Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 27, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
ĐẤT HIẾM (Huyền Đạo Khách)
Webmaster
Các bài liên quan:
    TOÀ CAO ỐC KHÔNG MÓNG (HUAWEI) - Huyền Đao Khách
    CÂU CHUYỆN HOA VI

 

ĐẤT HIẾM: SỰ THẬT VÀ NHỮNG CON SỐ TRONG BỐI CẢNH CUỘC THƯƠNG CHIẾN MỸ-HOA ĐANG NGÀY CÀNG CĂNG THẲNG


Khoảng gần 2 năm nay, dư luận thế giới không ít lần nhắc đi nhắc lại về vị trí độc tôn của Trung Hoa, như là nhà khai thác và cung cấp đất hiếm "độc quyền và duy nhất" trên thế giới. Trung Hoa thậm chí còn lên tiếng đe dọa bằng các tuyên bố sẽ giảm các quota (chỉ tiêu định hướng) xuất khẩu đất hiếm của mình và dùng nó như một thứ đòn bẩy trong thương lượng với Hoa Kỳ. Vậy đất hiếm là gì?

 

Gọi đúng tên phải là Nguyên tố Đất hiếm (Rare Earth Element) viết tắc là REE là một cái tên để chỉ 17 nguyên tố hóa học có mặt trên bảng tuần hoàn các nguyên tố. Chúng là các nguyên tố có tên sau đây:

 

1. Cerium (Ce)
2. Dysprosium (Dy)
3. Erbium (Er)
4. Europium (Eu)
5. Gadolinium (Gd)
6. Holmium (Ho)
7. Lanthanum (La)
8. Lutetium (Lu)
9. Neodymium (Nd)
10. Praseodymium (Pr)
11. Promethium (Pm)
12. Samarium (Sm)
13. Scandium (Sc)
14. Terbium (Tb)
15. Thulium (Tm)
16. Ytterbium (Yb)
17. Yttrium (Y)

 

Dù 17 nguyên tố nêu trên được gọi bằng cái tên "Hiếm", ngoại trừ Promethium, các nguyên tố khác có rất nhiều trong vỏ địa cầu, nhất là Cerium, được xếp hàng thứ 25 trong bảng Tuần hoàn Nguyên tố về mật độ phong phú của nó trong đất với tỉ lệ 68 part per million - nhiều hơn cả đồng (Copper - CU). Tuy nhiên, các nguyên tố của đất hiếm được phân tán đều khắp và rời rạc chứ ít khi tụ lại thành một mỏ lớn như kiểu của các loại quặng khác. Đây là nguyên nhân của cái tên "Hiếm".

 

Thông thường, người ta phân chia đất hiếm ra làm 2 loại và gọi chúng là Đất hiếm Nhẹ hoặc Nặng, dựa vào số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. Các nguyên tố có từ 57 đến 61 nguyên tử được liệt kê vào loại Đất hiếm Nhẹ và nhiều hơn con số 61 nguyên tử sẽ được gọi là Đất hiếm Nặng.

 

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các sản phẩm kỹ thuật cao của thời đại hiện nay như các loại nam châm chất lượng cao, các loại motor trong xe hơi điện, các loại hợp kim chịu ma sát lớn, kính thủy tinh công nghiệp điện tử, ổ cứng máy tính, loa nhạc, microphone vv ... Tóm lại, chúng có mặt rất nhiều trong các sản phẩm của thời đại internet.

 

Trong suốt gần 3 thập niên vừa qua. Trung Hoa là quốc gia khai thác và cung cấp lớn nhất loại vật liệu chiến lược này, với khoảng từ 80 cho đến 90% tổng sản lượng toàn cầu.

 

Nhưng sự thật thì, cũng giống như việc cách đây hơn nữa thế kỹ, nhiều người thường nghĩ rằng chỉ duy nhất các quốc gia Trung Đông mới có trữ lượng dầu hỏa lớn và nếu họ ngừng khai thác thì thế giới sẽ ngừng quay. Việc Trung cộng cung cấp đến 90% tổng sản lượng đất hiếm trong suốt một thời gian dài đã tạo nên một luồng suy nghĩ sai lệch, rằng, đất hiếm chỉ có ở Trung Hoa.

 

Sự thật là:

 

* Trung Hoa hiện đang là quốc gia khai thác và cung cấp lớn nhất thế giới, chiếm khoảng từ 80% đến 90% tổng sản lượng toàn cầu.

 

* Hoàn toàn khác với danh xưng của nó, đất hiếm thật sự không hiếm như người ta nghĩ. Có 2 loại đất hiếm: Nặng và Nhẹ. Đất hiếm Nhẹ thì đầy dẫy và nguồn cung luôn rất dư thừa. Đất hiếm Nặng chủ yếu được khai thác tại Trung Hoa với số lượng giới hạn.

 

* Hiện đang có tổng cộng 8 quốc gia đứng đầu danh sách thế giới với tổng trữ lượng là 120 triệu tấn. Tám quốc gia đó là:

 

1. Trung Hoa: 44 triệu tấn
2. Brazil. : 22 triệu tấn
3. Việt Nam. : 22 triệu tấn
4. Ấn Độ. : 6 triệu 900 ngàn tấn
5. Úc. : 3 triệu 400 ngàn tấn
6. Nga. : 2 triệu 600 ngàn tấn
7. Hoa Kỳ. : 1 triệu 400 ngàn tấn
8. Malaysia. : 30 ngàn tấn.

 

* Trung Hoa, với diện tích đất đai lớn gấp 29 lần so với Việt Nam và trữ lượng đất hiếm lớn gấp ... 2 lần, thì việc đặt câu hỏi: Trung Hoa có phải là cường quốc độc quyền về đất hiếm? Hay, liệu họ có thể dùng đất hiếm để đe dọa hoặc làm đòn bẩy, gây nghiêng lệch vị trí thương lượng trong cuộc thương chiến giữa họ và Hoa Kỳ hay không? Câu trả lời xin được dành cho quí bạn đọc.

 

* Các công ty dẫn đầu thế giới về thăm dò mỏ đất hiếm đều không phải từ Trung Hoa. Người Tàu chỉ đơn giản là đào nó lên và bán với giá rẻ.

 

* Đứng đầu về công nghệ và kỹ thuật thăm dò đất hiếm là Canada với công ty Rare Element Resources Ltd., Molycorp Inc. (Thuộc tập đoàn dầu khí Chevron), Lynas Corp. của Úc ...

 

* Cho đến trước 1990 thì Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất và cung cấp nguồn đất hiếm lớn nhất thế giới. Mọi chuyện thay đổi khi Trung Hoa xuất hiện như một nhà cung cấp dồi dào với giá cả rẻ mạt. Họ thậm chí đẩy công ty Molycorp đến phá sản (2002) vì bán với giá rẻ như ... đất. Từ giữa năm 1990-2006, giá bình quân của đất hiếm trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 75%.

 

* Các mỏ đất hiếm đang được triển khai bên ngoài Trung Hoa:

Ngoài khu mỏ khổng lồ của công ty Molycorp đang nằm im tại vùng Mountain Pass ở California, còn có mỏ của công ty Great Western Minerals ở Steenkampskraal thuộc Nam Phi, mỏ của công ty Avalon Rare Metals ở Nechalacho, Canada, mỏ của Lynas Corp. ở Mount Weld, Úc và mỏ của Arafura Resources ở Nolans, cũng của Úc.

 

* Ngoài Trung Hoa, Úc, Canada thì Pháp và Nhật cũng là những quốc gia khai thác và cung cấp đất hiếm cho Hoa Kỳ từ trước tới giờ.

 

* Cách đây vài năm, Nhật Bản đã công bố một chương trình dò tìm và khai thác đất hiếm từ đáy đại dương.

 

* Có ít nhất là 6 công ty của Canada đang thăm dò và lên kế hoạch khai thác đất hiếm chỉ riêng bên trong nội địa của xứ này, với ít nhất là 3 mỏ riêng trong tỉnh bang Quebec với tổng sản lượng gần 20 ngàn tấn mỗi năm và tỉ lệ đất hiếm Nặng trong các mỏ ở Quebec chiếm từ 20-47%.

 

* Chỉ riêng 2 quốc gia Brazil và Việt Nam không thôi cũng đủ để xô ngã vị trí "độc tôn" của Trung Hoa trong vai trò cung cấp cho thể giới nguồn nguyên liệu quan trọng này và dẹp bỏ cách định hướng của những tờ báo tham lam, thích gom tiền đầy túi từ nhà nước Trung cộng, các bài báo của họ thường cho rằng không có Trung cộng thì thể giới sẽ không tìm ra nguồn đất hiếm.

 

Chính phủ Việt Nam có nhìn thấy được nguồn tài nguyên chiến lược của ông cha để lại hay chưa? Và các ông sẽ hành xử cũng như kết bạn với ai trong mối quan hệ toàn cầu, nhằm đưa đất nước đi lên, tránh bị các quốc gia láng giềng qua mặt và coi thường???

 

Huyền Đao Khách

 

* Nguồn và đường dẫn đối với các thông tin vừa trích sẽ được gắn ở bên dưới các comment.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây 
Read more on English topic, please click here 
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh