(The real stakes of Trump’s trade war with China)
By Bejamin Studebaker
Trần Mẫn Linh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập.
The New Republic
August 27-2019.
Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.
Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”.
Hơn thế, cuộc xung đột dường như đang dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta tiếp cận Trung Quốc – sự chuyển sang chiến lược ngăn chặn có khả năng định hình lại cục diện kinh tế và chính trị. Việc ta có nên đi theo hướng này hay không, và sẵn sàng tới đâu cho những hệ quả đi kèm, đang là câu hỏi mà giới truyền thông bỏ ngỏ.
Có một số lý giải đơn giản cho việc áp thuế nhiều khả năng sẽ không tạo ra một cú hích trong vấn đề việc làm tại Hoa Kỳ. Thứ nhất, các công việc không nhất thiết phải trở về Hoa Kỳ khi chúng hoàn toàn có thể chuyển sang các quốc gia đang phát triển khác. Thứ hai, dù có quay về Hoa Kỳ, song khối lượng công việc gia tăng cũng sẽ được vận hành theo hướng tự động hóa để cắt giảm chi phí nhân công, theo đó kìm hãm cơ hội tạo ra các việc làm mới.
Bên cạnh chỉ ra điều này, phe Dân chủ còn dự đoán rằng việc xây dựng các chuỗi cung ứng mới sẽ làm giá cả tăng trong tương lai gần, từ đó gây tổn hại nền kinh tế. Họ cũng nhận định Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không tiến tới một thỏa thuận thương mại với những điều khoản bất lợi hơn, bởi Trung Quốc có thể phần nào chống đỡ đòn đánh thuế của Mỹ bằng cách phá giá đồng tiền của họ. Nhưng nếu xem xét kỹ, sẽ thấy rằng vẫn còn nhiều rủi ro khác phía trước.
Từ khi Richard Nixon tới thăm Trung Quốc năm 1972, Hoa Kỳ đã bắt đầu theo đuổi chiến lược “can dự” với nước này, có nghĩa là Hoa Kỳ đã nỗ lực để vừa tăng cường liên kết thương mại với Trung Quốc, vừa gắn quốc gia này vào các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (World Bank), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thế nhưng khi kinh tế Trung Quốc phát triển, các học giả quan hệ quốc tế như John Mearsheimer (Đại học Chicago) lo ngại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ đe dọa lợi ích của Mỹ, thách thức ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Đông Á và trên toàn thế giới. Theo Mearsheimer, chúng ta nên thực thi một chiến lược ngăn chặn, chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc và hạn chế sức ảnh hưởng của quốc gia này bằng cách hợp tác với các nước láng giềng của họ trong một nỗ lực cô lập Trung Quốc, tước đi thị trường và nguồn đầu tư nước này cần cho phát triển.
Có một số bằng chứng cho thấy chính quyền Trump đang ngả theo hướng này. Kiron Skinner, cựu Giám đốc Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao, được giao trách nhiệm phát triển một chiến lược lâu dài đối phó Trung Quốc. Đoạn trích sau đã thể hiện sự ủng hộ của bà đối với chiến lược ngăn chặn: “Tôi nghĩ Bộ Ngoại giao đang dẫn đầu trong nỗ lực chung để cho Trung Quốc một Lá thư X, như lá thư Kennan đã từng viết.” Trong trường hợp này, “Lá thư X” ám chỉ “Bài báo X” năm 1947 của George F. Kennan, trong đó kêu gọi Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược ngăn chặn chống lại Liên Xô. Dù mới đây Skinner đã bị cho nghỉ việc ở Bộ Ngoại giao, nhưng việc bà được trao quyền hoạch định chiến lược về Trung Quốc gợi ý mạnh mẽ rằng chính quyền đang cân nhắc phương án ngăn chặn.
Trong thời gian Hoa Kỳ ngăn chặn Liên Xô, hai quốc gia đã vận hành các thể chế kinh tế quốc tế riêng biệt và hai bên hiếm khi giao thương với nhau. Bằng cách thu hẹp sự tiếp cận với đầu tư từ Mỹ, Mỹ có thể trừng phạt các nước gia nhập phe Xô-viết. Còn bằng cách cho phép họ tiếp cận, Hoa Kỳ có thể loại bỏ các quốc gia này khỏi ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày nay, chiến lược này vẫn được Mỹ sử dụng – khi Ukraine cố gắng tách ra khỏi ảnh hưởng của Nga với hy vọng giành được đầu tư của phương Tây.
Nếu Hoa Kỳ quyết định theo đuổi chính sách ngăn chặn, họ cần tách nền kinh tế của mình khỏi Trung Quốc, dịch chuyển dần thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia Châu Á khác. Chiến lược này đòi hỏi ta phải ép các nước khác giảm khối lượng giao thương của họ với Trung Quốc, bởi nếu họ vẫn giao thương cùng lúc với Mỹ và Trung Quốc mà không phải chịu bất cứ hình phạt nào, điều này vẫn sẽ góp phần làm cho Trung Quốc lớn mạnh.
Cách tốt nhất để buộc họ phải làm vậy là đem đến các nguồn đầu tư và thương mại thay thế. Thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ buộc các công ty phải di dời sang một số nơi như Việt Nam hoặc Ấn Độ, từ đó thúc đẩy giá trị giao thương với Mỹ. Nếu Mỹ cô lập Trung Quốc thành công về mặt kinh tế, điều này có thể dồn nền kinh tế Trung Quốc tới đường cùng trước khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn để trả đũa.
Bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn liên kết chặt chẽ với nhau trên khía cạnh kinh tế, sự tách rời này cần có thời gian. Hoa Kỳ cần dịch chuyển chuỗi cung ứng của mình một cách chậm rãi khỏi Trung Quốc và giảm đi các khoản đầu tư ngắn hạn của nước này. Việc Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể đạt được đồng thuận thương mại sẽ diễn ra nhất quán trong quá trình này.
Một số nhà bình luận cho rằng 1,2 nghìn tỷ USD trái phiếu trong tay Trung Quốc có thể khiến Mỹ ngần ngại chuyện tách rời, nhưng con số tổng quát này đang gây nên sự hiểu lầm. Trung Quốc chỉ nắm giữ hơn 5% tổng số trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Cục Dự trữ Liên bang đã mua một lượng tương đương trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ trong các vòng nới lỏng định lượng và hiện giữ khoảng gấp đôi số trái phiếu mà Trung Quốc đang giữ. Có rất ít lý do để nghĩ rằng lượng trái phiếu Trung Quốc nắm giữ có thể là một trở ngại một khi chính quyền đã quyết tâm theo đuổi hướng đi này.
Trong khi đó, mới đây Mearsheimer đã đến Úc để lập luận rằng Hoa Kỳ đang bước đầu chuyển sang chiến lược ngăn chặn, cho rằng Úc sẽ buộc phải lựa chọn hoặc giao thương với Trung Quốc và rời khỏi chiếc ô an ninh của Mỹ, hoặc duy trì hợp tác an ninh với Mỹ và mất quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Các lựa chọn đã rất rõ ràng, nhưng không một ai trong báo giới đưa vấn đề này ra bàn luận. Thay vào đó, họ tập trung vào hệ quả ngắn hạn của thuế quan lên các vấn đề như tốc độ tăng trưởng, đàm phán thương mại với Trung Quốc, và tạo việc làm ở quê nhà, khiến những câu hỏi tổng quan kể trên ít được chú ý.
Có một yếu tố khác trong câu chuyện này – đó là sự tự động hóa. Như đã đề cập ở trên, chiến lược ngăn chặn sẽ đẩy nhiều việc làm sang các quốc gia quan trọng về chiến lược như Việt Nam hay Ấn Độ. Nhưng nếu các công ty trở về Mỹ, họ sẽ đầu tư vào máy móc để thay thế lực lượng nhân công đắt đỏ của Mỹ.
Thung lũng Silicon rất thích điều này. Một chiến lược ngăn chặn không những bảo vệ các tập đoàn công nghệ khỏi nạn đánh cắp tài sản trí tuệ mà còn gia tăng đầu tư cho rô-bốt và trí tuệ nhân tạo. Công nghệ ra đời từ nguồn đầu tư ấy có thể mang đến những kết quả sâu rộng, đẩy nhanh tốc độ tự động hóa và gây mất ổn định thị trường lao động trong nhiều lĩnh vực theo những cách khó lường trước.
Vấn đề then chốt này đã được bàn luận rộng rãi trong các hội đồng quản trị, để lại những câu hỏi lớn về việc liệu nền kinh tế Hoa Kỳ có sẵn sàng đương đầu với hệ quả từ đẩy nhanh tự động hóa, và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho thất nghiệp cơ cấu có khả năng xảy ra hay không. Đây là cuộc thảo luận phần lớn dành cho các ông trùm công nghệ, và hầu hết ý tưởng họ đưa ra để giải quyết xu hướng gia tăng tự động hóa lực lượng lao động vẫn còn nửa vời.
Ít nhất một ứng viên cho vị trí Tổng thống, Andrew Yang, đã nghĩ tới tương lai này. Điều làm nổi bật cuộc chạy đua của ông Yang là ý tưởng về thu nhập cơ bản phổ quát (UBI) nhằm hỗ trợ người dân sau khi bị đẩy ra khỏi lực lượng lao động bởi tự động hóa. Tuy nhiên, lượng thu nhập UBI mà ông đề xuất quá nhỏ để một người thất nghiệp có thể trang trải cuộc sống. Hơn nữa, những phiên bản đề xuất của Yang đã loại bỏ người cao tuổi hoặc đề nghị cắt giảm một lượng lớn phúc lợi và An sinh Xã hội để chi trả cho đề xuất này.
Gần đây, ông Yang đã cố gắng đáp trả lại những người chỉ trích bằng lời hứa sẽ đưa UBI đóng vai trò bổ sung cho An sinh Xã hội. Nhưng sự thay đổi này càng làm khó ông Yang trong việc chi trả UBI, và ông cũng chưa giải thích được cách kiếm ngân sách để chi trả UBI. Một ứng viên Tổng thống, người đang vật lộn để tài trợ cho lượng UBI khiêm tốn mà không phải cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội được yêu thích, khó giúp củng cố niềm tin của chúng ta vào khả năng chúng ta có thể đối phó được với hệ quả của tự động hóa.
Bất chấp các cuộc tranh luận xung quanh thuế quan của Trump đối với hàng hóa Trung Quốc, hệ lụy ở tầm vĩ mô vẫn còn chưa được bàn luận nhiều. Thương chiến kéo dài dự báo khả năng quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hóa trong nửa thế kỷ qua, hướng tới một trật tự thế giới hai cực một lần nữa. Sự thay đổi này sẽ đưa đến những hệ quả rất lớn, vượt qua chuyện tốc độ tăng trưởng của quý tới sẽ là bao nhiêu. Toàn bộ hệ thống thế giới đang được định hình lại. Chúng ta đang đối mặt với một dấu hỏi lớn về quản trị toàn cầu, và cần suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc.
Bejamin Studebaker
Trần Mẫn Linh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập.
Bejamin Studebaker giảng dạy chính trị học tại Đại học Cambridge. (Theo The New Republic).
The real stakes of Trump’s trade war with China
By Bejamin Studebaker
The New Republic
August 27-2019.
As the media obsesses over each round of tariffs, they're missing a much bigger story about the future of the global economy.
President Donald Trump’s continuing trade war with China will escalate once more on September 1, when his administration plans to impose tariffs of 10 percent on $300 billion of Chinese imports. These new levies follow previously enacted tariffs of 25 percent on a separate basket of imports worth $250 billion, with still more to come later this autumn, as the two nations continue their tit-for-tat sparring.
According to the president, the goal of this trade war is to spur the creation of jobs stateside, or force China to agree to trade with the United States on more favorable terms. Democrats continue to argue that neither of these outcomes are likely. Nevertheless, the debate over whether Trump can “win” the trade war with China is rather vague about what it means to “win” a trade war.
Moreover, the conflict seems to be headed toward a far-reaching change in our approach to China—a shift to a containment strategy that could reorder the economic and political landscape. Whether we should pursue this path, and how prepared we are for the consequences, are questions that the media has left undiscussed.
There are a couple simple reasons why these tariffs are unlikely to create an employment boomlet in the United States. For starters, these jobs don’t necessarily have to return home, they can easily move to other developing countries. Furthermore, should those jobs return to the United States, the work involved will likely end up being heavily automated in a bid to control labor costs, which will minimize the potential job creation.
Democrats have pointed this out, and they’ve further noted that the necessary creation of new supply chains will raise prices in the near-term, hurting economic growth. They also argue that the Chinese government is unlikely to enter into a new trade agreement on less favorable terms, because China can partially offset our tariffs by devaluing its currency. But close examination reveals that there’s more at stake.
Since Richard Nixon went to China in 1972, the United States has pursued an “engagement” strategy with the nation, meaning that the U.S. has endeavored to both increase its trade links with the Chinese and embed the nation within international institutions like the International Monetary Fund, the World Bank, and the World Trade Organization.
But as China’s economy has developed, international relations theorists like John Mearsheimer of the University of Chicago have grown concerned that a rising China threatens to undermine American interests, challenging the United States for influence both in East Asia and around the world. Mearsheimer argues that we should embark on a containment strategy, opposing Chinese development and working to limit their influence by cooperating with China’s neighbors in an effort to isolate the nation, depriving it of the markets and investment it needs to continue to grow.
There is some evidence that the Trump administration may lean this way. Kiron Skinner, formerly the Director of Policy Planning at the State Department, was put in charge of developing a long-term strategy for China. She has been quoted supporting a move toward containment, saying, “I think State is in the lead in that broader attempt to get a Letter X for China, what Kennan wrote.”
In this case, what’s past is prologue. “Letter X” references George F. Kennan’s 1947 “X Article,’’ which called for the United States to pursue a containment strategy against the Soviet Union. While Skinner was recently pushed out of the department, the fact that she was charged specifically with developing the administration’s strategy for China strongly suggests that the administration is considering containment.
When the United States was containing the Soviet Union, the two nations operated their own separate international economic institutions, and those two spheres seldom traded with each other. By restricting access to American investment, the United States was able to penalize countries that joined the Soviet sphere. By offering access, the United States could pry countries loose. We still do this today - Ukraine attempted to exit Russia’s sphere of influence in the hope of gaining access to greater levels of Western investment.
Should the United States decide to pursue containment, it would need to decouple its economy from China’s, gradually shifting trade and investment away from China to other states in Asia. This strategy would also require us to push other countries to reduce their trade volume with China, because if they can interact with both America and China without penalty, they will still contribute to China’s development.
The best way to induce them to do this is to provide alternative sources of trade and investment. Tariffs on Chinese imports push firms to relocate to places like Vietnam and India, increasing the value of their trade with the United States. If America can economically isolate China, it can starve the Chinese economy to death before China becomes large enough to fight back.
Because the United States and China are so economically interlinked, this decoupling would need to occur gradually. The United States would have to slowly shift its supply chains away from China and it would need to wind down the Chinese equivalents. The failure of the United States and China to reach a new understanding on trade would be consistent with this process.
Some commentators argue that China’s $1.2 trillion in bond holdings might prevent America from pursuing this decoupling, but the large headline number is misleading. China owns little more than 5 percent of total U.S. government bonds. The Federal Reserve purchased a comparable amount of U.S. Treasuries during its rounds of quantitative easing and still holds roughly double the amount of debt held by China. There’s little reason to think Chinese bond holdings offer much of an obstacle, if the administration is determined to go in this direction.
Meanwhile, Mearsheimer recently travelled to Australia to make the case that the United States is in the early stages of transitioning to a containment strategy, arguing that Australia will be forced to choose between trading with China - and exiting the American security umbrella - or retaining security cooperation with the United States and losing access to the Chinese market.
These are stark choices, but no one in the press is discussing these trade-offs. Rather, their focus on the near-term consequences of the tariffs - on such matters as the growth rate, trade negotiations with China, and job creation at home - has pushed these big-picture questions out of the frame.
There is another element to this - automation. As previously noted, a containment strategy would push a lot of jobs to strategically important countries such as Vietnam or India. But when firms do move work back to the United States, they invest in replacing expensive American workers with machines.
Silicon Valley loves this. A containment strategy not only helps protect tech companies from having their intellectual property stolen, it also drives investment in robots and artificial intelligence. The technology produced as a result of that investment could have far-reaching consequences, accelerating the pace of automation and destabilizing the labor market in many sectors in ways that are difficult to anticipate ex ante.
This is another important debate that has largely gone by the boards, leaving vital questions about whether the U.S. economy is prepared to deal with the consequences of pushing the pace on automation, and make the necessary accommodations for the structural unemployment that could be produced. It’s a discussion that has largely been left to tech oligarchs, and most of the ideas they’ve hatched for dealing with an increasingly automated workforce are of the half-baked variety.
At least one candidate for president, Andrew Yang, has considered this future. The idea that animates Yang’s candidacy is the creation of a universal basic income (UBI) to serve as a salve for when human beings are automated out of the workforce. But the amount of the UBI he proposes is too small to enable a person to get by without a job. Moreover, some iterations of Yang’s proposal have excluded seniors or proposed large cuts to welfare and Social Security to pay for the proposal.
Recently, Yang has tried to respond to his critics by promising to make the UBI supplementary to Social Security. But this change would make it far more difficult for Yang to pay for the UBI, and he has yet to explain how he’ll make up the funds. A presidential candidate who is struggling to fund a very modest UBI without making controversial cuts to beloved social programs hardly inspires confidence in our collective ability to deal with automation. (There’s a reason Yang polls at 2 percent.)
Regardless, for all the discussion spawned by Trump’s tariffs on Chinese products, its big-picture ramifications remain undiscussed. The ongoing trade war augurs a potential shift away from the globalization of the last half-century, toward a world once again split into two systems. These changes have vast consequences, far beyond next quarter’s growth rate. The entire world system is being reordered. We face a question of global governance, and we need to take it seriously.
Bejamin Studebaker
Benjamin Studebaker teaches politics at the University of Cambridge. (From The New Republic).
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net