(Three Cheers for Trump’s Foreign Policy)
By Randall Schweller
Trọng Đức dịch
Foreign Affairs
September/ October 2018 issue
T.T. Donald Trump gặp gỡ lãnh đạo NATO
Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 tạo ra chấn động không kém một cơn thảm họa. Ít nhất, đây đã là và vẫn là niềm tin vững chắc của “bọn võ đoán” – từ mà Ben Rhodes, một cố vấn đối ngoại trong chính quyền Obama gọi những người từ cả 2 đảng và trong giới truyền thông lẫn các cơ quan ngoại giao mà bị thúc đẩy bởi lối suy nghĩ theo thói quen, trịch thượng và không có một tí xíu lòng trung thành nào với nước Mỹ, lo ngại về sự suy sụp của nước Mỹ.
“Chúng ta có lẽ rất gần sẽ chứng kiến một sự suy thoái toàn cầu mà không thấy điểm kết thúc”, tác giả Paul Krugman của tờ New York Times dự đoán sau đêm ông Trump thắng cử. Những người khác cũng tiên tri rằng ông Trump sẽ từ chức hoặc bị hất cẳng trong vòng một năm đầu tiên, rằng ông sẽ phải trốn chui trốn lủi trong Đại sứ quán Ecuador trong vòng 6 tháng (nhà bình luận phe cấp tiến John Aravosis), hoặc là nước Mỹ đang bước vào cùng một con đường mà Đức đã trải qua, từ nền Cộng hòa Weimar tới Đệ tam Đế Chế.Tác giả của tiên tri trên chính là cựu Tổng thống Barack Obama. Khi nói chuyện tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago hồi tháng 12 năm ngoái, ông ta đã nhắc tới bóng ma của Đức Quốc xã như là tương lai đen tối của Hoa Kỳ nếu người Mỹ không “bỏ phiếu”, mà ai cũng biết rằng là bỏ phiếu cho Đảng dân chủ của ông ta.
“Chúng ta phải chăm sóc cho khu vườn dân chủ này, nếu không mọi thứ có thể sụp đổ rất nhanh. 60 triệu người đã chết, vì thế các bạn phải chú ý, và phải bỏ phiếu”. Tới nay, hơn 1 năm rưỡi sau khi Trump ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ở Nhà Trắng, thế giới vẫn chưa kết thúc và tất cả các “tiên tri” chống lại ông Trump cũng không cái nào trở thành sự thực. Sau một năm nhiệm kỳ, Nhà nước Hồi giáo IS – phải nói rõ đây là một tổ chức phát xít – gần như đã bị đánh bại tại Syria và xóa sổ khỏi căn cứ tại Iraq, nhờ vào quyết định của chính quyền Trump là trang bị vũ khí cho nhóm dân quân người Kurd có sức chiến đấu chống IS tốt nhất tại Syria và cởi trói cho quân đội Mỹ có nhiều không gian chiến đấu hơn. Trong khi đó, ông Trump vẫn tiếp tục chiến lược của Obama là tránh chiến tranh toàn diện tại Trung Đông, nhưng lại thành công nơi ông Obama thất bại khi vạch một lằn ranh đỏ thực sự đối với việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học bằng cách thực hiện một cuộc tấn công chính xác, chớp nhoáng bằng tên lửa.
Ở Bắc Hàn, chiến lược “áp lực tối đa” của ông Trump đã làm giảm một nửa lượng ngoại tệ chảy về chế độ Bắc Hàn và buộc Kim Jong Un phải nhận ra rằng lựa chọn duy nhất cho ông ta là đàm phán. Ở mặt trận đối nội, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8% trong tháng 5 vừa qua, một con số chưa từng thấy từ những ngày nước Mỹ sống trong cơn sốt dot-com; tỷ lệ thất nghiệp trong những người Mỹ gốc phi và gốc latinh thì xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Dưới chiến lược “xóa bỏ thủ tục quan liêu” và cởi trói do doanh nghiệp, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường chứng khoán ở mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, số lượng đơn vay tiền mua nhà ở Mỹ ở mức cao nhất trong vòng 7 năm, giá khí đốt đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm.
Cuối cùng, với việc thực hiện cam kết chấm dứt thời kỳ mà “các chính trị gia của chúng ta thích bảo vệ biên giới nước khác hơn biên giới nước mình” của ông Trump, nhập cư phi pháp giảm 38% từ tháng 11/2016 tới tháng 11/2017, và vào tháng 4/2017, Cảnh sát tuần tra biên giới Mỹ ghi nhận 15.766 vụ bắt giữ những người vượt biên trái phép tại biên giới đông nam – con số thấp nhất trong vòng 17 năm. Như những người phản đối ông Trump lên án, ông Trump quả thực đã từ bỏ rất nhiều giáo lý của trật tự quốc tế cấp tiến, một hệ thống nhiều mặt nhiều chân rết mà Mỹ và các đồng minh tạo ra và đã củng cố trong suốt 7 thập kỷ qua.
Khi thách thức chính những nền móng cốt lõi nhất của thể chế toàn cầu hóa, ông Trump đã lên án Tổ chức thương mại thế giới, cắt giảm trợ cấp cho Liên Hiệp Quốc, công kích NATO, đe dọa chấm dứt các thỏa thuận thương mại đa phương, kêu gọi Nga tái gia nhập G-7 và quay lưng với những kêu gọi giải quyết các vấn đề toàn cầu – như thay đổi khí hậu. Nhưng bất chấp những gì đám đông tại Davos (Thụy Sĩ) đang kêu gào, những chính sách này của ông Trump nên được hoan nghênh chứ không phải là lên án. Cách tiếp cận theo lối giao dịch của của ông ta đối với các vấn đề đối ngoại đánh dấu sự thay đổi chiến lược của Mỹ: Quan tâm hơn tới việc đạt được lợi ích trong ngắn hạn hơn là duy trì các mối quan hệ trong dài hạn.
Ông Donald Trump đã gửi đi thông điệp rằng Mỹ từ giờ sẽ chăm sóc cho lợi ích của mình – theo một nghĩa hẹp – chứ không phải lợi ích của cái gọi là cộng đồng quốc tế, thậm chí điều này làm mất lòng các liên minh lâu đời của họ. Quan điểm đối ngoại này, về bản chất là của một người thực dụng chứ không phải bảo hộ. Trong khi vận động tranh cử lẫn khi ngồi trong Phòng Bầu Dục, ông Trump luôn lập luận rằng nước Mỹ cần các đồng minh phải chia sẻ trách nhiệm tài chính trong việc bảo vệ bản thân họ. Ông cũng yêu cầu các thỏa thuận thương mại phải tốt hơn và công bằng hơn thực trạng bất lợi đối với doanh nghiệp và người lao động Mỹ. Ông thề sẽ bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi những kẻ thao túng tiền tệ. Ông ta là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Ông tin rằng các yếu tố chính trị phải quyết định các quan hệ kinh tế, rằng toàn cầu hóa không tạo ra sự hòa thuận giữa các quốc gia, và sự phụ thuộc kinh tế chồng chéo nhau làm quốc gia dễ bị tổn thương hơn.
Ông cũng cho rằng nhà nước nên can thiệp khi mà lợi ích của các nhân tố trong nước vượt khỏi vai trò của nó, chẳng hạn ông kêu gọi tẩy chay Apple vì công ty này từ chối giúp FBI phá khóa iPhone của tên khủng bố đã thực hiện vụ tấn công ở San Bernardino năm 2015. Quan điểm thực tế này không chỉ chính đáng mà còn phản ánh mong muốn của cử tri Hoa Kỳ, những người đã nhận ra một cách đúng đắn rằng nước Mỹ không còn trị vì trong một thế giới đơn cực kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh nữa, thay vào đó, họ đang sống trong một thế giới đa cực, nơi Mỹ thường xuyên bị cạnh tranh và thách thức.
Ông Trump đơn giản là người dám bỏ đi cái vỏ lỗi thời và nhìn thẳng vào bản chất của nền chính trị thế giới như nó vẫn luôn là: một mặt trận cạnh tranh khốc liệt nơi bất kỳ bên nào tham gia cũng là các quốc gia đặt lợi ích của mình lên trên hết, coi trọng an ninh và phúc lợi kinh tế cho mình nhất. Chiến lược “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump chỉ gây sốc cho những sinh viên quá ngây thơ, quá cải lương bởi nó cũng bình phàm như bất kỳ quốc gia nào khác: thúc đẩy lợi ích của đất nước lên trên mọi thứ khác.
Chú Sam không còn là ông “chú nuôi”
Một nội dung quan trọng trong chính sách của ông Trump là tái cân bằng cán cân mậu dịch với các nước khác. Mục tiêu là giải quyết thực trạng mất cân bằng thương mại quá đáng một cách có hệ thống với các nước giàu có ở Đông Á và Châu Âu, trong khi bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng đối với an ninh nước Mỹ. Cán cân thương mại là khoảng chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi một nước nhập nhiều hơn xuất, nước đó phải chịu thâm hụt mậu dịch, tức là họ phải phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc vay tiền ở thị trường quốc tế để bù vào. Trong dài hạn, việc thâm hụt mậu dịch quá lớn và liên tục làm giảm tổng nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia, giảm tăng trưởng và giảm công ăn việc làm. Năm 2017, thâm hụt mậu dịch của Mỹ tăng 12%, lên 566 tỷ USD, mức lớn nhất kể từ năm 2008. Xét về con số thâm hụt này, thật lạ khi ông Trump lại bị gán nhãn là kẻ “theo chủ nghĩa bảo hộ” và “kẻ liều chết phá hủy trật tự kinh tế tự do” bởi những nước được cho là “bạn hữu và đồng minh của Mỹ”. Với những kẻ phản trắc này, chính quyền Trump gửi một thông điệp thẳng thắn: “Quý vị sẽ không thể coi Mỹ như một thằng ngu nữa. Nói cách khác: Chú Sam không còn là ông chú nuôi ngờ nghệch”.
Những kẻ “võ đoán” lo ngại rằng các chính sách gần đây của chính quyền Trump là dấu hiệu cho thấy nước Mỹ không còn muốn thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu nữa, tuy nhiên việc ông Trump đe dọa đánh thuế và các biện pháp bảo hộ khác nên được xem là con bài thương lượng để mở cửa các thị trường nước khác. Các biện pháp này cũng đại diện cho cách vận dụng ngoại giao thương mại tới một mức độ xuất sắc chiến lược, sử dụng chế tài và các hình thức khác trong khả năng kinh tế của một quốc gia để gây áp lực buộc nước khác làm những gì Washington muốn. Cuối cùng thì Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu hàng đầu và đây là lợi thế vô cùng lớn trong các cuộc đàm phán thương mại. Nhưng trong quá khứ, ít có tổng thống nào tận dụng tối đa lợi thế này như ông Trump, bởi vì động chạm tới khả năng một nước khác có thể xuất khẩu với Mỹ sẽ ngay lập tức thu hút những công kích từ “lực lượng bảo vệ tự do thương mại thế giới”, cũng như châm biếm rằng Mỹ là kẻ “bắt nạt” các nước yếu. Không giống các lãnh đạo trước, ông Trump không sợ bị gọi là “kẻ bắt nạt” hay “kẻ mị dân”, ông ta đơn giản là cứ làm những gì mà ông ta cho là đúng. Với Trung Quốc, đối thủ tiềm tàng duy nhất có khả năng vươn lên ngang hàng với nền kinh tế Mỹ, ông Trump đã vận dụng ngoại giao thương mại để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ ở nhiều trường hợp.
Thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD trong năm 2017; trong các cuộc đàm phán hồi tháng 5, truyền thông đưa tin rằng Bắc Kinh đã đồng ý giảm con số này xuống 200 tỷ USD vào năm 2020. Chính quyền Trump tiếp tục gây sức ép yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt cái mà Washington gọi là trợ cấp không công bằng cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã lần lượt mua lại nhiều công nghệ quan trọng của Mỹ trong khi doanh nghiệp Mỹ bị Trung Quốc cấm làm điều tương tự khi hoạt động ở Trung Quốc. Nhưng nay, Nhà Trắng đã khôn ngoan hơn, buộc Trung Quốc phải làm ăn theo những điều kiện tương tự nhau. Tờ New York Times hồi tháng 3/2018 đưa tin Mỹ “đang chuẩn bị giới hạn đầu tư Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ, từ vi mạch cho tới công nghệ 5G không dây”. Trong một bước hướng tới tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, chính quyền Trump đã áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng là máy giặt và tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc, đồng thời cũng áp thuế lên thép và nhôm với lý do an ninh quốc gia. Hồi tháng 4, chính quyền Trump dọa áp thuế lên khoảng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong danh mục khoảng 1.300 loại hàng hóa, đặt ra thách thức thương mại mạnh mẽ nhất đối với Bắc Kinh trong hàng thập kỷ qua. Trung Quốc xuống nước đề nghị mua thêm 70 tỷ USD hàng Mỹ nếu ông Trump bỏ qua không đánh thuế.
Hồi tháng 5/2018, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống 15% (thuế này ở Mỹ là 2,5%). Ông Trump loan báo rõ ràng rằng kể cả các nước hàng xóm và đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng không được miễn thuế. Cuối tháng 5, ông tiến hành kế hoạch đánh thuế 25% lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm từ Canada, Mexico và EU, thực hiện lời hứa tranh cử của mình. Lý do của việc này là, theo kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ, việc nhập khẩu các kim loại giá rẻ này gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và gây thiệt hại cho cơ sở công nghiệp Mỹ. Canada tuyên bố đáp trả bằng thuế và tất cả các nước thành viên G-7, trừ Mỹ, ra một tuyên bố chung bày tỏ “mối quan ngại và thất vọng”đối với quyết định của Mỹ.
Không xét tới sự tức giận của quốc tế, quyết định đánh thuế của ông Trump không nằm ngoài nội dung cơ bản của Chủ nghĩa thực dụng. Như nhà khoa học chính trị Jonathan Kirshner đã chỉ ra, trong một thế giới hỗn loạn, “các quốc gia sẽ cố gắng vì sự độc lập tự chủ của mình, để có thể đảm bảo khả năng sản xuất các phương tiện cần thiết để tự vệ, cũng như giảm tính dễ bị tổn thương mà có thể sinh ra từ việc các dòng kinh tế toàn cầu trong thời bình đột ngột bị cắt đứt”. Quả thực, trong một bài phát biểu trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump đã trình bày dứt khoát về quan điểm đối ngoại này của mình: “Chưa có quốc gia nào từng thịnh vượng mà không đặt lợi ích của mình trước tiên. Cả bạn hữu lẫn kẻ thù của ta đều đặt đất nước họ lên trước chúng ta, và chúng ta, trong khi công bằng với họ, phải bắt đầu làm như thế. Chúng ta sẽ không tiếp tục đầu hàng quốc gia này và nhân dân của nó cho khúc ca lầm lạc của chủ nghĩa toàn cầu. Quốc gia – nhà nước vẫn là nền tảng chân chính của hạnh phúc và hòa hợp”.
Tạm biệt chủ nghĩa đa phương
Một cột trụ khác trong chiến lược đối ngoại của ông Trump là Mỹ ưa chuộng hợp tác với các nước khác trên cơ sở song phương hơn là đa phương, bất cứ khi nào có thể. Theo đuổi mục tiêu này, chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình dương TPP, thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ cũng loan báo sẽ cắt giảm 40% khoản tiền đóng góp cho Liên Hiệp Quốc, buộc Hội đồng Bảo an phải cắt 600 triệu USD ngân sách gìn giữ hòa bình. Ngoài ra, chính quyền Trump cũng loan báo ý định rút khỏi UNESCO, Hội đồng Nhân quyền LHQ và từ chối tham dự các cuộc nói chuyện đa phương về nhập cư. Ông Trump cũng dọa sẽ xóa bỏ hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (Nafta) và lập các thỏa thuận song phương với Mexico và Canada – điều mà ông cho là dễ thực hiện hơn các thỏa thuận đa phương.
Trong con mắt của Trump, chủ nghĩa đa phương “làm giảm khả năng kiểm soát các vấn đề của chính chúng ta”. Thậm chí những người bảo vệ trật tự thế giới tự do cũng phải thừa nhận ông đúng về điểm này, bởi đó chính là điều mà một trật tự dựa trên luật lệ được thiết để đạt được: đặt giới hạn lên khả năng thoái lui và sử dụng quyền lực một cách thất thường lên các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, những ai mà tung hô trật tự này tìm kiếm không gì ngoài một sự thay đổi mang tính cách mạng của nền chính trị thế giới, họ hy vọng sẽ thay thế hệ thống quốc tế vô chính phủ mạnh được yếu thua bằng một nền tảng vận hành bằng pháp luật.
Với những người ủng hộ thể chế này, chiêu thuật được sử dụng luôn là thuyết phục các nước yếu và các quốc gia hạng hai – tức là toàn bộ thế giới trừ nước Mỹ – rằng các thể chế quốc tế và cam kết đa phương sẽ giới hạn tự do hành động của kẻ bá quyền (Mỹ). Vì để trật tự quốc tế này có hiệu quả, nó phải có cơ chế tự trị và thi hành các quy định của mình, dù đi ngược lại mong muốn của kẻ bá quyền. Nói cách khác, chẳng có lý do nào để các quốc gia này gia nhập vào các tổ chức quốc tế nếu họ tin rằng mình không thu được lợi thế nào đó đối với những nước mạnh hơn. Tuy nhiên điều này chẳng có ý nghĩa gì với Trump khi mà ông tuyên bố quay lưng với họ. Điểm yếu của trật tự thế giới này là hiển nhiên: kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các tổ chức quốc và chuẩn mực quốc tế đã phụ thuộc quá nhiều và Mỹ và do đó không thể được sử dụng để kiềm chế Mỹ. Những trường hợp mà Mỹ bị kiềm chế là vì họ tự nguyện làm như vậy. Giới lãnh đạo và các chuyên gia đối ngoại của Mỹ đã tung hô chủ nghĩa đa phương và toàn cầu hóa bất chấp việc những thể chế này ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia ra sao.
Không còn bữa trưa miễn phí
Mảnh ghép cuối cùng trong chính sách đối ngoại của Trump là yêu cầu các đồng minh của Mỹ phải trả những chi phí tương xứng cho việc bảo vệ bản thân họ. Chính NATO công nhận rằng Mỹ chi trả tới 73% chi phí phòng vệ của cả liên minh này – một số lượng quá lớn cho một tổ chức có 29 thành viên và lại đặt trọng tâm vào an ninh Châu Âu chứ không phải Mỹ. Tuy thế nhiều tờ báo lớn ở Mỹ vẫn công kích Trump khi ông gọi các nước đồng minh EU là những kẻ “ăn chùa”. Nhưng họ lại quên rằng Obama cũng từng làm như vậy, chỉ là mức độ nhẹ nhàng hơn. “Những kẻ ăn chùa làm tôi bực mình”, Obama phàn nàn vào năm 2016 trong một bài phỏng vấn với tờ Atlantic. Danh sách các nước “ăn chùa” của ông ta có cả nước Anh – một nước ghét Trump và yêu Obama nồng nhiệt – tới mức ông cảnh báo rằng Anh Quốc sẽ không có thể tuyên bố mình có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ trừ khi họ chi ít nhất 2%GDP cho quốc phòng.
Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống Mỹ cũng phàn nàn về các nước “ăn chùa”, nhưng ít ai làm được gì trên thực tế. Trong Chiến tranh lạnh, khi mà Mỹ và đồng minh cùng phải đối mặt với mối đe dọa Liên bang Xô viết thì vấn đề này cần phải được phép duy trì. Nhưng nay, con rồng đã bị trảm – từ rất rất nhiều năm trước rồi – và đến lúc mà chính phủ Mỹ đang nợ ngập đầu và phải cân nhắc đến các khoản cắt giảm chi tiêu công khổng lồ, thì không lý gì Mỹ lại phải tiếp tục chi tiền bao bọc cho vấn đề an toàn của châu Âu. Như nhà nghiên cứu chính trị khoa học Barry Posen đã viết trên tạp chí Chính sách Ngoại giao: “Đây là phúc lợi nhà giàu”. Việc ông Trump lên án NATO về chi tiêu quốc phòng đã có tác dụng. Ngân sách quốc phòng của các đồng minh Châu Âu đã lên đến mức cao nhất kể từ năm 2010.
Nhưng theo “giới võ đoán”, ông Trump không chỉ đòi các nước khác chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ mà ông ta còn âm mưu tiêu diệt NATO. Trong một bài viết đăng trên New York Times hồi tháng 6, tác giả David Leonhardt viết: “Nếu có một Tổng thống Mỹ vạch ra một kế hoạch bí mật, chi tiết để phá vỡ liên minh Đại Tây Dương, thì kế hoạch đó sẽ giống như đúc với những biểu hiện của ông Trump”. Nhưng Leonhardt dường như quên rằng kẻ thù lớn nhất của một liên minh là chiến thắng. Khi phương Tây chiến thắng Chiến tranh Lạnh, NATO đã mất đi lý do để tồn tại. Trong một thế giới ngày càng nhiều cực, các liên minh càng trở nên ít cố định hơn: bạn hữu hôm nay có thể thành kẻ thù của ngày mai (hay ít nhất là đối thủ cạnh tranh) và ngược lại. Ông Trump thừa nhận điều này. Ông hành động dựa trên nguyên lý chính trị thực dụng mà cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger từng trình bày: “nước Mỹ không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”.
Bản năng thực dụng của ông Trump đã được thể hiện mạnh nhất trong cách ông xử lý vấn đề nước Nga. Giống như mọi tổng thống trước ông, Trump đã gặp mặt lãnh đạo viện Kremlin nhằm tìm cách hợp tác trong một loạt các vấn đề an ninh (đặc biệt là Iran và Syria), và ở mức sống còn nhất là nhằm tránh một cuộc chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân. Những người la hét lên rằng Nga là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ và Trump là con rối của Putin chính là những người đã khiến Mỹ sai lầm nhất trong chính sách ngoại giao một phần tư thế kỷ qua.
Mấu chốt là ông Trump không phải là nguyên nhân chủ yếu kiến NATO tan rã mà là cấu trúc của tổ chức quốc tế này không còn phù hợp. Quả thực, với ông Obama, tình trạng của NATO cũng không khá hơn. Giới chóp bu toàn cầu hóa cũng tỏ ra bực bội khi mà Obama nói về chiến lược đối ngoại tối giản của mình. Trong Chiến tranh Lạnh, theo lời của nhà khoa học chính trị G. John Ikenberry, “nước Mỹ cần đồng minh và đồng minh cần nước Mỹ”. Điều này đã thay đổi với sự kết thúc của mối họa chung Liên bang Xô viết. Hoa Kỳ trở nên ít phụ thuộc hơn trong chính sách ngoại giao, nhưng các đồng minh của họ cũng vậy.
Các đồng minh của Mỹ không còn một nhu cầu lớn như trước phải lệ thuộc vào một “đàn anh” siêu cường bảo vệ, do đó Washington có ít đòn bẩy ngoại giao hơn so với trước. Năm 1993, nhà lý thuyết học về quan hệ quốc tế theo trường phái thực dụng Kenneth Waltz đã có một quan sát thông thái: “Liên bang Xô viết đã tạo ra NATO, và cái chết của Liên Xô đã giải phóng Châu Âu, Đông cũng như Tây. Nhưng tự do phải có tự lực”. Viết về các nước Châu Âu, Waltz kết luận “trong một tương lai không xa lắm, họ sẽ phải học cách tự chăm lo cho bản thân mình hoặc là chịu hậu quả”. Một phần tư thập kỷ đã qua, cái thời điểm tương lai “không xa lắm” ấy cuối cùng đã tới. Ông Trump không tạo ra thực tế đó, đơn giản là ông dám nhìn thẳng vào nó.
Đó là vấn đề cấu trúc
Công bằng mà nói, không phải chuyện gì cũng tốt dưới chính quyền Trump. Sau khi tuyên bố nhiệm vụ tái thiết quốc gia và gọi cuộc chiến ở Afghanistan là “một sự lãng phí hoàn toàn”, tổng thống đã bị thuyết phục bởi những cố vấn cấp cao quanh ông và từ bỏ kế hoạch rút hết lính Mỹ khỏi quốc gia Hồi giáo Trung Đông này. Họ thuyết phục ông rằng một sự thiếu vắng hỏa lực Mỹ vội vã sẽ tạo ra khoảng trống cho IS hay Al Qaeda tới lấp vào, và thế là Trump chấp nhận duy trì một lượng nhỏ quân đội Hoa Kỳ để đánh lùi phiến quân nổi dậy Taliban.
“Bản năng đầu tiên của tôi mách bảo tôi rút quân ngay, và trong quá khứ, tôi thích nghe theo bản năng của mình”, ông Trump phát biểu ngày ông tuyên bố chiến lược với Afghanistan. “Nhưng cả đời mình, tôi đã nghe người ta nói rằng các quyết định sẽ khác biệt rất nhiều khi bạn ngồi sau chiếc bàn ở Phòng Bầu Dục”.
Nhưng ông Trump nên nghe theo bản năng của mình. Ý tưởng rằng một vài ngàn lính Mỹ có thể đạt được điều mà 100.000 trước đó thất bại: phá vỡ thế bế tắc trong cuộc chiến lâu nhất lịch sử Mỹ, là đáng cười và ngây ngô. Nhưng ông Trump đã nhận ra trật tự thế giới tự do hiện tại đang lâm bệnh. Cơn bệnh này, như ký giả Martin Wolf đã chỉ ra, là một hệ quả của, ở mức độ toàn cầu, “sự suy giảm quyền lực tương đối của phương Tây với tư cách là một cộng đồng an ninh sau sự kết thúc của chiến tranh lạnh, cùng với sự suy giảm của ảnh hưởng kinh tế của họ, đặc biệt là trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Tại mức quốc gia, vấn đề nảy sinh từ những người dân bình thường ở rất nhiều các nước giàu không cảm thấy họ được lợi gì, nếu không nói là phải chịu thiệt, từ cái gọi là toàn cầu hóa.
“Thay vào đó, nó sinh ra một cảm giác mất mát trong các cơ hội, thu nhập và sự tôn trọng”.
Một cách hoàn toàn chính đáng, rất nhiều người Mỹ cảm thấy toàn cầu hóa, bằng việc mang lại hàng hóa giá rẻ vào trong nước và mang công việc của họ tới các nước nhân công giá rẻ, đã hủy hoại ngành công nghiệp của Mỹ, gia tăng thất nghiệp và khiến mức lương của họ giảm đi nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi những phát ngôn của ông Trump về thương mại bất công nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cử tri Mỹ, đặc biệt là những người sống ở các bang công nghiệp Trung Tây. Nhưng giới tinh anh ngoại giao, bị mù mắt bởi sự thù ghét ông Trump, đã không nhìn thấy được một bức tranh lớn hơn về các vấn đề trong các cấu trúc toàn cầu hóa đã đẩy Trump tới chiếc ghế quyền lực.
Để hiểu được hiệu quả của các kết cấu toàn cầu này, ta phải quay về thời điểm chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, liên hệ của Hoa Kỳ với thế giới vẫn rất chặt chẽ, tuy nhiên mục đích của các mối liên hệ này đã thay đổi. Trước đó, Hoa Kỳ hành động vì phòng thủ và mong muốn duy trì nguyên trạng để tránh tình trạng leo thang thành chiến tranh. Nhưng sau đó, Hoa Kỳ lại ôm giữ thứ chủ nghĩa xét lại dưới cái vỏ bọc của tự do. Với tư cách là một bá chủ không có đối thủ, nước Mỹ hăm hở chi tiền bạc và quân sự đi đúc khuôn thế giới theo hình mẫu của mình. Washington không chỉ tự coi mình là hiện thân của các giá trị dân chủ, nhân quyền, và công lý mà nó còn tích cực quảng bá các giá trị này tới những quốc gia khác.
Chính sách này đã đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa thực dụng thời Chiến tranh Lạnh, nhưng lại mở ra thời kỳ đối ngoại thập tự chinh kiểu Mỹ. Trong giấc mơ của giới tinh hoa ngoại giao nước Mỹ, tất cả các quốc gia, bao gồm cả các nước độc tài như Trung Quốc và Nga, sẽ copy hệ thống chính trị và cách vận hành của nước Mỹ, từ đó trở thành một mắt xích trung thành trong trật tự thế giới mới do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái xảy ra, sau đó là sự nổi lên của Trung Quốc và tái khởi của Nga, đã phủ bóng đen nghi ngờ lên quyền lực tương đối của Mỹ. Kết quả là thời kỳ thế giới đơn cực, nếu không hoàn toàn chấm dứt, thì cũng đã đi tới những ngày cuối cùng. Bị suy giảm sức mạnh trong bối cảnh không có các mối đe dọa tới lãnh thổ khiến các nước cân nhắc lại các ràng buộc với bên ngoài và chú trọng vào các vấn đề bên trong hơn. Vì thế, không ngạc nhiên khi mà có rất nhiều người Mỹ cuối cùng đã bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại phải giữ vai trò cảnh sát thế giới hao tiền tốn của và bỏ phiếu cho một người thề sẽ đặt lợi ích của họ trước tiên. Trong hoàn cảnh kỷ nguyên nước Mỹ bá chủ gần như kết thúc, Washington phải theo đuổi một sách lược vĩ mô mới để đối phó tình hình này. Chủ nghĩa thực dụng của ông Trump có thể chính là một giải pháp cho điều đó.
Randall Schweller
Trọng Đức dịch
Randall Schweller, giáo sư Khoa học Chính trị và Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Thực dụng tại Đại học Ohio, Hoa Kỳ. (Theo Foreign Affairs).
World Security
Three Cheers for Trump’s Foreign Policy
By Randall Schweller
September/ October 2018 issue
What the Establishment Misses
Donald Trump’s victory in the 2016 U.S. presidential election heralded nothing less than certain catastrophe. At least, that was and remains the firm belief of “the Blob”—what Ben Rhodes, a foreign policy adviser in the Obama administration, called those from both parties in the mainstream media and the foreign policy establishment who, driven by habitual ideas and no small amount of piety and false wisdom, worry about the decline of the U.S.-led order. “We are very probably looking at a global recession, with no end in sight,” the New York Times columnist Paul Krugman forecast after Trump’s victory. Others prophesied that Trump would resign by the end of his first year (Tony Schwartz, the co-author of Trump: The Art of the Deal), that he would be holed up in the Ecuadorian embassy in six months (the liberal commentator John Aravosis), or that the United States might be headed down the same path that Germany took from the Weimar Republic to the Third Reich. That last warning came from former U.S. President Barack Obama last December at the Economic Club of Chicago, where he invoked the specter of Nazi Germany. “We have to tend to this garden of democracy or else things could fall apart quickly,” he said. “Sixty million people died, so you’ve got to pay attention—and vote.”
So far, the world has not come to an end, far from it. A year into Trump’s first term, the Islamic State, or ISIS—a fascist organization, by the way—had been virtually defeated in Syria and eliminated from all its havens in Iraq, thanks to the Trump administration’s decision to equip the largely Kurdish militia fighting ISIS in Syria and give U.S. ground commanders greater latitude to direct operations. All the while, Trump has continued the Obama doctrine of avoiding large-scale conventional wars in the Middle East and has succeeded where his predecessor failed in enforcing a real red line against Bashar al-Assad’s use of nerve gas in Syria by launching targeted air strikes in response. In North Korea, Trump’s strategy of “maximum pressure” has cut the country’s international payments by half, forcing Kim Jong Un to realize that his only choice is to negotiate.
On the domestic front, the unemployment rate fell to 3.8 percent in May, a level not seen since the heady days of the dot-com boom—with unemployment at an all-time low among African Americans; at or near multidecade lows among Hispanics, teenagers, and those with less than a high school education; and at a 65-year low among women in the labor force. Meanwhile, on Trump’s watch, the stock market and consumer confidence have hit all-time highs, the number of mortgage applications for new homes has reached a seven-year high, and gas prices have fallen to a 12-year low. Finally, with Trump pledging to bring to an end the era in which “our politicians seem more interested in defending the borders of foreign countries than their own,” illegal immigration was reduced by 38 percent from November 2016 to November 2017, and in April 2017, the U.S. Border Patrol recorded 15,766 apprehensions at the southwestern border—the lowest in at least 17 years.
As his critics charge, Trump does reject many of the core tenets of the liberal international order, the sprawling and multifaceted system that the United States and its allies built and have supported for seven decades. Questioning the very fabric of international cooperation, he has assaulted the world trading system, reduced funding for the UN, denounced NATO, threatened to end multilateral trade agreements, called for Russia’s readmission to the G-7, and scoffed at attempts to address global challenges such as climate change. But despite what the crowd of globalists at Davos might say, these policies should be welcomed, not feared. Trump’s transactional approach to foreign relations marks a United States less interested in managing its long-term relationships than in making gains on short-term deals. Trump has sent the message that the United States will now look after its own interests, narrowly defined, not the interests of the so-called global community, even at the expense of long-standing allies.
This worldview is fundamentally realist in nature. On the campaign trail and in office, Trump has argued that the United States needs its allies to share responsibility for their own defense. He has also called for better trade deals to level a playing field tilted against American businesses and workers and to protect domestic manufacturing industries from currency manipulation. He is an economic nationalist at heart. He believes that political factors should determine economic relations, that globalization does not foster harmony among states, and that economic interdependence increases national vulnerability. He has also argued that the state should intervene when the interests of domestic actors diverge from its own—for example, when he called for a boycott against Apple until the company helped the FBI break into the iPhone of one of the terrorists who carried out the 2015 attack in San Bernardino, California.
This realist worldview is not only legitimate but also resonates with American voters, who rightly recognize that the United States is no longer inhabiting the unipolar world it did since the end of the Cold War; instead, it is living in a more multipolar one, with greater competition. Trump is merely shedding shibboleths and seeing international politics for what it is and has always been: a highly competitive realm populated by self-interested states concerned with their own security and economic welfare. Trump’s “America first” agenda is radical only in the sense that it seeks to promote the interests of the United States above all.
NO MORE UNCLE SUGAR
A key part of Trump’s agenda is to rebalance the United States’ trade accounts with the rest of the world. The goal is to correct systematic and excessive trade imbalances with wealthy East Asia and Europe, while protecting industries vital to U.S. national security. The balance of trade is the difference between the value of a country’s exports and the value of its imports. When a country imports more than it exports, it is running a trade deficit, which means that it must rely on foreign direct investment or borrow money to make up the difference. In the long run, persistent trade deficits lower the total demand for goods and services in a country, reducing growth and employment. In 2017, the U.S. trade deficit in goods and services grew by 12 percent, to $566 billion, the biggest gap since 2008. Given this imbalance in trade, it is odd that Trump is the one being branded by the United States’ supposed friends and allies as a protectionist, hell-bent on destroying the liberal economic order. To these ingrates, the Trump administration has sent a straightforward message: you will no longer be allowed to play the United States for a sucker. In other words, no more Uncle Sugar.
The Blob worries that the policies enacted by the Trump administration signal a major reduction in the United States’ willingness to promote global trade and investment, but Trump’s threats of tariffs and other protectionist measures are better seen as bargaining chips designed to open other countries’ markets. They also represent attempts to elevate trade diplomacy to greater strategic prominence, using sanctions and other forms of economic statecraft to pressure states to do things that Washington wants but that they otherwise wouldn’t do. After all, the United States remains the world’s leading market for exports, which gives the country massive bargaining leverage in trade negotiations. But it has traditionally failed to exploit that leverage, since any attempt to do so draws jeers from defenders of the liberal international order. Trump has chosen a different path.
With China, the United States’ only potential peer competitor, Trump has used trade diplomacy to press Beijing to make a number of valuable concessions. The U.S. trade deficit with China now stands at $375 billion; during talks in May, news outlets reported that Chinese officials had committed to reducing it by $200 billion by 2020. The Trump administration continues to press the Chinese government to end what Washington considers unfair subsidies and other aid to Chinese firms. For years, Chinese state enterprises have been buying up their U.S. competitors in high-tech sectors, while U.S. firms are prohibited from making equivalent purchases in China, but now, the White House is wisely looking to subject China to similar investment hurdles. As The New York Times in March, it “is preparing to limit Chinese investment in sensitive American technology, ranging from microchips to 5G wireless technology.”
In a step toward correcting the imbalance in U.S.-Chinese economic relations, the Trump administration has imposed antidumping duties on large Chinese washing machines and solar energy equipment, and it has levied tariffs on steel and aluminum for reasons of national security. In April, the administration threatened to slap stiff tariffs on some $50 billion in Chinese imports across 1,300 categories of products, unveiling the most aggressive challenge in decades to Beijing’s trade practices. China responded by offering to purchase some $70 billion in U.S. exports if the Trump administration called off the threatened tariffs. And in May, China reduced its tariff on foreign automobiles from 25 percent to 15 percent. (The United States’ stands at 2.5 percent.)
Trump has made clear that even the United States’ neighbors and closest allies are not exempt from U.S. tariffs. In late May, he made good on a key campaign promise when he moved forward with a 25 percent tariff on steel imports and a ten percent tariff on aluminum imports from Canada, Mexico, and the EU. As justification, the administration cited national security, invoking the Commerce Department’s conclusion that imported metal degrades the American industrial base. Canada announced retaliatory steps, and it and every other member of the G-7 besides the United States issued a joint statement conveying their “unanimous concern and disappointment” with the U.S. decision.
Global outrage aside, Trump’s justification for the tariffs is little more than Realism 101. As the political scientist Jonathan Kirshner has observed, in an anarchic world, “states will strive for national self-sufficiency, in order to assure the ability to produce the means to fight, as well as to reduce vulnerabilities that would result from the disruption of peacetime patterns of international economic flows.” Indeed, in his signal foreign policy speech during the campaign, Trump himself articulated just such a view: “No country has ever prospered that failed to put its own interests first. Both our friends and our enemies put their countries above ours, and we, while being fair to them, must start doing the same. We will no longer surrender this country or its people to the false song of globalism. The nation-state remains the true foundation for happiness and harmony.” Trump’s words have a distinctly realist ring to them.
Pre. Donald Trump on the South Lawn of the White House
in Washington, June 2018. YURI GRIPAS/REUTERS
NO MORE MULTILATERALISM
Another plank of Trump’s foreign policy platform is that the United States should work with its international partners on a bilateral basis whenever possible, rather than through multilateral arrangements and commitments. Along these lines, the administration has withdrawn from the Iran nuclear deal, the Trans-Pacific Partnership, and the Paris agreement on climate change. At the UN, it has proposed reducing U.S. contributions to the organization by 40 percent, forced the General Assembly to cut $600 million from the peacekeeping budget, announced its intention to withdraw from UNESCO and the UN Human Rights Council, and abandoned talks on migration. Trump has also threatened to end the North American Free Trade Agreement and instead strike separate bilateral agreements with Canada and Mexico, which he contends are easier to enforce than multilateral arrangements.
Multilateralism, in Trump’s view, “reduces our ability to control our own affairs.” Even defenders of the liberal international order should concede that he is right, since this is precisely what a rules-based order is designed to achieve: to place limits on the returns to, and the capricious exercise of, outsize power in the conduct of international relations. In fact, those who champion such an order seek nothing less than a revolutionary transformation of world politics, hoping to replace the anarchic international system driven by brute force with one governed by the rule of law. For these proponents, the trick has always been to convince weak and secondary states—that is, everyone but the United States—that institutional restraints and multilateral commitments will limit the hegemon’s freedom of action. For such an order to work, it must be autonomous, able to enforce its rules independent of the hegemon’s wishes. Otherwise, there is no reason for other countries to believe that the order will ever limit the hegemon’s power.
Well, the jig is up. Trump has given the lie to the notion that many of the institutions of the postwar order actually bind the United States, and he has walked away from them accordingly. The weakness of the order should come as no surprise: ever since the end of World War II, international institutions and norms have rested on U.S. power and so cannot be used to hold back the United States. To the extent that the United States has been restrained, it has been the result of self-restraint—a characteristic that few have accused Trump of exhibiting. The United States’ leaders and foreign policy elites have been championing multilateralism, international institutions, and the rule of law as values in themselves, regardless of how they affected U.S. national interests.
NO MORE FREE-RIDING
The final piece of Trump’s foreign policy is his insistence that U.S. allies pay their fair share of the costs of their defense. NATO itself concedes that the United States accounts for 73 percent of the alliance’s defense spending—a rather large amount for an organization with 29 member states and that is focused on European security. Nonetheless, commentators in this magazine and elsewhere have routinely derided Trump for mocking U.S. allies as free riders. So, they might have added, did Obama. “Free riders aggravate me,” he complained in a 2016 interview with The Atlantic. His list of partners not pulling their weight included the United Kingdom, and he warned that the country would no longer be able to claim a “special relationship” with the United States unless it spent at least two percent of its GDP on defense.
For decades, U.S. presidents have complained about allies’ free-riding, but when push came to shove, they failed to do much about the problem. During the Cold War, the United States and its allies confronted a shared Soviet threat, making it at least understandable that Washington would allow the problem to persist. Now that the dragon has been slain—many, many years ago—and at a time when the U.S. government is considering huge cuts in social spending to restore fiscal health, there is no justification whatsoever for the United States to continue subsidizing European countries’ security. As the political scientist Barry Posen has put it in this magazine, “This is welfare for the rich.” Trump’s attacks on NATO seem to be getting results. Defense spending among the alliance’s European members has hit its highest point since 2010.
According to the Blob, however, Trump is not merely trying to get allies to pay their fair share; he is actively plotting to destroy NATO. In a column in June, David Leonhardt of The New York Times wrote, “If a president of the United States were to sketch out a secret, detailed plan to break up the Atlantic alliance, that plan would bear a striking resemblance to Trump’s behavior.” What Leonhardt appears to have forgotten is that the greatest enemy of an alliance is victory. When the West won the Cold War, NATO lost its raison d’être. In an increasingly multipolar world, alliances are less fixed: today’s friend may be tomorrow’s enemy (or, at a minimum, competitor), and vice versa. Trump accepts this. He is operating according to the realpolitik principle that former U.S. Secretary of State Henry Kissinger once summarized: “America has no permanent friends or enemies, only interests.”
Trump’s realist instincts are on display most clearly in his approach to Russia. Just as every president before him, Trump has met with the leader of the Kremlin in search of cooperation on a range of security issues (in this case, particularly on Iran and Syria) and, at a most basic and existential level, to avoid war between the two nuclear superpowers. Those yelling the loudest that Russia is a mortal enemy of the United States and that Trump is Russian President Vladimir Putin’s puppet are the very same people who woefully mismanaged U.S. foreign policy over the past quarter century.
The bottom line is that Trump is not the primary reason NATO’s ties are fraying; the international structure is. Indeed, this was also true for his predecessor. Much of what annoyed the foreign policy elite about Obama’s minimalist strategic goals—his talk of hitting “singles and doubles,” for example—was structural in nature. During the Cold War, in the words of the political scientist G. John Ikenberry, “America needed allies and allies needed America,” a codependence that “created incentives for cooperation in areas outside of national security.” That changed with the end of the shared Soviet threat. The United States became less constrained in its foreign policy, but so did its allies. They have had less need for a superpower patron, and so Washington has less leverage over them than it once did.
U.S. President Trump and German Chancellor Angela Merkel at a G-20
summit in Hamburg, Germany, July 2017. LUDOVIC MARIN/REUTERS
In 1993, the realist international relations theorist Kenneth Waltz wisely observed, “The Soviet Union created NATO, and the demise of the Soviet threat ‘freed’ Europe, West as well as East. But freedom entails self-reliance.” Writing of European countries, Waltz concluded, “In the not-very-long run, they will have to learn to take care of themselves or suffer the consequences.” A quarter century later, the “not-very-long run” has finally arrived. Trump did not create that reality; he has merely recognized it.
IT’S THE STRUCTURE, STUPID
To be fair, not all has gone well under the Trump administration. After denouncing nation building and calling the war in Afghanistan a “complete waste,” the president was persuaded by his top advisers to forgo a hasty withdrawal from the country, which they claimed would create a vacuum for ISIS and al Qaeda to fill, and to support instead a small infusion of U.S. troops to beat back a resurgent Taliban. “My original instinct was to pull out, and historically, I like following my instincts,” Trump said as he announced the new strategy. “But all my life, I’ve heard that decisions are much different when you sit behind the desk in the Oval Office.” He should have followed his gut instead of embracing the ludicrous notion that a few thousand U.S. troops would be able to accomplish what 100,000 previously could not: break the stalemate in the longest war in American history.
But what Trump recognizes is that the liberal international order is sick. This illness, as the columnist Martin Wolf has argued, is a function of, at the global level, “the declining relevance of the west as a security community after the end of the cold war, together with its diminishing economic weight, especially in relation to China.” At the domestic level, the problems stem from the feeling among many in rich countries that they have not benefited from the liberal world order. “It is generating, instead, the sense of lost opportunities, incomes and respect.” Many Americans rightly feel that globalization, by bringing cheap consumer goods into the country and outsourcing jobs to lower-paid workers overseas, has ruined U.S. manufacturing, increasing unemployment and depressing wages. No wonder Trump’s complaints about unfair trade deals resonated with so many voters, especially those in the industrial Midwest.
Blinded by their distaste for the man, foreign policy elites have lost sight of the larger international structural forces that propelled Trump to power. To see these driving forces at work, one must return to the end of the Cold War. As the lone superpower, the United States remained deeply engaged with the world, but the purpose of this engagement had changed. During the Cold War, the goal was to contain the Soviet Union; the United States was acting out of defense and wished to maintain the status quo. But afterward, the United States embraced revisionism in the guise of liberalism. As the unchallenged hegemon, it endeavored to remold large swaths of the world to fit its image of international order. Washington not only aligned itself with democracy, human rights, and justice but also actively promoted these liberal values abroad. Doing so marked the end of Cold War pragmatism and the advent of a crusading style of U.S. foreign policy. In the dreams of U.S. foreign policy elites, all countries, including authoritarian great powers such as China and Russia, would now become supplicants in a U.S.-dominated world order.
Then came the Great Recession, which, coupled with the rise of China and a resurgent Russia, cast doubt on the United States’ relative power. The result is that the unipolar era, if not already over, is beginning to wind down. Declining powers under conditions of low vulnerability tend to reduce their peripheral commitments and look inward (as the United Kingdom did after World War I, for example). It should come as no surprise, then, that so many Americans have finally begun to question their country’s long-standing grand strategy of playing the world’s policeman and voted for the candidate who vowed to put America first. With the American era nearing an end, Washington must pursue a new grand strategy to deal with the new situation. Trump’s brand of realism offers just such a strategy.
Randall Schweller
About the Author:
* Randall Schwelleris Professor of Political Science and Director of the Program for the Study of Realist Foreign Policy at Ohio State University. (From Foreign Affairs).
* Randall L. Schweller is Professor of Political Science at The Ohio State University, where he has taught since 1994. He earned his PhD from Columbia University in 1993 and was as an Olin Fellow at Harvard University in 1993-94. His primary teaching and research interests include international security and international relations theory, and he is perhaps best known for his Balance of Interests theory, a revision to Kenneth Waltz's Balance of Power theory and Stephen Walt's Balance of Threat theory. His work on this subject includes: Randall Schweller, "Tripolarity and the Second World War", International Studies Quarterly 37:1 (March 1993) and Randall Schweller, Deadly Imbalances: Tripolarity and Hitler's Strategy of World Conquest (Columbia University Press, 1998).
Often associated with Structural Realists like Kenneth Waltz and Stephen Walt, he may more accurately be portrayed as a Neoclassical Realist[2] (a term coined by Gideon Rose) because of his willingness to consider non-structural explanations of state behavior (other neoclassical realists include Fareed Zakaria, Thomas J. Christensen, and William Wohlforth). For instance: Randall Schweller and David Priess, "A Tale of Two Realisms: Expanding the Institutions Debate," Mershon International Studies Review 41:2 (April 1997)
He is also credited with reemphasizing the distinction between status-quo and revisionist states and incorporating that difference into realist theories of state behavior. Randall Schweller, "Bandwagoning for Profit: Bringing the Revisionist State Back in", International Security 19:1 (Summer 1994) and Randall Schweller, "Neorealism's Status-Quo Bias: What Security Dilemma?" Security Studies 5:3 (Spring 1996).
His current work examines why states sometimes fail to balance (focusing on the internal dynamics of states, which directly challenges the unitary actor assumption of Structural Realism). He has a book on this subject (2008) from Princeton University Press that is an extension of his article: "Unanswered Threats: A Neoclassical Realist Theory of Underbalancing," International Security 29:2 (Fall 2004). (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net