Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 24, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
HOÀNG ĐẾ NHẬT LÀ NGƯỜI TÙ TRONG CUNG ĐIỆN CỦA MÌNH
Webmaster
Các bài liên quan:
    LÝ GIẢI SỰ THÙ ĐỊCH GIỮA TÀU VÀ NHẬT
    CUỘC TRANH CÃI XUNG QUANH ĐỀN YASUKUNI Ở NHẬT (Đỗ Trọng Quang)
    NỖI ÁM-ẢNH TỪ ĐỀN YASUKUNI

Slave to the tortoise shell

Japan’s emperor is a prisoner in his own palaces

The Economist

Phan Nguyên dịch

17/10/2019

 

 

Trong hồi ký của mình, cuốn “The Thames and I” (Sông Thames và tôi), Hoàng tử Naruhito lúc đó kể lại những trải nghiệm của mình với món cá trích muối hun khói đầy mỡ hay những quán rượu đèn mờ khi còn là sinh viên tại Đại học Oxford vào những năm 1980. Ông kể lại việc người gác cửa ở một sàn nhảy đuổi ông về vì ông mặc quần jean, không phải là kiểu từ chối mà một thành viên hoàng gia Nhật thường gặp phải. Hình trên cho thấy cách ăn mặc của ông khi đang là sinh viên. Hai năm ông sống ở Merton College để nghiên cứu về giao thông trên sông Thames vào thế kỷ 18 có lẽ là “khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, ông viết.

 

Hoàng tử Naruhito trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản vào tháng 5 khi cha ông, Akihito, thoái vị vì tuổi tác và bệnh tật. Ông sẽ chính thức lên ngôi vào ngày 22 tháng 10, trong một buổi lễ mà nhiều vị khách lớn, bao gồm cả phó chủ tịch Trung Quốc và thủ tướng Hàn Quốc, sẽ chỉ được chứng kiến qua màn hình video tại một góc khác của cung điện. Khi kết thúc, họ sẽ hô lên “Banzai”! (Vạn tuế!) Việc chiếu video đã là một sự cải thiện đáng kể so với hồi tháng Tư, khi Hoàng đế Akihito tuyên bố thoái vị chỉ trước nữ thần mặt trời, người được cho là tổ tiên của ông, trong một nghi lễ chỉ được chứng kiến bởi con trai ông, các giáo sĩ Thần đạo và người hầu.

 

Cuộc sống của các hoàng đế Nhật Bản là vô cùng nghiêm trang và phức tạp. Những hồi tưởng vui vẻ của Hoàng đế Naruhito về cuộc sống ở Anh suýt nữa không được xuất bản. Cung Nội Sảnh, cơ quan quy định những gì mà các thành viên hoàng gia Nhật có thể hay không thể làm, không muốn cuốn sách được xuất bản vì họ sợ nó sẽ khiến hoàng gia bị xem thường và chế giễu. Các quan chức của cơ quan này sẵn sàng làm mọi biện pháp để bảo vệ hình ảnh gia đình hoàng tộc. Khi anh trai của Hoàng đế Naruhito, Fumihito, kết hôn vào năm 1990, một nhiếp ảnh gia đã bị cấm vào cung điện vì chụp ảnh cô dâu chải tóc một cách tình cờ thay vì trong tư thế trang trọng. Hoàng gia Nhật, theo Shihoko Goto thuộc Trung tâm Wilson, một viện nghiên cứu Mỹ, bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy tắc đến nỗi so với hoàng gia Nhật thì “Nhà Windsor (hoàng gia Anh) có vẻ vẫn còn thoáng”.

 

Sai lầm, không tự chủ

 

Báo chí Nhật nhìn chung tôn trọng các ranh giới do Cung Nội Sảnh đặt ra. Chẳng hạn, chính báo chí nước ngoài đưa tin đầu tiên về việc Naruhito đính hôn vào năm 1993 và sau đó là việc vợ ông bị trầm cảm hồi năm 2004, mặc dù rất nhiều nhà báo Nhật Bản đã biết về cả hai sự việc. Không giống như hầu hết các chế độ quân chủ châu Âu, ở Nhật không có các tờ báo lá cải chuyên đưa tin về đời sống tình ái của các thành viên hoàng gia mặc dù thường xuyên xuất hiện những lời chỉ trích đối với các bà vợ và con gái hoàng gia mỗi khi họ bị coi là trốn tránh nhiệm vụ.

 

Trong khi đó, tài sản cá nhân tương đối hạn chế của hoàng gia có nghĩa là có rất ít khả năng xuất hiện các hoàng tử playboy hoặc những công chúa nổi loạn. Mối quan tâm chính của hoàng đế là việc quản lý thủy lợi. Hầu hết tài sản của gia đình hoàng gia đã bị tịch thu sau Thế chiến II. Các cung điện và bất động sản mà hoàng gia sử dụng đều thuộc sở hữu nhà nước, và nhà nước cũng chi trả các chi phí sinh hoạt của gia đình hoàng gia. Một chuyên gia ước tính rằng Akihito, hiện là thái thượng hoàng, chỉ có số tiền 5 triệu yên (46.000 đô la) mỗi năm để chi cho các hoạt động và mua sắm cá nhân. Cha của ông, Hoàng đế Hirohito, chỉ để lại một bất động sản trị giá chưa tới 2 tỷ yên khi ông qua đời năm 1989.

 

Điều đó khiến hoàng gia trở thành những công chức được chăm lo chu đáo nhưng cũng bị hạn chế đến mức vô lý. Cuộc sống của họ được sắp xếp chi tiết từng phút bởi các quan chức, các tuyên bố công khai của họ được xem xét cẩn thận để đảm bảo họ không vượt qua vai trò là những nhân vật có quyền lực tượng trưng theo quy định của hiến pháp. Mặc dù hoàng đế và hoàng hậu, giống như các hoàng thân ở các quốc gia khác, cũng thực hiện các chuyến thăm hữu nghị ra nước ngoài và các chuyến thăm động viên tới các trường học và các tổ chức từ thiện ở trong nước, những người theo chủ nghĩa truyền thống coi công việc chính của hoàng đế là thực hiện các nghi lễ Thần đạo ít người biết. Tháng tới, ông sẽ dâng gạo từ hai vùng của Nhật Bản (được lựa chọn bằng cách đọc các vết nứt trên mai rùa bị cháy của các giáo sĩ Thần đạo) lên các vị thần nhằm cảm ơn thần linh giúp mùa màng bội thu, bên cạnh các giáo sĩ cầm đuốc. Ông cũng phải tự trồng lúa, với sự giúp sức có lẽ là từ những người làm vườn của hoàng gia. Nhiệm vụ của Hoàng hậu Masako bao gồm việc chăm sóc những con tằm trong vườn tằm của hoàng gia, cho chúng ăn lá dâu và đan các cấu trúc từ rơm rạ để giúp tằm nhả tơ đóng kén. Cả hoàng đế và hoàng hậu đều sáng tác những bài thơ cổ điển để ngâm trước triều đình vài lần trong một năm.

 

Liệu Hoàng đế Naruhito có muốn hay có thể hiện đại hóa vai trò của mình hay không vẫn chưa chắc chắn. Ông đã đấu tranh bảo vệ vợ mình sau khi bà bị chỉ trích vì những vi phạm nhỏ về nghi thức hoàng cung mang màu sắc phân biệt giới tính, từ việc bà phát biểu dài hơn chồng một chút trong cuộc họp báo chung đầu tiên của họ, tới việc đi trước chồng mình một bước khi xuất hiện trước công chúng. Naruhito đã phàn nàn vào năm 2004 rằng Masako, trước từng là một nhà ngoại giao, “đã nỗ lực hết sức” để cố gắng thích nghi với cuộc sống trong cung điện, nơi mà “tính cách” của bà đã bị kìm nén. Nhưng ông chưa tỏ rõ dấu hiệu nào cho thấy ông muốn được kế vị bởi con gái mình, chứ không phải bởi cháu trai (luật hiện tại cấm phụ nữ giữ ngai vàng mặc dù đã có trường hợp nữ hoàng trong quá khứ).

 

Nhật hoàng Akihito đã kín đáo phản đối cả các nghi lễ lỗi thời trong đời sống hoàng gia cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc đang tôn sùng chúng. Ông đã thực hiện bài phát biểu trên truyền hình đầu tiên bởi một hoàng đế Nhật Bản sau thảm họa sóng thần và hạt nhân năm 2011. Ngay sau đó, ông đến thăm một số người vô gia cư do thảm họa, uống trà với họ khi ngồi trên sàn nhà. Ông cũng chất vấn, dù không rõ ràng, kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm sửa đổi điều khoản hòa bình của hiến pháp Nhật Bản. Vào năm 2001, ông đã nhắc đến một tổ tiên xa người Hàn Quốc tại một cuộc họp báo, một sự làm ngơ trước những người ủng hộ ý tưởng về sự thuần khiết chủng tộc của người Nhật, theo lời Ken Ruoff từ Đại học Bang Portland. Gần đây, ông đã thuyết phục chính phủ thông qua một đạo luật để cho phép ông thoái vị.

 

Về mặt hiến pháp, hoàng đế là “biểu tượng của nhà nước và sự đoàn kết dân tộc”. Nhưng cái kén hoàng gia mà ông bị giữ trong đó khiến ông dễ trở thành một thánh tích cũ kỹ. Giống như cha mình, Hoàng đế Naruhito tỏ ra tương đối gần gũi khi đi tuần du đất nước, vuốt ve những chú chó và trò chuyện với các em học sinh. Nhưng thanh niên Nhật dường như ít quan tâm đến gia đình hoàng gia – và bản thân hoàng gia cũng không có nhiều lựa chọn để làm cho bản thân mình phù hợp hơn trong mắt công chúng.

 

The Economist

Phan Nguyên dịch

 

Slave to the tortoise shell

Japan’s emperor is a prisoner in his own palaces

The Economist

Oct 17th 2019| TOKYO

 

Stifling bureaucracy and ritual are making Naruhito irrelevant to his subjects

 

 

In his memoir, “The Thames and I”, Prince Naruhito, as he was when he wrote it, recalls his brushes with greasy kippers and dingy pubs as a student at Oxford University in the 1980s. He recounts how doormen at a disco turned him away because he was wearing jeans—not the sort of reversal a Japanese royal often experiences. The picture above shows him dressed in his student gear. The two years he spent at Merton College researching transport on the Thames river in the 18th century were perhaps “the happiest time of my life”, he writes.

 

Prince Naruhito became the 126th emperor of Japan in May when his father, Akihito, abdicated because of age and infirmity. He will be officially enthroned on October 22nd, in a ceremony which the many grand guests, including the vice-president of China and the prime minister of South Korea, will watch only by video monitor from another part of the palace. At the conclusion, they will shout “Banzai!” (Literally “10,000 years!”; ie, “Long live the emperor!”). The video link marks an improvement from April, when Emperor Akihito announced his abdication to the sun goddess, from whom he is supposed to be descended, in a ritual observed only by his son, Shinto priests and chamberlains.

 

The life of Japan’s monarchs is absurdly formal and arcane. Emperor Naruhito’s cheery reflections on life in Britain nearly did not see the light of day. The Imperial Household Agency, the bureaucracy that dictates what Japanese royals can and cannot do, did not want the book published because they feared it would invite familiarity and ridicule. Its mandarins go to extraordinary lengths to protect the imperial family’s image. When Emperor Naruhito’s brother, Fumihito, got married, in 1990, a photographer was banned from the palace for taking a picture of his bride brushing hair out of his eyes, rather than in a formal pose. The family, says Shihoko Goto of the Wilson Centre, an American think-tank, is so tightly bound by rules that it makes “the House of Windsor seem positively lax”.

 

Misogyny, not prurience

 

The Japanese press, by and large, is respectful of the boundaries set by the Imperial Household Agency. It was foreign publications, for instance, that broke the news first of Naruhito’s engagement in 1993 and then of his wife’s depression in 2004, even though lots of Japanese journalists were aware of both. Unlike in most European monarchies, there is no prurient tabloid coverage of the royals’ love lives—although there is frequent criticism of royal wives and daughters whenever they are perceived to be shirking their duties.

 

The royal family’s relatively limited personal wealth, meanwhile, means that there is little scope for playboy princes or tearaway princesses. The emperor’s main interest is the management of water. Most of the royal family’s assets were confiscated after the second world war. The palaces and estates it uses are owned by the state, which also pays for their upkeep and for the maintenance of the royal household. One expert estimates that Akihito, now styled “emperor emeritus”, had only about ¥5m ($46,000) a year to spend on personal purchases and activities. His father, Emperor Hirohito, left an estate of less than ¥2bn when he died in 1989.

 

That leaves the royal family as a species of cosseted but absurdly circumscribed civil servant, their lives arranged in minute detail by bureaucrats, their public statements carefully vetted to ensure they do not overstep their role as constitutional figureheads. Although the emperor and empress, much like monarchs from other countries, undertake goodwill trips abroad and encouraging visits to schools and charities at home, traditionalists see the emperor’s main job as performing obscure Shinto rituals. Next month he will offer rice from two regions of Japan (chosen based on priests’ interpretation of the cracks in a burnt tortoise shell) to the gods to thank them for the harvest, flanked by torch-bearing priests. He also has to grow his own rice, with a little help, presumably, from the imperial gardeners. Empress Masako’s tasks include tending to the silkworms of the Imperial Cocoonery, feeding them mulberry leaves and weaving structures from rice straw on which they spin their cocoons. Both emperor and empress compose classical poems to be declaimed to the court several times a year.

 

Whether Emperor Naruhito wants or would be able to modernise his role is uncertain. He battled on his wife’s behalf after she was upbraided for tiny infractions of sexist palace protocol, from speaking marginally longer than he did at their first joint press conference, to walking—gasp—a step ahead of her husband in public. Naruhito complained in 2004 that Masako, a former diplomat, “had completely exhausted herself” trying to adapt to life in the palace, where her “personality” had been stifled. But if he would like to be succeeded by his daughter, rather than his nephew (current law bars women from the throne, although there have been reigning empresses in the past), he has not given any hint of it.

 

Emperor Akihito discreetly pushed back both against the dated rituals of royal life and against the tub-thumping nationalists who revere them. He gave the first televised address by a Japanese emperor after the tsunami and nuclear accident of 2011. Shortly afterwards he visited some of those made homeless by the disaster, sharing a cup of tea with them while sitting on the floor. He also appeared to question, albeit obliquely, the plan of the prime minister, Shinzo Abe, to amend the clause of the constitution that commits Japan to pacifism. In 2001 he brought up a distant Korean ancestor at a press conference—a snub to those who cling to ideas of racial purity, notes Ken Ruoff of Portland State University. More recently, he persuaded the obviously reluctant government to pass a law to allow him to abdicate.

 

Constitutionally, the emperor is “the symbol of the state and of the unity of the people”. But the imperial cocoon in which he is kept risks making him more of a relic. Much like his father, Emperor Naruhito is relatively informal when touring the country, petting dogs and chatting with schoolchildren. But younger Japanese seem to have little interest in the royal family—and the royal family has scant leeway to make itself more relevant. ■

 

The Economist.

 

This article appeared in the Asia section of the print edition under the headline "Slave to the tortoise shell".

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh