(How hurricanes get their names)
by A.A.K.
Phan Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp tập
The Economist
Nov 12th 2015
Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã thành hình ra sao?
Trong hàng trăm năm, người dân sống ở các đảo thuộc vùng Caribbe, vốn dường như thường xuyên đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa, đã đặt tên các cơn bão theo tên các vị thánh. Nhưng nói chung, việc đặt tên bão khá lộn xộn. Trong những năm 1850, một cơn bão ở Đại Tây Dương đã làm đắm một con tàu có tên là Antje, và cơn bão đó đã được gọi là “bão Antje”, trong khi một cơn bão khác đổ bộ vào Florida vào Ngày Lao động (1/5) nên nó được đặt tên là “bão Ngày lao động”.
Vào cuối thế kỷ 19, Clement Wragge, một nhà dự báo khí tượng người Úc, đã cố gắng thiết lập nên một hệ thống bằng cách đặt tên các cơn bão theo bảng chữ cái Hy Lạp. Khi chính phủ Úc từ chối công nhận hệ thống này, ông bắt đầu đặt tên các cơn bão theo tên các chính trị gia. Không có gì ngạc nhiên, một hệ thống mà dường như mô tả một chính trị gia là “gây thảm họa lớn” hoặc “lang thang không mục đích về phía Thái Bình Dương” đã gặp phải sự phản đối. Một phương pháp khác để đặt tên các cơn bão là dùng tọa độ địa lý vốn giúp các nhà khí tượng học theo dõi chúng. Nhưng điều này cũng chẳng có ích gì cho những người sống trên bờ và dựa vào các thông báo thời tiết ngắn gọn và hữu ích trên sóng đài phát thanh.
Truyền thống chính thức đặt tên các cơn bão bắt đầu thành hình vào năm 1950 khi chúng được gọi tên theo cách đọc bảng chữ cái mà các binh lính Mỹ thời đó sử dụng (Able, Baker, Charlie, v.v…). Những cái tên rất này ngắn gọn và dễ phát âm hay ghi lại. Việc trao đổi các thông tin giữa hàng ngàn đài phát thanh nằm rải rác, các tàu thuyền trên biển và các căn cứ ven biển trở nên dễ dàng hơn. Kỹ thuật mới này đã chứng minh đặc biệt hữu ích khi hai cơn bão có cường độ khác nhau xảy ra cùng một lúc.
Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, vào năm 1952, một hệ thống phát âm bảng chữ cái quốc tế mới đã được thông qua (Alpha, Bravo, Charlie, v.v…) nên đã gây ra một số nhầm lẫn. Vì vậy, học theo cách các nhà khí tượng hải quân đặt tên các cơn bão theo tên vợ mình, Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia Mỹ đã bắt đầu sử dụng các tên phụ nữ (để đặt tên cho các cơn bão). Cách làm này tỏ ra phổ biến, và gây nhiều tranh cãi. Các phương tiện truyền thông rất thích thú khi mô tả các cơn bão mang tên nữ giới đầy “cuồng nộ”, “trêu ghẹo” và “tán tỉnh” các bờ biển. Các nhà hoạt động nữ quyền đã vận động chống lại cách làm này và từ năm 1978 tên bão đã sử dụng đan xen tên gọi của cả hai giới.
Tên bão quan trọng hơn những gì người ta nghĩ. Năm ngoái, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona và Đại học Illinois cho thấy các cơn bão được đặt theo tên phụ nữ giết chết nhiều người hơn so với những cơn bão đặt theo tên nam giới. Điều này không liên quan gì mấy tới cường độ của cơn bão, vì chúng xảy ra ngẫu nhiên, mà là do phản ứng của người dân đối với chúng. Có vẻ như người ta chủ quan với các cơn bão nhiệt đới mang tên phụ nữ hơn so với những cơn bão có tên nam tính. Như thể để bác bỏ nhận thức sai lầm này, vào tháng trước, một cơn bão có tên là Patricia (tên phụ nữ) có lúc có sức gió lên tới 322 km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở Tây bán cầu.
by A.A.K.
Phan Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp tập
The Economist explains
How hurricanes get their names
by A.A.K.
The Economist
Nov 12th 2015
ON OCTOBER 29th 2012, Hurricane Sandy hit New York. Some 200 people died and the costs were put at $71 billion, a toll that has been surpassed only by the fury of Hurricane Katrina, which struck New Orleans in 2005. But neither Sandy nor Katrina will ever strike again: meteorologists promptly retired both names. The United Nations’ World Meteorological Organisation chooses storm names from lists that are recycled every six years, but discards those that have been attached to storms of dreadful destruction. Controversial ones like Adolf and Isis have also been struck off. So how are hurricanes named—and how did this convention come about?
For several hundred years, Caribbean islanders, who seemed to face the wrath of God with great frequency, named hurricanes after saints. But storm-naming was haphazard. In the 1850s an Atlantic storm that wrecked a boat named Antje became “Antje’s hurricane”, while another that hit Florida on Labor Day took the name, “Labor Day”. At the end of the 19th century, Clement Wragge, an Australian forecaster, tried to impose a system, naming storms after letters of the Greek alphabet. When the Australian government refused to recognise this, he began naming hurricanes after politicians instead. Unsurprisingly, a system that appeared to describe a politician as “causing great distress” or “wandering aimlessly about the Pacific” encountered resistance. Another approach was to describe hurricanes by the latitude and longitude co-ordinates that had enabled meteorologists to track them. But this was unhelpful to those who lived on the coast and relied on succinct life-saving counsel over the radio.
Today’s official practice of naming hurricanes began in 1950, when storms were called after phonetic alphabets then used by American servicemen (Able, Baker, Charlie). These names were short and tripped lightly off tongues and keyboards. Exchanging notes among thousands of scattered radio stations, ships at sea and coastal bases became easier. The new technique proved particularly useful when two storms of varying ferocity occurred at the same time. However, only two years later, in 1952, a new international phonetic alphabet was adopted (Alpha, Bravo, Charlie, and so on) causing some confusion. So, following the naval meteorologists who named storms after their wives, the American National Hurricane Centre began using female names. The practice proved popular—and controversial. The media delighted in describing “tempestuous” female hurricanes, “teasing” and “flirting” with coastlines. Women's-rights activists campaigned against the practice, and ever since 1978, storm names have alternated between the sexes.
Such names matter more than one might expect. In 2014 a study by researchers at Arizona State University and the University of Illinois found that hurricanes with feminine names killed more people than those with masculine ones. This has little to do with their ferocity, which was randomly distributed, but rather with people's reactions to them. It seems that tropical storms with women's names are taken less seriously than those with male names.
by A.A.K.
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net