túy. Một vòng kiểm soát xuất khẩu mới trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm và các quy tắc sàng lọc đầu tư chặt chẽ hơn vẫn còn trước mắt. Quá trình đó sẽ không kết thúc chỉ bằng một thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc chiến thương mại của ông Trump.

 

Tổng thống Mỹ vừa là một triệu chứng vừa là một nguyên nhân cho sự thay đổi cách mà Mỹ nghĩ về sự cởi mở của mình với thế giới. Các cử tri đã bầu ra một nhà lãnh đạo với quan điểm “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, người khinh miệt các liên minh, hoài nghi nền pháp quyền và các giá trị phổ quát, đồng thời  tin rằng lợi ích quốc gia luôn phải được đặt lên hàng đầu. Trong bối cảnh các lo ngại về gián điệp, các quy định về cấp thị thực cho sinh viên khoa học và công nghệ Trung Quốc đã được thắt chặt. Các đặc vụ FBI đã chất vấn các học giả đến từ các viện nghiên cứu của nhà nước Trung Quốc về quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc và hủy bỏ thị thực của một số người. Thay vì Trung Quốc trở nên “phương Tây” hơn, Mỹ lại đang trở nên “Trung Quốc” hơn.

 

Trong khi đó, các quan chức ở Bắc Kinh lại coi Mỹ như một cường quốc thua cuộc cay cú, đang tìm cách ghìm Trung Quốc xuống. Họ chế giễu ý tưởng rằng một nước Mỹ giàu có, nhiều đặc quyền đặc lợi thực sự cảm thấy bị đe dọa, thay vào đó họ nhìn thấy ở đó một mưu đồ để đạt được các điều khoản tốt hơn giúp các công ty Mỹ kiếm tiền. Quan điểm này bỏ qua cách mà bao nhiêu người ở Washington đang tin rằng mối đe dọa Trung Quốc là có thật và quan trọng hơn lợi nhuận hay các nguyên tắc của thị trường tự do. Thật vậy, các quan chức đã buộc tội các công ty giữ im lặng khi các gián điệp Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, để họ giữ thể diện và tiếp tục được tiếp cận thị trường Trung Quốc.

 

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Trung Quốc đã nói dối trơ tráo khi hứa với ông Obama vào năm 2015 rằng các chủ thể được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn sẽ ngừng ăn cắp thông tin từ Mỹ để kiếm lợi nhuận. Các quan chức than thở rằng, trong vòng xoáy tin tức điên đảo ở Washington, ít ai để ý đến một bản cáo trạng của Bộ Tư pháp vào tháng 12 năm 2018, trong đó cáo buộc Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc có quan hệ với một chiến dịch lâu dài của nhóm tin tặc Apt10, nhóm đánh cắp bí mật từ các công ty hàng không, vũ trụ , dược phẩm, dầu khí, hàng hải và các công nghệ khác. “Về cơ bản, họ đã có được những viên ngọc quý của hàng trăm, hàng nghìn công ty lớn nhất thế giới”, ông nói.

 

Con lắc có nguy cơ lắc quá xa. Một số người phì cười khi hồi tháng 3 Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ sàng lọc các thỏa thuận đầu tư nước ngoài vào Mỹ để loại bỏ các rủi ro an ninh, đã yêu cầu một công ty internet Trung Quốc bán Grindr, một ứng dụng hẹn hò cho người đồng tính có 3,3 triệu người dùng hàng ngày. Trên thực tế CFIUS có thể có lý do. Một ứng dụng cho người đồng tính có thể là một công cụ tống tiền, và cảnh sát Trung Quốc thường xuyên lấy dữ liệu từ các phương tiện truyền thông xã hội tại Trung Quốc. Tương tự là việc Thượng viện Hoa Kỳ cấm Washington, DC, không được sử dụng tiền ngân sách để mua các toa tàu điện ngầm được sản xuất tại Mỹ bởi một công ty nhà nước Trung Quốc, đề phòng trường hợp các máy quay an ninh trên tàu được sử dụng cho mục đích gián điệp.

 

Mặc dù Trung Quốc thiếu các liên minh chính thức từng khiến Liên Xô trở thành mối đe dọa toàn cầu, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã chi phối các cuộc tranh luận của Lầu Năm Góc về tương lai của chiến tranh. Kể từ những năm 1980, Mỹ đã theo đuổi học thuyết về “hiện diện tiền phương”, có nghĩa là các lực lượng của Mỹ có thể tự tin về việc hoạt động gần với hệ thống phòng thủ của kẻ thù. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc mang lại cho các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc một quyết định khó khăn nhất mà họ từng đối mặt trong nhiều năm qua: tìm ra những cách mới để khiến việc tác chiến ở Tây Thái Bình Dương trở nên khả thi, hay kéo quân lui ra xa và buộc đối thủ (chỉ Trung Quốc) phải chiến đấu cách xa địa bàn nhà.

 

Karl Eikenberry là một chuyên gia Trung Quốc trong quân đội Hoa Kỳ, người đã trở thành một trung tướng rồi sau đó là đại sứ Mỹ tại Afghanistan. Bây giờ đang làm việc tại Đại học Stanford, ông mô tả cách các chỉ huy đang vật lộn với sự kết thúc của thời kỳ Mỹ chiếm ưu thế áp đảo: “Đang có một cuộc tranh luận gay gắt trong các lực lượng vũ trang Mỹ về cách chống lại các nỗ lực tăng tốc của Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) nhằm kiểm soát Biển Đông”.

 

Báo cáo này sẽ xem xét các quan điểm trái ngược nhau nhìn từ Washington và Bắc Kinh về cách thức quản lý các khía cạnh công nghệ, quân sự, kinh tế và chính trị của một cuộc ghanh đua quyền lực vẫn còn mới đến mức hai bên thậm chí chưa thể đồng ý về định nghĩa như thế nào là một mối quan hệ thành công. Hai bên phải tìm ra các quy tắc chung. Tóm tắt về thách thức quân sự của Eikenberry có thể áp dụng được cho toàn bộ mối quan hệ này: “Cần phải có một học thuyết mới”.

 

The Economist

Phan Nguyên dịch

 

China and America

Part 1: Trade can no longer anchor America’s relationship with China

The Economist

May 16-2019.

 

The world should be worried about that, says David Rennie.

 

 

Since china emerged from the wreckage of Maoism 40 years ago, the profit motive has become a pillar of stability in its relations with America. Presidential candidates might accuse China of stealing jobs. Spy scandals could simmer. Then corporate bosses and politicians in Beijing and Washington would decide that all sides were making too much money to let relations sour. This focus on mutual self-interest involved queasy compromises. Soon after troops massacred hundreds, possibly thousands, around Tiananmen Square in June 1989, President George H.W. Bush wrote discreetly to Deng Xiaoping to urge joint efforts to prevent “tragic recent events” from harming relations. The financial crash of 2008 revealed a dangerous co-dependency between America the importer of cheap goods and China the thrifty exporter. New terms tried to capture this symbiosis: “Chimerica”, or “the g2”.

 

Suddenly, however, making money is not enough. In the past couple of years, debate about how to get engagement to work has given way to talk of strategic competition and security threats. Rather than catchy neologisms, scholars are reaching for historical analogies. Some talk of 1914, when clashing British and German ambitions swept aside deep bonds of commerce. China analysts obsess over the “Thucydides trap” that supposedly dooms upstart nations to fighting incumbent powers, as the Greek historian wrote of Sparta and Athens.

 

China’s rise was always going to cause turbulence. The same country is America’s most daunting strategic rival, its biggest economic challenger and a giant trade partner. That is new. The Japan shock of the 1970s and 1980s triggered demands from politicians for protectionist barriers, as America’s trade deficit in goods with Japan rose 25-fold in a decade. But it was a lopsided political fight: Japan was a dependent military ally. As for the Soviet Union, it was an ideological but not a commercial rival: in 1987 bilateral trade was worth $2bn a year, or less than 0.25% of America’s total trade with the world. In 2018 two-way trade between America and China hit $2bn a day, or 13% of America’s world trade.

 

Critics argue that elites should have seen this coming. Western leaders had hoped that joining the global economy would make China more like the West, as a growing middle class demanded free speech and more accountable government. They were wrong. The crash of 2008 and spasms of Western populism emboldened Communist Party leaders, notably President Xi Jinping, to reject those norms and assert the party’s supremacy.

 

America’s shock is made worse by trade in technologies that blur the lines between commerce and national security. The Trump administration’s opposition to letting Huawei, a Chinese technology firm, build 5g telecommunications networks for America or its allies is a taste of that future. Such debates are, at root, about trust, a commodity that mattered less when China exported tennis shoes and televisions rather than microchips that can keep self-driving cars on the road and planes in the air. Yet clumsy forms of self-defence cause harm. Define sensitive technologies too broadly and, in the words of Henry Paulson, a former secretary of the treasury, an “economic iron curtain” may come to divide China and America, choking flows of goods, capital, people and technology, with grave implications for the rest of the world.

 

 

China’s growing tech prowess is putting new strains on globalisation, beyond old arguments about stolen jobs. The fact that General Motors sells more cars in China than in America used to help both countries manage ideological differences. Today’s supply chains, carrying semiconductors from China to devices in America, actually raise the political stakes.

 

Million-dollar American weapons rely on microchips sourced from firms around the globe. Critical infrastructure may contain components from a dozen nations, require software updates from a provider on one continent and send streams of real-time data to another. In April a Pentagon advisory board warned defence chiefs to plan for “zero-trust” commercial internet networks. A growing number of business transactions require a lifetime commitment to distant service-providers. In this world, trade relations cannot be quarantined from hard questions about whether countries are partners, rivals or foes.

 

China has every right to want to grow stronger. Its success in helping hundreds of millions of people to raise themselves from poverty is admirable. It is the relentlessness of its methods that has turned business from a safe space to a field of contention. Western firms worry that before China truly opens up, they will be thrown out—as soon as Chinese firms have learned, bought or stolen enough Western knowhow to become self-reliant.

 

Nothing to lose but your supply chains

 

Few Americans have better access to Chinese leaders than Mr Paulson, a longtime proponent of engagement. So it was noticed when in February he declared that, because China has been slow to open its economy since joining the World Trade Organisation in 2001, “the American business community has turned from advocate to sceptic and even opponent of past us policies toward China”. Bosses do not seek a tariff war, he said, but do want a “more confrontational approach”. Businesses are getting that from the Trump administration.

 

In part, this is explained by the change in occupant of the Oval Office. President Barack Obama also denounced Chinese trade cheating and pressed China to stop stealing commercial secrets. Belatedly, his Pentagon chiefs grew alarmed as China turned disputed reefs in the South China Sea into military outposts. But ultimately Mr Obama put more weight on tackling global challenges, from climate change to pandemics to nuclear proliferation, for which he needed Chinese help. Get-tough policies were endlessly discussed, then often dropped. Mr Trump, by contrast, boasts that solving the world’s problems is not his job.

 

In part, America has become more confrontational because multinational businesses that oppose barriers to trade have lost clout in a populist age. A new round of export controls for sensitive technologies and still-tougher investment-screening rules loom. That process will not end with a truce in Mr Trump’s trade war.

 

The American president is as much a symptom as a cause of a change in the way that America thinks about its openness to the world. Voters elected a might-makes-right leader who scorns alliances, who is cynical about the rule of law and universal values and who believes that national interests always come first. Amid espionage fears, visa rules for Chinese students of science and technology have tightened. fbi agents have quizzed scholars visiting from Chinese state-backed think-tanks about government links, and cancelled the visas of some. Rather than China becoming more Western, America is becoming more Chinese.

 

Meanwhile, officials in Beijing see a sore loser of a superpower, bent on keeping them down. They scoff at the idea that rich, spoiled America really feels threatened, seeing a ploy to extract better terms for American firms to make money. This misses how many people in Washington believe that the China threat is real and matters more than profits or free-market purity. Indeed, officials accuse firms of keeping quiet when Chinese spies steal intellectual property, to preserve face and access to Chinese markets.

 

A senior American official says that China “emphatically” lied when it promised Mr Obama in 2015 that state-backed actors would stop spying on America for commercial gain. The official laments that, in the frenzied Washington news cycle, few noticed a Department of Justice indictment in December 2018 accusing China’s ministry of state security of ties to a long-standing campaign by the apt10 hacking group, stealing secrets from firms in aviation, space, pharmaceuticals, oil and gas, maritime and other technologies. “They basically got the crown jewels of hundreds and hundreds of the world’s biggest companies,” he says.

 

The pendulum risks swinging too far. Some sniggered in March when the Committee on Foreign Investment in the United States (cfius), a government agency that screens foreign deals for security concerns, asked a Chinese internet firm to sell Grindr, a gay dating app with 3.3m daily users. Actually cfius may have a point. A gay app could be a blackmailer’s trove, and Chinese police routinely grab data from social media at home. It is harder to take seriously Senate attempts to ban Washington, dc, from using federal money to buy metro trains made in America by a Chinese state-owned company lest on-board security cameras are used for spying.

 

Although China lacks the formal alliances that made the Soviet Union a global threat, its rise dominates Pentagon debates about the future of war. Since the 1980s America has pursued a “forward presence” doctrine, meaning that its forces were confident about operating close to enemy defences. China’s growing strength confronts Pentagon planners with their hardest decision in years: to find new ways to make combat in the Western Pacific viable, or pull back and force adversaries to fight far from home.

 

Karl Eikenberry was a China expert in the army who became a lieutenant-general, then ambassador to Afghanistan. Now at Stanford University, he describes commanders grappling with the end of overwhelming American superiority: “There is an intense debate within the American armed forces about how to counter the pla’s accelerating efforts to control the South China Sea.”

 

This report will look at clashing views in Washington and Beijing about how to manage the technological, military, economic and political aspects of a great-power contest so new that the two sides do not even agree on what successful relations might look like. Rules must be found. Mr Eikenberry’s summary of the military challenge applies to the whole: “A new doctrine is required.”

 

This article appeared in the Special report section of the print edition under the headline "A new kind of cold war"

 

(Xem tiếp Phần 2, click vào đây)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh