Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 21, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI PHƠI BÀY TỬ HUYỆT CỦA TRUNG CỘNG.
Webmaster
Các bài liên quan:
    CUỘC TRƯỜNG CHINH MỚI: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - HOA
    TRUNG CỘNG NHÌN NHẬN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI NHƯ THẾ NÀO?
    TẠI SAO ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI MỸ - HOA BẾ TẮC?
    TẬP CẬN BÌNH KÊU GỌI DÂN TÀU THAM GIA VÀO CUỘC VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH MỚI
    CUỘC CHIẾN MẬU DỊCH NẦY AI SẼ THẮNG?
    THƯƠNG CHIẾN MỸ - HOA: ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ “CHUYÊN GIA” NÓI MÀ HÃY NHÌN NHỮNG GÌ DONALD TRUMP LÀM (Minh Pham)
    NGÃ RẼ BẤT NGỜ CỦA THƯƠNG CHIẾN MỸ - HOA. (Tâm Don)

 

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI PHƠI BÀY TỬ HUYỆT CỦA TRUNG CỘNG. BẮC KINH HIỆN CÓ MỘT CHỌN LỰA: MỞ CỬA HAY ĐÌNH TRỆ.

(The trade war shows China’s economic dream is dying. Beijing now has a choice: open up or stagnate)

By Graeme Maxton

Phan Nguyên dịch

South China Morning Post

June 11-2019.

 

 

Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.

 

Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này.

 

Mỹ đã tận dụng lợi thế của mình rất tốt. Những gì Trung Quốc đã đạt được về mặt xã hội và kinh tế trong 40 năm qua là đáng kinh ngạc dù so với bất kỳ tiêu chuẩn nào. Từ một quốc gia nghèo dựa vào nông nghiệp vào cuối Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Họ đã chuyển đổi cơ sở hạ tầng của mình bằng cách xây dựng một mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng và sân bay.

 

Trung Quốc đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử loài người, và chỉ trong vòng chưa đầy một thế hệ. Nước này đã xây dựng những thành phố mới rộng lớn, thu hút hàng nghìn tỷ đô la đầu tư nước ngoài và mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

 

Mặc dù có thể một số người tại Đồi Capitol đã nhìn thấy trước những gì sắp diễn ra từ hơn một thập niên trước, nhưng người dân Trung Quốc, đặc biệt giới lãnh đạo nước này, vẫn thật khó chấp nhận thực tế rằng con đường dẫn đến vinh quang của họ sắp kết thúc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự huyễn hoặc mình, khi hy vọng của họ được hun đúc bởi các nhà đầu tư nước ngoài nhiệt tình, luận điệu của các học giả địa phương và giấc mơ của chính người dân Trung Quốc.

 

Chính cuộc chiến thương mại đã phơi bày những điểm yếu của Trung Quốc. Giờ thì đã rõ rằng Huawei, hy vọng lớn của Trung Quốc về công nghệ cao, cùng với ZTE và một số công ty công nghệ thông tin khác, không phải là những thế lực thực sự đáng gờm. Không có phần cứng, giấy phép hoạt động và phần mềm của Hoa Kỳ, các công ty này đã rơi vào khó khăn.

 

Họ chậm hơn ít nhất 10 năm về mặt công nghệ và không thể phát triển các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong hình thức hiện tại. Mối liên kết với Nga không giải quyết được vấn đề này. Hai quốc gia đều không có các công nghệ tiên tiến nên không thể bổ sung cho nhau nhiều.

 

Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong ngành quốc phòng, công nghiệp ô tô, hàng không và nhiều lĩnh vực khác. Bất chấp nhiều thập niên nỗ lực và rất nhiều kế hoạch của nhà nước, Trung Quốc thiếu chiều sâu về kỹ năng kỹ thuật, bằng sáng chế và công nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh toàn cầu. Việc mổ ruột một hệ thống quản lý chuyến bay, hệ thống thắng ô tô hoặc điện thoại thông minh và chế tạo lại các bộ phận không giúp Trung Quốc có thể phát triển các sản phẩm đó từ con số không.

 

Cuộc chiến thương mại không chỉ phơi bày tất cả những điều này, nó còn khiến Trung Quốc phải đối mặt với một sự lựa chọn khắt khe và khó chịu. Trung Quốc phải mở cửa ra, như Mỹ yêu cầu, hoặc chấp nhận đi một mình mà không có các kỹ năng cần thiết để giành chiến thắng.

 

Mỹ hiện đang đưa ra các đòi hỏi mà lợi thế chiến lược của nó cho phép. Mỹ muốn Trung Quốc chấm dứt trợ cấp nhà nước. Mỹ cũng muốn Trung Quốc chấm dứt việc làm hàng nhái và xóa bỏ các quy định buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Mỹ muốn tiếp cận thị trường nông sản Trung Quốc. Và Mỹ cũng muốn tiếp cận dữ liệu, để những gã khổng lồ công nghệ Mỹ có thể cạnh tranh mà không bị hạn chế. Họ muốn Trung Quốc chơi theo luật của Mỹ, vì biết rằng các đối thủ nội địa của Trung Quốc không thể thắng.

 

Cuối cùng, Mỹ muốn Trung Quốc tuân theo hệ thống thị trường tự do của phương Tây cùng sự chấm dứt chế độ độc đảng. “Hãy làm theo cách của chúng tôi” chính là thông điệp ở đây, và hãy nhớ rằng nước Mỹ là siêu cường toàn cầu vô song.

 

Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc đã có thể chống lại những áp lực như vậy. Trung Quốc có thể cảm thấy yên tâm khi nắm giữ rất nhiều trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, kiểm soát các mỏ đất hiếm, cùng các công ty lớn đang lên, cơ sở hạ tầng hiện đại, 1,4 tỷ dân, 5.000 năm lịch sử và ảnh hưởng ngày càng tăng ở châu Á. Nhưng vấn đề của Huawei đã cho thấy sự trống rỗng của những hy vọng này.

 

Vậy điều gì sẽ đến tiếp theo? Chấp nhận các điều khoản thương mại của Mỹ sẽ khó khăn. Trung Quốc có thể tiếp tục giữ vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu nhưng chỉ khi họ chịu trả tiền cho đặc quyền đó. Họ sẽ được phép phát triển các công ty công nghệ cao như Huawei nhưng chìa khóa cho công nghệ sẽ ở lại Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Trung Quốc sẽ có thể gửi những đội quân du khách và đồng nhân dân tệ của mình ra nước ngoài để tìm bạn. Nhưng Trung Quốc sẽ chỉ có thể mua nguyên liệu thô nếu Mỹ đồng ý. Trung Quốc sẽ phải dần dần mở cửa thị trường và ngừng trợ cấp cho các ngành công nghiệp, đồng thời chấp nhận nhịp đập chậm của tiếng trống dân chủ.

 

Đi một mình cũng sẽ khó khăn như vậy. Từ chối Mỹ có nghĩa là chấp nhận rằng Trung Quốc không thể cạnh tranh được trong các lĩnh vực kinh tế mang lại sức mạnh toàn cầu vì Trung Quốc không thể bắt kịp được về mặt công nghệ. Trung Quốc sẽ chỉ có thể cung cấp hàng hóa quốc phòng, ô tô, viễn thông và các sản phẩm cao cấp khác cho các quốc gia không có khả năng mua được những sản phẩm tốt nhất, và chỉ nếu như được Mỹ và các đồng minh cho phép.

 

Đi một mình có nghĩa là làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ dần dần chảy ra, và Trung Quốc sẽ trở nên đóng cửa hơn với thế giới, có lẽ sẽ như một Liên Xô của thế kỷ 21.

 

Dù Trung Quốc lựa chọn chấp nhận sự sỉ nhục nào đi chăng nữa thì nó đều sẽ gây ra các hệ quả cho xã hội Trung Quốc trong nhiều thập niên tới, cũng như cho phần còn lại của thế giới.

 

Graeme Maxton

Phan Nguyên dịch

South China Morning Post

 

The trade war shows China’s economic dream is dying. Beijing now has a choice: open up or stagnate.

By Graeme Maxton

South China Morning Post

Published: 3:00am  June 11-2019.

 

The US is demanding that China change course and, for all its growth and promises, Beijing is in no position to argue: in tech, it still lags at least 10 years behind the US and doesn’t have the depth of skills to produce its own high-end goods

 

 

China has stoked its people’s hopes of using economic growth

to return to national greatness and reverse national humiliation,

and such dreams die hard. Photo: Reuters

 

For decades, China’s development path has seemed clear. State management of key industries coupled with some level of free-market liberalisation elsewhere have made it easy to imagine that the country would soon return to superpower glory.

 

But that will not happen now. China will have to accept a US-dominated world order or step into the slow lane. There will be no Pacific century and all those historical wrongs will not be righted, certainly not this time.

 

America has played its Trump hand (1) very well. What China has achieved socially and economically over the past 40 years is remarkable by any standard. From being a poor agriculture-based country at the end of the Cultural Revolution, it has become the second-largest economy in the world. It has transformed its infrastructure by building a network of roads, high-speed railways, ports and airports.

 

It has lifted hundreds of millions of people out of poverty  – more than any country in human history, and in barely a generation. It has constructed vast new cities, attracted trillions of dollars of inward investment and spread its influence across the world, most recently through the Belt and Road Initiative.

 

While it is easy to imagine that some on Capitol Hill have seen what is coming for a decade or more, it will be hard for people in China, especially among the country’s leadership, to accept that this path to glory is coming to an end. Yet China has been fooling itself, its hopes stoked by enthusiastic foreign investors, the rhetoric of local academics and the dreams of its own people.

 

It is the trade war that has laid China’s weaknesses (2) open for all to see. It is now clear that Huawei, China’s big hope in hi-tech, along with ZTE and several other IT firms, are not much of a force to reckon with. Without US hardware, operating licences and software, these firms have been beached.

 

They are at least 10 years behind technologically and cannot develop the skills needed to survive in anything like their current form. A link to Russia does not solve this problem. Two countries without cutting-edge technology does not add up to much.

 

Read more: Stronger ties between China and Russia must not leave others out in cold, https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3013474/stronger-ties-between-china-and-russia-must-not-leave-others-out

 

It is the same in defence, the auto industry, aviation and many other sectors. Despite decades of effort and lots of state planning, China lacks the depth of engineering skills, patents and technology needed to manufacture globally competitive high-end products. Dismantling a flight management system, a car braking system or a smartphone and reproducing the parts does not make it possible to build them from scratch.

 

The trade war has not only exposed all this, it has also left China with a stark and unpalatable choice. It must open up, as the US demands, or go it alone without the skills needed to win.

 

The US is now making the demands its strategic advantage allows. It wants an end to state subsidies. It wants an end to counterfeiting and laws which force foreign investors to hand over their technology. It wants access to China’s farmers. It wants access to data, so that America’s tech giants can compete without restrictions. It wants China to play by America’s rules, knowing that China’s home-grown rivals cannot win.

 

Read more: Markets are focused on the wrong trade war risk, https://www.scmp.com/week-asia/opinion/article/3013623/us-china-trade-war-financial-markets-are-focused-wrong-risk  

 

Ultimately, it wants China to conform to the Western liberal free-market system with an end of one-party rule. “Do it our way” is the message, and remember that America is the unrivalled global superpower.

 

From left, US Treasury Secretary Steven Mnuchin, Commerce Secretary Wilbur Ross, Trade Representative Robert Lighthizer and senior White House adviser Peter Navarro, seen in the White House in Washington. The hawkishness of the Trump economic team towards China represents a marked contrast from previous administrations. Photo: Washington Post

 

 

From left, US Treasury Secretary Steven Mnuchin, Commerce Secretary

Wilbur Ross, Trade Representative Robert Lighthizer and senior White

House adviser Peter Navarro, seen in the White House in Washington.

The hawkishness of the Trump economic team towards China represents

a marked contrast from previous administrations. Photo: Washington Post

 

For a long time, it seemed as if China might have been able to resist such pressure. It could take comfort in its vast holdings of US government bonds, its control of those rare earth deposits, its rising national champions, its modern infrastructure, its 1.4 billion people, 5,000 years of history and growing influence in Asia. But the Huawei problem has revealed the hollowness of these hopes.

 

Read more: How Huawei can reverse its fortunes: offer its 5G for free?: https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3013234/heres-how-huawei-can-reverse-its-fortunes-offer-its-5g-technology

 

So what comes next? Accepting America’s trade terms will be hard. China can probably retain its role as a global production hub but only if it pays financial tribute for the privilege. It will be allowed to develop hi-tech firms like Huawei but the keys to the technology will stay in the US, Germany, Japan and South Korea.

 

It will be able to send its armies of tourists and their renminbi to make friends. But it will only be able to buy raw materials if the US agrees. It must gradually open its markets and stop subsidising industries, while accepting the slow beat of the democracy drum.

 

Going it alone will be just as difficult. Rejecting the US means accepting that China cannot compete in the economic sectors which offer global power because it cannot catch up technologically. It will only be able to offer defence, automotive, telecoms and other high-end products to countries which cannot afford the best, and only then if the US and its allies allow.

 

Going it alone means that the tide of inward investment will gradually flow in the opposite direction, and China will become more closed to the world, the Soviet Union of the 21st century, perhaps.

 

The choice between accepting one humiliation or the other will have consequences for Chinese society for decades, and for the rest of the world.

 

Graeme Maxton

South China Morning Post

 

Chú thích:

 

(1): https://www.scmp.com/comment/insight-opinion/united-states/article/2152702/china-trade-north-korea-and-immigration-trumps

 

(2) https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3012888/chinas-push-self-reliance-meets-reality-global-trade-networks

 

(3) Về tờ báo South China Morning Post.

 

South China Morning Post (viết tắt: SCMP, Hán-Việt: Nam Hoa Tảo báo, còn được dịch là Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, là một nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Hồng Kông, trước ngày 05/4/2016 thuộc quyền sở hữu của SCMP Group. Lượng lưu hành hàng ngày của báo vào khoảng 105.000 bản. Từ ngày 5/4/2016, tập đoàn SCMP group, gồm cả South China Morning Post thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Báo New York Times cho là báo SCMP được Alibaba giao cho nhiệm vụ mới: cải thiện hình ảnh Trung Cộng ở nước ngoài và chiến đấu chống lại những gì mà họ coi là thiên vị chống Trung Cộng trong các phương tiện truyền thông ngoại quốc.

 

Công ty South China Morning Post Ltd được Tạ Toản Thái và Alfred Cunningham thành lập vào năm 1903. Ấn bản đầu tiên của báo được xuất bản ngày 6/1/1903. Tên tiếng Hoa của báo từ ngày thành lập cho đến năm 1913 là Nam Thanh Tảo báo. Năm 1913, báo đổi tên tiếng Trung thành Nam Hoa Tảo báo và giữ đến ngày nay. Ấn bản ra ngày Chủ Nhật có tên tiếng Trung là Tinh Kỳ Nhật Nam Hoa Tảo báo. Tháng 11 năm 1971, cổ phiếu công ty SCMP lên sàn chứng khoán Hồng Kông.

 

Báo giấy SCMP được in khổ rộng, gồm các mục: Main, City, Sport, Business, Classifieds, Property (thứ Tư), Racing (thứ Tư), Technology (thứ Ba), Education (thứ Bảy), tạp chí Style (thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng). Ấn bản dành cho Chủ Nhật gồm các mục: Main, Review, Tạp chí, Racing, "At Your Service", mục lục dịch vụ và "Young Post" (dành cho độc giả trẻ tuổi). SCMP có bản trực tuyến ra mắt vào tháng 12/1996 tại địa chỉ scmp.com, tuy nhiên đây là dịch vụ phải trả tiền để dùng. Dịch vụ cũng cho phép tìm kiếm bài báo cũ (từ 1993) trong văn khố. Ngày 30/5/2007, scmp.com thay đổi hình thức và tăng thêm nội dung đa phương tiện. Độc giả có thể đọc miễn phí phần tiêu đề và giới thiệu nội dung nhưng cần trả tiền để đọc nội dung chi tiết. Tại đây cũng có sẵn các hình ảnh và bài viết cũ để mua nếu có nhu cầu. Hiện nay, SCMP cho độc giả đọc miễn phí khi ghi danh "The South China Morning Post iPad edition" để đọc trên máy tính bảng iPad của Apple.

 

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh