Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 06, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
IRAN SẼ ĐÁP TRẢ THẾ NÀO SAU VỤ ÁM SÁT SOLEIMANI?
Webmaster
Các bài liên quan:
    HỒ SƠ MẬT VÀ CHIẾN DỊCH 18 THÁNG THEO DÕI, TIÊU DIỆT TƯỚNG SOLEIMANI (Tuyết Mai)
    TỘI ÁC CỦA QASEM SOLEIMANI VÀ MỐI HẬN “TÒA ĐẠI SỨ” (Trần Trung Đạo)
    CỘI NGUỒN CUỘC KHỦNG HOẢNG IRAN
    CHI TIẾT VỀ VỤ SÁT HẠI TƯỚNG SOLEIMANI (Thu Thủy)
    GÓC NHÌN TỪ IRAN SAU VỤ ÁM SÁT SULEIMANI
    IRAN “TRẢ ĐŨA TÀN KHỐC” THẾ NÀO SAU VỤ MỸ HẠ SÁT TƯỚNG CAO CẤP CỦA HỌ? (Đông Phong)
    NGUỒN CƠN KHIẾN TRUMP TIÊU DIỆT TƯỚNG IRAN (Ánh Ngọc)
    US KILLS IRAN’S MOST POWERFULL GENERAL IN BADGHDAD AIRSTRIKE.
    TỪ BENGHAZI TỚI BAGHDAD, TT TRUMP PHẢN ỨNG QUÁ NHANH
    MỸ KHÔNG KÍCH GIẾT CHẾT TƯỚNG IRAN (Huyền Lê)
    MỸ TRANH CÃI VỤ KHÔNG KÍCH GIẾT TƯỚNG IRAN (Ngọc Ánh)
    CUỘC ĐỘT KÍCH TIÊU DIỆT THỦ LÃNH ISIS (Bùi Quốc Hùng)

 

(Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?)

By Ilan Goldenberg

Đỗ Đặng Nhật Huy dịch

Foreign Affairs

03/01/2020.

 

 

Qasem Soleimani, hình chụp năm 2016

 

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực.

 

Nói ngắn gọn, Mỹ đã chọn nước cờ cực kì có nguy cơ gây leo thang căng thẳng bằng cách ám sát một trong những người quan trọng và quyền lực nhất ở Trung Đông.

 

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump lập luận rằng Soleimani là một kẻ khủng bố và rằng việc ám sát ông ta chỉ là một hành động mang tính phòng thủ nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công sắp xảy đến. Cả hai luận điểm này đều có thể đúng hoặc sai, song nước Mỹ có thể đã không phải ám sát vị tướng này nếu không vì chính sách thiếu thận trọng mà chính quyền này đã theo đuổi kể từ khi nhận nhiệm sở (vào năm 2016). Hồi tháng 5/2018, Trump rời bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran và tiến hành chính sách trừng phạt kinh tế nhằm gây “áp lực tối đa” lên Iran. Trong vòng một năm, Iran đáp trả dè dặt nhằm cô lập Mỹ trên mặt trận ngoại giao và giành nhượng bộ kinh tế từ các thành viên khác của thỏa thuận hạt nhân.

 

Song cách tiếp cận dè dặt đã không đạt được gì. Đến tháng 5/2019, Tehran quyết định vi phạm thỏa thuận và leo thang căng thẳng trên khắp khu vực. Đầu tiên là các cuộc tấn công bằng mìn vào các tàu vận tải biển quốc tế vào tháng 5 và 6. Sau đó Iran bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ, gần như châm ngòi một cuộc xung đột mở giữa hai nước. Đến tháng 9, các tên lửa của Iran bắn vào cơ sở dầu mỏ ở Abqaiq của Saudi Arabia – nơi thường được xem là hạ tầng dầu mỏ quan trọng nhất thế giới. Các nhóm phiến quân người Shia bắt đầu bắn rocket vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq, cuối cùng dẫn đến cái chết của một nhà thầu quân sự Mỹ vào tuần trước. Các cuộc không kích đáp trả của Mỹ sau đó đưa chúng ta đến với vụ ám sát tướng Soleimani.

 

Câu hỏi quan trọng nhất bây giờ là Iran sẽ làm gì. Hành động của Iran trong những tháng vừa qua và trong lịch sử cho thấy họ sẽ không vội vàng đáp trả. Thay vào đó, họ sẽ cẩn thận và kiên nhẫn lựa chọn một cách tiếp cận họ cho là hiệu quả, và khả năng cao sẽ tránh một cuộc chiến tranh tổng lực với Mỹ. Dù vậy, chuỗi sự kiện của những ngày qua cho thấy rủi ro tính toán sai là cực kì cao. Soleimani rõ ràng đã không hề tin rằng Hoa Kỳ sẽ leo thang nhanh chóng như vậy, nếu không ông ta sẽ không chủ quan mạo hiểu đến thế (vị trí nơi ông bị ám sát nằm rất gần các lực lượng Mỹ ở Iraq). Về phần mình, Trump đã luôn tỏ rõ không muốn tiến hành một cuộc chiến mới ở Trung Đông – nhưng giờ đây tình hình lại cheo leo như vách đá.

 

Nước Mỹ sẽ phải ít nhất chuẩn bị cho việc bước vào xung đột với các nhóm dân phân người Shia ở Iraq vốn sẽ nhắm vào các lực lượng vũ trang, giới ngoại giao, và dân thường Mỹ. Iraq là nơi cuộc không kích của Mỹ diễn ra và do đó là nơi hợp lý nhất để Iran đáp trả tức thời. Hơn nữa, các nhóm dân quân cũng đã tăng cường hoạt động trong 6 tháng vừa qua. Họ là một trong những lực lượng ủy nhiệm có thể phản ứng mạnh mẽ nhất của Iran, và đặc biệt có động cơ đáp trả khi mà Abu Mahdi al-Muhandis, một trong các lãnh đạo cấp cao của họ, đã bị giết cùng với Soleimani trong cuộc không kích.

 

Liệu sự hiện diện của Mỹ ở Iraq có khả thi nữa hay không sẽ tiếp tục là một câu hỏi mở. Tình hình an ninh, vốn đã trở nên phức tạp, không phải là vấn đề duy nhất. Vụ ám sát là một sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Iraq – được tiến hành đơn phương mà không hề được chính quyền Iraq chấp thuận – sẽ khiến các quan chức Iraq gặp áp lực chính trị lớn buộc phải yêu cầu các lực lượng Mỹ rút đi. Nhiều người Iraq chẳng hề yêu mến gì cả Mỹ lẫn Iran. Họ chỉ muốn lấy lại quyền kiểm soát đất nước và lo sợ bị kẹp giữa một cuộc đối đầu Mỹ – Iran. Tình hình hiện tại có thể trở thành một kịch bản tồi tệ nhất đối với những người dân Iraq này.

 

Song một cuộc rút lui hỗn loạn của Mỹ giữa tình thế căng thẳng này có thể đưa đến nguy hiểm thật sự. Nhiệm vụ chống ISIS vẫn còn đó, và nếu Mỹ bị buộc phải rời khỏi Iraq, nỗ lực này có thể bị tổn thất nghiêm trọng. ISIS vẫn còn hiện diện ngầm và có thể lợi dụng tình hình hỗn loạn do Mỹ rút quân hoặc do xung đột Mỹ – Iran để cải thiện vị thế của mình ở Iraq.

 

Hệ lụy của vụ ám sát không chỉ gói gọn ở Iraq. Hezbollah ở Lebanon, bên có quan hệ mật thiết với Iran và khả năng cao sẽ đáp trả lại theo yêu cầu của Iran, có thể tấn công các mục tiêu Mỹ ở Lebanon. Kể cả khi Iran quyết định tránh gia tăng căng thẳng quy mô lớn ở Lebanon, các nhánh của Hezbollah vẫn phủ đầy ở Trung Đông và có thể tấn công Mỹ ở bất kì nơi nào trong khu vực. Hoặc Hezbollah có thể lựa chọn phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel, mặc dù cách đáp trả này không khả dĩ lắm. Hezbollah muốn tránh một cuộc chiến tranh toàn diện với Israel vốn sẽ tàn phá Lebanon; hơn nữa chính quyền Trump cũng đã công khai nhận trách nhiệm cho vụ ám sát tướng Soleimani, làm tăng khả năng một cuộc tấn công đáp trả sẽ chỉ nhắm trực tiếp vào Mỹ.

 

Iran có thể tiến hành tấn công tên lửa nhắm vào các căn cứ Mỹ ở Saudi Arabia và UAE, hoặc các hạ tầng dầu mỏ quanh vùng Vịnh. Sự chính xác của cuộc không kích do Iran tiến hành nhắm vào cơ sở dầu Abqaiq hồi tháng 9 đã khiến Mỹ và cả thế giới bất ngờ, mặc dù Iran cố gắng giữ cho cuộc tấn công chỉ mang tính biểu tượng và hạn chế. Trong tình hình hiện tại, Iran có thể lựa chọn hành động quyết liệt hơn, với tính toán rằng họ đã thành công lớn trong các cuộc tấn công bằng tên lửa trong 6 tháng qua trong khi vẫn không bị trả đũa.

 

Chúng ta cũng có thể dự đoán Iran sẽ nhanh chóng tăng tốc chương trình hạt nhân của họ. Kể từ khi chính quyền Trump rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018, Iran đã tương đối dè dặt trong việc đáp trả thông qua chương trình hạt nhân. Sau một năm theo đuổi thỏa thuận, đến tháng 5/2019, Iran bắt đầu từ từ vi phạm thỏa thuận cứ mỗi 60 ngày. Đợt 60 ngày tiếp theo sẽ kết thúc vào tuần tới, và thật khó để tưởng tượng Iran sẽ dè dặt trong bối cảnh cái chết của tướng Soleimani. Ít nhất, Iran sẽ tái làm giàu uranium đến mức 19,75%, một bước nhảy lớn để có được uranium ở mức có thể chế tạo vũ khí. Họ gần đây đã đe họa sẽ đi xa hơn bằng cách rời khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) hoặc trục xuất các thanh sát viên. Đây sẽ là các bước đi cực kì nguy hiểm, và cho đến tuần trước đa số các nhà quan sát đều tin rằng Tehran sẽ không làm vậy. Giờ thì họ chắc sẽ phải nghĩ lại.

 

Có lẽ nước đi táo bạo nhất của Iran sẽ là tiến hành một cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ hoặc ám sát một quan chức cấp cao của Mỹ ngang tầm với Soleimani. Việc này sẽ khó khăn hơn cho Iran so với việc tiến hành một cuộc tấn công vào các lợi ích và công dân của Mỹ ở hải ngoại, nhưng nó vẫn có thể được Iran xem là một sự trả đũa phù hợp và tương xứng. Lần cuối cùng Iran được cho là tiến hành một cuộc tấn công vào nước Mỹ là hồi năm 2011, khi các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo Mỹ chặn đứng âm mưu ám sát đại sứ Saudi ở Washington bằng cách làm nổ tung một nhà hàng. Trong vụ đó, kế hoạch sớm bị bại lộ và dễ dàng bị ngăn chặn vì hoạt động tình báo kém cỏi của Iran. Sự việc này cho thấy Iran kém thực lực hơn khi ở ngoài khu vực Trung Đông, một luận điểm càng được thấy rõ qua các âm mưu đánh bom thất bại của họ ở Đan Mạch và Pháp trong năm qua. Vì thế nếu Iran tìm cách tấn công bên trong nước Mỹ, họ sẽ phải cần đến may mắn.

 

Nếu chính quyền Trump thông minh, họ sẽ làm mọi điều có thể để gia cố các hạ tầng của Mỹ và bảo vệ người Mỹ trong khi chấp nhận những đòn đáp trả chắc chắn sẽ tới. Họ cũng nên liên lạc với Iran thông qua các đối tác có quan hệ tốt với nước này, chẳng hạn như Oman, nhằm tìm cách xuống thang căng thẳng trong khi vẫn ngầm đề ra các lằn ranh đỏ nhất định nhằm ngăn Iran tính toán sai. Cuối cùng, Trump hoàn toàn có thể tuyên bố chiến thắng và khoe khoang rằng ông giành được thế thượng phong trước Iran bằng cách giết Soleimani, chứ không tiếp tục leo thang quân sự. Song thái độ kiềm chế này có vẻ trái ngược với tính cách của ông Trump. Và kể cả khi ông thể hiện một sự kiềm chế trái ngược với tính cách của mình trong vài tuần tới, mong muốn phục thù của Iran, và động lực chính trị mà mong muốn này đang bắt đầu tạo ra, có thể sẽ đưa Mỹ và Iran tiến vào một cuộc xung đột lớn

 

Ilan Goldenberg

Đỗ Đặng Nhật Huy dịch

 

Ilan Goldenberg là Giám đốc Chương trình An ninh Trung Đông tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới. Ông từng là trưởng nhóm về vấn đề Iran thuộc Văn phòng Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách Chính sách. (Theo Foreign Affairs)

 

What Tehran Is Likely to Do Next

By Ilan Goldenberg

Foreign Affairs

January 3, 2020

 

 

Soleimani in Tehran, Iran, 2016. Office of the Iranian Supreme Leader

 

Qasem Soleimani, commander of the Islamic Revolutionary Guard Corps Quds Force, was one of the most influential and popular figures in the Islamic Republic and a particular nemesis of the United States. He led Iran’s campaign to arm and train Shiite militias in Iraq – militias responsible for the deaths of an estimated 600 American troops from 2003 to 2011 – and became the chief purveyor of Iranian political influence in Iraq thereafter, most notably through his efforts to fight the Islamic State (ISIS). He drove Iran’s policies to arm and support Syrian President Bashar al-Assad, including by deploying an estimated 50,000 Shiite militia fighters to Syria. He was the point man for Iran’s relationship with Hezbollah in Lebanon, helping to supply the group with missiles and rockets to threaten Israel. He drove Iran’s strategy to arm the Houthis in Yemen. For all these reasons and more, Soleimani was a cult hero in Iran and across the region.

 

In short, the United States has taken a highly escalatory step in assassinating one of the most important and powerful men in the Middle East.

 

The administration of U.S. President Donald Trump argues that Soleimani was a terrorist and that assassinating him was a defensive action that stopped an imminent attack. Both of those assertions may or may not be true, but the United States would never have felt compelled to act against the Iranian general if not for the reckless policy the administration has pursued since it came into office. In May 2018, Trump left the Iran nuclear agreement and adopted a “maximum pressure” policy of economic sanctions on Iran. For a year, Iran responded with restraint in an effort to isolate the United States diplomatically and win economic concessions from other parties to the nuclear agreement.

 

But the restrained approach failed to yield material benefits. By May 2019, Tehran had chosen instead to breach the agreement and escalate tensions across the region. First came Iranian mine attacks against international shipping in May and June. Then Iran shot down a U.S. drone, nearly touching off an open conflict with the United States. In September, Iranian missiles struck the Abqaiq facility in Saudi Arabia – arguably the most important piece of oil infrastructure in the world. Shiite militia groups began launching rockets at U.S. bases in Iraq, ultimately leading to the death of an American contractor last week. Retaliatory U.S. strikes eventually brought us to the Soleimani assassination.

 

 

Policemen protest the assassination of Soleimani in Tehran,

Iran, Jan 2020. Nazanin Tabatabaee/ Wana News Agency.

 

The most important question now is how will Iran respond. The Islamic Republic’s behavior over the past few months and over its long history suggests that it may not rush to retaliate. Rather, it will carefully and patiently choose an approach that it deems effective, and it will likely try to avoid an all-out war with the United States. Nonetheless, the events of the past few days demonstrate that the risk of miscalculation is incredibly high. Soleimani clearly didn’t believe that the United States was going to dramatically escalate or he wouldn’t have left himself so vulnerable, only a stone’s throw away from U.S. military forces in Iraq. For his part, Trump has been adamant about his lack of interest in starting a new war in the Middle East – and yet, here we are at the precipice.

 

The United States must, at a minimum, expect to find itself in conflict with Shiite militias in Iraq that will target U.S. forces, diplomats, and civilians. Iraq is the theater where the U.S. strike took place and therefore the most rational place for Iran to immediately respond. Moreover, the militia groups have already been escalating their activities over the past six months. They are among Iran’s most responsive proxies and will be highly motivated, given that Abu Mahdi al-Muhandis, one of their top commanders, was killed in the strike along with Soleimani.

 

Whether a U.S. presence in Iraq is still viable remains an open question. The security situation, which has certainly now been complicated, is not the only problem. The assassination was such an extreme violation of Iraqi sovereignty – done unilaterally, without Iraqi government consent - that Iraqi officials will come under tremendous political pressure to eject U.S. forces. Many Iraqis have no love for either the United States or Iran. They just want to have their country back to themselves and fear being put in the middle of a U.S. - Iranian confrontation. The current situation could turn into a worst-case scenario for these citizens.

 

But a chaotic U.S. withdrawal under fire could also present real dangers. The mission to counter ISIS remains a going concern, and if the United States is forced to leave Iraq, that effort could suffer a serious blow. ISIS retains an underground presence and could take advantage of the chaos of an American withdrawal or a U.S.-Iranian conflict to improve its position in Iraq.

 

The repercussions of the assassination won’t necessarily be confined to Iraq. Lebanese Hezbollah, which enjoys a close relationship with Iran and is likely to be responsive to Iranian requests, could attack American targets in Lebanon. Even if Iran decides to avoid a major escalation in Lebanon, Hezbollah operatives are distributed throughout the Middle East and could attack the United States elsewhere in the region. Alternatively, Hezbollah may choose to launch missile attacks on Israeli territory, although this response is less likely. Hezbollah wants to avoid an all-out war with Israel that would devastate Lebanon, and the Trump administration has publicly taken credit for killing Soleimani, increasing the likelihood that a retaliatory strike will target the United States directly.

 

Iran could conduct missile strikes against U.S. bases in Saudi Arabia and the United Arab Emirates or against oil facilities in the Gulf. The accuracy of Iran’s missile strikes on the Abqaiq oil facility in September took the United States and the rest of the world by surprise, although Iran did purposefully attempt to keep the attack limited and symbolic. In the current climate, Iran could choose to become much more aggressive, calculating that in the arena of missile strikes it has been highly successful in landing blows while avoiding retaliation over the past six months.

 

We should also expect Iran to significantly accelerate its nuclear program. Since the Trump administration left the Iran nuclear agreement in May 2018, Iran has been quite restrained in its nuclear response. After a year of staying in the deal, in May 2019, Iran began to incrementally violate the agreement by taking small steps every 60 days. The next 60-day window ends next week, and it is hard to imagine restraint in the wake of Soleimani’s death. At a minimum, Iran will restart enriching uranium to 19.75 percent, a significant step toward weapons-grade uranium. It has recently threatened to go even further by walking away from the Nuclear Nonproliferation Treaty or kicking out inspectors. These would be profoundly dangerous moves, and until this week most analysts believed Tehran was unlikely to actually make them. Now they may well be on the table.

 

Perhaps the most provocative thing Iran could do is carry out a terrorist attack on the U.S. homeland or attempt to kill a senior U.S. official of Soleimani’s stature. This would be much more challenging for Iran to pull off than an attack on U.S. interests or personnel overseas but may be deemed by Iran as appropriately proportional. The last time Iran is known to have attempted an attack in the United States was in 2011, when American law enforcement and intelligence agencies foiled a plot to assassinate the Saudi ambassador in Washington by blowing up a restaurant. In that case, the plot was detected early on and easily foiled because of poor Iranian tradecraft. The episode suggested that Iran is much less capable outside the Middle East than inside it, an assessment that is buttressed by foiled Iranian bombing attempts in Denmark and France this year. So while Iran may try to conduct an attack inside the United States, it would need to get lucky to succeed.  

 

If the Trump administration is smart, it will do all that it can to harden U.S. facilities and protect Americans while absorbing some of the inevitable blows to come. It should also reach out to Iran through U.S. partners that have good relations with the country, such as Oman, to try to de-escalate while also setting clear redlines in private to avoid an Iranian miscalculation. Finally, Trump should be satisfied to declare victory and boast that he got the upper hand on Iran by killing Soleimani – not take further military actions. But this type of restraint appears to run counter to Trump’s very nature. And even if he shows uncharacteristic self-restraint in the coming weeks, the desire for revenge in Iran, and the political momentum that desire is already beginning to generate, may inevitably draw the United States and Iran into a major conflict.

 

By Ilan Goldenberg

 

Ilan Goldenberg is Director of the Middle East Security Program at the Center for a New American Security. He previously served as Iran Team Chief in the Office of the Under Secretary of Defense for Policy. (From Foreign Affairs).

 

*  *  *

 

Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh