(How China Really Sees The Trade War?)
Andrew J. Nathan
Foreign Affairs
27/06/2019
Khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Quốc bằng cách gọi tổng thống Mỹ là “bạn của tôi”. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì sất. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau.
“Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bằng mọi cách”, Trump thích nói thế. Tuy nhiên, theo hai đồng nghiệp Trung Quốc đã đóng góp cho bài viết này nhưng không thể đính kèm tên của họ, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh tin rằng ông ta đang hiểu sai hoặc đang bịp bợm mà thôi.
Điểm cốt yếu của Trung Quốc
Quan điểm cơ bản của Trung Quốc về cuộc chiến thương mại đã không thay đổi kể từ năm 2017. Theo đề xuất của mình, Trung Quốc sẽ mua thêm các sản phẩm của Mỹ nhằm cố gắng thu hẹp thâm hụt thương mại, và sẽ tái khẳng định cam kết lâu dài của mình đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu các công ty nước ngoài tự nguyện quyết định chia sẻ bí mật thương mại với các công ty Trung Quốc để có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc – một thực tế mà Mỹ mô tả là “chuyển giao cưỡng bức” – thì Trung Quốc chẳng việc gì mà phải can thiệp vào. Trung Quốc sẽ tiếp tục quỹ đạo đã thiết lập của mình là mở cửa thị trường cho các ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài, song sẽ không đẩy nhanh tốc độ mở cửa. Đồng tiền của họ sẽ vẫn cứ được chốt vào một rổ ngoại tệ và Bắc Kinh sẽ không hạ giá nó một cách giả tạo, vì Trung Quốc thấy không có lợi gì đối với một cuộc chiến tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc đã vặn nhỏ loa tuyên truyền về chương trình Made in China 2025, cái thúc đẩy sự thống trị của Trung Quốc đối với các công nghệ hiện đại như robot và trí tuệ nhân tạo. Nhưng họ không sẵn sàng giảm bớt các dự án nghiên cứu và phát triển vốn hình thành nên bản chất của chương trình đó. Nói tóm lại, Trung Quốc đã đề nghị không thay đổi cấu trúc trong mô hình phát triển của mình, nhưng họ sẵn sàng trao cho Trump một chiến thắng danh nghĩa mà ông có thể sử dụng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.
Khi bắt đầu các cuộc đàm phán, phía Trung Quốc đã tin rằng Trump có khả năng chấp nhận lời đề nghị của họ, theo lời khuyên của các nhân vật trong chính quyền như bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và những gã vẫn thì thào với Trump như ông trùm casino Steve Wynn chẳng hạn. Nhưng sau đó, người Trung Quốc đã thấp thỏm khi những người cứng rắn như cố vấn thương mại Peter Navarro và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer lại được tổng thống nghe theo. Hai người này đã thuyết phục Trump rằng chỉ những thay đổi cơ bản đối với mô hình kinh tế Trung Quốc mới cho phép Mỹ duy trì vị thế là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nền kinh tế và thị trường chứng khoán mạnh mẽ của Mỹ cũng khuyến khích Trump có một lập trường cứng rắn hơn. Vào tháng Tư, các nhà đàm phán Mỹ do đó đã đệ ra một dự thảo thỏa thuận, yêu cầu Trung Quốc ngừng hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp nhà nước, cho phép các công ty Mỹ phục vụ thị trường Trung Quốc mà không phải chia sẻ công nghệ công nghiệp với các đối tác Trung Quốc, sửa đổi các luật Trung Quốc không phù hợp với các đòi hỏi của Mỹ, và cho phép Washington thành lập văn phòng tại Bắc Kinh để giám sát việc tuân thủ của Trung Quốc. Đội ấy của Trump đề nghị dỡ bỏ thuế quan của Mỹ từng bước dựa trên bằng chứng rằng Trung Quốc đã đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận. Phía Trung Quốc đã không chịu và gạt đi nhiều yêu cầu của Mỹ từ dự thảo hiệp định. Người Mỹ cáo buộc họ thất hứa về thỏa thuận.
Trong một cuộc phỏng vấn ít được để ý với truyền thông Trung Quốc vào ngày 10 tháng 5, ngày mà các cuộc đàm phán thương mại đã đột ngột dừng lại, nhà đàm phán Trung Quốc, phó thủ tướng Lưu Hạc [Liú Hè], thừa nhận rằng phía Trung Quốc đã gạch bỏ đi nhiều điều khoản mà người Mỹ đã thêm vào. “Làm như thế là hữu lý”, ông nói. “Không có gì là cuối cùng cả trước khi một thỏa thuận được ký kết. Vì vậy, chúng tôi không đồng ý với chuyện Mỹ nói rằng chúng tôi đã thất hứa”.
Lưu Hạc cũng nói rõ ba vấn đề, theo quan điểm của Trung Quốc, đã cản trở các cuộc đàm phán. Đầu tiên, Trung Quốc muốn tất cả các mức thuế trừng phạt được dỡ bỏ trước khi thỏa thuận được hoàn tất, không phải qua các giai đoạn trong quá trình thực hiện. Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp với một cây gậy đe dọa trên đầu. Thứ hai, người Mỹ đã cố gắng diễn giải lại – và làm lớn thêm – về đề nghị tăng lượng nhập khẩu mà Tập đã đưa ra vào năm 2018. Nhưng lời đề nghị đó, Liu nói, “không thể thay đổi một cách khinh suất được”. Cuối cùng, Trung Quốc muốn văn bản của thỏa thuận cần “cân bằng”, vì “tất cả các quốc gia đều có lòng tự trọng của mình”.
Trung Quốc sẽ không từ bỏ quyền kiểm soát nền kinh tế của mình. Mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc đều đàm phán với bài học về các hiệp ước ‘bất bình đẳng’, không công bằng mà Trung Quốc đã bị ép buộc phải ký kết với các cường quốc phương Tây trong thế kỷ 19. Nhiều thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng đã không chữa lành vết thương của những gì được biết đến ở Trung Quốc như ‘một thế kỷ tủi nhục’. [*] Tập sẽ chỉ ký một thỏa thuận dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có đi có lại. Trong một sách trắng sau đó và diều hâu hơn được xuất bản vào đầu tháng Sáu, Bắc Kinh đã nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về vấn đề các nguyên tắc chính yếu’ và đổ lỗi cho Mỹ về sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán, cáo buộc Mỹ đã thay đổi lập trường của mình ba lần kể từ đầu năm 2018.
Sự tự tin của Tập
Mặc dù các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc cần một thỏa thuận hơn là Mỹ, nhưng ông Tập lại tin rằng Trung Quốc có vị thế đàm phán mạnh mẽ hơn. Thuế quan của Mỹ đã làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc ít hơn nhiều so với mức mà chính quyền Trump dường như tin tưởng. Ngay cho là các mức thuế [đã bị đánh cao lên] có đang buộc các nhà bán lẻ tính vào người tiêu dùng Mỹ nhiều hơn đối với các hàng hóa Trung Quốc, thì các nhà nhập khẩu cũng không thể tìm thấy các nguồn khác thay thế cho nhiều sản phẩm mà người Mỹ muốn mua. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chỉ giảm 4,8% trong 5 tháng đầu năm 2019. So với cùng kỳ, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đã tăng 14,2% và nhập khẩu từ EU tăng 8,3%, trong khi ASEAN đã thay thế Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc. Hiệp định đầu tư song phương EU - Trung Quốc, có hiệu lực vào năm 2020, sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với châu Âu. Tại châu Á, Trung Quốc và 15 quốc gia Thái Bình Dương khác sẽ ký một thỏa thuận thương mại mới, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership), vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI: Belt and Road Initiative) trị giá hàng nghìn tỷ của Trung Quốc đang mở ra thị trường cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Đồng thời, cuộc chiến thương mại đang gây thiệt hại nhiều hơn cho nền kinh tế Mỹ, hơn mức chính quyền Trump dường như nhận ra. Trong khi tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ, Trung Quốc đã giảm các thuế đó đối với hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại khác. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm hơn 26% trong 5 tháng đầu năm 2019. Trong nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, thiệt hại có thể là vĩnh viễn, vì Trung Quốc đã nhanh chóng tìm thấy các nhà cung cấp mới, như Argentina và Brazil. Thị trường Trung Quốc đã trở nên quan trọng đối với nhiều công ty lớn của Mỹ, thí dụ như General Motors, hiện bán nhiều xe hơi ở Trung Quốc hơn ở Mỹ. Bởi vì một số trong những chiếc xe này được sản xuất tại Trung Quốc, việc bán chúng không bị xem như hàng xuất khẩu của Mỹ, song lợi nhuận lại quay trở lại Detroit. Năm 2017, theo thống kê của Trung Quốc, các công ty Mỹ đã tạo ra doanh thu 700 tỷ USD tại Trung Quốc, với lợi nhuận ròng hơn 50 tỷ USD. Nhiều công ty Mỹ nay đã báo cáo hoặc dự kiến thu nhập thấp hơn do chiến tranh thương mại.
Trung Quốc có nhiều cách bên cạnh thuế quan để gây tổn thương cho nền kinh tế Mỹ. Chúng bao gồm thắt chặt các yêu cầu kiểm toán đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc, tăng cường kiểm tra kiểm dịch và an toàn đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, và tăng các quy định về các tổ chức tài chính Mỹ hoạt động tại Trung Quốc. Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu sang Mỹ khoáng sản đất hiếm, thiết yếu trong sản xuất điện tử công nghệ cao. Và nó đã lập ra một danh sách sơ bộ các công ty lớn của Mỹ được coi là không đáng tin cậy, mặc dù những hình phạt mà các công ty trong danh sách sẽ phải đối mặt hiện vẫn chưa rõ ràng. Đồng thời, Trung Quốc đã đối xử dễ dàng hơn đối với các công ty Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã liên tục giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ, do đó dần dần hạn chế khả năng Washington tài trợ thâm hụt với lãi suất thấp. Ngay cả Triều Tiên cũng đi vào khung cảnh: Chuyến thăm của Tập tới Bình Nhưỡng vào tuần trước đã được lên lịch để nhắc nhở phía Mỹ rằng Trung Quốc có thể giúp đỡ hoặc làm tổn thương Mỹ không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt chiến lược.
Bắc Kinh tin rằng nền dân chủ làm cho Mỹ dễ bị tổn thương hơn nhiều bởi các tác động chính trị của cuộc chiến thương mại so với Trung Quốc độc tài. Người lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan nặng nề hơn ở Mỹ, nơi mạng lưới an sinh xã hội sẽ làm rất ít để giảm bớt sức mạnh của cú đánh, so với ở Trung Quốc, nơi nền kinh tế do nhà nước thống trị có thể tạo ra việc làm mới cho những người lao động bị sa thải. Các bang chế tạo công nghiệp và sản xuất nông nghiệp thì rất quan trọng đối với cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ thứ hai vào năm tới, trong khi Tập không lo lắng như vậy. Như Trung Quốc chỉ ra, hai năm áp lực của Mỹ và 11 vòng đàm phán đã không thể thay đổi điểm cốt yếu đó của Trung Quốc. Tập có thể sẽ đưa ra lời đề nghị cho Trump ở Osaka mà thực sự ít rộng rãi hơn lời đề nghị của ông ta hai năm trước.
Sự tách rời bắt đầu
Bất luận đánh giá của họ về điểm yếu của Mỹ, người Trung Quốc không nhất thiết mong đợi Trump chấp nhận đề nghị của họ. Ông ta chắc chắn có thể làm như vậy và tuyên bố chiến thắng. Nhưng ông ta có thể cảm thấy bị dồn vào một góc bởi chính lập trường đàm phán cứng rắn mà ông ta đã cam kết. Bắc Kinh cũng biết rằng Trump phải đối mặt với các áp lực mâu thuẫn nhau từ các cố vấn của mình, và người mà ông ta có thể lắng nghe vào bất cứ thời điểm cụ thể nào là khó mà dự đoán được. Người Trung Quốc tin rằng Navarro và có lẽ cả Lighthizer coi việc tách rời kinh tế [giữa 2 nước] không phải là rủi ro của cuộc chiến thương mại, mà là mục tiêu của nó.
Về phần mình, người Trung Quốc không thấy lợi ích gì – và còn có mặt tiêu cực – trong việc tách rời nhau. Huawei và những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác phụ thuộc vào các nhà sản xuất Mỹ cho các chip cao cấp và các linh kiện khác giúp tăng năng lực thiết bị mạng 5G của họ; Mỹ đang đề xuất cắt quyền truy nhập vào đó của Trung Quốc. Đáp lại, Tập đã ra lệnh cho Huawei và các hãng khác tăng tốc nghiên cứu và phát triển các công nghệ quan trọng như chip lõi, hệ điều hành, siêu máy tính, thiết bị liên lạc di động, thiết bị truyền tin lượng tử và các cảm biến AI.
Giống như những người cứng rắn trong thương mại trong chính quyền Trump, Tập có một cái nhìn xa về cuộc chiến thương mại. Các nguồn ở Trung Quốc dẫn lời ông ta đã nói rằng khi Trung Quốc trỗi dậy, họ sẽ phải dự kiến đến 30 năm ‘ngăn chặn và khiêu khích’ từ Mỹ kéo dài đến năm 2049 – kỷ niệm một trăm năm thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa – năm mà ông ta dự tính [TQ] sẽ vượt Mỹ cả về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự. Để phục vụ mục tiêu đó, Trung Quốc từ lâu đã cố gắng đa dạng hóa thị trường, các nguồn năng lượng và nguyên liệu thô, và các mục tiêu đầu tư, do nó hoạt động theo hướng tự cung cấp trong công nghệ và sản xuất tiên tiến. Chiến tranh thương mại hoặc không có chiến tranh thương mại, tách rời hoặc không tách rời, Trung Quốc đang trên con đường đi tới sự độc lập kinh tế với Mỹ.
Andrew J. Nathan
Andrew J. Nathan: GS giảng dạy khoa học chính trị tại ĐH Columbia, Mỹ. Chuyên nghiên cứu và viết về chính trị và chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Từng là trưởng Bộ môn khoa học chính trị tại ĐH Columbia (2003-2006), đã có hàng chục đầu sách cũng như rất nhiều bài báo trên rất nhiều báo/ tạp chí uy tín, viết về Trung Quốc. Sinh năm 1943, tốt nghiệp loại xuất sắc nhất (Summa Cum Laude) ĐH Harvard năm 1963 (khi mới 20 tuổi!), lấy bằng thạc sĩ về nghiên cứu khu vực Đông Á (1965) và bằng PhD về khoa học chính trị (1971), đều tại ĐH Harvard. Là GS cho ĐH Columbia từ 1971. Tên (bí danh) Trung Quốc là 黎安友 (Lê An Hữu, với chữ Hữu này có nghĩa là bạn/ thân thiện). (Theo Foreign Affairs)
[*] Thế kỷ tủi nhục (屈辱的世纪 – khuất nhục đích thế kỷ, tiếng Anh: the century of humiliation), thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, diễn tả tình cảnh và tâm trạng về vai trò trung tâm trong đời sống quốc tế của Trung Quốc bị các nước tư bản phương Tây chèn ép và làm suy yếu, kể từ các cuộc Chiến tranh nha phiến trong những năm 1840.
How China Really Sees The Trade War?
By Andrew J. Nathan
Foreign Affairs
27/06/2019.
Xi Still Believes He Has the Upper Hand
When Presidents Xi Jinping and Donald Trump meet on the margins of the G-20 summit in Osaka later this week to seek a trade deal, Xi is likely to soften the customary formality of Chinese diplomacy by calling the U.S. president “my friend.” Beneath the cordial surface, however, Xi will yield nothing. Trump must then decide whether to accept the Chinese offer that has been on the table ever since early 2017 and end the trade war or to allow the U.S. and Chinese economies to drift further toward decoupling.
“We’re going to win either way,” Trump likes to say. But according to two Chinese colleagues who contributed to this article but cannot attach their names, Beijing policymakers believe he is either misinformed or bluffing.
CHINA'S BOTTOM LINE
The basic Chinese position on the trade war has not changed since 2017. Under its proposal, China would buy more U.S. products in an effort to narrow the trade deficit, and it would reaffirm its long-standing commitment to the legal protection of intellectual property rights. But if foreign firms voluntarily decide to share trade secrets with Chinese firms in order to gain access to the Chinese market - a practice the United States characterizes as “coercive transfer” - China would do nothing to interfere. China would continue on its established trajectory of opening its market to foreign banks and businesses, but it would not accelerate the pace of opening. Its currency would remain pegged to a basket of foreign currencies, and Beijing would not artificially deflate it, since China sees no benefit to a currency war. The Chinese government has already lowered the volume of propaganda about its Made in China 2025 program, which pushes for Chinese dominance of modern technologies such as robotics and artificial intelligence. But it is not willing to ramp down the research and development projects that form the substance of that program. In short, China has offered to change nothing structural in its development model, but it is willing to grant Trump a nominal victory he could use in the 2020 presidential campaign.
At the start of negotiations, the Chinese side believed that Trump was likely to accept their offer, following the advice of administration figures such as Treasury Secretary Steven Mnuchin and Trump whisperers such as gambling magnate Steve Wynn. But then the Chinese watched as hard-liners such as trade adviser Peter Navarro and U.S. Trade Representative Robert Lighthizer got the president’s ear. The two men persuaded Trump that only fundamental changes to the Chinese economic model would enable the United States to maintain its position as the world’s leading economy. The strong U.S. economy and stock market also emboldened Trump to take a tougher position. In April, the American negotiators therefore submitted a draft agreement demanding that China stop giving special support to its state-owned enterprises, allow U.S. firms to serve the Chinese market without sharing industrial technology with Chinese partners, amend Chinese laws that were inconsistent with the U.S. demands, and allow Washington to establish an office in Beijing to monitor China’s compliance. The Trump team offered to lift U.S. tariffs step by step upon proof that China had met the terms of the agreement. The Chinese side balked and struck many of the U.S. demands from the draft accord. The Americans accused them of going back on the deal.
In a little-noticed interview with Chinese media on May 10, the day that trade talks broke off, the chief Chinese negotiator, Vice Premier Liu He, acknowledged that the Chinese side had crossed out many of the provisions the Americans had added. It was reasonable to do so, he said. “Nothing is final before a deal is closed. So we don’t agree with the U.S. characterization that we ‘reneged.’”
Liu also spelled out the three issues that, in China’s view, had stymied the talks. First, China wanted all punitive tariffs lifted before the agreement was finalized, not in stages during its implementation. China would not compromise with a stick held over its head. Second, the Americans had tried to reinterpret—and make more generous—an offer to increase imports that Xi had made in 2018. But the offer, Liu said, “could not be changed lightly.” Finally, China wanted the text of the agreement to be “balanced,” as “all countries have their dignity.”
China would not give up control over its economy. All Chinese leaders negotiate under the shadow of the “unequal treaties,” lopsided agreements China was coerced into signing with Western powers in the nineteenth century. Decades of rapid economic development have not healed the wounds of what are known in China as the “hundred years of humiliation.” Xi will only sign an agreement that is based on the principles of equality and reciprocity. In a subsequent and more hawkish white paper published at the beginning of June, Beijing reiterated that “China will not compromise on major issues of principle” and blamed the United States for the collapse of the talks, accusing it of changing its position three times since early 2018.
XI'S CONFIDENCE
Although U.S. officials claim that China needs a deal more than the U.S. does, Xi believes that China has the stronger negotiating position. U.S. tariffs have hurt the Chinese economy much less than the Trump administration seems to believe. Even though the tariffs are forcing retailers to charge American consumers more for Chinese goods, importers cannot find other sources for many of the products Americans want to buy. Chinese exports to the United States fell by just 4.8 percent in the first five months of 2019. Over the same period, Chinese exports to the European Union - China’s number one trading partner - rose by 14.2 percent and imports from the EU went up by 8.3 percent, while the Association of Southeast Asian Nations replaced the U.S. as China’s second-largest export market. The EU - China Bilateral Investment Agreement, which comes into force in 2020, will further strengthen China’s trading relationship with Europe. In Asia, China and 15 other Pacific nations are set to sign a new trade deal, the Regional Comprehensive Economic Partnership, in late 2019 or early 2020. China’s trillion-dollar Belt and Road Initiative is opening up markets for Chinese exports throughout Asia, Africa, and the Middle East.
At the same time, the trade war is doing more damage to the U.S. economy than the Trump administration seems to realize. While raising tariffs on U.S. goods, China has reduced them on imports from other trading partners. U.S. exports to China dropped by more than 26 percent in the first five months of 2019. In many sectors, such as agriculture, the damage is probably permanent, as China has quickly found new suppliers, such as Argentina and Brazil. The Chinese market has become crucial for many large U.S. companies. General Motors, for instance, now sells more cars in China than in the United States. Because some of these cars are made in China, their sales are not captured as U.S. exports, but their profits come back to Detroit. In 2017, according to Chinese statistics, U.S. companies generated some $700 billion of revenue in China, with net profits of more than $50 billion. Many U.S. companies are already reporting or projecting lower earnings as a result of the trade war.
China has many ways besides tariffs to inflict pain on the U.S. economy. These include tightening audit requirements for U.S. companies in China, toughening up quarantine and safety inspections for U.S. imports, and intensifying the regulation of U.S. financial institutions operating in China. China has already limited the export of rare earth minerals, essential in the production of high-tech electronics, to the United States. And it has drawn up a preliminary list of large U.S. companies to be deemed “nonreliable,” although what sanctions those on the list will face is not yet clear. At the same time, China has made life easier for British, French, German, and Japanese companies. The People’s Bank of China has steadily reduced its holdings of U.S. Treasury bonds, thus gradually constraining Washington’s ability to finance its deficit at low interest rates. Even North Korea has come into the picture: Xi’s visit to Pyongyang last week was timed to remind the U.S. side that China can help or hurt the United States not only economically but strategically as well.
Beijing believes that democracy makes the United States far more vulnerable to the political effects of the trade war than authoritarian China. Workers will be harder hit by tariffs in the United States, where the social safety net will do little to cushion the blow, than in China, where the state-dominated economy can create new jobs for laid-off workers. Farm and manufacturing states are crucial to Trump’s chances of winning a second term in next year’s election, whereas Xi has no such worry. As the Chinese point out, two years of U.S. pressure and 11 rounds of negotiations have failed to change the Chinese bottom line. Xi may wind up making Trump an offer in Osaka that is actually less generous than his offer two years ago.
DECOUPLING BEGINS
Despite their assessment of U.S. weakness, the Chinese do not necessarily expect Trump to accept their offer. He certainly could do so and proclaim victory. But he may feel backed into a corner by the hard-line negotiating position to which he has committed himself. Beijing also knows that Trump faces conflicting pressures from his advisers, and whom he may listen to at any particular time is hard to predict. The Chinese believe that Navarro and perhaps Lighthizer see economic decoupling not as a risk of the trade war but as its goal.
For their part, the Chinese see no benefit—and some downside—to decoupling. Huawei and other Chinese tech giants depend on U.S. manufacturers for high-end chips and other components that power their 5G network gear; the United States is proposing to cut off China’s access. In response, Xi has ordered Huawei and other firms to speed up research and development on crucial technologies such as core chips, operating systems, high-performance computing, mobile communication equipment, quantum communication equipment, and AI sensors.
Like the trade hard-liners in the Trump administration, Xi takes a long view of the trade war. Sources in China quote him as saying that as China rises, it must expect 30 years of “containment and provocation” from the United States, lasting until 2049—the hundredth anniversary of the establishment of the People’s Republic of China - when he expects China to surpass the United States in economic and military strength. In the service of that goal, China has long tried to diversify its markets, sources of energy and raw materials, and investment targets, as it works toward self-sufficiency in advanced technology and manufacturing. Trade war or no trade war, decoupling or no decoupling, China is on the path to economic independence from the United States.
Andrew J. Nathan
Foreign Affairs
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net