Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 10, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Y học & đời sống
BÁC SĨ NỘI TRÚ MỸ: ĐUỔI VIỆC MỘT BÁC SĨ KHÓ HƠN TUYỂN BÁC SĨ MỚI (Dr. Huynh Wynn Tran)
Webmaster

 

Lời giới thiệu: Mời đọc một tài liệu liên quan đến giới thầy thuốc tại Hoa Kỳ. Biết thêm về y khoa, giới liên hệ đến đời sống chúng ta, cũng là chuyện đáng xem. (Webmaster).

 

Hôm qua, BS Hung Truong, VietMD từ Taxes, viết bài chia sẻ "Bi Hài Đời BS" về cuộc sống BS nội trú Mỹ. BS Hung nêu một điểm khác biệt thú vị giữa BS học Y từ Mỹ (American Medical Graduate, AMG) và BS học Y từ nước ngoài (International Medical Graduate, IMG) khi cùng làm chung chương trình BS nội trú. Theo BS Hung, thường trong các buổi họp về cuộc sống công việc thì BS nội trú AMG hay đòi hỏi (entitled) than vãn đủ thứ ví dụ đòi thêm ngày nghỉ, đòi bớt giờ làm việc trong khi BS IMG thường im lặng.

 

Sự khác biệt này có nhiều lý do. Về cơ bản những đòi hỏi của BS AMG hoàn toàn chính đáng. Đây là các quyền lợi cơ bản của một BS nội trú tại Mỹ. Nhưng sâu xa hơn, điểm khác biệt là này là do cách suy nghĩ BS gốc AMG và IMG khác nhau.

 

Tôi may mắn được đào tạo BS hoàn toàn tại Mỹ, từ bậc đại học (4 năm premedical), đến trường Y (4 năm MD), và nội trú chuyên khoa. Tôi làm tổng cộng 7 năm BS nội trú và nghiên cứu sinh, tham gia nhiều tiểu ban (committee và leadership) từ bậc đại học, trường Y, bệnh viện cho đến hội đồng tuyển sinh BS nội trú nên tôi có dịp học hỏi góc nhìn của BS nội trú đến từ nhiều nước. Tôi sẽ thử giải thích vì sao BS học từ Mỹ hay đòi hỏi (entitled)?

 

Đầu tiên, BS nội trú tại Mỹ là một nghề (Job), có lương, có ngày nghỉ, có giới hạn giờ làm việc. Đây là điều mà nhiều BS từ nước ngoài IMG ít khi nào nghĩ đến. Họ thường nghĩ qua Mỹ là "học" BS nội trú. Nghĩa là họ chỉ có nhiệm vụ học và khám bệnh. BS NT không được đòi hỏi bất kỳ quyền lợi gì khác. Thật tế, với các BS IMG, có được một chỗ nội trú tại Mỹ đã quá tuyệt vời với lương 50,000 năm, quá cao so với nước quê hương của họ. "Tôi đâu dám mơ ước gì khác hơn". Đó là tâm sự của một BS Nepal khi nói với tôi. Sau này xong nội trú, lương hơn USD 250,000 năm anh không biết sẽ làm gì với số tiền đó?

 

Với BS AMG thì khác, nội trú Mỹ chỉ là một job lương bèo, chế độ bảo hiểm tệ, làm cực nhiều giờ, còn bị đì đủ thứ. Sau 8 năm trời (học ĐH và trường Y) học cực khổ, có khoảng nợ gần 300,000 USD, tiền lời 6%, với lương khởi điểm 50k/năm là quá bèo. Có một nghiên cứu là thợ thụt ống cống tại Mỹ làm lương còn nhiều hơn BS nếu cả hai cùng bắt đầu lúc 18 tuổi.

 

Ai cũng biết vào trường Y ở đâu cũng khó, nhưng tại Mỹ nó khó hơn vì nhiều vấn đề. Tại Việt Nam hay nhiều nước châu Á, thí sinh chỉ cần thi điểm thật cao một kỳ thi là được vào trường Y. Tại Mỹ, SV phải học rất giỏi, tốt nghiệp ĐH loại giỏi, điểm trung bình GPA cao, thi MCAT điểm tốt, làm thiện nguyện, làm nghiên cứu, có thư giới thiệu tốt, và phải phỏng vấn tốt mới được vào trường Y. Nhiều BS Thái Lan nói với tôi là họ không ngờ chọn lọc BS tại Mỹ khó đến vậy.

 

Vì vậy, BS AMG có lý do "đòi hỏi" khi bắt đầu vào nội trú và sau khi xong trường Y. Và còn nhiều điểm nữa vì sao BS AMG đòi hỏi.

 

BS gốc Mỹ biết rằng tiền lương BS nội trú của họ hoàn toàn là do thuế của người dân Mỹ đóng góp nên họ có quyền góp ý cho chương trình nội trú họ đang làm. Hằng năm, các chương trình BS nội trú phải làm các cuộc điều tra (Survey) xem BS nội trú có hài lòng với chương trình nội trú hay không? bao gồm giờ làm việc có vừa phải, môi trường làm việc có tốt, BS NT có ăn uống, ngủ có đủ giấc không? khi BS nội trú bị bệnh có ai lo không? Tâm lý của BS NT ổn không?

 

Trong lúc làm BS nội trú, thường BS gốc AMG hăng hái tham gia các tiểu ban (committee) về thuốc (PT), liên khoa (inter-department), cải thiện chất lượng (QI, QA), giao tiếp với điều dưỡng vì đây là cơ hội để BS cải thiện chất lượng chữa bệnh và học hỏi, v.v.. trong khi BS IMG thường không thích vì đối với họ, đây là mất thời gian, tranh cãi vô bổ, đôi khi lại mất lòng nhau. Nói chung là những gì liên quan đến politics "chính trị" tại bệnh viện thì BS AMG hăng hái trong khi BS IMG lại thờ ơ.

 

Với các bệnh viện đào tạo, có chương trình BS nội trú tại bệnh viện là món kinh doanh béo bở. Mỗi BS nội trú sẽ được chính phủ Mỹ trả 100,000 USD/năm để đào tạo. Một chương trình nội trú 30 BS sẽ nhận 3 triệu USD hằng năm. BV giữ phân nửa số tiền USD 100,000, còn lại USD 50,000 phát lương cho BS nội trú. Chẳng những vậy ,BV còn được free labor (mà toàn lao động tay nghề cao) trong khi không tốn đồng nào. Hơn nữa, BV giảng dạy cần BS nội trú để làm việc, nghiên cứu, và đào tạo (dạy lại SV y khoa và dạy các BS nội trú khác).

 

Các bệnh viện giảng dạy tại Mỹ sợ nhất là bị rút chương trình nội trú hoặc bị phạt (on probation hay withdraw). Vì vậy, họ thường phải tôn trọng các đòi hỏi của BS nội trú. Nếu không, các BS nội trú sẽ viết thư lên ACGME (tổ chức kiểm định các chương trình nội trú) thì BV sẽ phải chuẩn bị để kiểm tra ACGME. Vì vậy, mới có chuyện buồn cười là có một BS nội trú chuyên khoa y học gia đình làm nội trú đến 5 năm (chương trình kéo dài 3 năm) do cô có thai 3 lần. Cô phải nghỉ hơn 9 tháng để nuôi con. Do chương trình BSNT của cô nhỏ, chỉ tuyển 4 BS hằng năm nên 3 BSNT còn lại phải gồng lưng chia thêm 9 tháng trực. Chất lượng khám bệnh của cô BS này có nhiều vấn đề do cô hay nghỉ làm thường xuyên. Đồng nghiệp nội trú cũng không thích cô này và viết đơn kháng nghị đuổi cô.

 

Cô BSNT cũng bị bệnh nhân than phiền do cách ứng xử. Ban giám đốc chương trình nội trú muốn đuổi việc cô nhưng sau khi xem lại toàn bộ quy trình đuổi việc, họ nhận ra họ sẽ mất thêm 2-3 năm để xin lại lại giấy phép được đào tạo BSNT của ACGME. Thế là BV đành ngậm bồ hòn, để cô này làm thêm 2 năm nội trú mà không thể đuổi việc cô này.

 

Thực tế, có vài bệnh viện tại New York biết điểm yếu của BS IMG là luôn "im lặng" nhẫn nhục cho qua chuyện nên có nhiều chương trình nội trú cố tình chỉ tuyển BS IMG. Họ bắt BS IMG làm việc cật lực, luôn quá giờ, và lạm dụng. Đây là các chương trình "ung nhọt" Malignancy mà các BS nước ngoài IMG thường rỉ tai nhau tránh xa. Tuy nhiên, nhiều BS IMG vẫn chọn vào các chương trình này vì không còn chỗ nào khác. Với họ, cực khổ 3 năm tại Mỹ chẳng ăn thua gì với các cực tại quê hương của họ. Quan trong hơn, họ sẽ sớm trở thành BS Mỹ.

 

Một điểm quan trọng nữa là đa số các BS IMG không phải là quốc tịch Mỹ nên khi khiếu kiện ra toà, các BS IMG thường ít am hiểu luật pháp. Khi đụng chạm đến pháp luật, các BS IMG càng sợ hơn nên họ không dám phản đối, thậm chí nếu họ biết là sai, trong lúc làm BS nội trú.

 

Ngày xưa, số lượng BS nội trú Mỹ nhiều hơn số lượng SV Y tại Mỹ nên có nhiều chỗ trống nội trú cho BS từ nước ngoài. Ngày nay, số lượng trường Y nước Mỹ tăng nhanh (141 trường MD và 35 trường DO) nên số lượng sinh viên y ra trường sẽ tăng gần bằng số lượng BS nội trú.

 

Sắp tới, con đường vào BS nội trú Mỹ sẽ càng khó hơn cho các BS đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, đó là một con đường xứng đáng cho những ai nỗ lực, có khả năng, quan trọng hơn, là dám ước mơ trở thành BS Mỹ.

 

Dr. Huynh Wynn Tran

 

(Trích từ facebook của bác sĩ Wynn Tran).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây

Xem bài trang Y học, đời sống: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh