Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 3)
Webmaster
Các bài liên quan:
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 7)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 6)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 5).
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 4)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 2)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 1).

 

Phần 3: Trung Quốc ngày càng khinh miệt Mỹ

Part 3: In Beijing, views of America have become deeply cynical.

Phan Nguyên dịch

The Economist

May 16-2019.

 

 

Nếu nói chuyện đủ lâu với các học giả và quan chức Trung Quốc nghiên cứu về Mỹ, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ nghe họ so sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ với một cuộc hôn nhân tồi. Đó là một sự so sánh cho thấy nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có lợi ích ở các châu lục khác, nhưng Mỹ là một nỗi ám ảnh thường trực. So sánh quan hệ Mỹ – Trung với một cuộc hôn nhân hàm ý sự ngưỡng mộ kéo dài xen lẫn với sự ghen tị và phẫn nộ mà giới tinh hoa Trung Quốc dành cho đối thủ toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời đại Trump, một cảm xúc mới nguy hiểm khác cũng đang ngày càng nổi lên, đó là sự khinh miệt dành cho Hoa Kỳ.

 

Các quan chức cấp cao của Trung Quốc có ít động lực để nói chuyện với người nước ngoài. Nhưng một số cán bộ và học giả từng báo cáo với lãnh đạo chính phủ và đảng cũng đôi khi nói chuyện với người ngoài một cách không chính thức. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thẳng thắn với các đối tác nước ngoài một cách có chọn lọc, đồng thời duy trì quan hệ với các quan chức cấp cao phương Tây đã nghỉ hưu. Có thể nói rằng các tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc thất vọng sâu sắc với một nước Mỹ đã bầu Donald Trump làm tổng thống. Mỹ được gọi là một kẻ thất bại cay cú và kẻ phá hoại nguy hiểm, không chỉ không muốn đóng một vai trò dẫn dắt trên thế giới mà còn nổi điên nếu Trung Quốc trở nên tích cực hơn.

 

Chẳng hạn, theo dòng suy nghĩ này, họ giận giữ khi nghe Mỹ phàn nàn về tham vọng của Trung Quốc thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi Mỹ không còn sẵn sàng đóng một vai trò dẫn dắt trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu, và quá chăm chăm lợi ích tự thân nên không muốn đầu tư vào việc gia tăng kết nối thế giới.

 

Nếu đây là một cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng, câu nói tóm tắt tâm trạng ở Bắc Kinh sẽ là một lời mắng mỏ đầy giận dữ trút vào nước Mỹ: “Tại sao anh luôn nghĩ mọi chuyện đều liên quan tới anh?”. Trung Quốc lập luận rằng họ không tìm cách để vượt qua Mỹ. Nếu Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới thì đó là bởi Trung Quốc rất đông dân và muốn mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đúng, Trung Quốc đã được hưởng 40 năm thành công, nhưng đó là nhờ vào nỗ lực lao động cần cù không ngừng của họ. Tuy nhiên, nhiều vùng ở Trung Quốc vẫn bị bỏ lại phía sau và đang cần được đầu tư phát triển.

 

Đó là lý do cần duy trì tăng trưởng kinh tế và tại sao Trung Quốc lại sợ chiến tranh thương mại với ông Trump. Nhưng đó cũng là một lý do giải thích cho sự phẫn nộ về cái được coi là chính sách ngăn chặn của Mỹ. Các nguồn tin Trung Quốc mô tả một cảm giác ngột ngạt rằng, khi viễn cảnh Trung Quốc trở nên khá giả hơn nằm trong tầm tay, một nước Mỹ đang suy yếu lại đang chất vấn quyền của Trung Quốc trong việc đạt được sự khá giả đó, cho dù bằng cách xây dựng các lực lượng vũ trang hùng mạnh hay phát triển các công nghệ tiên tiến.

 

Họ lập luận rằng giàu là chưa đủ. Các quốc gia còn phải mạnh, về cả quân sự và công nghệ. Sự nhục nhã của Trung Quốc thời phong kiến dưới tay các cường quốc châu Âu nhỏ hơn đã chứng minh cho điều đó. Thông thường, đó là điều khiến các nguồn Trung Quốc mà chúng tôi phỏng vấn dẫn dắt tới vụ Mạnh Vãn Chu, một giám đốc điều hành cấp cao của Huawei và là con gái của người sáng lập công ty viễn thông khổng lồ này, bị bắt giữ ở Canada. Tiếp theo đó sẽ là lập luận cay nghiệt về sức mạnh tương đối của Trung Quốc, Mỹ và Canada. Ít khi họ nói về các chi tiết pháp lý chống lại bà Mạnh, vốn bị bắt theo yêu cầu của các công tố viên Mỹ dựa trên cáo buộc rằng bà Mạnh đã vi phạm các biện pháp trừng phạt chống Iran. Vụ bắt giữ bà Mạnh được coi là một tín hiệu cho thấy nước Mỹ có thể chấp nhận một nước Trung Quốc giàu hơn nhưng không muốn nước này mạnh hơn. Các cuộc biểu tình ủng hộ Trung Quốc đã diễn ra ở Canada và Hồng Kông (ảnh).

 

Các cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh thổ cũng diễn ra theo các lập luận tương tự. Phiên bản lịch sử công khai của chính phủ Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ đối với các rạn san hô và đảo trên Biển Đông. Nhưng khi nói chuyện riêng, các quan chức phản đối việc Mỹ gửi tàu chiến và máy bay đi qua các vùng biển tranh chấp đó, cho rằng Mỹ đang thể hiện sự thiếu tôn trọng và Trung Quốc sẽ không bao giờ dung thứ cho sự can thiệp vào sân sau của mình. Sau 40 năm phát triển kinh tế, đã đến lúc Trung Quốc phải giải quyết những vấn đề bị lơ là lâu nay, họ nói.

 

Các quan chức khác thì lập luận rằng không phải Trung Quốc đã thay đổi hành vi của mình; nước này chỉ đơn thuần trở nên lớn hơn và thành công hơn. Nếu Trung Quốc là kẻ lạm dụng trật tự quốc tế như vậy, họ đặt câu hỏi tại sao Mỹ và châu Âu trước đây lại chưa bao giờ phàn nàn về điều đó? Câu hỏi đó của các quan chức Trung Quốc phần nào không thỏa đáng. Trung Quốc đã nhiều lần hứa hẹn sẽ mở cửa thị trường và đối xử bình đẳng hơn với các công ty nước ngoài. Sau 20 năm thất hứa, sự kiên nhẫn của phương Tây tan biến. Nhưng phần nào đó lập luận của họ cũng có cơ sở.

 

Các doanh nghiệp nước ngoài đã từ lâu đã gửi tới các lãnh đạo Trung Quốc một thông điệp không rõ ràng, theo lời một người Mỹ làm việc tại Bắc Kinh. Trong các cuộc họp với các lãnh đạo chính phủ trung ương, các ông chủ phương Tây thường tập trung nói về những kinh nghiệm tích cực của họ tại Trung Quốc, phần vì thận trọng, phần vì họ thấy ít có lý do để nêu lên các vấn đề do các quan chức địa phương nhiều quyền lực gây nên, họ biết rằng chính quyền trung ương có thể sẽ yêu cầu các quan chức địa phương tự điều tra, giải quyết. Không dám lên tiếng ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ sẽ về nhà phàn nàn với chính phủ của họ, rồi chính phủ Mỹ lại phản ánh với phía Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc sẽ không tin, nghĩ rằng họ đã nghe được sự thật trái ngược từ miệng các doanh nghiệp đang làm ăn ở Trung Quốc.

 

Ông Trump chia rẽ các quan chức và học giả Trung Quốc. Thế hệ lớn tuổi hơn, nhất là những người nằm trong số những người đầu tiên đi du học ở Mỹ, rất đau lòng khi thấy ông Trump nhận được sự ủng hộ của nhiều cử tri. Còn thế hệ các quan chức trung niên thành đạt có xu hướng hả hê hơn. Những ký ức ban đầu của họ về nước Mỹ liên quan đến các thảm họa như cuộc xâm lược Iraq năm 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Họ mỉa mai rằng ông Trump đã chẩn đoán căn bệnh của Mỹ hoàn toàn chính xác. Ý họ là ông Trump đã đúng khi kéo quân từ Trung Đông và châu Á về để tập trung vào việc chỉnh đốn lại quốc gia từ bên trong. Đồng thời, họ nói thêm, chất lượng thấp của các quan chức được bổ nhiệm trong chính quyền Trump cho thấy sự vượt trội của hệ thống độc đảng mà ở đó quan chức được bổ nhiệm dựa trên năng lực của Trung Quốc.

 

Những tiếng nói thẳng thắn nhất thì thừa nhận rằng Trung Quốc đã hiểu sai ông Trump, lúc đầu nghĩ rằng Trump là một doanh nhân New York thực dụng tựa như những người khác mà Trung Quốc đã biết. Trung Quốc cũng đánh giá thấp độ bền bỉ của sự ủng hộ dành cho ông. Việc ông Trump leo thang chiến tranh thương mại đã gây sốc cho các lãnh đạo Trung Quốc, những người đã trấn an các lãnh đạo phương Tây đến thăm vào mùa xuân 2018 rằng các đe dọa của ông Trump chỉ là trò diễn và cả hai bên có quá nhiều thứ để mất nên không thể để cho một cuộc chiến tranh thương mại thực sự bắt đầu.

 

Sau khi ông Trump đe dọa trút “bão lửa và cuồng nộ” lên Triều Tiên vào năm 2017, điều thực sự khiến Trung Quốc lo lắng, chính phủ ở Bắc Kinh thích chính sách Triều Tiên hiện tại của Trump. Cho đến bây giờ, chính sách đó kết hợp giữa sự thờ ơ với các hành vi vi phạm nhân quyền của Triều Tiên với sự sẵn sàng đình chỉ các cuộc tập trận của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, miễn là Triều Tiên tạm dừng các vụ thử hạt nhân hoặc hỏa tiễn đe dọa nước Mỹ. Đó thực chất là chính sách hai bên cùng kiềm chế mà các lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi các chính quyền Mỹ trước đây thực hiện. Các chính quyền đó đã từ chối, coi đó như một sự phản bội các đồng minh an ninh châu Á.

 

Những người tự do yêu Trump

 

Trong suốt năm 2018, các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài đến thăm Bắc Kinh đều ngạc nhiên trước một hiện tượng bất ngờ có thể được gọi là “những người tự do ủng hộ Trump”. Trong số này có các học giả Trung Quốc mang tư tưởng cải cách kín đáo hoan nghênh phong cách hung hăng của ông Trump. Họ coi áp lực bên ngoài là cách tốt nhất để thúc đẩy các thay đổi cần thiết bên trong Trung Quốc, từ việc dỡ bỏ các độc quyền của doanh nghiệp nhà nước đến mở cửa thị trường. Những người theo tư tưởng tự do này hiện thận trong hơn khi Trung Quốc đang cảm thấy bị tấn công, còn ông Trump dường như ít quan tâm đến các cải cách cơ cấu.

 

Các nhà cải cách Trung Quốc không bao giờ thực sự ngưỡng mộ Trump. Đúng hơn là họ chỉ hi vọng rằng vị tổng thống Mỹ sẽ là “kẻ bắt nạt” lớn hơn ông Tập. Mặc dù ông Tập trở nên chuyên chế hơn, nhưng ông Tập cũng bị chỉ trích rất nhiều trong giới tinh hoa Bắc Kinh. Một số người gọi ông ta là một người theo chủ nghĩa nhà nước không hiểu kinh tế. Những người khác đổ lỗi luận điệu hùng hổ của ông Tập về sự trỗi dậy của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới các phản ứng dữ dội ở nước ngoài, và nói rằng ông Tập đã khơi nguồn cho cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Cái khó là không thể biết được những người chỉ trích đó có tác động ít hay nhiều hơn so với các quan chức dòng chính ở Mỹ, những người chê bai chỉ trích Trump trong các bữa tiệc tối ở Washington, DC. Những người khác thì tức giận với ông Tập nhưng cũng không hề thân thiện với phương Tây. Bonnie Glaser, một chuyên gia có nhiều mối quan hệ với Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, gần đây đã nói rằng các lãnh đạo cấp cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang lo sợ, trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập đã đi quá xa.

 

Ông Tập đã nói với các vị khách nước ngoài rằng ông thất vọng với sự trước sau bất nhất của người Mỹ. Theo một bức điện ngoại giao bị rò rỉ, ông Tập đã phàn nàn với các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 7 năm ngoái rằng Mỹ đã quay lưng lại với Tổ chức Thương mại Thế giới ngay khi Trung Quốc vừa tham gia. Ông Tập cũng chỉ ra rằng Tổng thống Obama đã thuyết phục ông tham gia hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, để rồi cuối cùng ông Trump lại rút Mỹ ra.

 

Sự thiếu kiên nhẫn giữa hai cường quốc không có gì mới. Tuy nhiên, vấn đề là niềm tin của Trung Quốc vào tương lai của Mỹ đang hao mòn dần. Các quan chức Trung Quốc thường muốn nhận được sự tôn trọng của Mỹ, hỏi rằng tại sao Mỹ không thể chấp nhận rằng hệ thống chính trị của họ phù hợp với Trung Quốc hơn. Các quan chức Trung Quốc vẫn ghi nhận rằng Mỹ là một quốc gia giàu có và mạnh mẽ hơn, và Trung Quốc không muốn thù địch với Mỹ. Nhưng việc Mỹ có quan điểm tích cực về Trung Quốc hay không giờ ít quan trọng đối với họ.

 

Sẽ rất tồi tệ nếu các tầng lớp cầm quyền của Trung Quốc bắt đầu tin vào cáo buộc mà họ đã cố gắng không tin trong nhiều năm: rằng nước Mỹ đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc. Nếu một nước Mỹ đầy thù hận muốn làm tổn thương Trung Quốc, sẽ khó có lý do để các quan chức Trung Quốc đề xuất các nhượng bộ hoặc thúc giục các cải cách có thể giúp cải thiện quan hệ với Mỹ. Trong địa chính trị cũng như trong hôn nhân, sự khinh miệt là một cảm xúc thường dẫn đến những kết quả tồi tệ.

 

The Economist

Phan Nguyên dịch

 

Part 3: In Beijing, views of America have become deeply cynical.

The Economist

May 16-2019.

 

Many officials are frustrated with Donald Trump

 

 

Spend enough time with Chinese scholars and officials who study America, and comparisons will at some point be drawn between China’s relations with America and a bad marriage. It is a revealing analogy. China has interests in other continents, but America is an obsession. Marriage metaphors capture the lingering admiration mixed with envy and resentment that China’s elite harbours for its global rival. In the Trump era, however, a dangerous new emotion is increasingly surfacing: contempt.

 

Powerful Chinese officials have few incentives to talk to outsiders. But some cadres and scholars known to brief government and party bosses do speak off the record. Leaders are selectively candid with foreign counterparts, and maintain ties to retired Western grandees. It can be said with confidence that China’s ruling classes claim to be deeply frustrated by the America that elected President Donald Trump. It is called a sore loser and a dangerous spoiler, not only unwilling to play a leading role in the world but livid if China becomes more active.

 

According to this line of thought it is, for instance, maddening to hear America complain about China’s ambitions for the Belt and Road Initiative, President Xi Jinping’s globe-spanning infrastructure plan, when America is no longer prepared to play a leading part in setting global standards, and is too self-centred to invest in connecting the world.

 

If this were a marital row, one line that sums up the mood in Beijing would be an angry challenge directed at America: “Why do you always think this is about you?” China did not set out to overtake America, it is argued. If it becomes the world’s largest economy, that is because it has a lot of people and wants to give them better lives. Yes, it has enjoyed a successful 40 years, but only thanks to its people’s ceaseless hard work. Still, many regions have been left behind and are crying out for development.

 

That need to maintain economic growth is a reason for China to fear a trade war with Mr Trump. But it is also a reason for indignation at what is called an American policy of containment. Chinese sources describe a suffocating sense that—just as moderate prosperity comes within reach—a declining America now questions China’s right to achieve that wealth, whether by building strong armed forces or developing advanced technology.

 

For it is not enough to be rich, they argue. Countries must also be strong, militarily and technologically. The humbling of imperial China by smaller European powers proves that. Often that is the cue for such Chinese sources to bring up the arrest in Canada of Meng Wanzhou, a senior executive with Huawei and daughter of the telecommunications giant’s founder. Depressingly, the argument that follows is a cynical one about the relative strengths of China, America and Canada. It is rarely about the details of the legal case against Ms Meng, arrested at the request of American prosecutors, who accuse her of sidestepping sanctions against Iran. Ms Meng’s arrest is seen as a signal that America might tolerate a richer China but does not want it to be strong. Pro-China protests have ensued in Canada and Hong Kong (pictured).

 

Discussions of territorial disputes follow similar lines. The Chinese government’s public version of history asserts its sovereignty over reefs and islands in the South China Sea. But in private, when officials protest about America’s insistence on sending warships and planes through those disputed waters, the complaint is that America is showing disrespect, and would never tolerate such impertinence in its own backyard. After 40 years of growing richer, it is time for China to tackle such long-ignored issues, they say.

 

Other official voices argue that China has not changed its behaviour; it has merely grown larger and more successful. If China is such an abuser of the international order, they ask, why have America and Europe never complained before? In part, Chinese puzzlement is disingenuous. China has repeatedly promised to open markets and grant more equal treatment to foreign companies. After the 20th year of broken promises, patience vanishes. In part, though, those Chinese sources have a point.

 

Foreign businesses have spent years sending Chinese leaders mixed messages, notes a Beijing-based American. In meetings with central-government leaders, Western bosses would talk up their positive experiences, both out of caution and because they saw little point in raising problems caused by powerful provincial and local barons, knowing that the central government might simply ask those barons to investigate themselves. Having stayed mum in China, American businesses would grumble to their own government, which would take their complaints to the Chinese. But the Chinese would not believe them, thinking they had heard the truth from businesses on the ground.

 

Mr Trump divides Chinese officials and scholars. An older generation, notably those who were among the first to study in America, is broken-hearted to find him popular with so many voters. Another generation of high-flying, middle-aged officials is more inclined to gloat. Their formative memories of America involve the disasters of the Iraq invasion of 2003 and the financial crisis of 2008. Mr Trump’s diagnosis of America’s ills is quite correct, they sniff. By that they mean he is right to say America should pull troops back from the Middle East and Asia and instead focus on nation-building at home. At the same time, they add, the low quality of his appointed officials points up the superiority of China’s meritocratic one-party system.

 

The most candid voices admit that China got Mr Trump wrong, at first thinking him a pragmatic New York businessman in the mould of others they have known. China also underestimated the durability of his support. Mr Trump’s escalation of the trade fight shocked Chinese leaders, who assured visiting Western leaders in spring 2018 that his bluster was theatre, and that both sides had too much to lose for a real trade war to start.

 

Following Mr Trump’s threats to rain “fire and fury” on North Korea in 2017, which genuinely alarmed China, the government in Beijing prefers his current policy. For now that combines indifference to North Korea’s human-rights abuses with a willingness to suspend American military exercises in South Korea as long as the north halts tests of bombs or missiles that threaten America. That is essentially the “freeze-for-freeze” policy that Chinese leaders urged on previous American administrations. Those administrations rejected it as a betrayal of Asian security alliances.

 

Liberals who love Trump

 

Throughout 2018 foreign politicians and business leaders visiting Beijing were struck by an unexpected phenomenon which might be termed “Liberals for Trump”. This involved reformist Chinese scholars discreetly welcoming Mr Trump’s pugnacious ways. They saw outside pressure as the best way to force through needed changes, from the dismantling of state-run monopolies to the opening of markets. Those liberals are warier now—China feels under attack and Mr Trump seems less keen on structural reform.

 

Chinese reformers never exactly admired Mr Trump. It is more that they hoped America’s president was a bigger bully than Mr Xi. Despite Mr Xi’s swing back to more authoritarian rule, he has plenty of critics in elite Beijing. Some call him a statist who does not understand economics. Others blame his assertive rhetoric about China’s rise for a backlash abroad, and say he has bungled the American trade war. The puzzle is to know whether such Beijing grumblers matter more or less than the American establishment grandees who deplore Mr Trump at dinner parties in Washington, dc. Others who are angry with Mr Xi are no friends of the West. Bonnie Glaser, a well-connected China specialist at the Centre for Strategic and International Studies, a Washington think-tank, recently reported that the upper ranks of the People’s Liberation Army are gripped by fear, amid a sense that an anti-corruption drive ordered by Mr Xi has gone too far.

 

Mr Xi has told foreign visitors that he is exasperated by American inconstancy. According to a leaked diplomatic memo, Mr Xi complained to eu leaders at a summit last July that America had walked away from the World Trade Organisation just when China had at last managed to join it. He also pointed out that Mr Obama had persuaded him to join the Paris accord on climate change, only for Mr Trump to pull America out.

 

Impatience between the two giants is nothing new. Still, it matters that China’s faith in America’s future is waning. Chinese officials used to want America’s respect, asking why the superpower could not accept that their political system is a good fit for China. Chinese officials still go out of their way to note that America is a much stronger and richer country whose enmity they do not seek. But America’s good opinion of China matters less to them.

 

It would be especially bad if China’s ruling classes began to believe the charge that they have levelled for years: that America is bent on containing China. If a vengeful America wants to hurt China, there are few incentives for Chinese officials to propose imaginative concessions or urge reforms that might repair ties with America. In geopolitics as in marriage, contempt is an emotion that leads to bad outcomes.

 

The Economist.

 

This article appeared in the Special report section of the print edition under the headline "Same bed, different dreams”

 

(Xem tiếp Phần 4click vào đây)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh