Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 04, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
NGHI THỨC ĐÓN TIẾP QUAN KHÁCH NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH QUYỀN HOA KỲ
LÊ CHÁNH THIÊM

 

Lời giới thiệu: Hôm nay, nhân ngày cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, nhớ lại chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông vào ngày 8-5-1957, thử xem các nghi thức tiếp đón ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào. (LCT)

 

Mỗi khi nguyên thủ của một quốc gia nào (như Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước hay quốc vương…) “chính thức” (official) đến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của chính phủ Mỹ, cơ quan hành pháp Mỹ tiếp đón bằng nhiều nghi thức ngoại giao nhưng có 3 hình thức chính yếu cũng là cao nhất, theo thứ tự: State Visit, Official Visit, Working Visit. Thử xem ba nghi thức đón tiếp đó của chính quyền Hoa Kỳ như thế nào?

 

1. Phân biệt thứ hạng:

 

* Cao nhất là “State Visit”. Trước hết, nói về chuyện “chữ nghĩa” xem ra sao. Nếu dịch theo nghĩa đen thì "state" là “quốc gia”, "visit" là “chuyến thăm”, thì "State Visit" là "chuyến thăm cấp quốc gia", dịch vậy là sai bét! Thuật ngữ chính trị Mỹ có nhiều chuyện làm thiên hạ hố to. Thí dụ "Secretary of State" nếu dịch là "Thư ký của quốc gia" thì nếu người Mỹ nghe được, và người đó có bệnh tim nặng, người đó sẽ “chết vì cười”. Chức vụ đó là "Bộ trưởng bộ Ngoại giao” hay gọi tắt là “Ngoại trưởng". Tương tự, “Speaker of the U.S. House of Representatives” hay nói ngắn gọn là “Speaker of the House” mà dịch là “Phát ngôn viên của Quốc hội Mỹ” là sai quá sá, đó là “Chủ tịch Quốc Hội Mỹ”. Chính phát ngôn viên đài BBC mà cũng đã phạm sai lầm 2 lần về chữ nầy, dù rằng Anh ngữ tại Mỹ bắt nguồn từ Anh quốc. Trở lại từ ngữ “State Visit”, nghĩa là chuyến thăm mang tính “Quốc khách”, nghi thức dành cho “thượng khách của nước Mỹ”. Bởi vì "State Visit" là nghi thức dành cho Quốc khách nên họa hoằn mới có. Chính quyền Mỹ từ ngày lập quốc đến sau nầy luôn suy tính để áp dụng đúng nghi thức ngoại giao khi tiếp khách theo nghi thức nầy. Chỉ có Barack Obama là người thiếu hiểu biết về thủ tục ngoại giao, muốn “nịnh” Tàu để “lấy điểm” nên tổ chức đón nguyên thủ Tàu Cộng 2 lần liền nhau với thủ tục “state visit” mà tính chất của 2 lần đón tiếp đó không quan trọng (sẽ nói ở đoạn sau).

 

Nhật tuy là đồng minh với Mỹ nhưng cho tới nay, suốt mấy chục năm, mới có 3 lần Mỹ dành nghi thức "State Visit" để đón tiếp lãnh đạo Nhật mà thôi: Một lần tiếp đón Nhựt hoàng Hirohito năm 1975, một lần với Nhựt hoàng Akihito năm 1994, và một lần dành cho Thủ tướng Shinzo Abe hồi năm 2015. Thái Lan, cho đến nay chỉ một lần Mỹ dành nghi thức State Visit khi tiếp đón hoàng đế Bhumipol vào năm 1960. Singapore cũng một lần, "State Visit" dành cho Thủ tướng Lý Hiển Long khi thăm Mỹ hồi năm 2016. Đối với Việt Nam, nước Mỹ trải qua hai thời kỳ thiết lập bang giao: với Việt Nam Cộng Hòa, sau đó với Việt Cộng, cả hai thời kỳ cho đến nay, Mỹ dành nghi thức “State Visit” chỉ mới một lần duy nhất, vào ngày 8.5.1957, dành cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

 

Tưởng cũng nên nhắc lại nghi thức Tổng thống Mỹ đón tiếp tổng thống Việt Nam Cộng Hòa nầy. Được lời mời từ chính phủ Mỹ, ngày 8.5.1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã viếng thăm Hoa Kỳ, đã được Tổng Thống, Quốc Hội, cùng nhân dân Mỹ tiếp đón với những nghi lễ vô cùng đặc biệt và hiếm có trong lịch sử ngoại giao của Hoa Kỳ. Tổng Thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã dành riêng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay chiếc phi cơ riêng của ông, Columbine III (sau này phi cơ của TT Mỹ được gọi là Air Force One), đến phi trường National Airport. Tại phi trường, Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng John Foster Dulles, Chủ Tịch Hội Đồng Liên Quân là Tướng Nathan Twining, cùng hàng trăm yếu nhân trong chính phủ Mỹ, đã trực tiếp ra tận chân cầu thang phi cơ tiếp đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

 

 

Trong suốt 8 năm làm Tổng Thống, chỉ có hai lần T.T. Eisenhower ra tận chân cầu thang đón tiếp một vị quốc khách. Nghi lễ đón tiếp TT Ngô Đình Diệm tại phi trường vô cùng danh dự, thảm đỏ được trải từ chân cầu thang của phi cơ, 21 phát súng đại bác bắn dàn chào, được ngồi trên xe limousine mui trần cùng với TT Mỹ, và được đoàn xe motorcade hộ tống về White House. Dọc theo đường đi, có 50,000 người Mỹ vẫy chào trong tiếng vỗ tay, cùng cả rừng cờ Mỹ, cờ VNCH và hoa giấy bay rợp trời.

 

Ngay ngày hôm sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm được cả lưỡng viện Quốc Hội Mỹ tiếp đón (joint sitting of the US Congress). Tất cả các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Mỹ cùng đứng dậy chào đón ông (standing ovation), và ông đã đọc diễn văn bằng tiếng Anh trước Quốc hội, được mọi người đứng lên vỗ tay nhiều lần. Ngày thứ ba, tại National Press Club ở Washington, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đọc diễn văn và được các ký giả nổi tiếng, trong đó có nhiều người từng được giải Pulitzer, ca ngợi không hết lời, và câu tuyên bố của Tổng Thống Diệm “Chủ nghĩa cộng sản kéo bè kết cánh với nhau và không trung lập, bởi vậy chúng ta không thể đứng giữa trung lập” (communism isn’t neutral, therefore we cannot be neutral), đã xuất hiện trên nhiều trang nhất của nhật báo Hoa Kỳ, và trở thành câu châm ngôn nổi tiếng, được báo chí thế giới thời bấy giờ dùng để tấn công thái độ trung lập của Thủ Tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru và Tổng Thống Nam Dương Sukarno (tên khai sinh là Kusno Sosrodihardjo).

 

Hơn sáu thập niên trước, cùng với sự khai sinh của nền Đệ Nhất Cộng Hoà tại miền Nam, có chuyến viếng thăm lịch sử Hoa Kỳ của TT Ngô Đình Diệm, cũng như Saigon - hòn ngọc Viễn Đông – và nền kinh tế đang phát triển mãnh liệt của miền Nam Việt Nam, những chuyện đó đã nằm trong giấc mơ của Thủ Tướng Tân Gia Ba Lý Quang Diệu cho một Singapore tương lai. Tiếc thay mọi chuyện đổ vỡ do T.T. Ngô Đình Diệm bị giết vào năm 1963.

 

Các nghi thức sau đây thường diễn ra khi khách mời là “State visit”. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ ra tận phi trường để đón Quốc khách, kế đó, khi tiếp đón, vị khách mời duyệt hàng quân danh dự (honor guard) dàn chào cùng với tổng thống Mỹ, sau đó là lễ đón chính thức (gọi là "Arrival Ceremony") tại phía Nam tòa Bạch Ốc (South Lawn) trên bãi cỏ xanh, bản quốc ca của quốc gia khách mời được trỗi lên trong lúc lá quốc kỳ của quốc gia khách mời bay phất phới nơi khuôn viên Tòa Bạch Ốc. Cuối cùng, nghi thức yến tiệc được gọi là "State dinner" tổ chức ngay trong Tòa Bạch Ốc, và chủ trì bởi Tổng thống Mỹ.

 

Tuy có nhiều nguyên thủ của nhiều quốc gia nổi tiếng (ngay cả như Anh, Nhật...) cũng nhiều lần qua Mỹ nhưng không hẳn được Mỹ dùng “State visit” đón tiếp mà chỉ được đón tiếp bằng “Official Visit” hay "Working Visit", đó là chuyện bình thường, không có gì ngạc nhiên cả.

 

* Trở lại đề tài, thứ đến là nghi thức "Official Visit", “nhẹ” hơn nghi thức trên nhiều. Theo cách dùng chữ của ngành ngoại giao Mỹ, được hiểu "Official Visit" là chuyến thăm mang tính chất “chính thức”, xem như nghi thức dành cho “thượng khách”, nhưng dưới State Visit một bực rất xa. Nghi thức này thường xảy ra khi khách đến Mỹ nhân dịp tham dự một sự kiện quốc tế nào đó được chính phủ Mỹ mời thăm.

 

* Cuối cùng, "Working Visit" là chuyến thăm mang tính chất công vụ, nhân chuyến đến Hoa Kỳ để thảo luận, bàn bạc, kết kết một văn kiện gì đó với Hoa Kỳ. Đây là nghi thức thấp hơn 2 nghi thức nêu trên rất xa.

 

* Ở mức độ thấp hơn cả "visit", đó là những "cuộc gặp gỡ" (meeting) nhân sự kiện hội nghị quốc tế nào đó diễn ra tại Mỹ, hoặc tiếp xúc "riêng" (private) bên ngoài Tòa Bạch Ốc, không phải là một cuộc gặp gỡ “chính thức” (official).

 

Hàng năm Tổng thống Mỹ mời giới lãnh đạo từ nhiều quốc gia khác đến thăm, phần nhiều là theo các nghi thức thấp: "Official Visit", "Working Visit", ít đón tiếp theo nghi thức “State visit”.

 

Điều giống nhau là cả ba nghi thức "State Visit", "Official Visit", "Working Visit" đều có đoàn xe hộ tống (motorcade) đưa đến Tòa Bạch Ốc. Trên xe có cắm cờ khổ nhỏ của nước chủ nhà (Mỹ) và cờ của quốc gia khách mời. Và, dĩ nhiên, có Tổng thống Mỹ hội kiến với khách mời tại phòng Bầu dục trong Tòa Bạch Ốc.

 

Các cuộc tiếp đón theo khuôn khổ "Working Visit", cờ nước khách mời không xuất hiện tại phía Nam Tòa Bạch Ốc (South Lawn), cũng không cử hành bản quốc ca. Một điều dễ nhận ra nữa là trong tiệc khoản đãi khách mời tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, chủ nhà ở bậc cao nhứt là Phó Tổng thống Mỹ mà thôi.

 

2. Việc tiếp đón giới lãnh đạo Bắc Kinh và các lần đến Tàu Cộng của Obama.

 

Lần đầu tiên, Mỹ dành nghi thức “State Visit” cho lãnh đạo Tàu cộng vào năm 1985 khi tiếp Chủ tịch Lý Tiên Niệm. 12 năm sau, vào năm 1997, Mỹ mới dùng nghi thức "State Visit" khi tiếp đón Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, đến thời Barack Obama tại vị, ông Obama “bưng bô” Bắc Kinh tới mức dành nghi thức “State Visit” liên tiếp hai lần: dành cho Hồ Cẩm Đào năm 2011, rồi ông Tập Cận Bình năm 2015. Trong cả hai lần nầy, cuộc gặp gỡ không có gì quá quan trọng mà Mỹ cần phải nhờ vả Tàu cộng để Mỹ phải “long trọng” tiếp đón bọn chóp bu Tàu đỏ cả.

 

Obama "nâng bi" Tàu nhưng lại bị Tàu "đá giò lái" vì chúng khinh bỉ tư cách cùng khả năng lãnh đạo của Obama. Chính quyền Tàu tổ chức lễ đón khách tại phi trường Bắc Kinh đến dự hội nghị thượng đỉnh G-20 thì Barack Obama được đón xuống máy bay bằng cầu thang thường, trong khi Thủ tướng Anh Theresa May được đón tiếp bằng cầu thang có trải thảm đỏ. Vào ngày 03/09/2016, khi tới thăm chính thức Trung Cộng, Barack Obama bị Tàu cộng làm nhục bằng cách bắt phải rời khỏi Air Force One bằng cửa hậu của phi cơ tại phi trường Hàng Châu mà không có nhân vật quan trọng nào ra đón tiếp cũng như không có thảm đỏ như một thượng khách.

 

Tuy nhiên điều đó chẳng thấm vào đâu với những chuyện xảy ra sau khi máy bay dừng bánh. Khi các nhà báo tham dự hội nghị G20 cùng ông Obama xuống máy bay và đi từ phía dưới lên đầu để ghi hình lại chuyến thăm, họ đã bị an ninh Tàu cộng chặn lại, chưa từng có một quốc gia chủ nhà nào mời Mỹ tới thăm lại ngăn cản báo chí theo ghi tin. Khi một viên chức của Tòa Bạch Ốc phản đối điều trên với một quan chức an ninh Trung Cộng, rằng chuyện nầy diễn ra không đúng quy trình ngoại giao thông thường, tên Tàu tặc này liền hét lên: "Đây là đất nước của chúng tôi". Chúng khinh thường phái đoàn Mỹ do Obama dẫn đầu, đến độ Cố vấn an ninh quốc gia Susan E. Rice cùng viên phó là Benjamin J. Rhodes phải chui xuống dưới dải băng xanh an ninh do Tàu cộng giăng ra để tới gặp ông Obama nhưng cả hai lập tức bị chặn lại bởi tên quan chức an ninh Tàu Cộng kể trên.

 

Nhưng điều Tàu cộng khinh thường Obama chưa dừng lại ở đó. Trong cuộc hội kiến giữa Obama với họ Tập tại tòa nhà của chính quyền ở Tây Hồ, Hàng Châu, các quan chức phụ trách nghi thức ngoại giao của Tòa Bạch Ốc và Mật vụ Mỹ đã có hàng loạt cuộc cãi nhau to tiếng với phía Tàu cộng về việc có bao nhiêu người Mỹ được vào tòa nhà trước khi ông Obama tới, ngay cả việc số lượng mật vụ theo bảo vệ tổng thống Mỹ bọn Chệt cũng không cần đếm xỉa đến. Thậm chí cuộc tranh cãi có thể trở thành ẩu đả.

 

Theo một số người trong phái đoàn của ông Obama, chuyện diễn ra trong năm 2016 đã lặp lại sự đối xử khá thô lỗ mà ông Obama nhận được trong chuyến đi đầu tiên tới Tàu vào năm 2009. Thời ấy, Tàu Cộng đã từ chối phát sóng trên truyền hình quốc gia một cuộc họp với các quan chức chính quyền và kiểm duyệt nội dung cuộc phỏng vấn của ông Obama với một tờ báo Trung Cộng. Hành vi của Trung Cộng vào năm 2009 là sự phô trương sức mạnh của một cường quốc Tàu đang lên với vị tổng thống người da màu trẻ tuổi, tài hèn đến độ bạc nhược, tới từ một siêu cường đang suy yếu, cộng với sự khinh thường chính quyền Obama do Tàu cộng đã “đấm mõm” bằng những số tiền to lớn ở “cửa sau” cho họ qua các con dường chính thức hợp pháp. Cũng trong chuyến đi lần này, Trung Cộng kiểm soát, ngăn chặn báo chí nước ngoài tới đưa tin. Khi Tập đưa Obama đi dạo sau bữa ăn tối, an ninh Tàu cắt giảm số lượng nhà báo Mỹ được ghi tin sự kiện từ 6 người xuống còn 3 người và cuối cùng chỉ còn 1 người được phép mà thôi. Vậy mà Obama chẳng có lời phản đối nào.

 

Chính thái độ hèn nhát của Obama đã làm cho các nước khinh thường Mỹ. Obama đã “khúm núm” đến độ thảm hại khi “khom lưng” lúc diện kiến Nhật Hoàng, quốc vương Á Rập, Nữ Hoàng Anh… mà chúng ta đã biết, đã nói lên sự hèn hạ của một tổng thống của đảng Dân Chủ. Một tổng thống đảng Dân Chủ khác là James Earl Carter, Jr. (nickname: Jimmy Carter) cũng không hơn không kém. Carter đã tìm mọi cách hèn hạ để đến Cuba, một nước cựu thù mặc dù khi đã “về vườn”. Dưới triều Jimmy Carter, người Iran đã tràn vào sứ quán Mỹ tại Tehran bắt cóc 56 người Mỹ là nhân viên sứ quán và gia đình họ làm con tin trong 444 ngày, từ ngày 4-11-1979 đến ngày 20-01-1981, là cuộc khủng hoảng con tin dài nhất trong lịch sử ngoại giao, một “kỷ lục” về thời gian cầm giữ con tin mà chính phủ Carter không có bất cứ biện pháp gì giải cứu họ được, dù bằng các “luật lệ ngoại giao” qua các tổ chức thế giới. Nhóm bắt cóc dẫn những con tin bị bịt mắt tới trước ống kính máy ảnh để làm nhục "Quỷ ma vương", từ ngữ họ dùng để gọi người Mỹ. Theo lời con tin Rodney Sickmann, họ bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ. Chỉ 5 phút sau khi ông Ronald Reagan, một “tổng thống thắng cử” thuộc đảng Cộng Hòa làm lễ nhậm chức Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (20-1-1981), những con tin Mỹ “lập tức” được phóng thích, chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin hi hữu trong lịch sử quan hệ quốc tế. Danh dự Mỹ bị hạ nhục đến tột cùng, mỹ từ “siêu cường” của Mỹ chỉ còn là con số không to tướng, tất cả là “nhờ” ở chính quyền Carter, khuôn mẫu của chính quyền thuộc đảng Dân Chủ.

 

Ngay cả nước Việt Nam xã nghĩa cũng xem thường Obama. Chiếc Air Force One chở Barack Obama đáp xuống sân bay Nội Bài ở Hà Nội vào 9:30 tối, giờ địa phương ngày 22-5-2016 chỉ có Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước VC, và Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Ngoại giao VC ra đón, đủ cho thấy ngay cả VC mà cũng coi thường Obama. Các yếu nhân của chính quyền VC đến Mỹ 6 lần: Thủ tướng Phan Văn Khải (đến Mỹ năm 2005), Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2008), Chủ tịch Trương Tấn Sang (2013), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (2015), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2017) đều được các đời Tổng thống Mỹ tiếp đón bằng nghi thức "Working Visit".

 

Tổng thống Donald Trump, không tiếp họ Tập bằng State Visit, thấp hơn một chút như Official Visit hay Working Visit cũng không, mà chỉ tiếp đón mang tính chất "riêng tư" (private) tại tư dinh của ông ở Florida, cho thấy chính quyền Trump xem nhẹ chính quyền Tàu cộng thế nào.

 

3. Lời kết.

 

Muốn biết các nghi thức mà Tổng thống Mỹ dành tiếp đón giới lãnh đạo các quốc gia thế nào, vào xem website Bộ Ngoại giao Mỹ (United States Department of State), vào mục "Visit by Foreign Leaders", tìm xem theo năm (by year), trong đó cho biết mỗi năm tiếp đón những nguyên thủ nào của quốc gia nào, theo nghi thức nào, hay xem theo tên quốc gia (by country), ở đó có ghi rõ họ tên các nguyên thủ, nghi thức tiếp đón và thời gian của chuyến thăm./.

 

Lê Chánh Thiêm.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang “Kiến thức & tài liệu”: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh