Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 6)
Webmaster
Các bài liên quan:
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 7)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 5).
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 4)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 3)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 2)
    BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ - HOA (Phần 1).

 

Phần 6: Tại sao đánh thuế hàng Trung Cộng không hiệu quả?

Part 6: The trouble with putting tariffs on Chinese goods

The Economist

Phan Nguyên dịch

May 16-2019.

 

 

Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên hứa hẹn một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng ông là người đầu tiên tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại mà nghe giống như một cuộc thương lượng lại tiền thuê nhà. “Tôi là một Người đánh thuế”, ông đã tweet vào tháng 12 năm ngoái, khoe rằng nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô la nhờ thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt (ông quên mất thuế nhập khẩu chủ yếu là do người tiêu dùng Mỹ gánh). Ông Trump làm cho thị trường Mỹ nghe giống như một mảnh bất động sản có giá trị mà người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp cận. Hay như ông Trump nói: “Khi người dân hoặc các quốc gia khác đến để lợi dụng sự giàu có của Quốc gia chúng ta, tôi muốn họ phải trả tiền cho đặc quyền đó”.

 

Khi Trung Quốc phát triển, các chính trị gia thường cáo buộc họ “không chơi theo cùng một quy tắc”. Ông Trump thì khác. Ông không quá băn khoăn về các quy tắc. Ông nói rằng ông không đổ lỗi cho việc Trung Quốc đặt lợi ích của mình lên hàng đầu và đánh cắp các công ăn việc làm của người Mỹ. Ông chỉ đổ lỗi cho những người tiền nhiệm đã cho phép hành vi trộm cắp đó xảy ra.

 

Khi giới doanh nghiệp và hoạch định chính sách của Trung Quốc suy ngẫm về cuộc chiến thương mại, không hiếm khi chúng ta nghe ông Trump được họ mô tả là một doanh nhân thực dụng bị kiểm soát bởi một nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế điên cuồng. Trên thực tế, thương mại là một trong số ít các vấn đề chính sách mà ông Trump có niềm tin cố định khi lên nắm quyền, một niềm tin được tạo ra từ những năm 1980 lúc xảy ra căng thẳng thương mại với Nhật Bản và Đức. Ngược lại, các nhân sự nội bộ của ông đã phải mất nhiều thời gian để tranh cãi về chính sách thương mại, đôi khi lọt vào cả tai của các nhà đàm phán Trung Quốc đang sững sờ. Các quan chức ở Trung Quốc hơi bị ám ảnh về cố vấn thương mại chính của ông Trump, Peter Navarro, một học giả hiếu chiến muốn tách rời nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ. Trên thực tế, ảnh hưởng của Navarro khá hạn chế. Sức mạnh chính của ông đến từ việc ông đại diện cho quan điểm về thế giới của các đảng viên Dân chủ tham gia công đoàn, những người có lá phiếu mà ông Trump cần nếu muốn tái đắc cử.

 

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Robert Lighthizer, lớn lên tại một thị trấn đường sắt ở vành đai công nghiệp Đông Bắc và coi việc chiến đấu để bảo vệ các công nhân ngành chế tạo là một mục tiêu cần thiết của chính phủ. Thời trẻ ông từng tham gia đàm phán với Nhật dưới thời chính quyền Reagan. Điều hợp nhất nhóm quan chức kỳ lạ này là một câu chuyện chung: rằng Trung Quốc đã âm mưu và lừa dối để đánh cắp công ăn việc làm của người Mỹ và những công việc đó có thể được kéo về Mỹ bằng cách sử dụng sức ép đủ lớn, giống như những gì đã xảy ra với Nhật Bản hai thế hệ trước.

 

Hồi đó, Nhật Bản và Đức đã xoa dịu Mỹ bằng cách đồng ý tăng giá đồng yên và đồng D-mark so với đồng đô la, khiến hàng hóa của Mỹ có sức cạnh tranh hơn một chút. Nhật Bản bị ép phải tự nguyện hạn chế xuất khẩu mọi thứ từ hàng dệt may cho đến ô tô. Với thái độ xây dựng hơn, các công ty Nhật Bản cũng đã mở các nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ, mang theo cả các nhà quản lý chất lượng từ Nhật.

 

Tuy nhiên các giải pháp áp dụng cho Nhật Bản không thể áp dụng được cho Trung Quốc, và lịch sử sẽ không lặp lại. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ không chấp nhận để đồng tiền của mình tăng giá 50% hoặc hơn so với đồng đô la Mỹ. Hơn nữa, các nhà sản xuất ô tô hoặc đại gia viễn thông Trung Quốc như Huawei không được hoan nghênh nếu đầu tư vào Mỹ, nơi họ bị buộc tội ăn cắp công nghệ và đe dọa an ninh quốc gia.

 

Nhóm Trump cũng từ chối thừa nhận logic của chuỗi cung ứng toàn cầu. Quan điểm lịch sử phổ biến về quá trình việc làm của người Mỹ bị chuyển sang Trung Quốc đã nhấn mạnh sự “xảo quyệt” của các quan chức Trung Quốc và xem nhẹ vai trò của các công ty đa quốc gia của châu Á và các khu vực khác. Trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo cấp thấp, lực đẩy của toàn cầu hóa đã đưa các công việc này đến Trung Quốc khi nước này đưa ra mức lương thấp, đất rẻ và ưu đãi thuế. Các công ty nước ngoài đào tạo các nhà quản lý Trung Quốc để vận hành các nhà máy đạt chất lượng xuất khẩu.

 

Giờ đây, khi tiền lương của Trung Quốc đang tăng lên và thuế quan của ông Trump đang tạo ra những rủi ro chính trị không thể kiểm soát được, các việc làm ngành chế tạo lại rời Trung Quốc sau thời gian 30 năm, hướng tới Đông Nam Á và các khu vực khác. Hiểu đúng lịch sử trở thành vấn đề quan trọng bởi vì lý lẽ thương mại của ông Trump quá nhìn vào quá khứ. Douglas Paal, người nắm giữ các chức vụ hàng đầu về châu Á dưới chính quyền Reagan và Bush cha, nhận thấy khiếm khuyết trong mọi cuộc chiến dựa trên luật thương mại: “Cấu trúc không tính đến tiếng nói của các ngành công nghiệp trong tương lai”.

 

Đôi khi số phận của một ngành công nghiệp có thể tổng kết cả một thời đại. Những năm 1970, các nhà máy Mỹ sản xuất hơn 15 triệu xe đạp mỗi năm. Ngày nay, hơn 95% xe đạp được bán ở Mỹ được nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Các nhà máy Mỹ sử dụng công nghệ hàng chục năm tuổi, nhưng chính quyền Trump vẫn sử dụng các quyền hạn đặc biệt theo “Mục 301” (Đạo luật Thương mại Mỹ), vốn có mục đích bảo vệ các tài sản trí tuệ quý giá nhất, để áp thuế 10% đối với xe đạp Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái, tăng lên 25% vào ngày 10 tháng 5 vừa qua.

 

Tôi muốn đạp đến nơi nào tôi thích

 

Đối với bất kỳ ai muốn tìm kiếm bằng chứng cho thấy cuộc chiến thương mại là tốt cho công nhân Mỹ, quầy bán xe đạp của Walmart Supercentre ở Moline, Illinois, có vẻ là nơi phù hợp. Bên cạnh xe đạp do Trung Quốc sản xuất từ ​​các thương hiệu như Huffy hay Kent, các giá đỡ cũng trưng bày những chiếc xe khuấy động lòng yêu nước của người Mỹ: xe đạp địa hình mang logo hình khiên của Tập đoàn Xe đạp Mỹ (BCA) và được gắn thẻ thông tin sản phẩm có màu cờ Mỹ với khẩu hiệu “Đưa việc làm trở lại nước Mỹ!”. Thẻ cho thấy địa chỉ nhà máy nằm ở Nam Carolina.

 

 

Quầy hàng Walmart đó khiến người ta hiểu lầm. Arnold Kamler là giám đốc điều hành của Kent International, một công ty gia đình có trụ sở tại New Jersey bán khoảng 3 triệu chiếc xe đạp mỗi năm cho Walmart, Target và các cửa hàng khác. Ông nhớ lại, vào cuối những năm 1980, những chiếc xe đạp do Trung Quốc sản xuất được bán ở Mỹ với giá không tưởng và sau đó lại tiếp tục giảm thêm 5-10% mỗi năm. Kent đã phải đóng cửa nhà máy ở New Jersey vào năm 1991. Vài năm sau, các nhà sản xuất xe đạp Mỹ còn lại đã phải nộp đơn xin áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc. Cơ quan quản lý thương mại của chính phủ từ chối giúp đỡ. “Hồi đó Hoa Kỳ đang cố gắng gây thiện cảm với Trung Quốc”, ông Kamler buộc tội. Đó nghe có vẻ như là một trong những câu chuyện ông Trump hay kể về sự gian lận của Trung Quốc và sự thụ động của người Mỹ. Tuy nhiên, cuộc sống thực tế lại không đơn giản như vậy, và một chuyến đi đến đồng bằng sông Dương Tử cho thấy điều đó.

 

Hầu hết các xe đạp của Kent được sản xuất tại Côn Sơn, gần Thượng Hải, bởi một nhà thầu tên là Shanghai General Sports. Công ty này được điều hành bởi Ge Lei, một người đàn ông 43 tuổi dễ gần. Người sáng lập công ty là cha của ông, ông Ge Yali, người điều hành một nhà máy sản xuất xe đạp quốc doanh vào những năm 1980. Theo lời kể của ông Ge Yali, sự phát triển ở Côn Sơn có được là nhờ các nhà đầu tư Đài Loan và Nhật Bản, những người đã giúp thay đổi các tiêu chuẩn sản xuất. Nếu những người ủng hộ ông Trump vào phòng họp của gia đình Ge ở Côn Sơn, được trang trí với những chiếc xe đạp trẻ em của Kent mang các nhãn hàng Walmart, họ có thể khao khát những chiếc xe của BCA từ Nam Carolina có thể thay thế chúng.

 

Nhưng thực tế thì BCA là một công ty con của Kent. Công ty này đã được ông Kamler mở vào năm 2014 khi Walmart phát động chiến dịch mua hàng Mỹ. Và thay vì làm xe đạp từ đầu, BCA lắp ráp và sơn khung xe và các bộ phận nhập khẩu, chủ yếu là từ Côn Sơn. Vài năm trước, gia đình Ge đã mua 49% cổ phần của Kent. Nói cách khác, những chiếc xe đạp BCA kích động lòng yêu nước kia có một nửa thuộc sở hữu của người Trung Quốc.

 

Có những tin xấu hơn dành cho những người ủng hộ chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Bởi vì thuế nhập khẩu của ông Trump được áp dụng đối với xe đạp thành phẩm cũng như linh kiện, chi phí sản xuất của Kent và BCA đã bị tăng thêm 20 triệu đô la mỗi năm. Trong khi đó, một loạt mức thuế riêng biệt của Trump dành cho sản phẩm thép và nhôm cũng đã gây xáo động thị trường đến mức các kế hoạch mở rộng BCA đang bị trì hoãn, làm mất việc làm của người Mỹ.

 

Hồi năm 2015, Thống đốc bang Nam Carolina lúc đó là Nikki Haley đã đón tiếp các nhà sản xuất phụ tùng Trung Quốc và Đài Loan tại nhà máy BCA, kêu gọi họ mở chi nhánh ở Nam Carolina để tạo ra một cụm nhà máy sản xuất xe đạp. Ông Kamler kêu gọi các nhà cung cấp Trung Quốc nhận ra rằng các ngành sản xuất công nghệ thấp có thể có lợi nhuận ở Mỹ. “Tiếc là nỗ lực đó không thành công”, ông thở dài. BCA chỉ lắp ráp được 310.000 xe đạp vào năm ngoái và ông Kamler tin rằng sản lượng thấp như vậy đã khiến các nhà đầu tư Trung Quốc không mặn mà. Ge Lei thì thấy một vấn đề sâu hơn. Ngay cả khi bỏ qua chi phí lao động, ông nghĩ rằng người Mỹ đã quên cách điều hành các nhà máy thâm dụng lao động. Anh ta quá khéo léo nên không gọi công nhân Mỹ là “lười biếng”, chỉ nói rằng họ “di chuyển chậm hơn”.

 

Thay vào đó, ông Ge đang xây dựng một nhà máy ở Campuchia nhằm tiết kiệm tiền lương. Xe đạp sản xuất ở đó sẽ tránh được các khoản thuế chống Trung Quốc của ông Trump khi chúng được xuất đến Moline và siêu thị Walmart ở các nơi khác. Các công nhân ở Campuchia của ông sẽ học được một điều mà ông Trump không muốn công nhận: thuế quan hiếm khi có được tác dụng như dự tính.

 

The Economist

Phan Nguyên dịch

 

SPECIAL REPORT: CHINA AND AMERICA

Part 6: The trouble with putting tariffs on Chinese goods

The Economist

May 16-2019.

 

They rarely work as intended

 

 

Donald trump is not the first American president to promise a tougher line on China, but he is the first to make a trade war sound like a rent renegotiation. “I am a Tariff Man,” he tweeted last December, boasting that America is “taking in $billions” thanks to tariffs he has imposed (never mind that tariffs are a tax, mostly paid by American consumers). Mr Trump makes America’s markets sound like a valuable piece of real estate which foreigners should pay more to access. Or as he puts it: “When people or countries come in to raid the great wealth of our Nation, I want them to pay for the privilege of doing so.”

 

As China grew, politicians typically accused it of not “playing by the same rules”. Mr Trump is different. He is not very fussed about rules. He says that he does not blame China for putting its interests first and for stealing American jobs. He blames his predecessors who allowed that theft to take place.

 

When China’s business and policy elite ponders the trade war, it is not uncommon to hear Mr Trump described as a pragmatic businessman under the control of a cabal of crazed economic nationalists. In fact, trade is one of the few policy issues on which Mr Trump came into office with fixed beliefs, forged in the 1980s at a time of trade tensions with Japan and Germany. In contrast, his inner circle has spent a lot of time squabbling over trade policy, occasionally in full hearing of stunned Chinese negotiators. Officials in China are slightly obsessed with the president’s chief trade adviser, Peter Navarro, an abrasive academic who would like to decouple the Chinese and American economies. In truth, Mr Navarro’s influence is limited. His main strength is that he represents the world view of trade-union Democrats whose votes Mr Trump needs to be re-elected.

 

The United States Trade Representative, Robert Lighthizer, was raised in a rustbelt railway town and sees fighting to protect manufacturing workers as the proper work of government. He cut his teeth negotiating with Japan for the Reagan administration. What unites this odd bunch is a shared narrative: that China schemed and cheated its way to stealing American jobs and that those jobs could be dragged home by using enough force, just as it happened with Japan two generations ago.

 

Back then Japan and Germany placated America by agreeing to strengthen the yen and the d-mark against the dollar, making American goods a bit more competitive. Japan was bullied into voluntarily restricting exports of everything from textiles to cars. More constructively, Japanese firms opened car factories in America, bringing Japanese quality management with them.

 

Alas for the odd bunch, the solutions imposed on Japan are inapplicable to China, and history will not repeat itself. For one thing China is not about to let its currency strengthen by 50% or more against the dollar. For another, Chinese carmakers or telecommunications giants like Huawei are not very welcome to invest in America, where they stand accused of stealing technology and threatening national security.

 

Team Trump’s narrative also refuses to acknowledge the logic of global supply chains. The popular history of how American jobs migrated to China overplays the cunning of Chinese officials and underplays the role of multinational companies from Asia and beyond. In many low-end manufacturing industries, the forces of globalisation sent jobs to China when it offered low wages, cheap land and tax breaks. Foreign firms trained Chinese managers to run export-quality plants.

 

Now, as Chinese wages are rising and Mr Trump’s tariffs are creating unmanageable political risks, manufacturing jobs are leaving after a 30-year sojourn, heading for South-East Asia and beyond. Getting history right matters because Mr Trump’s trade rhetoric is so steeped in nostalgia. Douglas Paal, who held top Asia posts in the Reagan and first Bush White Houses, sees a defect in every fight based on trade law: “The structure doesn’t allow for the voices of the industries of the future.”

 

Sometimes a single industry’s fate sums up an era. In the 1970s American factories produced over 15m bicycles a year. Today over 95% of bikes sold in America are imported, overwhelmingly from China. They use decades-old technology, but the Trump administration wielded special “section 301” powers, meant to safeguard the most precious intellectual property, to slap a 10% tariff on Chinese bicycles last September, raised to 25% on May 10th.

 

I want to ride it where I like

 

For anyone seeking evidence that trade wars are good for American workers, the bicycle aisle of the Walmart Supercentre in Moline, Illinois, looks promising. Alongside Chinese-made cycles from brands like Huffy or Kent, the racks hold stirringly patriotic machines: mountain bikes carrying the shield-shaped logo of the Bicycle Corporation of America (bca) and tags in the colours of the American flag, bearing the slogan “Bringing Jobs Back to America!” and giving a factory address in South Carolina.

 

 

That Walmart aisle is misleading. Arnold Kamler is chief executive of Kent International, a family firm based in New Jersey that sells about 3m bicycles a year to Walmart, Target and other shops. He remembers how, in the late 1980s, Chinese-made bikes sold in America at prices that made no sense and then kept falling by a further 5-10% each year. Kent closed its New Jersey plant in 1991. A few years later the remaining American bikemakers applied to have anti-dumping tariffs slapped on Chinese imports. Government trade regulators declined to help. “The United States was trying to endear itself to China back then,” Mr Kamler charges. It sounds like one of Mr Trump’s sagas of Chinese cheating and American passivity. Yet real life is less tidy, as a trip to the Yangzi delta shows.

 

Most Kent bicycles are made in Kunshan, near Shanghai, by a contractor called Shanghai General Sports. It is run by Ge Lei, an amiable 43-year-old. The company patriarch is his father, Ge Yali, who ran a state-owned bicycle plant in the 1980s. In the elder Mr Ge’s telling, Kunshan owes its rise to Taiwanese and Japanese manufacturers who transformed production standards. If followers of Mr Trump were to find themselves in the Ge family boardroom in Kunshan, decorated with Kent children’s bikes already bearing Walmart labels, they might yearn for bca machines from South Carolina to wipe them out.

 

Except that bca is a subsidiary of Kent. The firm was opened by Mr Kamler in 2014 after Walmart launched a buy-American drive. And rather than making bicycles from scratch, bca assembles and paints imported frames and parts, many from Kunshan. A few years ago the Ge family bought 49% of Kent. In other words, those patriotic bca bikes are half-Chinese.

 

There is worse news for America Firsters. Because Mr Trump’s tariffs apply to finished bikes and components, they have raised Kent’s and bca’s costs by $20m a year. Meanwhile, a separate series of Trump tariffs on steel and aluminium have so disrupted markets that plans to expand bca are on hold, costing American jobs.

 

In 2015 South Carolina’s then governor, Nikki Haley, hosted Chinese and Taiwanese parts-makers at the bca plant, urging them to open branches in her state to create a bike-making cluster. Mr Kamler urged Chinese suppliers to see that low-technology manufacturing is profitable in America. “Candidly, it was not successful,” he sighs. BCA assembled 310,000 bikes last year, and Mr Kamler believes that low production volumes put Chinese investors off. Ge Lei sees a deeper problem. Even ignoring labour costs, he thinks that America has forgotten how to run labour-intensive factories. He is too tactful to call American workers lazy, saying only that they move “slower.”

 

Instead Mr Ge is building a plant in Cambodia, seeking lower wage bills. Bicycles made there will escape Mr Trump’s anti-China levies as they ship to Moline and other Walmarts. Every one of his new Cambodian workers will learn something that Mr Trump refuses to accept: tariffs rarely work as intended.

 

The Economist.

 

This article appeared in the Special report section of the print edition under the headline "On your bike"

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh