Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 04, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH TỪ KHÔNG GIAN
LÊ CHÁNH THIÊM
Các bài liên quan:
    TRUNG CỘNG – HOA KỲ: MỘT CUỘC CHIẾN CÔNG NGHỆ KHÔNG CHÚT NƯƠNG TAY (Minh Anh)
    TƯƠNG LAI NÀO CHO ĐỐI ĐẦU MỸ - HOA? (Nguyễn Quang Dy)
    TẠI SAO MỘT CUỘC CHIẾN TRANH MỸ - HOA CÓ THỂ LEO THANG NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT?

 

1. Đại cương.

 

Trong lịch sử xưa nay, con người thường tổ chức chiến tranh trên ba vùng không gian truyền thống: trên đất liền; trên biển, cả trên và dưới mặt biển; và trên không, bên trong và ngoài bầu khí quyển (1). Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của nhân loại trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi cục diện thế giới trên mọi lãnh vực, trong đó có chiến tranh. Bên cạnh những tiện nghi tối tân hơn mà khoa học kỹ thuật mang lại, nó cũng làm cho xã hội có nhiều bất an, nhiều biến động hơn khi con người thủ đắc nhiều loại khí tài dành cho chiến tranh và quan trọng nhất, đó là sinh ra phương pháp tiến hành các cuộc chiến.

 

Thời gian gần đây, vì xung đột quyền lợi, một số quốc gia đã và đang tiến hành những kế hoạch, chiến lược chiến tranh mới hòng giúp họ chiếm ưu thế khi chiến tranh xảy ra. Nhiều chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, các tập đoàn quân sự đã có những động thái nhằm thay đổi bộ mặt chiến tranh quy ước. Qua những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy họ đã chọn không gian làm chiến trường, ngay lúc khởi đầu và cũng là nơi họ muốn sẽ kết liễu địch thủ để chiến thắng. Viễn cảnh về chiến tranh từ không gian không còn xa vời. Các cuộc chiến chắc sẽ tàn khốc hơn, không khoan nhượng hơn các cuộc chiến đã qua. Trong tiểu luận nầy chúng ta thử xem Hoa Kỳ và các cường quốc về quân sự đang thi nhau tiến vào không gian để thiết trí các khí tài chiến tranh hòng chế ngư đối phương khi cần như thế nào.

 

2. Tham vọng, chiến lược chiếm lĩnh không gian của Hoa Kỳ.

 

Trở về từ thập niên 1950, lúc biết Nga bắt đầu thám hiểm không gian khi phóng vệ tinh Spounik vào năm 1957, T.T. John F. Kennedy tuyên bố rằng “Mỹ sẽ bằng mọi nỗ lực đưa người lên Mặt trăng vào cuối thập niên”. Lời tuyên bố nầy cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ trong nhiệm vụ tiến vào không gian, rồi người Mỹ đã đặt chân lên hành tinh nầy với chương trình Apollo. Từ đó đến nay, NASA đã có nhiều thám hiểm thêm về Mặt trăng với lời tuyên bố “We'll back” (Chúng ta sẽ trở lại) và “Nửa đường trở lại Mặt trăng (Halfway back to the moon). Sau đó, với “Chiến dịch tự do tầm cao” (Operation Soaring Liberty), Mỹ dự trù sẽ lập một căn cứ trên Mặt trăng và đưa người lên đó. “Chúng tôi sẽ trở lại Mặt trăng và mở rộng sự hiện diện của con người trong và khắp ngoài thái-dương-hệ”, tuyên bố đã xác nhận tham vọng của Mỹ trong việc tiến vào không gian. Sau Mặt trăng, mục tiêu kế là đổ bộ Hỏa tinh, bởi vì chiếm lĩnh được không gian mới thực thi được sức mạnh quân sự để hỗ-trợ cho sức mạnh kinh-tế của Mỹ.

 

Để chuẩn bị cho việc “trên đường tới Hỏa tinh”, Mỹ đã có biết bao thí nghiệm ra đời cho mục tiêu: các thám xa “kẻ dò đường” Pathfinder và Spirit, Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter (MRO), Mars Express, Mars Odyssey, Mars Global Surveyor, Mars Exploration, Robot tự hành Opportunity, Mars Research Laboratory (MRL), trạm tự hành Curiosity, tàu thăm dò Odyssey, Mars Science Labotary (2016) v.v... Martin France, một quan chức ở “Trung-Tâm Phân-Tích Khả-Năng Tác-Chiến Hỗn-Hợp” của Bộ Quốc Phòng (BQP) Mỹ cho biết: “Quyền lực không gian là một chiến lược không gian, là một trong những yếu tố cấu thành chiến lược an ninh quốc gia”. Cũng theo ông: “Với Hoa Kỳ, quyền lực không gian là một thực tế bởi vì sức mạnh trong không gian sẽ được Mỹ sử dụng trên mọi lãnh vực, sẽ tác-động vào tất cả các sự kiện thông qua hệ thống vệ-tinh trong vũ-trụ”.

 

 

Phòng Thí nghiệm Khoa học Hỏa tinh, Mars Science Labotary

  

Nhận thấy tầm quan trọng và khi thấy các kế hoạch, chiến lược, thí nghiệm… mà người Mỹ đã thực hiện, trong “Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ” (Millenium Summit) của 170 nhà lãnh đạo các nước vào tháng 9-2000 tại Liên Hiệp Quốc, Vladimir Putin, khi đăng đàn đã lớn tiếng tố cáo, chỉ trích Mỹ “về chương trình không gian và kế hoạch phòng thủ hỏa tiễn” cùng lời kêu gọi LHQ “phải mở một hội nghị nhằm chống lại việc quân sự hóa không gian của Mỹ” mặc dù chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh nầy không bàn tới vấn đề “giải trừ quân bị”. Ngoài Nga ra, Tiến sĩ Alexis Bautzmann, nhà nghiên-cứu hòa bình & chiến lược của Pháp, giám đốc Défense et Sécurité Internationale, cố vấn nhóm Strategies nhận xét: “Không gian là một biên-giới mới của chính sách quốc phòng toàn cầu của Mỹ”. Tạp chí Diplomatic của Pháp thì cả quyết: “Mối quan tâm chinh-phục vũ-trụ thể hiện rất rõ trong hệ tư-tưởng qua ý muốn thiết lập một trật tự mới trong không gian trên cơ sở chấp nhận những giá-trị kiến-tạo của Mỹ về dân chủ và kinh tế thị trường là nguyên nhân hàng đầu của Mỹ để chinh phục vũ-trụ”. Các dẫn chứng nầy cho thấy các nước khác cũng quan tâm cao đến vấn đề nầy như thế nào khi thấy Mỹ bước những bước dài vào không gian mà họ chưa có khả năng “chạy đua” cùng Mỹ.

 

3. Hoa Kỳ tiến vào không gian.

 

Hoa Kỳ muốn chiếm lĩnh không gian bởi nhiều mục đích trong đó “phục vụ cho quân sự” là chính. Khi biết Nga sản xuất được vệ tinh, người Mỹ e rằng các vệ tinh đó có thể mang đầu đạn để tấn công Mỹ từ không trung, Mỹ vội thiết lập hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn Nike-Zeus và Nike-X để đề phòng nguy-cơ bị tấn công, nhất là bằng vũ khí hạt nhân của Nga. Do vậy, hệ thống phòng thủ chiến lược quan tâm đến việc dùng không gian để phá vỡ các cuộc tấn công: khi phát giác mục tiêu, các hỏa tiễn phòng thủ của Mỹ sẽ bắn chặn, phá nổ trên không trên đường đang bay. Với kế hoạch nầy, vũ khí đánh chặn của Mỹ sẽ được phóng từ những vệ tinh đang bay trong quỹ đạo thấp của trái đất, gọi là “Hệ thống Bambi”.

 

Sau đó, chương trình “Nike” bị thay thế bằng những chương trình khác thực tế với thời gian, hữu hiệu, linh ứng… hơn: “Hệ thống phòng thủ chống hệ thống đạn đạo Sentinel”, rồi “Hệ thống Safe Guard” và “Phòng thủ Chiến lược IDS”. Mục tiêu hàng đầu của chiến lược IDS là phải “phòng thủ không gian để bảo vệ lãnh thổ Hoa-Kỳ”, “kiểm soát không gian”, “cung cấp những thông tin cho các lực lượng Mỹ về quân sự cùng với kinh-tế”. Tóm lại, IDS có 3 nhiệm vụ cấp thiết: “Bảo vệ các vệ tinh Mỹ trong không gian; bảo vệ các hoạt động của Mỹ trong không gian và triệt tiêu mọi đe dọa nhằm vào không gian của đối phương”. Để thích ứng với tình thế, IDS lại được chuyển thành hệ thống “Phòng thủ Hỏa tiễn Quốc gia” (National Missile Defense, NMD) có nhiệm vụ thí nghiệm và chế tạo vũ khí chống vệ tinh mang tên KE-ASAT, thí nghiệm các hệ thống vũ-khí tấn công trong không gian, tiến hành chương trình vệ tinh gián điệp FIA.

 

Thông thường, nếu Mỹ muốn phóng hỏa tiễn lên phá hủy hỏa tiễn đối phương, hỏa tiễn Mỹ phải đặt trên đất Mỹ hoặc các căn-cứ hay tàu chiến của Mỹ. Điều nầy bất lợi và chậm trễ, có thể không bắn kịp để phá nổ chúng trên đường chúng đang bay. Nếu Mỹ có các “căn cứ trên không” với hệ thống NMD, sẽ phóng hỏa tiễn bắn chận hỏa tiễn địch tức khắc, vừa kịp thời chận đứng và khi phá nổ hỏa tiễn đó có thể gây thiệt hại ngay trên đất địch, một công mà được hai việc. Đó là một nhiệm vụ khả thi. Tóm lại, nếu có một “căn cứ” trên không là những vệ tinh (satellite), phi thuyền vũ trụ (spaceship), một khi xảy ra chiến-tranh, không gian sẽ giúp Mỹ chống lại mọi tấn công từ bên ngoài hay dùng không gian để tấn công đối phương một cách hữu hiệu. Trong thời bình, không gian giúp Mỹ thu thập tin tức, cảnh giới, tình báo, trinh sát để phục vụ cho mọi mục đích, ngay cả nhu-cầu kinh tế.

 

4. Chiến tranh từ không gian.

 

 

Vệ tinh của Hệ thống GPS phủ sóng toàn cầu

 

Như chúng ta biết, tác chiến trên không là một trào lưu mới, do quân đội Mỹ tiến hành gần đây. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, từ các vệ tinh, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ), bởi vì các vệ tinh/ phi thuyền là những phương tiện cần thiết và tối ưu bởi tính chính xác, tiện lợi. Vệ tinh thu thập mọi tin tức, tin tình báo, theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những căn cứ, kho tàng v.v… của địch lẫn của phe ta. Với Hoa Kỳ, loại vệ tinh quan trọng nhất, đó là hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System), dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn, xác định chính xác vị trí của địch và quân ta. Chính vì thế, việc bảo vệ hệ thống GPS cũng cần thiết không kém. Nếu khí tài chiến tranh nầy bị tê liệt thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng hay không còn diệu dụng, các tàu chiến không thể hoạt động động như ý, các loại vũ khí tân tiến sẽ không hữu hiệu, chính xác, các vị chỉ huy khó thể điều binh khiển tướng được. Bộ QP/HK điều hành và kiểm soát hệ thống GPS. GPS là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu cách mặt đất 20,200km với hệ thống Block II. Hệ thống GPS Block II có thể xác định vị trí của một người ở ngoài trời với sai số tối đa 3m. Chính phủ Mỹ đã chi 5,5 tỷ USD cho dự án chế tạo những vệ tinh định vị thế hệ mới, Block III, để làm tăng mức độ chính xác, tin cậy và phạm vi hoạt động của GPS. Với các vệ tinh Block III, sai số tối đa của GPS ở ngoài trời chỉ còn 1m, đồng thời định vị trong nhà cũng tăng.

 

Được biết, hiện nay hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Cộng cũng nhờ GPS nên họ còn bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, Ngũ Giác Đài có thể không cho TC xử dụng bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ của TC xem như vô dụng. TC cho hay họ đã phóng Vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou) 1 và 2 với lời tuyên bố “Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System), tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nỗ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài”. Bắc Đẩu 2, còn gọi Compass, theo tuyên bố của TC, “với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25 m (không ai biết sự thật về sai số nầy thế nào) và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m”. Trung Cộng dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150 km, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu. TC cho biết Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020. 

  

 

Hệ thống GPS hoạt động thế nào?

 

Về vệ tinh quân sự (military satellites), trên trang World Atlas, theo thống kê được phổ biến, tính đến tháng 12-2017, vệ tinh quân sự đang bay quanh quỹ đạo trái đất (Earth’s orbit) của các quốc gia như sau: Hoa Kỳ có 123 vệ tinh; Nga-74 (vệ tinh sau cùng là Kosmos 2524 phóng vào Dec. 2-2017); Tàu Cộng-68 (vệ tinh sau cùng là Yaogan 30F phóng vào Nov. 24-2017); Pháp/ Israel mỗi nước có 8 vệ tinh; Ấn/ Anh/ Đức-7; Ý-6; Nhật-4; Turkey/ United Arab Emirates/ Spain-2; Taiwan/ Canada/ Algeria/ Mexico/ Australia/ Chile-1. Bước đầu cho cuộc chiến tranh vũ trụ là việc chế tạo và phóng các vệ tinh vào vũ trụ, điều hành chúng theo ý muốn của từng quốc gia sở hữu nó. Khi có chiến tranh, vũ khí được thiết trí sẵn trên đó sẽ khai hỏa vào mục tiêu. Khi vệ tinh được phóng vào không gian, nhiệm vụ kế tiếp là thiết lập hệ thống bảo-vệ các vệ tinh nầy vì chắc chắn phía địch sẽ tìm cách bắn hạ các vệ tinh hay vô hiệu hóa nó. Đối với Mỹ, GPS là quan trọng nhất, cần phải bảo vệ nó với mọi giá.

 

Một điều cần biết, trước đây, các vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu PGS bay theo một quỹ đạo cố định trên cao độ 20.200 km, mới đây, Hoa Kỳ đã thay đổi quỹ đạo của hệ thống nầy, bay theo một đường bay khác. Chính điều nầy khiến cho địch thủ khó tính toán một cách chính xác về vị trí của các vệ tinh trong hệ thống GPS để phá hoại. Nhiệm vụ tiêu diệt hay vô hiệu hóa vệ tinh đối phương cũng rất quan trọng trong việc tác chiến từ không gian. Trong chương trình Chiến Tranh Các Vì Sao (Stars war) vào năm 1985, hỏa tiễn HK đã bắn hạ được vệ tinh Solwin. Đây là thành tích đầu tiên trong nhiệm vụ bắn hạ một vệ tinh trên vũ trụ của loài người.

 

Những năm gần đây, Mỹ chuyển sang kỹ thuật mới có tên “Vũ khí Năng lượng Trực tiếp” [Directed Energy Weapons (DEW)]: dùng tia Laser trên không gian để làm tê liệt vệ tinh địch. Về khả năng bắn phá vệ tinh của Trung Cộng, theo phổ biến của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK, ngày 23-1-2007, TC đã dùng hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile) tầm trung, phóng từ mặt đất, phá hủy một vệ tinh thời tiết của họ, cách mặt đất 850 km. Tóm lại, nếu so sánh việc bắn hạ vệ tinh, thì HK đã đi trước TC là 22 năm. Về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, thì HK cũng đã xử dụng trước TC thời gian 26 năm nếu đến năm 2020 TC sử dụng được hệ thống định vị của họ. TC còn thua Mỹ rất xa về hai việc nầy nhưng nghệ thuật lưu manh, ăn cắp thì TC là “sư tổ” của cả thế giới.

 

Một thành công khác của Mỹ trong việc chuẩn bị để tiến hành chiến tranh trong không gian. Vào tháng 4-2010, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ) con thoi (shuttle satellite) không người lái X-37B được Không Lực Mỹ (USAF) phóng vào quỹ đạo tầm thấp 300km cách mặt đất. (Chớ nhầm lẫn X-37B với chiếc chiến đấu cơ tàng hình không người lái X-47B siêu đẳng của quân lực Mỹ cũng vừa mới sản xuất gần đây, đã được đề cập trong một bài viết khác, xem tại đây: CHIẾN ĐẤU CƠ X-47B VÀ VIỆC CẤT, HẠ CÁNH PHI CƠ TRÊN HÀNG KHÔNG MẪU HẠM). Bí ẩn vẫn còn bao quanh chiếc tàu quỹ đạo con thoi (shuttle orbiter) nầy. Bộ Quốc phòng HK từ chối trả lời về “sứ mạng” của nó khi được hỏi mà chỉ cho biết vắn tắt “X-37B có mục đích thực hiện những thí nghiệm công nghiệp mới”. Tuy nhiên, theo biên tập viên David Baker của tạp chí Spaceflight, chỉ dấu cho người ta thấy rằng con tàu nầy bay vòng quanh trái đất để theo dõi trạm không gian nhỏ (Space module) Thiên Cung 1 (Tiangong 1), được xem như phòng thí nghiệm mới của Trung Cộng. Các nhà khoa học Âu Mỹ theo dõi sát chuyến bay, thấy nó theo đường bay của trạm không gian Thiên Cung 1 được TC phóng lên bằng hỏa tiễn Trường Chinh 2F vào ngày 29-9-2011. Như vậy, việc nó bay song song với Tiangong  1 là một nhiệm vụ hết sức rõ ràng.

 

 

Tàu không gian con thoi X-37B

 

Chuyên viên William Scott thì cho rằng X-37B thực hiện những chiến dịch quân sự và xử dụng các loại vũ khí trong không gian. X-37B là sự kết hợp hoàn hảo giữa phi cơ quân sự và tàu vũ trụ, giúp nó thực hiện được mọi nhiệm vụ trong thời gian hơn 9 tháng ngoài vũ trụ cho mỗi phi vụ. Ưu điểm của X-37B là nó có thể bay chung quanh quả đất với nhiều quỹ đạo khác nhau, cho nên rất khó phát hiện, đồng thời xem như không thể bị bắn hạ. Bà Joan Johnson Freese, giám đốc Viện Nghiên Cứu Đại học Chiến Tranh Hải Quân ở Newport, Rhode Island cho rằng “Chắc chắn là X-37B thực hiện sứ mạng quân sự vì nó có thể bay đến bất cứ một địa điểm nào, để thực hiện công tác gián điệp một cách dễ dàng, vì hiện tại, chưa có một vệ tinh hay một hỏa tiễn nào có thể bay theo ý muốn được cả, ngoài nó”. Nhiệm vụ và phí tổn của X-37B tuyệt đối được giữ bí mật, tuy nhiên, các chuyên viên quân sự cho rằng nó là một phương tiện gia tăng hệ thống chiến đấu và hệ thống yểm trợ vũ khí. Để củng-cố thêm cáo buộc cho rằng “Mỹ đã quân sự hóa vũ trụ”, Tom Burghardt của tờ Global Research cho rằng “Với “dũng sĩ không gian X-37B Thần Ưng”, Mỹ có ý đồ chiếm lĩnh và chế ngự không gian, bằng khả năng làm tê liệt, phá hỏng hoặc tiêu diệt vệ tinh của các quốc gia khác, để thực hiện mộng bá chủ vũ trụ của họ”.

 

Tóm lại, dù HK giữ bí mật về X-37B, nhưng các chuyên gia quân sự đều cho rằng nó phục vụ cho mục đích quân sự trong vũ trụ. Đó là thứ vũ khí tối tân nhất mà chưa có quốc gia nào theo kịp với các tính năng: Tiêu diệt các vệ tinh địch; tiêu diệt hỏa tiễn địch để bảo vệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của HK; bắn hỏa tiễn và ném bom từ vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển xuống mặt đất trong thời gian 1 giờ sau khi cất cánh; đánh cắp tài liệu từ các vệ tinh khác, bằng cách bay đến gần để thu nhận tín hiệu do vệ tinh phát ra chuyển về mặt đất. Vài đặc tính kỹ thuật: Nặng 4,990kg; được phóng bằng hỏa tiễn Atlas V; Quỹ đạo bay là 300km cách mặt đất; bay quanh trái đất trong thời gian 9 tháng; vận tốc 28,200 km/giờ (25 lần cao hơn vận tốc âm thanh); xử dụng năng lượng mặt trời và nguồn pin Accu Lithium-ion; được phóng thẳng đứng và khi hạ cánh hàng ngang (Vertical-take off, horizontal-landing); được hỏa tiễn Atlas V501 đẩy; qua theo dõi, xác nhận con tàu bay trên 47 quỹ đạo khác nhau.

 

Để kết thúc vấn đề tấn công các vệ tinh trên không gian, trong trường hợp TC dùng hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh của HK, thì với hệ thống đánh chặn hỏa tiễn Aegis (Aegis Weapon System) đã có từ lâu cùng với hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chiến lược, hệ thống chiến tranh điện tử, gần đây là chiếc Thần Ưng X-37B, Mỹ có thừa khả năng bẻ gãy mọi cuộc tấn công của TC. Đó là chưa kể những vũ khí bí mật mà Mỹ chưa công bố vì sợ bọn đạo chích Hán(g) gian, một đất nước mà toàn là quân ăn cắp, sợ chúng ăn cắp kỹ thuật để chế tạo vũ khí chống lại Hoa Kỳ.

 

Để biết thêm việc lo sợ tin tức bị tiết lộ, xin nhắc lại một chuyện đã xảy ra trong thời chiến tranh lạnh. Muốn biết tầm hoạt động bao xa và số bom mang theo của một oanh tạc cơ Nga mới chế tạo, chỉ cần một chiếc vòng Mỹ đã biết được tin họ cần biết. Vào lúc đó, một nhân viên CIA hoạt động trong vai trò một nhân viên trong phi trường Vienna, Áo quốc. Hôm đó, sau khi một phi cơ của hãng hàng không Aeroflot (Nga) hạ cánh xuống phi trường, các lao công được lệnh lên lau rửa phi cơ. Đúng lúc đó, một người đàn ông lại gần người trưởng toán lao công, đưa cho người nầy mảnh giấy nhỏ. Thế là sau khi dọn dẹp xong, bọc giấy rác đồ dơ thu dọn từ trên chiếc phi cơ ấy được chuyển vào tay người đàn ông nầy và đêm đó ông ta tìm được vật cần tìm trong mớ rác đó: một chiếc vòng gãy (bent coat hanger). Thế rồi sau nhiều chặng chuyển, chiếc vòng nầy được nằm trên bàn giấy ở tổng hành dinh Langley. CIA hân hoan đón nhận nó vì thời gian qua họ đang tìm hiểu thêm vài đặc tính của một loại oanh tạc cơ tầm xa mới nhất của Nga sau khi đã khám phá hầu hết các chi tiết khác: đó là tầm hoạt động (range) và số bom nó có thể mang theo (bomb load). Từ chiếc vòng đó, họ dùng phương pháp phân tích bằng quang phổ và hóa học, họ xác định được nguyên liệu chế tạo cánh phi cơ, từ đó họ suy ra được tầm hoạt động và trọng lượng bom có thể mang theo. Đó, cách lấy tin tình báo đại để như vậy.

 

 

Tàu không gian con thoi X-37B bay quanh vũ trụ

 

5. Chiến tranh mạng (Cyber war).

 

Ai cũng biết rằng Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều mọi lĩnh vực của cuộc sống của nhân loại. Cùng với sự phát triển của mình, internet cũng cung cấp những phương tiện để con người phát động các cuộc chiến tranh. Hình thái chiến tranh mới nầy đang được đặt lên hàng cấp thiết trong bộ máy chiến tranh của các nước, đã buộc các chiến lược gia, các nhà hoạch định chính sách v.v… phải dốc toàn lực nghiên cứu các biện pháp để thích nghi với nó nếu không muốn mình bị đánh bại, đó là “chiến trang mạng”. Theo truyền thống của chiến tranh qui ước, trên căn bản, chiến tranh là cuộc chiến giữa các đội quân tại mặt trận: quân lính dùng vũ khí chiến đấu với nhau để phân thắng bại. Ngày nay, với xu thế chiến tranh mới nầy, các chiến binh là những người ngồi trong phòng kín (hay tại mặt trận) nhưng dùng máy computer qua mạng lưới toàn cầu internet để điều khiển máy bay, hỏa tiễn tấn công địch hay dùng chuột máy tính để đánh phá đối phương. Đó là cuộc chiến không mùi thuốc súng nhưng khốc liệt hơn chiến tranh qui ước. Các cuộc chiến kết hợp giữa vũ khí vật chất (tấn công tiếp xúc, kinetic attacks) và vũ khí phi vật chất (tấn công không tiếp xúc, non-kinetic attacks) để gây ra thiệt hại cho đối phương.

 

Nhận thấy tầm quan trọng đó, ngày 23-6-2009, Ngũ Giác Đài (NGĐ) đã chỉ thị cho Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Mỹ (The United States Strategic Command) thành lập “Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng” (The United States Cyber Command, viết tắt là USCYBERCOM), (2) trực thuộc BQP. Như thế Mỹ là quốc gia đầu tiên thành lập một tổ chức quy mô lo việc chiến tranh trên mạng lưới toàn cầu nầy. Ban đầu USCYBERCOM được thành lập tại trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia (The National Security Agency, NSA, xem thêm, click vào đây), đặt dưới sự chỉ huy của Giám đốc NSA. USCYBERCOM tiếp nhận các trách nhiệm của hai tổ chức: Lực lượng Phối hợp Tác chiến Mạng Toàn cầu (Joint Task Force-Global Network Operations, JTF-GNO) và Bộ tư lệnh Tác chiến mạng Hợp thành (Joint Func-tional Component Command-Network Warfare, JFCC-NW). USCYBERCOM có nhiệm vụ “thống nhất các hoạt động không gian mạng, tăng cường khả năng không gian mạng, tích hợp và củng cố chuyên môn mạng của BQP; điều phối các hoạt động tác chiến hàng ngày và bảo vệ hệ thống mạng máy tính của NGĐ.

 

USCYBERCOM được thành lập với 3 lý do chính: 1. Sự kết hợp giữa JTF-GNO và JFCC-NW giúp loại bỏ các khiếm khuyết và lỗ hổng trong hệ thống vận hành và bảo vệ mạng của BQP (Depatment Of Defense, DoD); 2. Những thành tựu mới sẽ tạo ra sự gia tăng năng lực hỗ trợ các hoạt động tác chiến mạng trên phạm vi toàn cầu; 3. Những khiếm khuyết, lỗ hổng trong việc bảo đảm an ninh của BQP sẽ được nhận dạng và cảnh báo để USCYBERCOM dập tắt tức thì. Ngoài USCYBERCOM, mỗi tổ chức tình báo, quân sự Mỹ như CIA, FBI, NSA, DIA…, mỗi quân chủng (Không, Lục, Hải quân, TQLC, Tuần duyên) cũng có các đơn vị Tác chiến mạng tương ứng. Ngoài sự hủy hoại hệ thống máy tính của đối phương, USCYBERCOM còn “phá rối, làm gián đoạn (disrupt), từ chối dịch vụ (deny), làm giảm khả năng (degrade), phủ nhận (negate), làm hư hỏng (impair) hệ thống máy tính, cơ sở dự liệu, các hoạt động và năng lực (mạng)… của đối phương”. Ban đầu USCYBERCOM có nhiệm vụ phòng thủ, sau đó trở thành lực lượng tấn công.

 

 

Logo của USCYBERCOM

 

Từ khi tách khỏi NSA vào ngày 4-5-2018 (May 4), USCYBERCOM giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng-bộ-hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng, xâm nhập mạng lưới thông tin liên lạc của kẻ thù, xâm nhập cơ sở hạ tầng của trung tâm huấn luyện, tìm cách làm cho đối phương không thể sử dụng internet được nữa. Tác chiến mạng không chỉ là việc sử dụng thiết bị điện tử để gây nhiễu, làm lạc hướng radar phòng không, làm nhiễu sóng hệ thống điều khiển máy bay ném bom, mà còn có các nhiệm vụ “thu thập thông tin tình báo; làm rối loạn hệ thống thông tin liên lạc, mạng điều khiển của một quốc gia, hoặc liên quốc gia trong một khu vực; tấn công qua không gian điều khiển để phá hủy hoàn toàn các hệ thống: thông tin liên lạc (dân chính, quốc phòng, ngân hàng…); mạng lưới điều khiển các nhà máy điện nguyên tử; mạng điều khiển các con đập quan trọng để quấy rối đối phương, v.v... Tấn công trên mạng internet được coi là một loại hình “tấn công (tác chiến) Không tiếp xúc”. Chiến lược không gian mạng của Hoa Kỳ xác định 5 mục tiêu: xây dựng, duy trì lực lượng và năng lực sẵn sàng tác chiến trong không gian mạng; bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu của BQP, giảm thiểu mọi nguy cơ đe dọa; bảo vệ lãnh thổ Mỹ và các lợi ích của Mỹ với mọi hình thức tấn công mạng; chuẩn bị các giải pháp không gian mạng hiệu quả để ngăn chặn leo thang xung đột; xây dựng và duy trì các quan hệ đồng minh và đối tác quốc tế vững chắc để đáp trả các mối đe dọa chung.

 

Tách khỏi NSA, USCYBERCOM được xếp ngang hàng với 9 Bộ Tư lệnh chiến đấu hợp nhất khác của quân lực Mỹ sẵn có, đó là: Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Hoa Kỳ (The United States Strategic Command, USSTRATCOM, thành lập June 01-1992); Bộ Tư lệnh Phương Bắc (The U.S. Northern Command, USNORTHCOM, October 01-2002); Bộ Tư lệnh Phương Nam (The U.S. Southern Command (USSOUTHCOM, June 06-1963); Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (The U.S. Indo-Pacific Command, USINDOPACOM (January 01-1947 là ngày thành lập ban đầu với tên BTL.TBD), đến May 30-2018 thêm khu vực Ấn Độ Dương vào); Bộ Tư lệnh Trung tâm (The U.S. Central Command, USCENTCOM, January 01-1983); Bộ Tư lệnh Châu Âu (The U.S. European Command, EUCOM, August 01-1952); Bộ Tư lệnh Châu Phi (The U.S. Africa Command, USAFRICOM, U.S.AFRICOM, AFRICOM, October 01-2007); Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt (The U.S. Special Operations Command, USSOCOM USSOCOM, April 16-1987); Bộ Tư lệnh Vận tải (The U.S. Transportation Command, USTRANSCOM, July 01-1987).

 

USCYBERCOM chỉ huy 3 lực lượng: bảo vệ quốc gia; tác chiến; bảo vệ không gian mạng. Lực lượng bảo vệ quốc gia làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống mạng phục vụ mạng lưới điện, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng. Lực lượng tác chiến hỗ trợ USCYBERCOM lập kế hoạch và tiến hành tấn công mạng. Lực lượng bảo vệ mạng phụ trách bảo vệ hệ thống mạng BQP. USCYBERCOM sẽ điều phối hoạt động của các đơn vị tác chiến mạng thuộc các quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến và 133 đội tác chiến. NATO cũng thành lập trung tâm tác chiến mạng, nhiều nước cũng đã quyết định đưa kế hoạch phòng vệ mạng vào chiến lược phòng thủ quốc gia. Theo đà tiến bộ về tin học như hiện nay, chắc chắn cuộc chiến trên mạng sẽ vô cùng gay go, ác liệt với muôn ngàn tình tiết gay cấn, sẽ làm cho nhân loại bất an hơn.

 

6. Bộ tư lệnh Vũ trụ Mỹ

 

Vào ngày 18-6-2018, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh thành lập “Lực lượng Không gian” Hoa Kỳ, một chi nhánh thứ sáu của Quân đội Hoa Kỳ, có cơ cấu tổ chức ngang hàng 5 quân chủng truyền thống của quân đội Mỹ: Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Lực Lượng Tuần Duyên. Bốn quân chủng đầu được đặt trực thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ, riêng Lực Lượng Tuần Duyên trực thuộc Bộ Nội An kể từ sau vụ 11-9-2001. Năm lực lượng quân đội nói trên nằm trong số 7 "Lực lượng Đồng phục của Hoa Kỳ" (Uniformed services of the United States), 2 lực lượng còn lại là “Đoàn Ủy nhiệm Y tế Công cộng Hoa Kỳ” (U.S. Public Health Service Commissioned Corps, PHSCC) và "Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia" (National Oceanic and Atmospheric Administration Commissioned Corps, NOAACC). "Phù hợp với luật pháp Mỹ, tôi ra lệnh thành lập Bộ tư lệnh Vũ trụ. Tổ chức này sẽ hoạt động như một cơ quan chỉ huy tác chiến thống nhất của quân đội", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong một thông báo gửi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis.

 

 

Máy bay không gian X-37B Nhiệm vụ bí ẩn ngày càng xa lạ

 

Ông Donald Trump còn thúc đẩy việc mở các chuyến bay có người lái tới Hỏa tinh và xây dựng "sự hiện diện dài hạn" của Mỹ trên Mặt Trăng. Tổng thống Mỹ còn nhắc tới "sự thống trị" trong vũ trụ và coi đó là vấn đề an ninh quốc gia. Ngoài ông ra, tại Trung tâm Không gian Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida, Phó T.T. Mike Pence cho biết "Bộ Tư Lệnh Không Gian sẽ tích hợp các năng lực không gian ở mọi binh chủng. Nó sẽ mở mang học thuyết về không gian, chiến thuật, kỹ thuật và các quy trình cho phép các chiến binh của chúng ta bảo vệ đất nước trong thời đại mới này" (The Space Command will integrate spatial capabilities in all armies. It will develop the theory of space, tactics, techniques and processes that allow our warriors to protect the country in this new age). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis thì xác định Washington cần bố trí vũ khí tấn công trên vũ trụ để bảo vệ lợi ích sống còn của quốc gia. "Chúng ta phải sẵn sàng sử dụng vũ khí tấn công trên vũ trụ để đề phòng trường hợp ai đó quyết định quân sự hóa và tấn công”. “Trong bất kỳ môn thể thao cạnh tranh nào trên thế giới, bạn không thể chỉ giữ thế thủ mà có thể giành chiến thắng", ông nói thêm. “Đây không phải là một lĩnh vực mà chúng tôi muốn đứng ở vị trí thứ hai”. (“We are going to have to be prepared to use offensive weapons in space should someone decide to militarize it and go on the offensive”. “In any competitive sport in the world, you can't simply play defense but and win”, Mattis added. “This is not an area that we want to be second-place in”, RT ngày 31/10/2018 dẫn lời tuyên bố Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ông Mattis còn cho rằng “vũ trụ là khu vực có tầm quan trọng sống còn cho nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân Mỹ. Ngoài vai trò giám sát và tình báo quân sự, các vệ tinh vũ trụ của Mỹ hiện còn được sử dụng trong hoạt động dẫn đường, liên lạc và thương mại”. 

 

Tuyên bố của ba yếu nhân chủ chốt về quốc phòng nước Mỹ nói trên cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm quân sự hóa không gian (militarisation of space), đặt việc bố trí và mở mang vũ khí và công nghệ quân sự ở ngoài vũ trụ là nhiệm vụ cấp thiết của nước Mỹ. Về sứ mệnh, các lực lượng vũ trụ đảm nhiệm các nhiệm vụ "hỗ trợ việc phóng và bảo vệ các vệ tinh trong không gian, kiểm soát không gian, bảo đảm việc sử dụng không gian một cách thân thiện, tiến hành giám sát, bảo vệ và phân tích tin tình báo không gian, cung cấp thời tiết dựa trên vệ tinh, thông tin liên lạc, cảnh báo hỏa tiễn và điều hướng, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Mỹ".

 

 

ICBM của Trung Cộng

 

Việc thành lập Bộ Tư lệnh Vũ trụ được coi là một bước đi để hoàn thành mục tiêu tiến vào không gian để chiến đấu, tuy rằng ý định của tổng thống Mỹ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Chống đối mạnh nhất là đám chính trị gia hoạt đầu, xôi thịt của đảng Dân Chủ Mỹ trong chính phủ, xem “Trung Cộng không phải là đối/địch thủ của Mỹ”, và nhất là sau kỳ bầu cử giữa kỳ khi họ chiếm được Hạ viện Mỹ. Ngay cả cựu PTT Joe Biden cũng thẳng thừng cho thiên hạ biết quan điểm “bợ Tàu” của mình trong một tuyên bố mới đây tại Iowa City (Iowa) vào ngày 02-05-2019 trong lúc y thông báo sẽ ra tranh cử T.T. trong kỳ bầu cử vào năm 2020: “China “Not In Competition for Us””. Một phát ngôn ngu xuẩn tột cùng! Vài comment sau khi xem video Biden đăng đàn tuyên bố tại Iowa city đã viết: “This guy is a clown”, (gã nầy là một chú hề)! “What an impudent rascal!” (Thật là một thằng xỏ lá mặt dày!). Không tin? Hãy vào Google, Yahoo, Ask,… rồi gõ “China Not In Competition for Us”, sẽ tha hồ đọc. Việc tái lập Bộ tư lệnh Vũ trụ Mỹ của chính quyền Donald Trump là căn cứ vào luật được ban hành từ năm 1985, vì tình thế hiện tại trước sự bành trướng của Tàu Cộng, Nga và khối Hồi giáo quá khích, chính quyền hành pháp yêu cầu BQP tái lập nó để đáp ứng nhu cầu, thế mà đảng Dân Chủ Mỹ chống đối.

 

Không riêng chống đối việc tái lập nầy mà họ còn chống đối việc ngăn cản di dân bất hợp pháp tràn vào Hoa Kỳ mặc dù trước đây chính quyền của đảng họ vẫn trục xuất. Đó không phải là hành động phản quốc là gì? Theo nhà phân tích Terry Buss của Học viện Hành chính Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ trong tháng 3 & 4-2019, đã có 220.000 người không phép đã vượt đường biên giới vào Mỹ, và con số dự kiến sẽ lên đến khoảng 1 triệu người trong năm 2019. Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Yale đã sử dụng mô hình tính toán để đưa ra con số: Ít nhất là 16 triệu và nhiều nhất là 22 triệu người nhập cư trái phép đang sống trên lãnh thổ Mỹ. Về việc xây tường biên giới, vào những năm 1980, dưới thời T.T. Bill Clinton, một bức tường bao bắt đầu mọc lên gần Tijuana, Mexico. Đến năm 2006, đảng Dân chủ, trong đó có Thượng nghị sỹ Barack Obama và Hillary Clinton, đã bỏ phiếu thông qua nguồn ngân sách xây dựng thêm tường bao. Dưới thời T.T. Barack Obama, năm 2011, thêm 130 dặm tường bao được xây dựng. Từ 2007 đến 2015, 2,4 tỉ USD được đầu tư để xây thêm 535 dặm tường bao. Thế nhưng giờ đây, gần như mọi thành viên của đảng Dân chủ phản đối đề xuất xây thêm tường bao của ông Trump, do chống ông Trump mà bọn họ trở thành những kẻ phản lại chính sách của Mỹ về di dân.

 

Về chi phí vì dân nhập cư lậu, “Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư”, một tổ chức phân tích vấn đề kiểm soát biên giới - ước tính rằng lợi ích mà những người nhập cư trái phép nhận được trong suốt cuộc đời họ sẽ ngốn hết 750 tỉ USD tiền đóng thuế của người Mỹ. Theo báo cáo của Liên Đoàn Cải Tổ Di Trú Mỹ (FAIR = Federation for American Immigration Reform), tốn kém cho di dân lậu được chia ra trong nhiều lãnh vực của đời sống, trong các những lãnh vực sau đây: $46 tỷ tốn kém cho giáo dục, do phải cung cấp giáo dục miễn phí cho người di dân lậu hoặc con cái họ, $23 tỷ tốn kém cho ngành cảnh sát, do phải giải quyết những rắc rối do những di dân lậu phạm pháp gây ra, $9 tỷ tiền welfare dành cho di dân lậu (quả thực là khó hiểu khi thấy di dân lậu cũng xin được food stamps, và các phúc lợi welfare khác). Nếu chia theo từng tiểu bang, báo cáo FAIR cho thấy 10 tiểu bang sau đây chi phí nhiều nhất cho di dân lậu: 1. California: Chi phí $23.03 tỷ/năm, chiếm 18% ngân sách tiểu bang. 2. Texas: Chi phí $10.99 tỷ/năm, chiếm 10% ngân sách. 3. New York: Chi phí $7.49 tỷ/năm, chiếm 4.69% ngân sách. 4. Florida: Chi phí $6.29 tỷ/năm, chiếm 7.6% ngân sách. 5. New Jersey: Chi phí $4.47 tỷ/năm, chiếm 12.9% ngân sách. 6. Illinois: Chi phí $3.22 tỷ/năm, chiếm 5.75% ngân sách. 7. Georgia: Chi phí $2.49 tỷ/năm, chiếm 5.5% ngân sách. 8. North Carolina: Chi phí $2.44 tỷ/năm, chiếm 10.6% ngân sách. 9. Arizona: Chi phí $2.31 tỷ/năm, chiếm 23.6% ngân sách. 10. Virginia: Chi phí $2.25 tỷ /năm, chiếm 2..1% ngân sách. Còn “Liên hiệp Cải cách nhập cư Mỹ”, cũng là một cơ quan kiểm soát biên giới - đưa ra con số ước tính chi phí là 135 tỉ USD/năm. Người nhập cư trái phép được cho là mỗi năm ngốn tới 18,5 tỉ USD chi phí chăm sóc sức khỏe, trong đó 11,2 tỉ USD từ ngân sách liên bang và 7,3 tỉ USD từ những nguồn khác. Một số tiểu bang như California, New York có cung cấp nguồn ngân sách chăm sóc y tế cho người nhập cư bất hợp pháp. Mới đây nhất, Thống đốc California ban hành một lệnh: chính phủ sẽ đài thọ mọi chi phí y tế cho di dân bất hợp pháp và sẽ phạt bất cứ công dân nào không mua bảo hiểm y tế để tiểu bang lấy một phần tiền đó trả chi phí y tế cho di dân bất hợp pháp. Như vậy, có công bằng không? Một chương trình mà ông Obama thực thi, Đạo luật DREAM, sẽ trao quyền công dân cho khoảng 2 triệu trẻ em từng đến Mỹ bất hợp pháp. Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính, đạo luật này khiến nguồn ngân sách của Mỹ thâm hụt thêm khoảng 26,8 tỉ USD trong vòng 10 năm. Phần lớn khoản này sẽ dành cho các chương trình trợ cấp y tế: 11,8 tỉ USD. Còn chi phí giáo dục thì rất khó ước tính, nhưng hãy xem xét ví dụ này. Mới đây, 65.000 trẻ em các gia đình nhập cư trái phép đã tốt nghiệp cấp trung học. Chi phí thường niên trung bình cho mỗi học sinh là 11.400 USD. Nếu làm một phép tính nhân đơn giản, chúng ta dễ dàng có được khoản chi phí thường niên 741 triệu USD. Theo kết luận của nhà phân tích Terry Buss (những chi tiết và các con số thống kê của đoạn nầy cũng là của ông ấy) cho ta thấy một thực trạng mà đảng Dân Chủ Mỹ gây ra cho nước Mỹ: “Điều rõ ràng là giới lãnh đạo chính trị (đảng Dân Chủ) và vây cánh của họ vui vẻ với tình trạng hỗn loạn này”.

 

Tưởng cần biết thêm về việc tái lập Bộ Tư Lệnh Vũ trụ Mỹ. Sau hậu quả của vụ tấn công 11/9, lực lượng phòng thủ và chống khủng bố đã tăng lên đáng kể, dẫn đến không gian bị khử khí (space being deemphasized). Chính trong bối cảnh đó, Bộ Tư lệnh miền Bắc Hoa Kỳ (U.S. Northern Command) được thành lập vào October 01-2002 để bảo vệ lục địa Bắc Mỹ, trong khi đó Bộ Tư Lệnh Vũ trụ Hoa Kỳ được sáp nhập với Bộ chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ (U.S. Strategic Command), trở thành Bộ Tư lệnh Thành phần Chức năng chung cho Không gian và Tấn công toàn cầu (the Joint Functional Component Command for Space and Global Strike) và vào năm 2017, được tái lập trở thành Bộ Tư lệnh Thành phần Không gian Vũ trụ chung (Joint Force Space Component Commander).

 

 

ICBM Yars RS-24 chạy qua Quãng trường Đỏ Moscow vào May 7-2015

 

Trước khi xem tiếp về tổ chúc nầy, tưởng cũng cần xem lại việc tiến vào không gian đã xảy ra như thế nào trước đó. Việc thăm dò không gian bắt đầu vào giữa thế kỷ 20, một phần là động lực quân sự, khi Nga, Mỹ sử dụng nó như một cơ hội để chứng minh công nghệ hỏa tiễn đạn đạo và các công nghệ khoa học khác có tiềm năng ứng dụng cho quân sự để “nắn gân” đối thủ, địch thủ chính, để "lấy uy tín" với phe phái của mình, và để "dằn mặt" với các nước trung lập. Không gian bên ngoài đã được sử dụng làm địa điểm hoạt động cho các tàu vũ trụ quân sự như vệ tinh chuyển về các hình ảnh và để liên lạc và một số hỏa tiễn đạn đạo bay quanh không gian bên ngoài trái đất.

 

Trong chiến tranh lạnh, Nga và Mỹ đã dành phần lớn GDP [là tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, GDP), là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa được sản xuất ra trong nước, trong một thời kỳ, thường được tính trong 1 năm] của họ để mở mang các công nghệ quân sự. Đến cuối thập kỷ 1960, hai nước thường xuyên phóng các vệ tinh, chú trọng đến các vệ tinh do thám để chụp ảnh các cơ sở quân sự của đối thủ. Thời gian sau đó, họ bắt đầu sản xuất vũ khí chống vệ tinh để làm mù hoặc phá hủy các vệ tinh của nhau. Các vệ tinh do thám được sử dụng để giám sát nhau. Sử dụng các vệ tinh gián điệp theo cách như vậy, danh từ kỹ thuật quân sự được gọi trong các hiệp ước là "phương tiện xác minh kỹ thuật quốc gia" (national technical means of verification). Các siêu cường quân sự đã chế tạo hỏa tiễn đạn đạo để cho phép chúng mang theo đầu đạn hạt nhân.

 

Khi kỹ thuật hỏa tiễn đạn đạo tiến bộ, tầm bắn hỏa tiễn đạn đạo tăng lên, và từ đó hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (intercontinental ballistic missile, ICBM) được chế tạo ra, có thể tấn công hầu như bất kỳ mục tiêu nào trên Trái đất trong một thời gian được tính bằng phút hoặc vài giờ. Để rút ngắn thời gian vì khoảng cách quá lớn, hỏa tiễn đạn đạo được phóng vào không gian, một nơi an toàn và tiện lợi khi sử dụng. Đến khi hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa ICBM được chế tạo, các quan chức và chuyên viên quân sự có chiến lược và chế tạo các cách thức và khí tài chống lại hiệu quả của chúng. Theo quy ước, ICBM là hỏa tiễn đạn đạo dẫn đường có tầm bắn tối thiểu 5.500 km (3.400 miles), được thiết kế với mục đích quan trọng là để mang vũ khí hạt nhân, một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân; và cũng có thể mang đầu đạn hóa học, sinh học… Các thiết kế tân tiến về hỏa tiễn đạn đạo mới đây cho thấy chỉ cần một hỏa tiễn có thể mang được nhiều đầu đạn, mỗi hỏa tiễn có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.

 

Với Hoa Kỳ, với các chương trình Nike-Zeus cuối thập niên 1950, dùng hỏa tiễn Nike chống lại các ICBM, làm nổ các đầu đạn hạt nhân của địch; chương trình Sentinel, sử dụng hỏa tiễn chống đạn đạo (ABM) để bắn hạ các ICBM đang bay tới; rồi đến Project Defender (Chương trình Bảo vệ) vào năm 1958, dự án tiêu diệt các ICBM của Nga khi đó, Mỹ thiết kế các hệ thống vũ khí vệ tinh quay quanh Nga. Vào cuối những năm 1950, với “Dự án A119”, Hoa Kỳ đã cân nhắc việc nổ một quả bom nguyên tử trên Mặt trăng để chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc của họ so với Nga và phần còn lại của thế giới. Với Project Horizon, năm 1959, một nghiên cứu khả thi về một căn cứ quân sự trên Mặt trăng đã được tiến hành. Với “Dự án Lunex”, năm 1958, một kế hoạch thiết kế một căn cứ Không quân dưới lòng đất trên Mặt trăng có thể chứa 21 quân nhân vào năm 1968 đã được đưa ra. Chương trình Bảo vệ (The Safeguard Program) được áp dụng vào giữa những năm 1970, dựa trên Chương trình Sentinel. Do hiệp ước ABM được ký kết chỉ cho phép xây dựng một cơ sở ABM duy nhất để bảo vệ thành phố thủ đô của quốc gia hoặc 1 khu vực ICBM, nên tổ hợp bảo vệ Stanley R. Mickelsen được xây dựng gần Nekoma ở North Dakota để bảo vệ cơ sở ICBM của Grand Fork.

 

Ngày 23-3-1983, T.T. Ronald Reagan đề nghị “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (The Strategic Defense Initiative, SDI), một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn dựa trên không gian để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi sự tấn công của hỏa tiễn hạt nhân chiến lược (hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa và hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm) của địch. Rồi đến Sáng kiến ​​Quốc phòng Chiến lược (SDIO) được thành lập năm 1984. Một loạt các khái niệm về vũ khí tiên tiến của Mỹ, bao gồm: vũ khí laser, vũ khí chùm hạt (particle beam weapons) và hệ thống hỏa tiễn mặt đất và không gian (ground and space-based missile systems) đã được nghiên cứu, cùng với các hệ thống cảm biến (various sensor), chỉ huy và điều khiển (command and control), và các hệ thống máy tính hiệu suất cao (high-performance computer systems) sẽ cần thiết để kiểm soát hệ thống gồm hàng trăm trung tâm chiến đấu và vệ tinh trải rộng trên toàn cầu. Một số đã được thí nghiệm vào cuối những năm 1980 cùng những nỗ lực tiếp theo (follow-on) và các hoạt động tiếp theo (spin-offs) cho đến ngày nay. Bộ Tư lệnh Vũ trụ Hoa Kỳ được thành lập năm 1985 để chỉ huy và kiểm soát chung cho các hoạt động trong không gian Không quân, Lục quân và Không quân của Hải quân, sẽ nói ở đoạn sau). Đến thập kỷ 1990, Chiến tranh Lạnh kết thúc và kho vũ khí hạt nhân nhanh chóng bị giảm, hỗ trợ chính trị cho SDI không còn, SDI chính thức kết thúc vào năm 1993. Bill Clinton chuyển hướng và đổi thành Tổ chức phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo BMDO. BMDO được đổi tên thành Cơ quan Phòng thủ hỏa tiễn vào năm 2002.

 

Trở lại đề tài, quân đội Hoa Kỳ đã dựa vào các hệ thống trong không gian để hoạt động: thông tin, liên lạc, tình báo, dẫn đường, cảnh báo hỏa tiễn, thời tiết…trong các khu vực xung đột kể từ đầu những năm 1990. Các hệ thống nầy được coi là “nhà cung cấp thông tin chiến thuật không thể thiếu” cho các chiến binh Hoa Kỳ. Do vậy, việc có một bộ chỉ huy là vấn đề cần có, đã được chính quyền Mỹ thành lập. Bộ Tư Lệnh Vũ trụ Hoa Kỳ (United States Space Command USSPACECOM), một bộ chỉ huy thống nhất của quân đội Hoa Kỳ, thành lập năm 1985 để giúp thể chế hóa việc sử dụng vũ trụ bên ngoài của Quân Lực Hoa Kỳ. USSPACECOM hoạt động đến năm 2002 thì ngưng hoạt động và tái lập (reestablishment) vào năm 2018.  Chiếu theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 (The 2019 National Defense Authorization Act), đã được ký thành luật năm 2018, chỉ thị việc tái lập Bộ Tư Lệnh Không gian Hoa Kỳ, như là một chỉ huy chiến đấu thống nhất (a sub-unified combatant command) dưới Bộ chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ (U.S. Strategic Command). Vào tháng 12-2018, chính quyền của T.T. Donald Trump đã chỉ đạo (directed) tái-lập trở thành một bộ chỉ huy chiến đấu thống nhất, đầy đủ, với toàn bộ trách nhiệm (full responsibilities) đối với chiến tranh không gian (space warfighting), dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Hoa Kỳ.

 

 

XpaceX phóng X-37 lên vũ trụ tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy

gần Mũi Canaveral trên đảo Merritt, Florida, Hoa Kỳ.

 

Năm 2019, Không quân đã công bố danh sách các đơn vị quân sự Mỹ lọt vào danh sách các đơn vị thống thuộc của Bộ Tư lệnh Không gian là: Trạm Không quân Núi Cheyenne (Cheyenne Mountain Air Force Station), Căn cứ Không quân Schriever (Schriever Air Force Base, Schriever AFB), Căn cứ Không quân Peterson, Căn cứ Không quân Buckley, Căn cứ Không quân Vandenberg và Redstone Arsenal. Các thành phần dịch vụ (service components) được báo cáo là: Bộ Tư Lệnh Không gian Không quân (Air Force Space Command), Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hỏa tiễn và Không gian Quân đội (Army Space and Missile Defense Command), Bộ Tư lệnh Không gian Mạng/ Hạm đội 10 (Fleet Cyber Command/Tenth Fleet), Trung tâm Điều hướng và Tác chiến chung (Joint Navigation and Warfare Center), Trung tâm Cảnh báo Hỏa tiễn (Missile Warning Center), Trung tâm Hồng ngoại Liên tục Trên Không (Joint Overhead Persistent Infrared Center), Trung tâm Phòng thủ Không gian Quốc gia (National Space Defense Center) và Trung tâm Kết hợp Điều hành Không gian (Combined Space Operations Center).

 

Tổng Tư lệnh Bộ Tư Lệnh Không gian Hoa Kỳ (The Commander in Chief of U.S. Space Command, CINCUSSPACECOM), có trụ sở tại căn cứ không quân Peterson, Colorado cũng là “Tổng Tư lệnh của Bộ chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ” (Commander in Chief of the bi-national U.S.-Canadian North American Aerospace Defense Command, CINCNORAD). Tính đến năm 2019, đây là lực lượng không gian chính cho Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ. Hơn 38.000 người thực hiện các nhiệm vụ AFSPC tại 88 địa điểm trên toàn thế giới; gồm quân nhân của Không quân chính quy, Không quân Dự bị, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Không quân, Cục dân chính của Không quân (DAFC) và các nhà thầu quân sự dân sự. Thành phần gồm khoảng 22.000 nhân viên quân sự và 9.000 nhân viên dân chính. Các hoạt động quân sự ngoài không gian do USSPACECOM điều phối tỏ ra rất hiệu quả với liên minh quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư năm 1991. Trực thuộc Bộ Tư Lệnh Vũ trụ Hoa Kỳ (United States Space Command USSPACECOM), Bộ Tư Lệnh Vũ trụ Không quân (Air Force Space Command, AFSPC) là một bộ chỉ huy chính của Không quân Hoa Kỳ, có trụ sở tại Căn cứ Không quân Peterson, Colorado.

 

Trên chương trình truyền hình “60 phút” trên hệ thống truyền hình CBS Mỹ vào tháng 4-2015, bàn luận về chủ đề “Bộ Tư Lệnh Không gian”, khi trả lời phóng viên David Martin, Tướng John E. Hyten cho rằng ông “không thể trả lời nhiều câu hỏi” (ý ông là tin tức chưa được phép công khai) nhưng tiết lộ sơ lược rằng nhiệm vụ “bảo vệ hệ thống vệ tinh GPS toàn cầu và việc sử dụng vệ tinh toàn cầu an toàn”. David Martin cũng hỏi về “tàu vũ trụ Boeing X-37” (Boeing X-37 spaceplane), Hyten chỉ xác nhận sơ rằng “nó có thể đưa các vệ tinh lên quỹ đạo và đưa chúng trở lại”, và “Không quân Mỹ sẽ làm mọi cách để bảo vệ đất nước và các vệ tinh, tránh khỏi nguy cơ do công nghệ chống vệ tinh từ Trung Quốc và Nga gây ra”.

 

Năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền cho Không quân "ký thỏa thuận với ngành vũ trụ” để đồng tài trợ cho việc phát triển các hệ thống đẩy hỏa tiễn mới, được gọi là “Thỏa thuận dịch vụ phóng” (Launch Service Agreement, LSA). Vì thế, Không quân đã ký kết hợp tác với Công ty phóng xe ULA; với các nhà sản xuất động cơ hỏa tiễn và động cơ rocket như SpaceX, Orbital ATK và Aerojet Rocketdyne. Tháng 10-2018, Không quân HK công bố các công ty chiến thắng hợp đồng LSA trị giá $2 tỷ đô la: Blue Origin  nhận được $500 triệu USD cho hỏa tiễn New Glenn; Northrop Grumman $792 triệu USD cho Omega và ULA $4967 triệu USD cho hỏa tiễn Vulcan Centaur.

 

Không nói thẳng thừng như T.T. Trump nhưng Hoa Kỳ xem Trung Cộng là thách thức chính về mọi mặt đối với Mỹ, ngay cả về chiến tranh trong không gian. Theo “Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung Cộng”, một ủy ban giám sát của Quốc hội Mỹ, trong phiên điều trần về “các chương trình không gian của Trung Cộng”, ông William Roper, Phụ tá Bộ trưởng Bộ Không quân, đại diện Ngũ Giác Đài, đã lưu ý rằng “Ủy ban đang thực sự đặt câu hỏi liệu Mỹ có đang cạnh tranh chiến lược với Trung Cộng trong không gian hay không”. “Tôi hy vọng Ủy ban kết luận là có”, ông nói trước ủy ban. Roper xác định (asserted) trước Ủy ban rằng “Các quốc gia như Trung Cộng đã thể hiện ý định đưa sự thù địch lên vũ trụ” (countries like China have already demonstrated their intention to escalate hostilities into space). Còn T.T. Donald Trump xác định rằng “Trung Cộng là một thách thức trong không gian” (space challenge), theo lời Michael Pillsbury, một cố vấn theo hợp đồng của Tòa Bạch Ốc. Ông thẳng thừng cho biết “Lực lượng Vũ trụ là nhằm vào Trung Quốc” (The Space Force is all about China). Ông thể hiện sự bất an trước 38 lần phóng vệ tinh của Trung Cộng trong năm 2018. “Chuyện đó không nên (được phép) xảy ra” (That shouldn’t be happening), ông bực bội tuyên bố. Ông còn cho rằng Trung Cộng là “xấu xa một cách cố hữu” (inherently evil). Chưa có một tổng thống Dân Chủ Mỹ nào dám thẳng thừng thách thức với đối thủ bằng những lời nêu đích danh như thế!

 

Tuy chống đối T.T. đến tột cùng nhưng trước thềm bầu cử năm 2020 sắp đến, trong hành động mị dân hòng kiếm phiếu, đám chính trị gia Dân Chủ “tạm thời” thay đổi thái độ (có lẽ sau khi bầu cử xong thì “xù”). Họ đã “giả vờ” tỏ ra “lo lắng trước những nguy cơ từ Trung Cộng”. Trong một đánh giá về “Các mối đe dọa trong không gian” của “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (Center for Strategic and International Studies), một viện nghiên cứu ở Washington, DC, được công bố vào tháng 4-2019, mở đầu bằng một cảnh báo từ Chủ tịch “Tiểu ban Giám sát Chương trình Vũ trụ” là Jim Cooper (D. Tennessee): “Nguy cơ về một trận Trân Châu Cảng trong không gian đang tăng lên mỗi ngày… Nếu không có các vệ tinh, chúng ta sẽ rất khó khăn khi tái tập hợp và chiến đấu chống trả. Chúng ta thậm chí có thể không biết ai đã tấn công chúng ta, chúng ta sẽ bị điếc, câm, mù và bất lực” (The risk of a space Pearl Harbour is growing every day…Without our satellites we would have a hard time regrouping and fighting back. We may not even know who had attacked us, only that we were deaf, dumb, blind and impotent). Đừng tin những người Dân Chủ tuyên bố. Mỹ xác định những hoạt động gián điệp của chính phủ Tàu Cộng nhằm đánh cắp bí mật thương mại và trao chúng cho các công ty được chính phủ ưu tiên. Trung Cộng hứa sẽ ngăn chặn các hoạt động gián điệp như vậy trong một thỏa thuận năm 2015 giữa Tập Cận Bình và Barack Obama, nhưng chính quyền Obama làm ngơ khi Tàu Cộng không làm như đã hứa, cam kết đó đã bị phá vỡ, và Trung Cộng đã cố gắng hơn để không bị bắt quả tang bằng cách đưa các hoạt động sang cho Bộ An ninh Quốc gia quản lý (with China merely trying harder not to get caught by putting operations under its main spy service, the ministry of state security). Chuyện đối kháng Mỹ - Tàu là chuyện dài, không kể xiết, giống như chuyện “Tàu ăn cắp” vậy.

 

 

7. Lực lượng Vũ Trụ của các quốc gia khác.

 

Nhận thấy tầm quan trọng của không gian khi có chiến tranh xảy ra, nhiều nước cũng đã thành lập các lực lương quân sư, xin điểm sơ lược.

 

* Trung Cộng thành lập “Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân” (The People's Liberation Army Strategic Support Force, PLASSF or SSF) là chi nhánh dịch vụ không gian mạng, không gian và chiến tranh điện tử của Quân đội Trung Cộng. Nó được thành lập vào tháng 12-2015 như là một phần của làn sóng cải cách quân sự đầu tiên của Tàu. Đây là một khối nhiều tổ chức, rất đông nhân lực, trải rộng nhiều nơi để tránh bị tấn công. Ngoài nhiệm vụ điều hành các hoạt động liên quan đến tác chiến không gian, họ còn tổ chức các đơn vị phá rối hệ thống mạng của các nước khác với những hacker, có các tổ chức chuyên môn đi ăn cắp mọi thứ tại mọi quốc gia cả bạn lẫn thù, len vào hệ thống mạng các nước để lấy cắp tin tức tình báo, tài liệu, thuộc mọi ngành nghề rồi phá rối. Đây là tổ chức trộm cắp lớn nhất, quy mô nhất và vô liêm sỉ nhất hoàn vũ. Kỷ nguyên "cạnh tranh trong vũ trụ" giữa Mỹ và Tàu cộng đã bắt đầu, sẽ có nhiều điều rất đáng để chính quyền Mỹ theo dõi và lập ra các phương sách đối phó. Chuyện nầy sẽ là đề tài hấp dẫn cho những ai quan tâm.

 

* Nhiều nước châu Âu cũng đã thành lập bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng. Tại Pháp, tác chiến không gian mạng là binh chủng thứ tư, hoạt động phối hợp với ba binh chủng hải, lục, không quân của quân đội Pháp, có tên “Bộ Tư lệnh Tác chiến Phòng vệ Không gian Mạng”, một tổ chức quy tụ không quân, hải quân, các trường đại học, các đối tác công nghiệp. Lực lượng Công dân dự bị phòng vệ không gian mạng cùng tham gia. Bộ Quốc phòng Pháp đã xác định tác chiến không gian mạng là chiến trường mới, vì thế ngày 12-12-2016, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian thông báo thành lập đội quân phòng vệ không gian mạng, sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019 với quân số: khoảng 2.600 binh sĩ, 600 chuyên viên từ Tổng cục Trang bị và 4.440 công dân dự bị. Lực lượng công dân dự bị phòng vệ không gian mạng (RCD) ra đời vào tháng 5-2016 gồm các thanh niên trẻ có chuyên môn, tình nguyện hỗ trợ chính phủ và quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Đến năm 2019, RCD sẽ gồm 40 vị trí làm việc thường xuyên, 400 vị trí phụ trách tác chiến và 4.000 cộng tác viên trên cả nước. Ông Jean-Yves Le Drian đã công bố học thuyết mới về phòng vệ mạng, gồm ba nhiệm vụ: tình báo; bảo vệ/ phòng thủ; và trả đũa. Trong nhiệm vụ đầu tiên là săn tin và điều tra để nhận diện các điểm yếu trong hệ thống mạng của Pháp và địch thủ trên không gian mạng, sau đó tổ chức hướng phản công. Nhiệm vụ thứ hai sẽ sử dụng mọi biện pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa. Nhiệm vụ cuối, xâm nhập vào các hệ thống kẻ thù để gây thiệt hại, ngăn chặn hoặc vô hiệu hóa hành động thù địch. Chỉ huy đội quân phòng vệ mạng là Bộ Tư lệnh Tác chiến Phòng vệ Không gian Mạng (ComCyber), trước đây trực thuộc Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp (DGSE). ComCyber ra đời vào tháng 5-2017, giữ vai trò chỉ huy và điều phối các đơn vị tác chiến mạng ở các binh chủng như: trung tâm thông tin điện tử của Tổng cục Trang bị, bộ chỉ huy các hệ thống thông tin liên lạc của bộ binh (COMSIC), Học viện Truyền tin, Trung tâm Phân tích đấu tranh tin học phòng vệ, đại đội 785 chiến tranh điện tử, đại đội 807 truyền tin, các học viện quân sự liên quan. Ngoài ra, ComCyber còn phối hợp với 13 nhà công nghiệp quốc phòng, điện tử, an ninh, viễn thông như Airbus DS, Thales, Safran, Orange, Alcatel-Nokia. Để giải thích lý do thành lập ComCyber, Bộ trưởng Jean-Yves Le Drian nhắc đến siêu mã độc Stuxnet tấn công các lò phản ứng hạt nhân Iran từ năm 2010 (Mỹ và Israel bị nghi là thủ phạm) và giải thích: "Các mối đe dọa trong không gian mạng xuất phát từ nhiều tác nhân chưa từng có (bọn tội phạm trên mạng, hackers, chính phủ, các nhóm khủng bố…)".

 

* Các Lực lượng không gian Nga (Anh ngữ: Kosmicheskie Voyska Rossii) là một nhánh của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, cung cấp cảnh báo hàng không vũ trụ, chủ quyền hàng không và bảo vệ cho Nga. Được thiết lập lại sau vụ sáp nhập ngày 1-8-2015 giữa Không quân Nga và Lực lượng phòng vệ hàng không vũ trụ Nga sau khi giải thể năm 2011. Lực lượng Vũ trụ Nga được thành lập vào ngày 10-8-1992 và lực lượng nầy lại bị giải thể vào tháng 7-1997 và được đưa vào Đội quân Hỏa tiễn chiến lược. Đến tháng 12-2011, nó đã bị giải thể một lần nữa và lần này được thay thế bởi Lực lượng phòng thủ hàng không vũ trụ Nga. Vào ngày 1-8-2015, Không quân Nga và Lực lượng phòng vệ hàng không vũ trụ Nga đã được sáp nhập để thành lập Lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Kết quả là Lực lượng Vũ trụ Nga được tái lập và hiện là một trong ba nhánh của lực lượng vũ trang mới.

 

* Sớm hơn Đức, quân đội Anh đã thành lập bộ tư lệnh liên quân từ tháng 4-2012 làm nhiệm vụ phòng thủ mạng. Đến tháng 10-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Philip Hammond thông báo thành lập lực lượng dự bị không gian mạng như ở Pháp và Đức. Lực lượng này gồm các công dân tình nguyện cam kết phục vụ tối thiểu 19 ngày một năm. Sở chỉ huy không quân là Bộ tư lệnh duy nhất hiện đang hoạt động trong Không quân Hoàng gia, được thành lập bởi sự sát nhập của các Lệnh tấn công và nhân sự và huấn luyện của Không quân Hoàng gia vào ngày 1-4-2007 và có trụ sở tại RAF High Wycombe, Buckinghamshire. Bộ Tư lệnh Không quân được chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Không quân, Chief of the Air Staff. Có 2 Phó Tư lệnh: Phó Tư lệnh (Hoạt động) The Deputy Commander (Operations), có trách nhiệm đối với 2 Nhóm được kế thừa từ Bộ Tư lệnh Đột kích (Nhóm số 1 và Nhóm số 2) và Tập đoàn số 38 tập hợp các đơn vị kỹ thuật, hậu cần và truyền thông viễn chinh của RAF, các đơn vị Hoạt động y tế và Dịch vụ âm nhạc RAF. Phó Chỉ huy (Hoạt động) là Phó phòng CAS, giám sát các hoạt động hàng ngày. Phó Chỉ huy (Khả năng) có trách nhiệm đối với Tập đoàn được kế thừa từ BTL Nhân sự và Huấn luyện, Tập đoàn số 22 (Huấn luyện).

 

* Tại Đức, ngày 5-3-2017, Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen đã thông báo thành lập bộ tư lệnh không gian mạng và thông tin (KdoCIR). Theo dự trú, KdoCIR sẽ hoạt động toàn diện từ năm 2021 với quân số gần tương đương hải quân gồm 13.500 chuyên viên computer quân sự, dân sự. Binh chủng mạng của Đức phụ trách bảo vệ cơ sở hạ tầng và hệ thống vũ trang quân đội. Nếu muốn tấn công cơ sở hạ tầng kẻ thù ở nước ngoài, kế hoạch phải được Hạ viện phê chuẩn như hoạt động quân sự thông thường.

 

* Tại Bỉ, đến cuối năm 2017 Bộ Quốc phòng mới xây dựng lực lượng gồm 200 chuyên viên máy computer làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quân sự. Lực lượng này làm việc tại Trung tâm Tác chiến an ninh mạng (CSOC) với quân số và nhiều chi tiết không được tiết lộ.

 

* Tại Việt Nam…xã nghĩa, ngày 15-8-2017, Hà Nội thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (còn gọi Bộ Tư lệnh 86), thi hành nhiệm vụ “quản lý chính phủ” về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin. Ngày 30-3-2018, Bộ Tư lệnh 86 được chuyển giao từ Bộ Tổng Tham Mưu về trực thuộc BQP. Ngày 24-7-2018, Bộ Tư lệnh 86 công bố thành lập các đơn vị trực thuộcː Lữ đoàn 1, Lữ đoàn 2, Lữ đoàn 3, Trung tâm Kiểm định, Trung tâm Dữ liệu Bộ Quốc phòng, Viện 10.

 

Nhân đây, xin nêu lên một chuyện buồn cười: Trung Cộng phản đối Mỹ thành lập Bộ tư lệnh Vũ trụ. Trung Cộng cho rằng việc Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh Vũ trụ là hành động vũ-khí-hóa không gian. "Trung Quốc liên tục kêu gọi hành động hòa bình trên vũ trụ và phản đối hành động vũ khí hóa cũng như chạy đua vũ trang trên vũ trụ. Chúng tôi cũng phản đối việc biến vũ trụ thành một chiến trường mới", AFP ngày 19/12/2018, dẫn lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC, mụ Chệch Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying). Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi T.T. Donald Trump ra lệnh tái thành lập “Bộ Tư lệnh Vũ trụ”, đặt dưới sự chỉ huy của Ngũ Giác Đài. Xa hơn, Vào tháng tháng 6-2018, T.T. Donald Trump chỉ đạo thành lập quân chủng vũ trụ, có cơ cấu tổ chức ngang hàng 5 quân chủng truyền thống của quân đội Mỹ. Phản đối Mỹ nhưng Bắc Kinh cũng đã tiến hành các hoạt động trên vũ trụ, cũng thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân”, một chi nhánh dịch vụ không gian mạng, không gian và chiến tranh điện tử. Việc TC phản đối Mỹ nói lên Tàu tặc phản đối điều chính mình đã làm. Trung Cộng không khác Việt Cộng, trước đây, khi “Xô Viết Liên bang” chưa trở thành “Xô Viết tang hoang”, Việt Cộng thường ra rả chửi rủa, ghép tội Mỹ là “chạy đua vũ trang” mà không một lời nói gì về Nga; bởi nếu có “chạy đua” thì phải có từ 2 nhân tố trở lên, vậy mà VC cố tình quên điều nầy. Quả là “Cộng nào cũng là cộng, chỉ là những quân trơ tráo!”.

 

8. Lời kết.

 

Nhân loại chán ghét, ghê sợ nhưng không thể tránh được chiến tranh khi con người không thể giải quyết những bất đồng trầm trọng bằng những thỏa thuận, hòa giải… dù có những tổ chức trung gian; có các hiệp định, hiệp ước được ký kết, bởi tham vọng của con người tạo nên. Có thể nói rằng cuộc đối đầu Mỹ - Hoa sẽ trở nên khốc liệt trong thời gian tới. Hiện tại có thể xem như là một cuộc chiến tranh, bắt đầu từ thương mại rồi dẫn đến nhiều khía cạnh mới, tuy chưa được công bố nhưng đã bắt đầu từ lâu, đã và đang dần dần lớn mạnh. Chiến tranh trong thời đại nhân loại tiến bộ vượt bực về khoa học kỹ thuật, nhất là xu thế chiến tranh bắt đầu từ không gian như ngày nay, dù chưa xảy ra nhưng sẽ vô cùng tại hại, thương vong to lớn không thể lường trước. Hy vọng đến một ngày nào sẽ có một phép nhiệm mầu nào đó làm cho con người suy nghĩ lại để những tham vọng gây nên chiến tranh trở thành những hiệp ước hòa bình, các bên thấy được thảm họa của chiến tranh để cùng nhau tìm biện pháp né tránh hay thỏa hiệp. Tuy thế, những chỉ dấu trong bối cảnh đối đầu hiện nay giữa các cường quốc cho thấy ngày đó vẫn còn xa vời.

 

Lê Chánh Thiêm

5-2019

 

(1) Giới hạn bầu khí quyển: Bầu khí quyển, nói chung là bầu không khí bao trùm quả đất (Earth), thành phần gồm có nhiều thứ khí khác nhau và hơi nước, được giữ lại bởi sức hút của trái đất. Độ cao 120 km tính từ mặt đất được coi là ranh giới giữa bầu khí quyển và khoảng không vũ trụ bên ngoài. 

 

(2) Tư Lệnh của Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng Hoa Kỳ hiện nay là ông Paul Miki Nakasone, sinh ngày 19-11-1963, là tướng Lục quân 4 sao, đồng thời là giám đốc của Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency, NSA), cũng là giám đốc của Cơ quan An ninh Trung ương (Central Security Service, CSS). Trước đây, ông là chỉ huy của Bộ Chỉ huy Mạng Quân đội Hoa Kỳ (United States Army Cyber Command, USARCYBER). Tướng Nakasone nắm quyền chỉ huy Quân đội Thứ hai và Bộ tư lệnh không gian mạng Hoa Kỳ (United States Second Army and Cyber Command) vào tháng 10-2016, cho đến khi tổ chức nầy không hoạt động vào tháng 3-2017. Tháng 5-2018, ông trở thành người đứng đầu NSA, CSS và USCYBERCOM. (Theo Wikipedia, the free encyclopedia).

 

Tài liệu tham khảo:

 

- Google.com, Ask.com

- Wikipedia, the free encyclopedia.

- Tài liệu tổng hợp.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem các bài cùng tác giả: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh